intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải mã hiện tượng “bào thai biến mất”

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

61
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giữa thế kỷ 20, nhà bác học Hellin đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ: Sự biến mất của các bào thai đa sinh ngay từ trong bụng mẹ. Nhiều bà mẹ được chẩn đoán qua xét nghiệm là chắc chắn sẽ sinh đôi, sinh ba, thậm chí sinh tư, nhưng cuối cùng lại chỉ thấy có một đứa trẻ chào đời. Lúc bấy giờ khoa học chưa giải thích được sự biến mất khó hiểu này. Mãi đến gần đây, người ta mới biết điều gì đã xảy ra giữa những đứa trẻ có cùng thời sống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải mã hiện tượng “bào thai biến mất”

  1. Giải mã hiện tượng “bào thai biến mất” Giữa thế kỷ 20, nhà bác học Hellin đã phát hiện ra một hiện tượng kỳ lạ: Sự biến mất của các bào thai đa sinh ngay từ trong bụng mẹ. Nhiều bà mẹ được chẩn đoán qua xét nghiệm là chắc chắn sẽ sinh đôi, sinh ba, thậm chí sinh tư, nhưng cuối cùng lại chỉ thấy có một đứa trẻ chào đời. Lúc bấy giờ khoa học chưa giải thích được sự biến mất khó hiểu này. Mãi đến gần đây, người ta mới biết điều gì đã xảy ra giữa những đứa trẻ có cùng thời sống trong bụng mẹ. Con một cũng có thể từng có anh chị em ruột! Thai số nhiều - điều đó không có gì đặc biệt trong thế giới động vật có vú, kể cả với loài người. Tuy nhiên, không phải cứ mang thai bao nhiêu thì sẽ sinh ra ngần ấy đứa trẻ. Từ giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học Anh đã công bố một phát hiện làm chấn động dư luận, theo đó, họ tính được rằng, trung bình cứ 20 người chúng ta thì một người từng có anh em (hoặc chị em) cùng sống trong bụng mẹ, chỉ có điều người anh chị em này không có ngày chào đời. Họ đã biến mất ngay trong thời gian còn là bào thai. Y văn thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp sinh linh biến mất trong bụng mẹ không thể nào giải thích được. Nhiều phụ nữ được chẩn đoán là có thai hoặc sẽ đa sinh nhưng rồi sau đó cái thai biến mất mà không để lại dấu vết gì hoặc họ chỉ sinh ra có một đứa trẻ. Trong một số trường hợp, “di sản” để lại có thể là một túi nước dính vào thành dạ con, cũng có thể là một phôi thai gần như đã hoàn chỉnh cả tứ chi (vì hình hài như thế, giới chuyên gia gọi đó là “thai nhi giấy” - Fetus papyraceus). Cũng đã xảy ra trường hợp, thai nhi biến mất lặn sâu vào thân thể của anh (chị) em sống sót, để sau nhiều năm tự bộc lộ dưới dạng trọng lượng trực
  2. tuyến của mô hay phát triển trở lại như trường hợp hy hữu của ông Wanter Valdemin, 43 tuổi, sống ở Australia - người đã mang trong mình một bào thai sống là em sinh đôi với ông trong suốt 43 năm. Câu chuyện hy hữu và kỳ lạ này được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng toàn thế giới vào hồi đầu năm 2005. Theo đó, người đàn ông có tên Wanter Valdemin bỗng nhiên thấy bụng mình to ra bất thường. Đến bệnh viện khám, các bác sĩ phát hiện ra trong bụng ông Wanter có một bào thai. Người ta đã tiến hành phẫu thuật, đưa cái bào thai ra khỏi người ông Wanter và cấy vào tử cung của bà Dana, vợ ông Wanter. Mấy tháng sau, một đứa trẻ ra đời. Các bác sĩ khẳng định rằng, đây chính là đứa em sinh đôi của ông Wanter! Một cặp song sinh. Theo TS. Elizabeth Bryan thuộc Quỹ bảo trợ thai số nhiều, Vương quốc Anh: Không hiếm trường hợp, các bác sĩ đỡ đẻ chứng kiến những dấu vết còn sót lại của thai nhi đã biến mất, song họ không tiết lộ để tránh gây sốc
