intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giải pháp nâng cao việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn bậc đại học là một trong những yêu cầu cơ bản, chủ yếu của mỗi giảng viên. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân mà chất lượng tự đào tạo, tự bồi dưỡng của đội ngũ này thời gian gần đây chưa tốt. Điều đó tác động trực tiếp đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giải pháp nâng cao việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn

  1. GIẢI PHÁP NÂNG CAO VIỆC TỰ ĐÀO TẠO, TỰ BỒI DƯỠNG CỦA GIẢNG VIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN TRỊNH QUỐC VIỆT Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng Tóm tắt: Tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn bậc đại học là một trong những yêu cầu cơ bản, chủ yếu của mỗi giảng viên. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân mà chất lượng tự đào tạo, tự bồi dưỡng của đội ngũ này thời gian gần đây chưa tốt. Điều đó tác động trực tiếp đến việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Do vậy, giảng viên khoa học xã hội nhân văn phải nhận thức rõ và nâng cao chất lượng tự đào tạo, tự bồi dưỡng nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo trong tình hình mới. Từ khóa: giải pháp, nâng cao, tự đào tạo, tự bồi dưỡng, giảng viên, khoa học xã hội nhân văn 1. MỞ ĐẦU Những năm qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quan tâm đến giáo dục hoặc có thể nói rằng, giáo dục đã trở thành chủ đề nóng trong đời sống xã hội. Thực tế Đảng ta luôn nhất quán xác định giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển đất nước. Từ đó, giáo dục nước ta đang từng bước chuyển mình nhằm tìm ra con đường phát triển cho chính mình và cho cả tương lai dân tộc. Trong biến chuyển đó, thầy, cô giáo luôn đóng vai trò là chủ thể của quá trình giáo dục cùng với người học, và nhà giáo được xác định là một trong các nhân tố quan trọng, tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Vì vậy, để nâng cao chất lượng giáo dục, thì tất yếu phải nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Ở bậc học đại học, chất lượng đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng đối với chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giảng viên đại học, nhất là giảng viên khoa học xã hội nhân văn những năm gần đây, chưa thật sự đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ dạy học trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. Mà một trong các nguyên nhân xuất phát từ chính đội ngũ giảng viên, đó là chưa thường xuyên tự đào tạo, tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức. Chính vì thế, nâng cao việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên chính là một trong các vấn đề bức thiết đặt ra hiện nay. 2. NỘI DUNG Trong điều kiện hiện nay, khi các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc tế có những thay đổi sâu sắc, thì việc đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội trở nên bức thiết. Trong đó, ngoài việc phải đổi mới công tác quản lý giáo dục và mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục đào tạo, thì việc đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Điều này 562
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 cũng chính là thực hiện quan điểm, mục tiêu, nội dung Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, cũng như quan điểm Đại hội XII về “đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” [3, tr.113]. Trong đó tập trung vào phát triển năng lực, phẩm chất của người học, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập ngày càng sâu rộng vào đời sống quốc tế. Ở nhiều trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học được quan niệm trên ba chức năng chính: (1) Nhà giáo, (2) Nhà khoa học, (3) Nhà cung ứng dịch vụ cho cộng đồng. Song ở Việt Nam hiện nay, giảng viên có chức năng chủ yếu là nhà giáo. Đối với giảng viên khoa học xã hội nhân văn hiện nay, chức năng nhà giáo được thể hiện chủ yếu ở hoạt động giảng dạy. Đứng trước tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, đội ngũ giảng viên phải thực sự tiêu biểu cả về tri thức và phẩm chất đạo đức, lối sống. Có nghĩa rằng, giảng viên khoa học xã hội