intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp hướng tới nền nông nghiệp tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Giải pháp hướng tới nền nông nghiệp tăng trưởng xanh ở Việt Nam" tổng quan lại tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, từ đó, nêu ra những giải pháp giúp tăng trưởng xanh trong nông nghiệp tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp hướng tới nền nông nghiệp tăng trưởng xanh ở Việt Nam

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP GIẢI PHÁP HƯỚNG TỚI NỀN NÔNG NGHIỆP TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM Trần Thị Lan Khoa Kinh tế - Học viện Ngân hàng / Email: lantt@hvnh.edu.vn Tóm tắt: Xu hướng tăng dân số và tăng trưởng kinh tế hiện nay đã gây ra tăng áp lực lên tài nguyên và môi trường. Do đó, tăng trưởng xanh được các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam quan tâm nhiều trong thời gian gần đây - nó là nội dung quan trọng của phát triển bền vững và là quá trình phát triển có sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. Trên thế giới, có rất nhiều quốc gia đã thành công khi thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp. Do vậy, bài viết tổng quan lại tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, từ đó, nêu ra những giải pháp giúp tăng trưởng xanh trong nông nghiệp tại Việt Nam. Từ khóa: tăng trưởng xanh, nông nghiệp, giải pháp 1. Tổng quan về tăng trưởng xanh và tăng trưởng xanh trong nông nghiệp Thuật ngữ tăng trưởng xanh được đề cập và bàn luận sôi nổi tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất năm 1992. Có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng xanh như: Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) (2008) đã khởi động sáng kiến kinh tế xanh để phân tích và hỗ trợ chính sách cho đầu tư vào các lĩnh vực, nhằm xanh hóa các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên hoặc gây ra ô nhiễm môi trường. Đến năm 2011, họ đã đưa ra định nghĩa kinh tế xanh là nền kinh tế giúp cải thiện đời sống con người và công bằng xã hội, đồng thời giảm thiểu đáng kể rủi ro môi trường và sự khan hiếm sinh thái. Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) đã đưa ra báo cáo hướng tới Tăng trưởng xanh vào năm 2011 giúp cung cấp một khuôn khổ cho các quốc gia có thể đạt được tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với chống lại biến đổi khí hậu và ngăn ngừa suy thoái môi trường. Trong khi đó, Ngân hàng Thế giới (WB) định nghĩa, tăng trưởng xanh là làm cho các quá trình tăng trưởng trở nên hiệu quả hơn về tài nguyên, sạch hơn và linh hoạt hơn mà không nhất thiết làm chậm quá trình tăng trưởng. Tăng trưởng xanh bao trùm là con đường dẫn đến phát triển bền vững (2012). Viện tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) được thành lập năm 2010 nhằm truyền bá tăng trưởng xanh như một mô hình tăng trưởng kinh tế, nhằm mục tiêu giảm nghèo, tạo việc làm, hòa nhập xã hội, bền vững môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và an ninh tiếp cận năng lượng sạch và nước. Tăng trưởng xanh chính là một phần của phát triển bền vững. 192 Kinh tế và Dự báo
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Tăng trưởng xanh đã trở thành hành động phát triển chính tiếp cận với các cam kết từ WB, OECD, UNEP. Do mục tiêu và phạm vi về tăng trưởng xanh ở mỗi quốc gia khác nhau nên mỗi quốc gia sẽ có định nghĩa cụ thể khác nhau. Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh được cụ thể hóa thông qua “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh” được ban hành theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012. Tăng trưởng xanh của Việt Nam được định nghĩa như sau: “Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững”. Tăng trưởng xanh đề cập đến một loạt các biện pháp chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng kết hợp các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Nó cũng bao hàm sự chuyển đổi hành vi của người tiêu dùng, hệ thống công nghiệp và đồng thời đề cập đến các quy trình canh tác sạch, hiệu quả về tài nguyên, và có khả năng phục hồi cao hơn. Các chính sách về Tăng trưởng xanh có thể hướng tới các mục tiêu khác nhau và cần được thiết kế bằng sự kết hợp của các công cụ, chẳng hạn như: phổ biến thông tin, các chuẩn mực và quy định, và các chính sách đổi mới... Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), việc sản xuất lương thực và nhiên liệu sinh học cần phải tăng 70% để giải quyết nhu cầu toàn cầu của người dân vào năm 2050. Tuy nhiên, nông nghiệp đã và đang là ngành sử dụng nước lớn trên thế giới, chiếm 30%-40% lượng nước ngọt ở các nước OECD và 70% trên toàn cầu. Nó cũng là một yếu tố đóng góp lớn vào việc phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Do vậy, các tài liệu về tăng trưởng xanh và nông nghiệp chỉ ra tầm quan trọng của việc coi bảo vệ môi trường là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và quan điểm dài hạn để đo lường kết quả. Theo nghĩa này, các yếu tố kinh tế truyền thống, chẳng hạn như: mức độ sản xuất, thu nhập của nông dân và việc làm, phải thay đổi theo các yếu tố môi trường và xã hội, chẳng hạn như sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn. Theo Grubor và các cộng sự (2018), nông nghiệp có tiềm năng bù đắp tới 20% lượng khí thải từ nhiên liệu hóa thạch toàn cầu và sự phát triển của nó có thể làm tăng việc làm và thu nhập. Các hoạt động, chẳng hạn như canh tác hữu cơ và du lịch sinh thái, là những ví dụ điển hình đã chỉ ra một số yếu tố cần được giải quyết để có một chính sách tăng trưởng xanh hiệu quả. Nguồn lực tài chính và nhân lực là rất quan trọng để thực hiện các chính sách tăng trưởng xanh (Honigmann, 2020). Hơn nữa, việc chia sẻ nghiên cứu thông qua dữ liệu và phân tích là điều cần thiết. Về mặt này, khuyến nông nông thôn cho người sản xuất là rất quan trọng để tăng sản lượng nông nghiệp trên cơ sở bền vững. Có các công cụ riêng biệt để thúc đẩy nông nghiệp từ các chính sách tăng trưởng xanh, chẳng hạn như các quy định và tiêu chuẩn, các biện pháp hỗ trợ, các biện pháp thương mại và kinh tế. Bên cạnh đó, một số cơ chế thúc Economy and Forecast Review 193
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP đẩy chính sách tăng trưởng xanh, chẳng hạn như: tăng cường các thể chế và sự tham gia, cải thiện dịch vụ công, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính , kỹ năng và thông tin (Berkhout, 2018). Nó cũng chỉ ra tầm quan trọng của việc củng cố các thể chế phi chính thức trong bối cảnh các nước đang phát triển, như: ủy ban thôn bản và các nhóm tín dụng vi mô, cùng với việc đóng góp cho các tổ chức chính thức (các trại chăn nuôi của nông dân và các phòng khuyến nông từ các tổ chức chính quyền địa phương). Trong một nghiên cứu của Ulucak (2020) được thực hiện với dữ liệu từ các nền kinh tế mới nổi, kết quả chỉ ra rằng, các công nghệ môi trường có thể làm giảm lượng khí thải carbon. Theo nghĩa này, điều cần thiết là phải đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để phát triển các công nghệ này ở các nước có thu nhập thấp. Nông nghiệp là ngành quan trọng - nền tảng của sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Những năm qua, tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào sự tăng lên của đầu vào và kéo theo sự lãng phí tài nguyên và gây ra ô nhiễm môi trường. Trước những biến đổi về khí hậu đang ngày càng khắc nghiệt thì nền nông nghiệp cần chuyển đổi theo hướng tăng trưởng xanh. Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp có thể hiểu là tăng trưởng ngành nông nghiệp về kinh tế, xã hội và môi trường, hướng tới phục hồi và bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh là một nội dung của phát triển bền vững (phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường góp phần kích thích tăng trưởng kinh tế) qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, muốn phát triển nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh thì nền tảng khoa học và công nghệ hiện đại rất quan trọng. Nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp với sự tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế đã giúp cho ngành nông nghiệp