  3. cho người mẹ. “Vì vậy, những trường hợp kết quả chụp siêu âm đầu tiên thông báo rằng đối tượng có thai sinh đôi, sinh ba nhưng rồi sau đó lại chỉ sinh ra có một đứa trẻ, có quyền tin rằng, thực chất đúng là như vậy, kết quả siêu âm không hề nhầm lẫn - TS. Elizabeth Bryan khẳng định - Chỉ có điều, đã có những sinh linh không may mắn để có được giây phút chào đời cùng với anh chị em ruột của mình!” Cuộc chiến giành sự sống trong bụng mẹ Trước hiện tượng biến mất của các bào thai trong bụng mẹ, một câu hỏi được giới khoa học đặt ra là: Điều gì đã xảy ra giữa những đứa trẻ khi cùng sống trong bụng mẹ? Và người ta đã khám phá ra rằng: Ngay cả đứa trẻ vừa mới chào đời cũng đã có thể từng phải trải qua một cuộc chiến tranh để giành lấy sự sống từ khi còn là một bào thai. Vậy thì cuộc tranh giành sự sống giữa những bào thai trong bụng mẹ đã diễn ra như thế nào? - Đứa khỏe hơn sẽ lấy hết máu của đứa yếu hơn, điều này đồng nghĩa với việc đẩy đứa yếu hơn vào tình trạng thiếu ôxy - TS. Isaac Blickstein thuộc Trung tâm y tế Kaplan ở Rehovot (Israel) trả lời trên tạp chí New Scientist. Các thai nhi cùng sống trong dạ con giống như hệ thống bình thông nhau. Chúng được kết nối bằng nhau thai và máu chảy qua đây nuôi dưỡng cả hai. Thế nên, đứa phát triển mạnh hơn sẽ lấy của đứa kia chất dinh dưỡng. Thai nhi yếu hơn sẽ tụt hậu về mức độ phát triển, thậm chí nếu bị tranh cướp hết chất dinh dưỡng, nó sẽ chết và bị đào thải. Trong trường hợp của ông Wanter, vì các bào thai nằm rất sát với nhau nên bào thai yếu và nhỏ hơn có thể bị bọc trong khoang bụng của bào thai khác. Nghĩa là bào thai mạnh thực sự đã “nuốt” bào thai sinh đôi với mình. Y văn thế giới đã ghi nhận khoảng 90 trường hợp bào thai nuốt bào thai như thế và thường thì bào thai bên trong không thể sống sót cho đến khi được sinh ra.
  4. Theo TS. Ann Johnson thuộc Trung tâm Điều trị các bệnh cận sinh sản, Đại học Liverpool, cuộc tranh giành sự sống trong bụng mẹ nhiều khi diễn ra rất khốc liệt, mà chiến thắng phải trả bằng cái giá đắt. Đó chính là những khuyết tật phát triển của đứa trẻ sống sót. Phát hiện này được rút ra khi các nhà khoa học nghiên cứu các trường hợp trẻ sơ sinh bị chứng nhũn não làm bại liệt. Thoạt đầu người ta tin rằng đó là hậu quả của hiện tượng não thiếu ôxy, thế nhưng kết quả nghiên cứu lâm sàng lại chứng tỏ: thủ phạm này chỉ giải thích được đối với 10% nạn nhân. Với 90% còn lại, thủ phạm chính là những người anh em đã biến mất kia. Các chuyên gia khẳng định được như vậy là bởi vì khi theo dõi số phận của những cặp sinh đôi, họ tính được rằng, nếu như một trong hai sinh linh “ra đi” ngay từ thời gian còn nằm trong bụng mẹ thì nguy cơ nhũn não của đứa may mắn sống sót lên tới 25 lần. Điều này liên quan đến tỷ lệ phân bố hai loại gen điều chỉnh nồng độ cholesterol PPRAG giữa hai bào thai. Thông thường, nếu hai loại gen PPRAG được phân bố với tỷ lệ bằng nhau ở các thai nhi, thì chúng có cơ hội phát triển và ra đời ngang nhau. Nhưng kết quả nghiên cứu của TS. Andreas Busjahn và Max Delbruck thuộc Trung tâm y học phân tử ở Berlin lại cho thấy: 65/100 các cặp sinh đôi chỉ có một trong hai loại gen. Theo TS. Busjahn: Trong trường hợp này, loại gen có ưu thế sẽ cho thân chủ điều kiện thuận lợi hơn trong cuộc tranh giành hợp chất dinh dưỡng. Thai nhi rủi ro hơn, trái lại sẽ bị cơ thể mẹ “đồng hoá” gần hết hoặc toàn phần. Điều này giải thích tại sao không phải tất cả các cặp anh chị em sinh đôi đều có ngày cùng chào đời. Nhấn mạnh ý nghĩa khám phá về sự biến mất của bào thai trong bụng mẹ, giới khoa học cho rằng, vì tương lai đứa trẻ, người mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm chụp siêu âm sớm hơn. “Đa số các bà mẹ thực hiện xét nghiệm đó
  5. quá muộn, thường trong tháng thứ 4, 5 của thai kỳ, khi sự ra đi của đứa trẻ yếu hơn đã không để lại bất cứ dấu vết gì. Điều đặc biệt nguy hiểm vì đối tượng lúc biến mất thường gây những chấn thương trầm trọng cho kẻ thắng trận. Việc khẳng định sớm và ngăn ngừa hậu họa sẽ tạo cơ may bảo vệ đứa trẻ còn lại trước nguy cơ tàn phế” - TS. Andreas Busjahn khuyến cáo
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2