nhân văn không chỉ giỏi về trình độ chuyên môn mà còn phải có kiến thức toàn diện, phẩm chất đạo đức trong sáng, thực sự là những tấm gương để người học noi theo. Tuy nhiên, để có được điều đó, ngoài sự quan tâm đào tạo, bồi dưỡng của tổ chức trong môi trường học tập bậc đại học, thì điều cốt yếu là từng giảng viên phải tự đào tạo, tự bồi dưỡng để không ngừng nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm, cũng như phẩm chất đạo đức. Đây là cả một quá trình liên tục, không ngừng nghỉ của mỗi giảng viên khoa học xã hội nhân văn nhằm tích lũy cả về tri thức sống, chất lượng hoạt động của mỗi người cho sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu khoa học. Không thể có một người giảng viên giỏi mà sống, hoạt động theo kiểu “nước chảy bèo trôi”, cốt sao cho không có lý do để cấp trên, đồng nghiệp phê phán, hoặc sắp đến tuổi về hưu, cốt sao cho “hạ cánh an toàn”. Đối với người giảng viên khoa học xã hội nhân văn bậc đại học, với mục tiêu đào tạo ra những cử nhân khoa học xã hội nhân văn, dù chuyên ngành khác nhau, nhưng chủ yếu họ là những người có chuyên môn một cách cơ bản về lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn được đào tạo. Nguồn để thực hiện mục tiêu đào tạo đó là những con người bắt đầu ở tuổi trưởng thành, hoặc cũng có thể là những người đã qua thực tiễn công việc nhưng mới chỉ có trình độ dưới đại học, nay học đại học để nâng cao trình độ. Ngày nay, nguồn vào học bậc đại học có trình độ học vấn tương đối đồng đều là phổ thông trung học, lại sống trong thời đại toàn cầu hoá, thông tin bùng nổ, có kiến thức chung và hiểu biết xã hội nhiều hơn so với những năm trước. Do đó, để người giảng viên khoa học xã hội nhân văn bậc đại học đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nói trên, thì rõ ràng không chỉ bằng hành trang được cung cấp sau vài năm đào tạo chuyên ngành và nghiệp vụ sư phạm. Mà cái cốt lõi là với vốn liếng đã được tích lũy, người giảng viên phải biết nhân lên trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu để tạo cho mình một bản lĩnh chính trị, đức độ và năng lực tương xứng với danh hiệu “kỹ sư tâm hồn”. Đồng thời, mỗi giảng viên phải thuận theo yêu cầu phát triển nhân cách và nhu cầu, nguyện vọng của đối tượng đào tạo, phù hợp với sự vận động phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Các thế hệ giảng viên khoa học xã hội nhân văn của các trường đại học trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, đã tạo được truyền thống tự đào tạo, tự bồi dưỡng và đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung của đất nước. Mặc dù vậy, do 563
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 sự tác động của chính điều kiện kinh tế - xã hội, nhất là mặt trái của cơ chế thị trường, một bộ phận giảng viên nói chung và giảng viên khoa học xã hội nhân văn nói riêng chưa thật sự hoàn thành tốt chức năng nhà giáo. Thậm chí, một số giảng viên chạy theo thị hiếu xã hội mà thiếu tinh thần tự đào tạo, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức liên ngành, có biểu hiện vụ lợi, suy thoái về phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống: “Gần đây một số ít nhà giáo đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức làm ảnh hưởng không nhỏ đến danh dự và uy tín của nghề dạy học, gây dư luận xấu, giảm sút niềm tin của nhân dân đối với đội ngũ nhà giáo.” [6]. Chính các biểu hiện này đã tác động trực tiếp không chỉ đến chất lượng đội ngũ giảng viên, mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học các môn khoa học xã hội nhân văn. Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI đã chỉ rõ: “Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bất cập về chất lượng, số lượng và cơ cấu; một bộ phận chưa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí vi phạm đạo đức nghề nghiệp” [2, tr.117]. Để khắc phục các hạn chế nói trên về chất lượng đội ngũ giảng viên và phát huy truyền thống tự đào tạo, tự bồi dưỡng của họ, trong điều kiện có những thuận lợi cũng như khó khăn đan xen, đòi hỏi người giảng viên khoa học xã hội nhân văn ở bậc đại học phải phấn đấu tự đào luyện mình, vượt qua những khó khăn, thách thức trong thực hiện chiến lược phát triển nguồn lực con người của