intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hàng đầu cứu sống bệnh nhân nặng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

42
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhiều bệnh nhân trong tình trạng "thập tử nhất sinh" được các bác sĩ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cứu sống nhờ những phương pháp điều trị đặc biệt trong đó có biện pháp lọc máu. Theo các bác sĩ, đây là một biện pháp quan trọng điều trị thành công nhiều trường hợp nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hàng đầu cứu sống bệnh nhân nặng

  1. Giải pháp hàng đầu cứu sống bệnh nhân nặng Nhiều bệnh nhân trong tình trạng "thập tử nhất sinh" được các bác sĩ Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cứu sống nhờ những phương pháp điều trị đặc biệt trong đó có biện pháp lọc máu. Theo các bác sĩ, đây là một biện pháp quan trọng điều trị thành công nhiều trường hợp nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng. Lựa chọn quan trọng cho những ca bệnh nặng Tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai, không ít trường hợp bị ong đốt, ăn nấm độc, bị rắn độc cắn phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ cho biết, để cứu sống họ, lọc máu là một trong những chỉ định bắt buộc. Trường hợp của bệnh nhân Lưu Đình X., 37 tuổi (Ứng Hòa - Hà Nội) là một trong rất nhiều bệnh nhân bị rắn độc cắn có chỉ định điều trị bằng lọc máu. Anh X. cho biết, một đêm đang ngủ trong màn ở chòi canh cá ngoài ao, anh giật mình thức giấc vì cảm giác có con gì đó cắn vào mu bàn tay. Bật đèn tỉnh dậy, anh không nhìn thấy gì nhưng vết răng cắn trên tay còn nguyên. Với hiểu biết của bản thân, anh nghĩ rằng chắc chắn mình đã bị rắn cắn và vội vã chạy về nhà đi tìm lá thuốc để đắp. Hơn một ngày sau, vết thương bị rắn cắn ngày một đau nhức và sưng to khiến anh không chịu nổi và phải xuống Bệnh
  2. viện Vân Đình. Tại đây, anh X. rơi vào tình trạng hôn mê, liệt, khó thở và phải chuyển gấp tới Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai. Các bác sĩ của Trung tâm Chống độc cho biết, diễn biến bệnh của bệnh nhân X. khi đến viện rất xấu. Các biểu hiện lâm sàng rõ rệt cho thấy đây là một ca bị rắn hổ mang bành tấn công. Nọc độc của rắn phát tán không chỉ làm cho tay bệnh nhân sưng phù, hoại tử mà còn liệt toàn thân, liệt cơ hô hấp khiến bệnh nhân không tự thở được, bệnh nhân thở máy liên tục trong 4 ngày. Nguy hiểm hơn nữa, nọc độc làm tiêu sợi cơ vân làm bệnh nhân suy thận, vô niệu hoàn toàn và phải tiến hành lọc máu. Sau 21 ngày điều trị liên tục bằng những phác đồ hiện đại nhất, bệnh nhân đã thoát khỏi tử thần, chức năng thận bắt đầu được cải thiện. Bệnh nhân ngộ độc nặng đang được lọc máu tại Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch
  3. Mai. Ảnh: Quang Thuận Biện pháp hàng đầu cứu sống các trường hợp nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng TS. Phạm Duệ - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, lọc máu là một biện pháp giúp cho thăng bằng nội mô, các chất điện giải, kiềm, toan trong cơ thể, điều chỉnh các rối loạn đông máu, chảy máu... Trong các trường hợp bị ngộ độc, biện pháp lọc máu nhằm lấy chất độc ra khỏi cơ thể, tạm thời làm thay nhiệm vụ của các cơ quan bị nhiễm độc nặng nề như gan, thận. Cũng có những trường hợp nhiễm độc chất dẫn đến suy gan thận phải lọc máu nhưng cũng có bệnh nhân do chính quá trình mắc bệnh và điều trị dài ngày khiến cơ thể sản sinh ra những chất độc khiến gan, thận không thể đáp ứng với hoạt động sống của cơ thể thì cũng phải lọc máu mới có thể cứu sống được. Theo TS. Duệ, đây là một biện pháp quan trọng cho nhiều bệnh nhân bị ngộ độc nhằm thải loại các độc chất ra khỏi cơ thể. Tùy theo từng dạng ngộ độc mà các bác sĩ tiến hành các biện pháp như thay huyết tương, lọc máu ngắt quãng, thẩm tách máu... Đối với những trường hợp bị ngộ độc nặng, sốc nhiễm độc, suy đa phủ tạng... thì lọc máu liên tục nhằm thay thế chức năng gan, thận được xem là một biện pháp tối ưu. Để có thể lọc máu liên tục, máu của bệnh nhân được lấy ra từ tĩnh mạch lớn (thường là tĩnh mạch cảnh
  4. trong, tĩnh mạch dưới đòn, hoặc tĩnh mạch bẹn) qua một ống thông tĩnh mạch catheter cỡ lớn, rồi được dẫn trong một hệ thống gọi là tuần hoàn ngoài cơ thể bao gồm dây dẫn và quả lọc để lọc bỏ các phân tử "độc chất" bằng màng bám thấm (semi-permeable membrane), sau đó được trả lại cho bệnh nhân qua ống thông khác. Tại Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bệnh nhân nhiễm độc, nhiễm khuẩn nặng có suy đa phủ tạng được cứu sống bằng biện pháp này, trong đó có bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1. Chi phí cao - khó khăn lớn cho bệnh nhân nghèo Hiệu quả điều trị mà biện pháp lọc máu mang lại cho người bệnh là rất lớn, song đây cũng là một trong những kỹ thuật có chi phí cao. TS. Duệ cho biết, trong những trường hợp nhiễm độc nhẹ thì cũng hết 600.000 đồng/lần lọc máu và thông thường không phải chỉ lọc một lần mà phải tiến hành nhiều lần. Đối với những trường hợp nặng phải lọc máu liên tục thay thế hoàn toàn chức năng gan thận thì chi phí lên tới 60 - 70 triệu đồng/lần, trong khi đa số những bệnh nhân nặng lại là những bệnh nhân nghèo, ở vùng sâu, vùng xa, bị nhiễm độc nặng do ăn phải nấm độc, do rắn cắn, ong đốt... Chi phí điều trị tới vài trăm triệu đồng là khó khăn quá lớn đối với những bệnh nhân nghèo. Vì thế rất nhiều người bệnh không có điều kiện kinh tế đành xin xuất viện chờ chết hoặc có người được Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai cứu sống nhưng không có khả năng chi trả sau khi ra viện.
  5. Các bác sĩ cho rằng, để giúp người nghèo tiếp cận được với các kỹ thuật cao trong y tế, họ cần có sự hỗ trợ bền vững chứ không phải chỉ một vài cá nhân người bệnh được ủng hộ nhờ các thông tin trên báo, đài. Nên có một tổ chức từ thiện dành cho những bệnh nhân nghèo để Nhà nước và cộng đồng cùng chung tay giúp đỡ. Đây cũng là mong muốn của ngành y tế để các bác sĩ chỉ tập trung cứu chữa, điều trị chứ không phải là người lo đi tìm nguồn kinh phí cho người bệnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2