ngày càng phát triển theo hướng xanh. Theo OECD, các công cụ giá cả và gia tăng mức sản lượng có ảnh hưởng lớn đến môi trường. Tuy nhiên, các công cụ khuyến khích hoặc ủng hộ các chính sách bảo về môi trường là rất quan trọng, chẳng hạn như trồng cây và thay đổi phương thức làm đất để giảm thiểu rủi ro biến đổi khí hậu và lũ lụt, công cụ kiểm soát sâu bệnh và kiểm tra hạt giống và đất. Ngoài ra, đổi mới đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh như đổi mới trong kỹ thuật, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin dẫn đến giảm sử dụng hóa chất nông nghiệp, bảo vệ đất và nước, duy trì môi trường sống tự nhiên, giảm lượng năng lượng không tái tạo được sử dụng trong chu kỳ trồng trọt, trong số những năng lượng khác. Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp là vấn đề rất cấp thiết hiện nay, các nghiên cứu trước đây chỉ ra những tác động lớn liên quan chủ yếu đến biến đổi khí hậu. Để thực hiện tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, điều cần thiết là phải thay đổi quan điểm bảo vệ môi trường từ các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng trong nông nghiệp, đồng thời từ hành động của các cơ quan chính phủ, tập đoàn và xã hội và mối quan hệ của các bên liên quan đến ngành. 194 Kinh tế và Dự báo
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), việc xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh cho lương thực và nông nghiệp là điều cần thiết để phối hợp hành động liên quan đến các thách thức kinh tế, môi trường và xã hội. Chiến lược này phải đề ra một tầm nhìn dài hạn, đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được, để xem xét việc thực hiện có sự tham gia của các bên liên quan khác nhau, quan hệ đối tác công tư và sự phối hợp giữa các cấp thể chế khác nhau. Như vậy, các thành phần chính tác động tới tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp như sau: Các bên đối tác và các bên liên quan; Đổi mới sinh thái/ đổi mới công nghệ; Nguồn lực (nhân sự và tài chính); Tiếp cận kiến thức và phổ biến kiến thức; Các thể chế địa phương và các mối quan hệ xã hội; Tiếp cận tài chính xanh; Các mục tiêu dài hạn; Các cấp thể chế khác nhau. Do đó, việc xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh cho lương thực và nông nghiệp là điều cần thiết để phối hợp hành động liên quan đến các thách thức kinh tế, môi trường và xã hội. 2. Thực trạng phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh Năm 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, ngành nông nghiệp phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, nhưng ngành nông nghiệp vẫn đạt được những kết quả hết sức khả quan, tăng trưởng của ngành năm 2021 đạt 2,9% và tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế, góp phần quan trọng ổn định xã hội trong lúc đất nước gặp khó khăn do dịch bệnh (Hình 1). Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua đã ghi nhận sự tích cực, cơ cấu ngành nông nghiệp đã có chuyển biến tích cực và đi vào chiều sâu trên tất cả các lĩnh vực từ sản xuất đến chế biến và lưu thông và xuất khẩu hàng hóa. Trước những thành tích đã đạt được về mặt tăng trưởng thì ngành nông nghiệp gặp không ít khó khăn, thách thức lớn như biến đổi khí hậu hay giảm năng suất ngành, các sản phẩm chưa đa dạng và vẫn sử dụng nhiều tài nguyên và gây ra ôi nhiễm môi trường lớn. Do đó, trong thời gian tới, để thực hiên được mục tiêu phát triển bền vững và tiếp tục là “trụ đỡ” của nền kinh tế, thì việc chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng nông nghiệp mới, tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải và sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng đa dạng trở thành một yêu cầu cấp bách và cần thiết. Hình: Tăng trưởng GDP thực tế của ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2021 Nguồn: GSO Economy and Forecast Review 195
