intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải cứu bàn tay teo liệt sau 10 năm chưa rõ nguyên nhân

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một phụ nữ ở Hà Nội sau 10 năm chịu cảnh tay teo liệt mới tìm được nguyên nhân bệnh và điều trị đúng. Các bác sĩ cho hay, tình trạng teo liệt vùng cơ do dây thần kinh trụ chi phối có thể xảy ra sau gãy tay, do tình trạng can xương phát triển lúc đó quá mạnh đã chèn ép dây thần kinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải cứu bàn tay teo liệt sau 10 năm chưa rõ nguyên nhân

  1. Giải cứu bàn tay teo liệt sau 10 năm chưa rõ nguyên nhân Một phụ nữ ở Hà Nội sau 10 năm chịu cảnh tay teo liệt mới tìm được nguyên nhân bệnh và điều trị đúng. Các bác sĩ cho hay, tình trạng teo liệt vùng cơ do dây thần kinh trụ chi phối có thể xảy ra sau gãy tay, do tình trạng can xương phát triển lúc đó quá mạnh đã chèn ép dây thần kinh. Tuy nhiên, đây lại là bệnh dễ bị nhầm lẫn nên nhiều người bệnh có thể phải âm thầm chịu đựng hậu quả. Gãy tay - Coi chừng liệt thần kinh trụ Chị Nguyễn Thu Hằng, 37 tuổi (Đống Đa - Hà Nội) đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám với tình trạng bàn tay trái bị teo tóp. Chị Hằng cho biết, cách đây 10 năm, sau khi sinh con đầu lòng, bàn tay chị bắt đầu có dấu hiệu teo cơ, giảm cảm giác. Ban đầu chị cứ nghĩ là thay đổi sinh lý sau mang thai sinh nở nhưng dù cố gắng tập luyện xoa bóp chị vẫn không thấy đỡ. Một thời gian sau, chị quyết định đi khám, người ta nghi ngờ chị có vấn đề ở thần kinh cột sống cổ nên cho chụp chiếu nhưng không phát hiện vấn đề gì bất thường. Không nản lòng với kết quả ở một bệnh viện, chị đi đến hầu khắp các chuyên khoa xương khớp ở Hà Nội nhưng vẫn không
  2. phát hiện do đâu và vẫn chỉ điều trị theo triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ. Chán nản với các biện pháp điều trị tây y, chị Hằng tìm đến các phương pháp đông y châm cứu, bấm huyệt, uống đủ các loại cây lá thuốc rồi các loại cao… nhưng bệnh vẫn ngày một nặng dần lên khiến chị gần như mất vận động bàn tay trái. Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, sau khi thăm khám và làm các chẩn đoán cận lâm sàng cần thiết, ThS. Trần Trung Dũng - Khoa Chấn thương chỉnh hình - phát hiện ra tình trạng bệnh của chị Hằng là do tổn thương dây thần kinh trụ. Nguyên nhân gây ra tổn thương này nằm ngay ở cẳng tay chứ không phải do liên quan đến thần kinh cột sống. Khai thác bệnh sử, các bác sĩ được biết cách đây 20 năm, chị Hằng bị tai nạn gãy ngay phần khuỷu tay. Theo vị trí giải phẫu thì dây thần kinh trụ nằm trong một rãnh ròng rọc ở sát ngay khuỷu tay. Gãy tay thường là bó bột, can xương ở thời kỳ này phát triển rất mạnh (đặc biệt là trẻ nhỏ) dẫn đến chèn ép rãnh chứa dây thần kinh trụ. Ở nhiều người, tình trạng can xương quá mức sau gãy tay sẽ ảnh hưởng sớm đến hoạt động của dây thần kinh trụ, cũng có bệnh nhân biến chứng muộn còn do tác động của yếu tố nội tiết, do tác động điều trị các bệnh lý khác... Trường hợp bệnh nhân Hằng có thể trong quá trình mang thai, sinh nở, do sự thay đổi của nội tiết trở thành điều kiện thuận lợi cho bệnh tiến triển.
  3. Phẫu thuật giải thoát dây thần kinh trụ cho bệnh nhân H. Phát hiện bệnh muộn, hiệu quả điều trị thấp ThS. Trần Trung Dũng cho biết, phát hiện ra tổn thương dây thần kinh trụ không khó nhưng quan trọng là người bác sĩ phải nghĩ đến các lý do có thể dẫn đến tình trạng này. Trên đường đi của dây thần kinh trụ từ cổ, khi có biểu hiện tổn thương dây thần kinh trụ nếu loại trừ được chèn ép ở cổ thì cần phải nghĩ đến chèn ép ở vùng rãnh ròng rọc khuỷu và vị trí ống Guyon ở vùng cổ tay. Với những trường hợp bị chèn ép dây thần kinh trụ thì việc đầu tiên là điều trị bằng thuốc. Đó là làm cho thần kinh trụ thích nghi với tình
  4. trạng bị chèn ép và giải quyết sự chèn ép bằng dùng thuốc, đồng thời kết hợp với các biện pháp vật lý trị liệu. Nếu bệnh nhân bị bệnh đã lâu (sau 3 tháng), các biện pháp nội khoa không đáp ứng thì phải tiến hành phẫu thuật. Trong trường hợp bệnh nhân Hằng, thời gian mắc bệnh đã 10 năm, vấn đề hồi phục phần cơ bị teo là không thể thực hiện được. Để giải phóng sự chèn ép dây thần kinh trụ cho bệnh nhân, các bác sĩ quyết định phẫu thuật. Mục đích không để cho tình trạng teo cơ tiếp tục tiến triển, tạo cơ hội cho sự hồi phục dây thần kinh trụ. Sau mổ, bệnh nhân sẽ phải kiên trì tập luyện các phương pháp vật lý trị liệu, sử dụng các thuốc phục hồi thần kinh thì sau 6 tháng mới đem lại kết quả. Các bác sĩ khuyến cáo, những người bị gãy xương vùng khuỷu tay cần được thực hiện các biện pháp điều trị tại các cơ sở chuyên khoa chấn thương chỉnh hình, khoa xương khớp. Cần được theo dõi tình trạng can xương, nếu có những biểu hiện bất thường phải được can thiệp sớm tránh gây hậu quả chèn ép dây thần kinh trụ. Những người sau gãy xương tay có dấu hiệu teo cơ, giảm vận động ở bàn tay cần được đi khám đúng chuyên khoa để có chỉ định điều trị đúng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2