A. Tóm tắt Lý thuyết Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Địa lí 10
I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời, Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
1. Vũ Trụ : Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.
2. Thiên hà : Là một tập hợp các thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ. Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.
Hinh 5.1. Vị trí Mặt Trời trong Dải Ngân Hà
3. Hệ Mặt Trời
– Hệ Mặt Trời hình thành cách đây khoảng 4,5 đến 5 tỉ năm, từ một đám mây khí và bụi khổng lồ. Gồm Mặt Trời ở giữa, các thiên thể quay xung quanh và các đám bụi khí.
– Có 8 hành tinh: Thủy, Kim, Trái Đất, Hỏa, Mộc, Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.
– Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời và quanh trục ngược chiều kim đồng hồ (trừ sao Kim và Thiên Vương).
4. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời
– Nằm ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời .Khoảng cách trung bình đến Mặt Trời là 149,6 triệu km2, cùng với sự tự quay giúp Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống.
– Trái Đất vừa tự quay, vừa chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng.
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất
Chuyển động tự quay quanh trục. Trái Đất quay quanh một trục (tưởng tượng) nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo chuyển động của Trái Đất xung quanh Mặt Trời một góc 66o33’ và chuyển động từ tây sang đông. Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục là một ngày đêm (24 giờ).
1. Sự luân phiên ngày, đêm
Hình khối cầu của Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, còn một nửa không được chiếu sáng, vì thế đã sinh ra ngày và đêm. Tuy nhiên, do Trái Đất tự quay quanh trục, nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày và đêm trên Trái Đất.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế
– Giờ địa phương (giờ Mặt Trời): Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, người đứng ở các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau.
– Giờ quốc tế (GMT): Do giờ địa phương không thuận tiện trong đời sống người ta chia ra làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. Các địa phương trong cùng một múi thì sẽ thống nhất một giờ. Giờ múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế (GMT), Việt Nam thuộc múi số 7.
Ví dụ : Trung Quốc 1 múi giờ, LB Nga : 10 múi, Canada : 6 múi….
– Đường chuyển ngày quốc tế : Do giờ múi thì lúc nào trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy phải chọn một kinh tuyến làm mốc để đổi ngày. Người ta lấy kinh tuyến 180o qua giữa múi giờ thứ 12 (qua biển Thái Bình Dương) làm đường chuyển ngày quốc tế.
+ Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kt 180o thì lùi lại một ngày lịch.
+ Nếu đi từ phía đông sang phía tây qua kt 180o thì tăng lên một ngày lịch.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể
– Do Trái Đất tự quay quanh trục các địa điểm thuộc các thuộc các vĩ độ khác nhau đều có vận tốc dài khác nhau và hướng chuyển động từ tây sanng đông. Vì thế các vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu, lực làm lệch hướng đó gọi là lực Côriolit.
– Biểu hiện:
+ Nửa cầu Bắc lệch về bên phải.
+ Nửa cầu Nam lệch về bên trái.
– Tác động đến sự chuyển động của khối khí, dòng biển, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt Trái Đất…
B. Ví dụ minh họa Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Địa lí 10
Vì sao có sao băng?
Hướng dẫn trả lời:
Do thiên thạch ma sát với không khí, thiên thạch rơi với vận tốc lớn ma sát với không khí tại thành cái vệt sáng
C. Giải bài tập về Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất Địa lí 10
Dưới đây là 3 bài tập về Vũ trụ, hệ mặt trời và trái đất. hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất mời các em cùng tham khảo:
Bài 1 trang 21 SGK Địa lí 10
Bài 2 trang 21 SGK Địa lí 10
Bài 3 trang 21 SGK Địa lí 10
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Thực hành – xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ SGK Địa lí 10
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất SGK Địa lí 10