Đảng, Nhà nước ta đã đề ra. Mà kết quả của chiến lược đó là tổng hợp của chiến lược giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và xây dựng nền văn hoá mới trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng về bản lĩnh, đức độ, năng lực, nghiệp vụ để có thể đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người phải trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi giảng viên khoa học xã hội nhân văn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình. Lênin khuyên chúng ta: “Học, học nữa, học mãi”. Mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người huấn luyện lại càng phải ghi nhớ hơn ai hết. Người huấn luyện nào tự cho là mình đã biết đủ cả rồi, thì người đó dốt nhất.” [8, tr.356]. Tuy có đặc điểm, bước đi riêng của mỗi giảng viên, với kết quả cao, thấp khác nhau, nhưng có thể nêu lên một số giải pháp cơ bản sau đây để nâng cao chất lượng tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn bậc đại học: Thứ nhất, kết hợp chặt chẽ các hoạt động giảng dạy, tự học tập và nghiên cứu khoa học. Đương nhiên, giảng viên dù ở ngành nào thì chức năng chủ yếu là giảng dạy, đây chính là nội dung nhằm thực hiện chức năng trung tâm của từng nhà trường. Giảng viên giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn, cốt lõi là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, trong đó có bộ phận quan trọng (thường một số giảng viên không quan tâm đúng mức) là học thuyết, đường lối, phương pháp phân tích đánh giá và giải quyết công việc trong thực tiễn. Do đó, giảng viên chẳng những phải thuần thục nội dung, hiểu biết đúng bản chất vấn đề được thể hiện trong mỗi giáo trình, mỗi chủ đề, mà còn phải biết tiếp cận các phương pháp tiên tiến chung và riêng của từng bộ môn, để truyền thụ, cung cấp và định hướng hình thành 564
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 phẩm chất, năng lực của sinh viên đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, phải thông suốt trong thực hiện phương châm “lý luận liên hệ với thực tế”, “lý thuyết đi đôi với thực hành” và đối với mỗi bộ môn, không nên gò ép mà cũng không hời hợt trong dạy học. Để hoàn thành nhiệm vụ đó, đòi hỏi giảng viên phải “biết mười, dạy một”. Do vậy, giảng viên phải quan tâm đặc biệt đến học tập, làm giàu kiến thức của mình về nhiều mặt, từ lý luận cơ bản, chuyên ngành, liên ngành… đến thực tiễn đời sống xã hội, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng chung của đối tượng đào tạo. Cần kiên trì nghiên cứu tác phẩm kinh điển. Đọc một vài lần các tác phẩm chủ yếu có thể chưa nắm hết tinh thần, bởi mỗi lần đọc đều có sự chi phối của nhu cầu khám phá, cho nên có thể bỏ qua những tư tưởng quan trọng mà ở lần đọc sau với nhu cầu mới lại nổi lên, rất hiện thực. Một ví dụ là, xưa nay nói về giai cấp và đấu tranh giai cấp, chúng ta mới tiếp thu kinh điển về nguồn gốc của giai cấp là chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp là những tập đoàn người khác nhau về địa vị xã hội trên ba mặt: quan hệ đối với sở hữu tư liệu sản xuất, đối với quản lý sản xuất và phần sản phẩm được phân phối. Vì vậy, tư duy về giai cấp tư sản ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, rất lâu chúng ta mới tìm ra lối thoát lý luận để biện minh cho thực tế có thể phát triển kinh tế tư bản tư nhân mà không tạo ra giai cấp tư sản đối trọng của Đảng Cộng sản cầm quyền. Nếu chúng ta đọc lại tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, một luận điểm bị bỏ qua, thậm chí hầu như ít ai để ý đến khi nghiên cứu về giai cấp, đã gợi mở, làm sáng tỏ khúc mắc trên đây. Đó là: những cá nhân riêng lẻ tập hợp lại thành giai cấp có những điểm giống nhau về lợi ích, về tâm lý, nhưng điểm cơ bản nhất là khi họ có kẻ thù chung để chống lại. Vậy lẽ nào những chủ doanh nghiệp Việt Nam ra đời và phát triển từ đường lối đổi mới của Đảng, dưới sự quản lý của Nhà nước của dân, do dân, vì dân lại coi Đảng và Nhà nước là kẻ thù phải tổ chức lực lượng để chống lại? Mặt khác, để làm giàu tri thức về đời sống xã hội, giảng viên khoa học xã hội nhân văn càng cần phải tìm đọc những công trình nghiên cứu về lĩnh vực giảng dạy của mình, kể cả tác giả mác xít và tác giả ngoài mác xít. Cũng không nên kiêng kị