intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải mã 8 phản ứng thường gặp của cơ thể

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

70
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tại sao có lúc cười chảy cả nước mắt? Tại sao người "nổi da gà"? Vì sao lại nháy mắt?… Những phản ứng đó đều là tín hiệu của cơ thể 1. Tại sao cười chảy nước mắt? Không hiếm trường hợp chúng ta cười thích thú và mạnh mẽ tới mức nước mắt chảy lã chã. Khi ấy chúng ta nói: Cho dù nghe có vẻ phi lý, song thực chất cười và khóc là những phản ứng tâm lý giống nhau. “Chỉ một khi bị kích thích tình cảm cao độ, mới có thể khóc hoặc cười”...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải mã 8 phản ứng thường gặp của cơ thể

  1. Giải mã 8 phản ứng thường gặp của cơ thể Tại sao có lúc cười chảy cả nước mắt? Tại sao người "nổi da gà"? Vì sao lại nháy mắt?… Những phản ứng đó đều là tín hiệu của cơ thể 1. Tại sao cười chảy nước mắt? Không hiếm trường hợp chúng ta cười thích thú và mạnh mẽ tới mức nước mắt chảy lã chã. Khi ấy chúng ta nói: Cho dù nghe có vẻ phi lý, song thực chất cười và khóc là những phản ứng tâm lý giống nhau. “Chỉ một khi bị kích thích tình cảm cao độ, mới có thể khóc hoặc cười” – chuyên gia tâm lý nổi tiếng Mỹ, GS Robert R. Provine (Đại học Maryland) khẳng định. Khóc thường được chúng ta liên tưởng đến trạng thái buồn rầu, trong khi thực tế rơi lệ là câu trả lời của trạng thái tâm lý phức tạp hơn nhiều với nhiều yếu tố kích hoạt khác nhau. Nước mắt có thể là hệ quả của nhiều dạng cảm xúc: đau đớn, thất vọng, thỉnh thoảng cả niềm vui lớn. Đó là phản ứng tích cực của cơ thể, bởi cả cười và khóc đều phát huy tác dụng giúp chúng ta tự xoay sở trong tình huống bị stress và dường như vì cả hai đều phát huy tác dụng cân bằng hoạt chất kortyzol và adrenalin. Vậy nên hãy coi là người gặp may – khi cười ra nước mắt. 2. Tại sao chảy nước mắt, nước mũi – Khi bóc hành? Khi bóc vỏ hành, chúng ta làm rách lớp vỏ về tế bào của hành, tức giải phóng enzym LFS – hợp chất tạo thành chất khí làm cay niêm mạc mũi sau khi pha trộn với axit amin của củ hành. Khi ấy não bộ phát tín hiệu đến tuyến lệ, ra lệnh cho cơ quan này sản xuất nhiều nước mắt hơn để súc rửa khí độc. Có thể hạn chế hiệu ứng trên bằng biện pháp ướp lạnh hành trong thời gian nhất định, trước khi bóc hành. Lý do: việc làm lạnh sẽ hạn chế mức
  2. độ hành giải phóng enzym làm cay mắt. Cũng nên nhớ, nồng độ hợp chất này đậm đặc nhất ở phần đuôi củ hành, vậy nên xử lý bộ phận này cuối cùng. Nguyên nhân nào khiến mắt bị nháy? 3. Tại sao người “nổi da gà”? Chúng ta bị “nổi da gà” khi trời quá lạnh hoặc bị hoảng sợ. Cơ bắp nhỏ xíu ở mỗi chân tóc trên thân thể co thắt tạo nên mạng nốt sần dầy đặc. Phản ứng này hoàn toàn có cơ sở thực tiễn nhiều ngàn năm trước – khi người nguyên thủy còn sử dụng bộ lông vũ của mình thay trang phục. Khi xù lông “bộ trang phục tự nhiên” đó sẽ mang lại khả năng bảo vệ cơ thể tốt hơn thông qua mẹo giữ không khí đã được sưởi ấm giữa cả rừng lông tóc. Khi xù lông cũng mang lại cảm giác con người to lớn hơn – hiệu ứng được sử dụng như chiến thuật tiêu chuẩn uy hiếp kẻ thù (mèo vẫn xù lông – khi miễn cưỡng phải đối đầu với chó là thí dụ điển hình). Quá trình tiến hóa đã loại bỏ “trang phục lông vũ” ra khỏi con người, song bộ “da gà” vẫn còn. “Da gà” không phải là khuyết tật y học. Muốn tránh,
