A. Tóm tắt Lý thuyết Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Địa lí 9
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
– GDP của ngành Nông – lâm – ngư nghiệp giảm dần
– Công nghiệp – Xây dựng và dịch vụ tăng lên. Khu vực Dịch vụ đã chiến tỉ trọng khá cao nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều biến động
– Quá trình tăng trưởng của nền kinh tế đặc biệt là xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta đang diễn ra nhanh. Chú trọng xây dựng nền kinh tế về cơ bản là công nghiệp và giảm dần tỉ trọng của nông lâm ngư nghiệp.
– Thành phần kinh tế được mở rộng: Quốc doanh, tập thể, tư nhân, liên doanh – liên kết đang phát triển mạnh mẽ. Giảm dần sự phụ thuộc vào kinh tế Nhà nước.
– Hiện nay chúng ta đã có 7 vùng kinh tế trong đó có ba vùng kinh tế trọng điểm: vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng trọng điểm miền Trung, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
– Mục đích: Khai thác và tận dụng tối đa các nguồn lợi từ thiên nhiên vào sản xuất đảy mạnh chuyên môn hóa tạo năng suất cao trong lao động và sản xuất.
2. Những thành tựu và thách thức
+ Thuận lợi:
– Tăng trưởng kinh tế vững chắc trên 7%/năm
– Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch theo hướng có lợi cho quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa.
– Hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm: Dầu khí, điện, chế biến, sản xuất hàng tiêu dùng.
– Phát triển nền sản xuất hướng ra xuất khẩu và thu hút đầu tư.
+ Khó khăn và thách thức:
– Vượt qua nghéo nàn, lạc hậu. Rút ngắn khoảng cách đói nghèo giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp trong xã hội
– Tài nguyên đang dần cạn kiệt vì khai thác quá mức
– Vấn đề việc làm, an ninh xã hội, y tế giáo dục còn nhiều hạn chế…..
– Thách thức lớn khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.
B. Ví dụ minh họa Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Địa lí 9
Trung du và miền núi bắc bộ có những điều kiện thuận lợi nào để phát triển kinh tế?
Hướng dẫn trả lời:
*Điều kiện tự nhiên:
- Vị trí:
+Giáp với BTB và ĐBSH, với TQ, với Lào, tạo điều kiện để giao lưu, trao đổi hàng hóa...
+ Tiếp giáp với vùng ĐBSH, là một vùng có kinh tế phát triển năng động => TDVMNBB phát triển theo
+ Phía Đông Nam tiếp giáp biển, tạo điều kiện thuận lợi để TDVMNBB phát triển kinh tế biển
- Địa hình: Chủ yếu là đồi núi -> Ptr cây công nghiệp (Ngoài ra còn một số thuận lợi khác nhưng quên cmnr)
- Khí hậu: NĐGM ẩm, có mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ tương đối nóng tạo ĐK để ptr nông nghiệp với cơ cấu đa dạng
- Nước: Sông ngòi khá dày đặc, tương đối dốc -> tiềm năng về thủy lợi, thủy điện. Cung cấp nước để tưới tiêu cho nông nghiệp
- Đất: Fer => Ptr cây công nghiệp. Nhiều đồng cỏ rộng lớn => Ptr chăn nuôi gia súc.
- Rừng: Rộng lớn theo mô hình nông lâm kết hợp.
- Khoáng sản: Dồi dào, nhất là về than đá =>....
- Biển: Ptr kinh tế biển, du lịch, giao thông vận tải
* ĐK kinh tế- xã hội:
- Dân cư tương đối dồi dào, có kinh nghiệm...., có khả năng tiếp thu khoa học- kĩ thuật
-- Cơ sở vật chất- kĩ thuật ngày càng ptr, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện
- Có nhiều chính sách ưu tiên ptr kinh tế ở vùng TD và MN BB
- Thị trường tiêu thụ tương đối rộng lớn và ngày càng mở rộng
C. Giải bài tập về Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam Địa lí 9
Dưới đây là 2 bài tập về Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam mời các em cùng tham khảo:
Bài 2 trang 23 SGK Địa lí 9
Bài 3 trang 23 SGK Địa lí 9
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Thực hành - Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 SGK Địa lí 9
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp SGK Địa lí 9