đọc các tài liệu phản diện. Bởi lẽ, ở những tài liệu này, buộc chúng ta phải vận dụng tư duy lý luận để phản bác lại và có khi từ đó, chúng ta phát triển sáng tạo hơn nữa tư duy lý luận của chúng ta. Cần nhớ rằng, không phát triển tư duy lý luận của mình thì không tự bảo vệ được bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng, dễ bị các thế lực thù địch làm khuynh đảo phải trái, dẫn đến bi quan, dao động và mất phương hướng chính trị. Ngoài ra, ngoại ngữ phải được coi là công cụ của giảng viên làm giàu vốn tri thức. Hiện tại, đây đang là vấn đề bức bách của không chỉ các tiến sĩ, giáo sư nói chung và đội ngũ giảng viên khoa học xã hội nhân văn nói riêng. Bởi lẽ, nếu đội ngũ giảng viên của chúng ta, có đủ vốn kiến thức về ngoại ngữ để tiếp cận thông tin khoa học từ nước ngoài và công bố ý tưởng, công trình khoa học của mình ra thế giới, thì điều đó còn góp phần làm gia tăng tính thuyết phục trong dạy học và đóng góp tiếng nói trên mặt trận tư tưởng lý luận. Thêm vào đó, giảng dạy và học tập chỉ đạt được chất lượng tốt khi giảng viên nhận thức được tính tất yếu của hoạt động nghiên cứu khoa học và chủ động tiến 565
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 hành. Bởi vì, ở bậc đại học, việc giảng dạy không còn là kiểu truyền thụ kiến thức đơn điệu theo kiểu thầy đọc, trò ghi mà là sự định hướng các vấn đề cần nghiên cứu, làm sáng tỏ cho người học phải đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, nghiên cứu luận giải. Hay quá trình dạy học ở bậc đại học phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Kinh nghiệm chỉ rõ, nghiên cứu khoa học đối với giảng viên là một hoạt động tự nhiên, bởi giảng viên không thể không nghiên cứu trong luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn đủ sức thuyết phục người học, trước hết trong phạm vi bài giảng. Nếu sớm nhận thức được chức năng, vai trò của nghiên cứu khoa học, tác dụng của nghiên cứu khoa học đối với bồi dưỡng bản lĩnh chính trị, đức độ, năng lực của mình thì ngay khi vào nghề, giảng viên đã kết hợp với công tác giảng dạy vừa phục vụ cho công tác giảng dạy, vừa từng bước nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học. Nên giảng viên cần nắm được nghiên cứu khoa học có những hình thức như sau: nghiên cứu, luận giải những nội dung của các bài giảng phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ ngành giáo dục đào tạo ở mỗi giai đoạn khác nhau; viết những bài báo, thông tin khoa học giải đáp thắc mắc của sinh viên cũng như thực tiễn xã hội đặt ra; viết tiểu luận vận dụng lý luận giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực tiễn; viết luận văn tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận; thực hiện độc lập hoặc tham gia công trình khoa học các cấp. Vì thế, nghiên cứu khoa học phải thực sự là một yêu cầu không thể thiếu với mỗi giảng viên, nó đòi hỏi tính đảng cao mà trước hết là đóng góp quan trọng cho nâng cao chất lượng giáo dục và trí tuệ, phẩm chất, nhân cách nhà giáo. Giảng viên cần nhận thức rõ giá trị đích thực đó của nghiên cứu khoa học đối với bản thân, để xác định nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ thiết yếu của mình, phải luôn đặt nó song hành với công tác dạy học và tự học tập. Thứ hai, mô phạm là phẩm chất đặc thù của nhà giáo, đặc biệt là trong ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đối với đội ngũ nhà giáo khoa học xã hội và nhân văn, trước hết là những giảng viên bộ môn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng, thì sự mô phạm không chỉ hàm nghĩa gương mẫu về đạo đức, lối sống, mà còn thể hiện ở sự nêu gương về tự đào tạo, tự bồi dưỡng đạt tới tầm cao, độ sâu lý luận và tính đảng; tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, kiên định lập trường, phương pháp, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tính sáng tạo cao, không rơi vào cực đoan bảo thủ hoặc đổi mới vô nguyên tắc, thậm chí giáo điều hoặc xét lại. Người ta có thể cảm nhận sự mô phạm của người giảng viên ở sự thống nhất giữa nói và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh - một tấm gương nhà giáo vĩ đại và cũng là một tấm gương sáng ngời về tự học, tự đào tạo, tự bồi dưỡng. Và quá trình dạy học, người học luôn giám sát việc thể hiện nội dung diễn giảng qua hành vi của giảng viên trong cuộc sống. Nói tổng quát, sinh viên luôn soi xét người giảng viên về thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận có thống nhất với nội dung truyền thụ và định hướng hay không. Ở điểm này, người giảng viên cần nói không với mọi biểu hiện “nói một đằng, làm một nẻo”, khiến thiên hạ đàm tiếu “hãy làm như tôi nói, đừng làm theo tôi làm”. 566
