A. Tóm tắt lý thuyết Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
1. Vai trò của pháp luật đối với hòa bình và sự phát triển, tiến bộ của nhân lọai
- Pháp luật là phương tiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia.
- Pháp luật là cơ sở để các nước xây dựng và phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc.
- Pháp luật là cơ sở để thực hiện hợp tác kinh tế Thương mại giữa các nước.
- Pháp luật là cơ sở để bảo vệ quyền con người trên tòan thế giới
2. Điều ước quốc tế trong quan hệ giữa các quốc gia
a) Khái niệm điều ước quốc tế
- Điều ước quốc tế là văn bản pháp luật quốc tế do các quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế thỏa thuận kí kết, nhằm điều chỉnh quan hệ giữa họ với nhau trong các lĩnh vực của quan hệ quốc tế.
- Điều ước quốc tế là tên gọi chung, trong đó từng điều ước quốc tế có thể có những tên gọi khác nhau như: hiến chương, hiệp ước, hiệp định, công ước, nghị định thư, v.v…
b) Mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia
- Điều ước quốc tế là một bộ phận của pháp luật quốc tế. Các quốc gia thực hiện điều ước quốc tế bằng cách:
- Ban hành văn bản pháp luật mới để cụ thể hóa nội dung của điều ước quốc tế hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật hiện hành cho phù hợp với nội dung của điều ước quốc tế liên quan.
- Tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước liên quan để thực hiện các văn bản pháp luật trên, tức là để điều ước quốc tế được thực hiện ở quốc gia mình
3. Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người, về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia, về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
a) Việt Nam với các điều ước quốc tế về quyền con người
- Quyền con người là quyền cơ bản của mỗi cá nhân đương nhiên có được ngay từ khi mới sinh ra cho đến trọn đời mình mà mỗi nhà nước đều phải ghi nhận và bảo đảm. Đó là các quyền cơ bản đối với con người, như: quyền được sống, quyền tự do cơ bản, quyền bình đẳng, quyền lao động, quyền có cuộc sống ấm no và hạnh phúc, v.v…
- Ngoài Công ước của Liên hợp quốc về Quyền trẻ em, Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia nhiều điều ước quốc tế quan trọng khác về quyền con người như: Công ước năm 1996 về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội; Công ước năm 1965 về lọai trừ các hình thức phân biệt chủng tộc;…
b) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các quốc gia
- Trong quan hệ với các nước láng giềng, Việt Nam đặc biệt quan tâm củng cố, duy trì và phát triển quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Với Trung Quốc, Việt Nam đã kí kết Hiệp ước biên giới trên bộ ngày 30 – 12 – 1999, Hiệp định phân định vịnh Bắc bộ và Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc bộ ngày 25 – 12 – 2000. Nước ta cũng đã kí các hiệp ước hoặc hiệp định về biên giới trên bộ và trên biển với Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan
c) Việt Nam với các điều ước quốc tế về hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
- Ở phạm vi khu vực
+ Tiến trình hội nhập kinh tế khu vực của nước ta được bắt đầu kể từ khi trở thành thành viên của ASEAN.
+ Thực hiện Hiệp định CEPT là thực hiện hội nhập về thương mại trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (có tên gọi tắt là AFTA). Hội nhập về thương mại là một bước đi quan trọng đầu tiên để hàng hóa được giao lưu tự do, thông thương giữa các nước ASEAN.
+ Năm 1998 nước ta trở thành thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia vào APEC, Việt Nam đã kí kết một số hiệp định và thỏa thuận về tự do hóa thương mại và đầu tư với các nước thành viên APEC.
- Ở phạm vi tòan thế giới
+ Đến năm 2008, nước ta đã có quan hệ thương mại với hơn 160 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ngòai phạm vi ASEAN, khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Việt Nam còn tham gia Diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM), kí kết nhiều hiệp định về hợp tác kinh tế và thương mại với các nước trong Liên minh châu Âu (EU).
+ Gia nhập WTO (Tổ chức thương mại thế giới), nước ta tham gia hàng lọat điều ước quốc tế về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế
B. Ví dụ minh họa Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Ví dụ:
Tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới lớn nhất hành tinh này, Việt Nam sẽ có được những cơ hội nào?
Hướng dẫn giải:
- Việt Nam được hưởng ưu đãi theo chế độ tối huệ quốc một cách vô điều kiện mà các nước thành viên dành cho nhau, theo đó hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên WTP chỉ chịu mức thuế suất rất thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho hàng hoá Việt Nam có thêm sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.
- Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có cơ hội tham gia một “luật chơi” chung toàn cầu, không bị phân biệt đối xử trong thương mại và tăng khả năng thâm nhập vào thị trường của các nước thành viên, được giải quyết tranh chấp theo pháp luật thương mại quốc tế.
C. Bài tập SGK về Pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại
Dưới đây là 7 bài tập tham khảo về pháp luật với hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại:
Bài tập 1 trang 117 SGK GDCD 12
Bài tập 2 trang 117 SGK GDCD 12
Bài tập 3 trang 117 SGK GDCD 12
Bài tập 4 trang 117 SGK GDCD 12
Bài tập 5 trang 117 SGK GDCD 12
Bài tập 6 trang 117 SGK GDCD 12
Bài tập 7 trang 118 SGK GDCD 12
Để tiện tham khảo nội dung tài liệu, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website tailieu.vn để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem phần giải bài tập của:
>> Bài tập trước: Giải bài tập Pháp luật với sự phát triển bền vững của đất nước SGK GDCD 12