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 (ban hành theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg, ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ) cũng đã giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn “xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, ít phát thải theo hướng kinh tế tuần hoàn, thông minh, thích ứng với khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp xanh, xây dựng và phát triển nông thôn mới theo hướng xanh, bền vững với các mô hình làng sinh thái, làng thông minh thích ứng với khí hậu”. Tháng 12/2021, tại Hội nghị COP26, Việt Nam đã có những cam kết như: “đưa mức phát thải ròng về “0” vào đến năm 2050; Việt Nam cùng với hơn 100 quốc gia tham gia cam kết giảm phát thải khí methane toàn cầu vào năm 2030 so với năm 2010; cùng 141 quốc gia tham gia Tuyên bố Glasgow của các nhà lãnh đạo về rừng và sử dụng đất và cùng gần 50 quốc gia tham gia tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch”. Bên cạnh đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về hệ thống lương thực - thực phẩm, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững, yêu cầu an ninh lương thực và dinh dưỡng được đáp ững cho khoảng 100 triệu dân Việt Nam và xuất khẩu ra các nước trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam ra nhập quốc tế ngày càng sâu và rộng, thì cơ hội xuất khẩu những mặt hàng nông nghiệp đủ tiêu chuẩn ngày càng cao. Trong những năm qua, để hướng tới tăng trưởng xanh trong ngành nông nghiệp, ngành đã giảm dần việc lạm dụng các tài nguyên thiên nhiên trong sản xuất nông nghiệp như nước, đất đai. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng đã ban hành Kế hoạch hành động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Thực tiễn trong thời gian qua, đã có một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh như mô hình làng sinh thái được Viện Kinh tế sinh thái nghiên cứu và thử nghiệm xây dựng từ năm 1993 và đã có nhiều cơ quan, tổ chức, ban ngành đã xây dựng thành công nhiều dự án hay mô hình canh tác cà phê bền vững ở Gia Lai - là một dạng của hệ thống nông lâm kết hợp, được áp dụng nhiều ở vùng Tây Nguyên. Người trồng cà phê thường trồng đan xen cây cà phê với sầu riêng, tiêu điều, lạc... vừa bảo vệ được tầng đất mặt, giúp chống xói mòn. Mô hình sản xuất rau an toàn tại tỉnh Lâm Đồng đã được nhiều hộ áp dụng sử dụng công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ; và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Hay tại tỉnh Vĩnh Phúc xây dựng mô hình trồng nấm sạch với hơn 100 trang trại tham gia, sản lượng đạt 500 tạ/năm, mô hình 130 ha rau an cho sản lượng 25.000 tấn/năm. Ngoài ra, còn có các mô hình khác do một số doanh nghiệp đầu tư như mô hình sản xuất rau hoa công nghệ cao của Công ty Giống cây trồng Hà Nội, Trung tâm Phát triển Nông lâm nghiệp công nghệ cao Hải Phòng với hệ thống nhà kính, nhà lưới hiện đại từ công nghệ của Israel... Những mô hình này đã vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa tạo việc làm và bảo vệ môi trường. 196 Kinh tế và Dự báo
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Mặc dù, Việt Nam đã có nỗ lực thực hiện chuyển dịch mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sạch hơn và hiệu quả hơn, song kết quả đem lại chưa thực sự tốt. Với mô hình nông nghiệp hữu cơ, nông sản tuy đảm bảo chất lượng và giảm bớt tác động xấu tới môi trường nhưng năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp. Nguyên nhân của vấn đề này là do đầu tư chưa đủ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là giống, công nghệ và kỹ thuật nuôi trồng. Tăng trưởng xanh trong nông nghiệp gặp phải một số khó khăn như: Một là, nền nông nghiệp vẫn chủ yếu phát triển theo chiều rộng, khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên và thâm dụng nhiều lao động. Một phần là do thói quen canh tác, một phần là do người dân chưa thấy được tầm quan trọng của tăng trưởng xanh. Với quá trình canh tác đó dẫn đến tình trạng thoái hóa đất, suy thoái ô nhiễm tài nguyên đất và nước. Việc canh tác vẫn sử dụng nhiều hóa chất độc hại gây tác động xấu đến môi trường đất, nước và có thể gây đột biến gen đối với một số loại cây trồng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, cơ cấu cây trồng và quy trình xử lý chất