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 Một góc độ khác của sự thống nhất nói và làm tác động trực tiếp đến việc học tập của sinh viên, đó chính là hoạt động giảng dạy. Giảng bài là “làm”, là hành động của giảng viên. Nói, phát ngôn để truyền thụ kiến thức, định hướng nghiên cứu, thông qua đó giáo dưỡng tư tưởng, tình cảm cách mạng cho sinh viên, bao gồm cả nội dung và phương pháp diễn giảng. Việc làm này tốt thì những nội dung truyền thụ, gợi mở và định hướng nghiên cứu của giảng viên đối với tự học của học viên như đào sâu, nghĩ kỹ, liên hệ, vận dụng bản thân sát với sự vận động, phát triển của đời sống xã hội và yêu cầu cương vị đảm nhiệm sau khi ra trường… mới thực sự hiệu nghiệm. Bài giảng hời hợt, thiếu tính lý luận, tính thực tiễn, tính chiến đấu và tính định hướng sẽ phản tác dụng đối với hướng dẫn, chỉ đạo của giảng viên về bài mình giảng. Do đó, chuẩn bị một bài giảng rõ ràng phải là một sự “lao tâm, khổ tứ” và diễn giảng phải xác định là một nghệ thuật để không ngừng trau dồi, hoàn thiện nhằm ngang tầm với vị trí, vai trò, uy tín người giảng viên, cũng như làm thỏa mãn, lôi cuốn và định hướng sinh viên trong quá trình giáo dục. Nếu không làm được như thế thì giảng viên khó đứng vững được trên bục giảng để trọn vẹn với sự nghiệp “trồng người” mà bản thân mình đã xác định gắn bó. Thứ ba, trung thực, thẳng thắn, dũng cảm và trầm tĩnh vượt qua mọi thách thức trên các chặng đường hành nghiệp. Cuộc đời làm nhà giáo không phải luôn luôn suôn sẻ, bình lặng trong quan hệ thầy trò. Càng không phải: đến giờ, lên lớp; hết giờ, ra về. Như một lẽ tự nhiên, quá trình hành nghiệp của mỗi giảng viên có không ít khúc mắc xảy ra. Các khúc mắc đó có phần do nhược điểm, khuyết điểm, chủ quan và cũng có phần do những tác động của các nguyên nhân khách quan. Thậm chí có những khúc mắc bản thân cá nhân người giảng viên bất khả kháng trong giải quyết. Thực tế, việc xếp ngạch bậc cho giảng viên gắn với mức chi trả tiền lương cho giảng viên hiện nay chưa thật tương xứng với công sức và tâm huyết của họ. Ngoài ra, chế độ thông tin cho giảng viên, nhất là tài liệu phản diện, tài liệu mới cũng hạn chế, trong khi đó, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi giảng viên phải có tính chiến đấu cao trên mặt trận tư tưởng lý luận. Nếu để bị chi phối về những vấn đề lợi ích, dẫn đến không say sưa, tâm huyết với nghề nghiệp, thì giảng viên cũng dễ dàng từ giã, xin chuyển công tác khác hoặc xin chuyển ra ngoài ngành. Vì vậy, nó đòi hỏi mỗi giảng viên phải tự trau dồi cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn kiên định với đường lối, quan điểm của Đảng và sự nghiệp đổi mới, hội nhập quốc tế của đất nước. Bất kỳ một sự dao động hay bi quan trước cuộc sống của giảng viên đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học. Vấn đề quan trọng hơn là những khúc mắc xảy ra về nội dung giảng dạy, nghiên cứu. Như trên đã nói, giảng viên phải giải quyết thường xuyên mối quan hệ giữa kiên định và sáng tạo, để không rơi vào các khuynh hướng bảo thủ hoặc đi chệch nguyên tắc. Nếu các nhà lãnh đạo về quản lý giáo dục thông suốt lời nói của Mác “không có con đường vương giả cho khoa học” và thông thoáng trong chỉ đạo, chấp nhận có xác suất sai lầm được phép trong nghiên cứu khoa học, thì giảng viên thoải mái trong hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra cho sự tự đào tạo, tự bồi dưỡng của giảng viên khoa học xã hội nhân văn không chỉ phải chấp hành kỷ luật phát ngôn, chỉ được nói theo nghị 567