  3. bạn nên mặc ấm trong những ngày trời lạnh và tránh không xem phim kinh dị. 4. Chân béo chứng tỏ chủ sở hữu nhân vật ? Ai dám khẳng định? Cho dù khoa học không nghiên cứu ý nghĩa tạo dáng đôi chân, song nhiều khả năng đáp án là tình trạng tích tụ mỡ của từng cá thể. Mỡ tích tụ nhiều ở bụng thường gắn liền với các bệnh liên quan đến trao đổi chất, như tiểu đường dạng 2. Hiếm trường hợp mỡ tích tụ ở chân. So với đối tượng “béo bụng”, phụ nữ sau tuổi mãn kinh có cặp chân béo bị nguy cơ mắc bệnh tim, áp huyết cao và tiểu đường thấp hơn. Trigliceryd từ tuần hoàn máu – nhân tố nguy cơ của các bệnh trao đổi chất tích tụ trong mỡ ở chân có thể là nguyên nhân bảo vệ cơ thể tích cực. 5. Lý do nháy mắt Hiện tượng khó chịu thường xảy ra được coi như sự rung động cơ bắp. Khoa học chưa biết nhiều về nó. Chỉ biết, mi dưới bị nháy nhiều hơn mi trên. Có nhiều khả năng do rối loạn chức năng mạng thần kinh. Tuy nhiên theo không ít chuyên gia, tình trạng cơ thể mệt mỏi, stress và chất cofein cũng là nguyên nhân làm gia tăng hiện tượng nháy mắt. Mỏi mắt, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, lạm dụng rượu và dị ứng cũng là thủ phạm tiềm tàng. Cũng may tình trạng nháy mắt thường tự biến mất. Sẽ ít bị hơn, nếu chúng ta hạn chế uống cà phê, rượu và cho phép mắt cùng cả cơ thể thư giãn hợp lý, ngủ đẫy giấc. Trường hợp bị nháy mắt liên tục: có thể thử giải quyết bằng cách bổ sung viên mangie, bởi thỉnh thoảng thiếu nguyên tố vi lượng này cũng gây nháy mắt. 6. Vì sao bị tê chân?
  4. Thường do thiếu máu cung cấp cho mạng thần kinh. Khi ngồi quá lâu ở tư thế không thoải mái (thí dụ hai chân bắt chéo), có thể gây chèn ép mạng dây thần kinh, chặn dòng chảy tín hiệu giữa chúng và não bộ. Hiện tượng cũng gây cảm giác kiến bò và tê dại. Thay đổi tư thế ngồi là cách hóa giải đơn giản nhất. Tuy nhiên cũng có trường hợp đó là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng, thí dụ tiểu đường hoặc thoái hóa đốt sống. Vậy nên cần gõ cửa bác sỹ – trường hợp đã thay đổi tư thế ngồi vẫn còn cảm giác kiến bò. 7. Bằng cách nào nhai kẹo cao su và ăn phomat có tác dụng chống sâu răng? Bằng cách nào nhai kẹo cao su và ăn phomat có tác dụng chống sâu răng? Khi ăn, vi khuẩn định cư trong miệng phản ứng hóa học với thức ăn và tạo ra axit hữu cơ – hợp chất có thể làm tổn thương men răng. Chính việc tiết nước bọt đã phát huy tác dụng ngăn ngừa quá trình này thông qua việc loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trong kẽ răng bằng cách sục rửa miệng và làm
  5. loãng dung dịch axit. Quan trọng nhất là làm sao tạo ra nhiều nước bọt. Chính kẹo cao su phát huy tác dụng kích thích tiết xuất nước bọt. Pho mát là thực phầm giầu canxi và photfor – những hợp chất có tác dụng bảo vệ và củng cố hàm răng, còn chất béo có trong phomat phát huy tác dụng như lá chắn bảo vệ chân răng. Chính vì lý do này người Pháp có thói quen tráng miệng vài miếng pho mát sau bữa ăn. 8. Tại sao một số người quanh năm kêu lạnh? Thân nhiệt được duy trì ổn định bởi “bộ điều khiển” tự động nằm ở vùng dưới đồi não bộ. Nó phát tín hiệu, để có thể thải bớt nhiệt (thí dụ thông qua hiện tượng toát mồ hôi) – khi nhiệt độ môi trường quá nóng; hoặc nỗ lực giữ nhiệt (người run nhằm tăng độ ấm cơ bắp) – khi quá lạnh. Sắt là nguyên tố vi lượng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình này, vì thế những người thiếu máu (thường do cơ thể thiếu thành phần này) quanh năm có cảm giác lạnh người. Ngoài ra cường tuyến giáp có thể làm chậm tốc độ trao đổi chất, khiến cơ thể thiếu nhiệt, vì thế lúc nào cũng cảm thấy lạnh. Rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng là thủ phạm tiềm tàng. Nghiên cứu gần đây cho thấy, thậm chí tồn tại thiên hướng khả năng chịu lạnh kém mang tính di truyền. Trường hợp không may rơi vào tình huống cuối cùng, chỉ còn cách mặc ấm, quan tâm ăn nhiều thịt mầu đỏ, thực vật có nốt sần và các loại rau xanh. Tránh hút thuốc lá, bởi chất nicotin làm hẹp mao mạch, tác động tiêu cực đến tuần hoàn máu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
18=>0