thải trong chăn nuôi chưa được chú trọng do chưa có quy hoạch từ ban đầu, giá cả thị trường nông sản bấp bênh, ít ổn định. Hai là, hệ thống chính sách, thể chế liên quan đến tăng trưởng xanh trong nông nghiệp của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ như các hộ gia đình chưa nhận thức được thuế, phí môi trường họ phải chịu. Nhiều nghiên cứu chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, thiếu sự phối hợp trong kỹ thuật và chia sẻ dữ liệu đã làm giảm hiệu quả của quá trình hoạch định chính sách. Bên cạnh đó vấn đề quy hoạch và phân vùng còn nhiều bất cập và xảy ra nhiều sai phạm bởi thiếu sự nhất quán giữa các bên liên quan như công ty, Chính phủ và các tổ chức khác. Hoạt động giám sát thuốc trừ sâu, phân bón và an toàn thực phẩm là một trong những điểm yếu của nền nông nghiệp Việt Nam. Do lợi nhuận khổng lồ từ việc buôn bán và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật dẫn đến các đại lý bất chấp những tác hại của thuốc trừ sâu mang lại. 3. Một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xanh ngành nông nghiệp trong thời gian tới Trước những cơ hội và thách thức của ngành nông nghiệp và những cam kết tại COP26, thì trong thời gian tới, Việt Nam cần chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng “xanh”, ít phát thải và bền vững hơn. Do đó, trong thời gian tới để đạt được tăng trưởng xanh thì Chính phủ, các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp cần vạch ra hướng đi cụ thể và có những chính sách để có thể khuyến khích người nông dân và nhà sản xuất các sản phẩm xanh trong ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho những sáng kiến hay những sản phẩm xanh. Từ đó, khuyến khích nhân rộng mô hình hợp tác giữa khối tư nhân trong đầu tư và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số vào trong chuỗi giá trị nông nghiệp. Để đạt được điều đó, tác giả đưa ra một số giải pháp giúp ngành nông nghiệp tăng trưởng xanh và phát triển bền vững trong thời gian tới như sau: Economy and Forecast Review 197
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP Thứ nhất, cần nêu cao tầm quan trọng của việc thúc đẩy nông nghiệp xanh và nâng cao nhận thức của người sản xuất nông nghiệp. Tăng sự quan tâm của các cơ quan chức năng đến sản xuất xanh, xây dựng khái niệm sản xuất xanh ở cấp thể chế và tăng tốc đổi mới và ứng dụng công nghệ sản xuất xanh trong thời gian sớm nhất. Để đạt được điều đó, cần phải vận động, tuyên truyền và tạo điều kiện như cho vay vốn ưu đãi hay tìm đầu ra cho sản phẩm, khi đó họ mới thấy những mặt lợi và người sản xuất sẽ mạnh dạn sử dụng công nghệ mới vào sản xuất. Thứ hai, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và tối ưu hóa việc phân bổ tài nguyên và nhân rộng mô hình nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Trong Nghị quyết số 19-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã chỉ ra, Việt Nam cần “bảo đảm an ninh, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững nguồn nước. Khuyến khích phát triển nông nghiệp tuần hoàn, tái sử dụng phụ phẩm, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện môi trường; thu hút doanh nghiệp đầu tư xử lý nước thải, chất thải rắn, trước hết là tại các làng nghề, cụm công nghiệp, dịch vụ, khu xử lý rác tập trung”. Thứ ba, nâng cao chất lượng lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu kinh tế mới, đặc biệt là lao động có tay nghề cao biết sử dụng công nghệ số vào trong ngành nông nghiệp. Do đó, chất lượng đào tạo cần được cải thiện bằng cách nâng cao phát triển kinh tế nông thôn và phương pháp và cường độ đào tạo, theo dõi và đánh giá mang tính dài hạn không thể ngày một ngày hai, cần có một lộ trình rõ ràng. Bên cạnh đó, sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn, khuyến khích nông dân tích cực bảo tồn tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm. Ngoài ra, trong Nghị quyết số 19-NQ/TW cũng nêu rõ, “đào tạo nghề cho lao động nông thôn, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, nhất là lao động trẻ, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mở