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC HUẾ 2017 quyết của Đảng và những ý tưởng khoa học đã được kết luận, mà còn phải dũng cảm, trung thực nói lên tiếng nói của mình dựa trên căn cứ khoa học, xác đáng. Tuy vậy, trong thực tế đã xảy ra không ít những hiện tượng “chụp mũ”, quy kết quan điểm có ý kiến đề xuất mới dù chỉ mới trong nghiên cứu, không phù hợp với tư tưởng chỉ đạo chính thống. Trong những trường hợp đó, bản lĩnh của người giảng viên là phải hết sức bình tĩnh suy xét, nghiên cứu, phân tích, đánh giá nhiều góc độ khía cạnh của vấn đề. Từ đó, có cách thức xử lý đúng nguyên tắc, quy trình cũng như yêu cầu của hoạt động chuyên môn. Mỗi giảng viên cần rèn luyện sự dũng cảm trong giữ vững ý kiến của mình nếu tự nhận thấy đầy đủ căn cứ khoa học và cách mạng để khẳng định. Đồng thời, mỗi giảng viên phải trung thực, thẳng thắn với tổ chức và với bản thân, không vì một áp lực nào của quyền uy hoặc của lợi ích cá nhân mình mà thay đổi chính kiến. Song với những vấn đề này, giảng viên không nên chỉ dừng lại ở đưa ra chính kiến mà còn phải suy ngẫm lại, thấy ý kiến mình sai lầm hoặc chưa chuẩn xác, thì cũng trung thực, thẳng thắn loại bỏ hoặc điều chỉnh lại tư duy. 3. KẾT LUẬN Tự đào tạo, tự bồi dưỡng của đội ngũ giảng viên nói chung, và giảng viên khoa học xã hội nhân văn nói riêng là vấn đề mang tính tất yếu để nâng cao chất lượng dạy học. Điều đó cũng chính là nhằm đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo ở bậc đại học, để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế. Vì vậy, một số giải pháp đưa ra trong bài tham luận này dù đã có sự cố gắng trong nghiên cứu song chỉ là những vấn đề mang tính tham khảo. Cái cốt lõi nhất chính là mỗi giảng viên phải nhận thức đúng việc tự đào tạo, tự bồi dưỡng và không ngừng tự học, tự rèn vươn lên xứng đáng với danh hiệu nhà giáo của một dân tộc vốn đề cao “tôn sư trọng đạo”. Và điều đó cũng chính là quán triệt và thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhằm chấn hưng nền giáo dục nước nhà trong tình hình mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS Vũ Thế Dũng, “Giảng viên đại học - Anh là ai?”, www.oisp.hcmut.edu.vn/ component/content/article.html?id=169:vai-suy... [2] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2013. [3] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội, 2016. [4] Lê Duy - Linh Phúc, “Nâng cao chất lượng cán bộ giảng viên”, http://www.cdbt.edu.vn/ bvct/chi-tiet/44/nang-cao-chat-luong-giang-day-cua-doi-ngu-giang-vien.html [5] ThS Đinh Thị Hà, “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, dangcongsan.vn/.../mot-so-giai-phap-nang-cao-chat...can-bo-392204.html. [6] ThS Nguyễn Thanh Hải - ThS Nguyễn Văn Công, “Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo”, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-Kinhnghiem/2014/7170/ Nang-cao-chat-luong-doi-ngu-nha-giao.aspx. 568
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017 [7] TS. Nguyễn Hữu Lam, “Phát triển năng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong các Trường Đại học, và Cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ tri thức”, http://www.cemd.ueh.edu.vn/?q=article/ph%C3%A1t. [8] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 6. [9] ThS Lê Thị Phương Nam - ThS Hoàng Văn Lợi, “Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên đại học giai đoạn 2010 - 2015”, http://vnclp.gov.vn/ ct/cms/Lists/DeTaiNghienCuu/View_Detail.aspx?ItemID=66. Title: SOLUTIONS TO IMPROVE SELF-TRAINING, SELF-FOSTERING OF SOCIAL SCIENCE AND HUMANITIES LECTURES Abstract: Self-training and self-fostering are the basic and principal demands for teaching staff who have been working in Social Science and Humanity faculty. However, the quality of this training process is not good as expected, which directly affects the educational process of qualified human resources for our country due to some reasons. Hence, the teaching staff need to perceive well and enhance the operation of self-training and self-fostering to meet the Requirements in the Furture context. Keywords: solutions, imrprove, self-training, self-fostering, lecturers, social science and humanities Thiếu tá, ThS. TRỊNH QUỐC VIỆT Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh - Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng; 124 Ngô Quyền, Hà Đông, Hà Nội; ĐT: 0485891103; 0988425019; Email: trinhviettthcm@gmail.com 569
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1