rộng quy mô, ngành nghề đào tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, khoa học - công nghệ, quản trị kinh doanh đáp ứng nhu cầu lao động ở nông thôn, chuyển đổi nghề nghiệp và xuất khẩu lao động. Có chiến lược nâng cao năng suất lao động, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức tư nhân tham gia đào tạo nghề, phát triển thị trường lao động ở nông thôn”. Do đó, các cấp và từng khu vực cần nhận thức được điều đó và hành động Thứ tư, thúc đẩy liên kết nông dân - doanh nghiệp - các tổ chức trong sản xuất nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Hiện nay doanh nghiệp là chìa khóa thúc đẩy chuỗi giá trị xanh ở Việt Nam, do họ có vốn, năng lực quản lý và khả năng tiếp cận thông tin. Các doanh nghiệp nên tổ chức, định hướng và tạo điều kiện để các hộ nông dân nhỏ tiếp cận được với thị trường nông nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, cần huy động được nhiều nguồn tài trợ từ các nước đầu tư vào mô hình xanh hay các nguồn vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế cho phát triển nông nghiệp đặc biệt là nguồn vốn cho nông nghiệp xanh; thu hút có chọn lọc các dự án đầu 198 Kinh tế và Dự báo
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG XANH HƯỚNG TỚI PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: KẾT NỐI TẦM NHÌN QUỐC GIA VỚI HÀNH ĐỘNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ DOANH NGHIỆP tư nước ngoài vào nông nghiệp, khuyến khích đầu tư các công nghệ mới vào phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn để từ đó khuyến khích liên kết đến ngành nông nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước cần ưu tiên lựa chọn các dự án nông nghiệp xanh, ít phát thải ra môi trường.■ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Berkhout, E.; Bouma, J.; Terzidis, N.; Voors, M. (2018). Supporting local institutions for inclusive green growth: Developing an Evidence Gap Map, NJAS-Wagening, J. Life Sci, 84, 51-71 2. Biber-Freudenberger, L.; Ergeneman, C.; Förster, J.J.; Dietz, T.; Börner, J. (2020). Bioeconomy futures: Expectation patterns of scientists and practitioners on the sustainability of bio-based transformation, Sustain. Dev, 28, 1220-1235 3. Capozza, I.; Samson, R. (2019). Towards Green Growth in Emerging Market Economies: Evidence from Environmental Performance Reviews”; OECD Green Growth Papers, 2019-01; OECD Publishing: Paris, France 4. Grubor, A.; Milicevic, N.; Djokic, N. (2018). Serbian organic food consumer research and bioeconomy development, Sustainability, 10, 4820 5. Honigmann, S. (2020). Plano ABC: Fim da Vigência de 10 Anos e Seus Resultados, retrieved from https://www.scotconsultoria.com.br/imprimir/ noticias/53262 (accessed on 28 October 2020) 6. Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII (2022). Nghị quyết số 19-NQ/ TW, ngày 16/6/2022 về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” 7. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/09/2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh 8. OECD (2011). The Organization for Economic Co-operation and Development, Towards Green Growth; OECD: Paris, France 9. Schoneveld, G., Zoomers, A. (2015). Natural resource privatisation in Sub-Saharan Africa and the challenges for inclusive green growth, Int. Dev. Plan. Rev. 37, 95-119 10. Souza Piao, R.; Silva, V.L.; Navarro del Aguila, I.; de Burgos Jiménez (2021). Green Growth and Agriculture in Brazil, Sustainability, 13 11. Ulucak, R. (2020). How do environmental technologies affect green growth? Evidence from BRICS economies, Sci. Total Environ, 712 12. Vazquez-Brust, D.; Smith, A.M.; Sarkis, J. (2014). Managing the transition to critical green growth: The ‘Green Growth Stat, Futures, 64, 38-50 13. Zhiyang Shen (2022). Digital transition and green growth in Chinese agriculture, Technological Forecasting and Social Change, May 2022- DOI: 10.1016/j.techfore.2022.121742 14. https://www.gso.gov.vn/ 15. https://www.worldbank.org/ Economy and Forecast Review 199
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2