Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của trường Đại học Bạc Liêu
lượt xem 3
download
Bài viết trình bày thực trạng hoạt động khoa học công nghệ của trường Đại học Bạc Liêu; Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của trường Đại học Bạc Liêu đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ của Nhà trường trong thời gian tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của trường Đại học Bạc Liêu
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |193 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU Huỳnh uân Ph t Trường Đại học Bạc Liêu Tóm tắt : Trong những năm qua, hoạt động khoa học và công nghệ của Trƣờng Đại học Bạc Liêu còn khiêm tốn. Công trình NCKH đƣợc công bố trên các tạp chí uy tín trong và ngoài nƣớc hàng năm còn ít. Trong bài viết này, từ phân tích tình hình thực tiễn theo mô hình SWOT, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ của Nhà trƣờng trong thời gian tới. Từ khóa: Khoa học công nghệ, giải pháp, Trƣờng Đại học Bạc Liêu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hoạt động khoa học - công nghệ của trƣờng đại học là hoạt động rất quan trọng, có ý nghĩa thiết thực nhằm góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và nâng cao vị thế của nhà trƣờng với những kết quả NCKH gắn với tiềm năng phát triển KT - XH của địa phƣơng. Bài viết đề cập tới thực trạng hoạt động khoa học - công nghệ của Trƣờng Đại học Bạc Liêu, từ đó đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học - công nghệ gắn với tiềm năng của địa phƣơng. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN Việc đẩy mạnh phát triển hoạt động khoa học và công nghệ ở mỗi trƣờng đại học là vô cùng cần thiết. NCKH (NCKH) đƣợc xem là một trong hai nhiệm vụ chính của mỗi giảng viên (GV). Khẳng định vai trò của hoạt động NCKH ở các cơ sở giáo dục đại học, Văn bản Luật số 34/2018/QH14, ngày 19/11/2018, Luật sửa đổi và bổ sung một số điều luật giáo dục đại học có nêu: “Cơ sở giáo dục ại học à cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng ào tạo các trình ộ của giáo dục ại học, hoạt ộng khoa học và công nghệ, phục vụ cộng ồng” [5, tr.1]. Vấn đề NCKH cũng đƣợc đƣa ra thảo luận trong Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI và đƣợc cụ thể hóa trong Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW. Nghị quyết khẳng định: “Tăng cường năng ực, nâng cao chất ượng và hiệu quả NCKH, chuyển giao công nghệ của c c cơ sở giáo dục ại học. Gắn kết chặt chẽ giữa ào tạo và nghiên cứu, giữa c c cơ sở ào tạo v i c c cơ sở sản xuất, kinh doanh” [1]. Quyết định số 4723/QĐ-BGDĐT, ngày 20/12/2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo về Ban hành Chƣơng trình hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai Chƣơng trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026, nêu rõ “Đẩy mạnh nghiên cứu hoa học, chuyển giao công nghệ và i m i s ng tạo trong c c cơ sở gi o ục ại học” [4, tr.6].
- 194| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Hoạt động NCKH cũng đƣợc chỉ rõ trong Thông tƣ Số: 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy định chế độ làm việc của GV cơ sở giáo dục đại học. Thông tƣ chỉ rõ: “GV phải dành ít nhất 1/3 t ng quỹ thời gian làm việc trong năm học (tương ương 586 giờ hành chính) ể làm nhiệm vụ NCKH” [3]. Nhƣ vậy, NCKH là vấn đề vô cùng quan trọng, đòi hỏi mỗi GV bên cạnh công tác đào tạo còn phải tham gia mạnh mẽ vào hoạt động NCKH để tự nâng cao trình độ chuyên môn và tiếp cận những tri thức mới của nhân loại. Để đẩy mạnh hoạt động NCKH của GV, vai trò của mỗi cơ sở giáo dục đại học cần phải đƣợc phát huy và đóng vai trò thúc đẩy hoạt động NCKH của mỗi GV. 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 3.1. T ực trạn iản viên t m i làm NCKH Bảng 1: Giảng viên tham gia àm NCKH (xem [7]) 2018 2019 2020 Năm SLGV HTNV Tỷ lệ SLGV HTNV Tỷ lệ SLGV HTNV Tỷ lệ Phó giáo sƣ 0 0 0% 01 0 0% 01 0 0% Tiến sĩ 17 15 88% 16 13 81% 18 15 83% Thạc sĩ 145 56 39% 145 71 49% 143 112 78% Cử nhân 21 03 14% 13 02 15% 09 01 11% Tổng 183 74 40% 175 86 49% 171 128 75% Qua Bảng 1, thể hiện năm 2018, cho thấy chỉ có 40% GV, năm 2019 có 49% GV và năm 2020 có đến 75% GV hoàn thành nhiệm vụ NCKH. Điều này cho thấy nhận thức của GV về NCKH còn hạn chế, khả năng nghiên cứu của GV chƣa cao. Tuy nhiên, qua Bảng 1 cũng cho ta thấy nhiệm vụ NCKH của GV từng năm có chuyển biến rõ rệt. Đặc biệt năm 2020 có 75% số GV hoàn thành nhiệm vụ NCKH học so với năm 2019; chỉ có 49% số GV hoàn thành nhiệm vụ NCKH điều này cho thấy khi chế độ làm việc GV từ năm học 2019-2020 có thay đổi tỉ trọng giờ NCKH đã tăng qua đó kích thích GV hoàn thành nhiệm vụ NCKH. Cụ thể, đến thời điểm năm học 2018-2019, tỉ lệ giờ giảng dạy và giờ NCKH của GV là 150 tiết/270 tiết (tỉ lệ 55.56%) và từ năm học 2019-2020, tỉ lệ này đƣợc nâng lên 200 tiết/250 tiết (tỉ lệ 80%). Mặt khác, việc xét thi đua, phúc lợi và đánh giá viên chức so với trƣớc đây chỉ xem xét việc thực hiện giờ dạy của GV, còn NCKH chỉ là cơ sở để xét danh hiệu Chiến sĩ thi đua hoặc khen thƣởng. Tuy nhiên, từ năm học 2019-2020 thì NCKH là một trong ba tiêu chí để xét viên chức hoàn thành nhiệm vụ, xét phúc lợi. Từ phân tích trên cho thấy khi nhà trƣờng điều chỉnh cơ chế hoạt động NCKH thì tác động mạnh mẽ đến việc NCKH của GV. Cũng trong Bảng 1 cho thấy việc GV có học hàm, học vị chƣa thực sự làm tốt công tác NCKH thể hiện có gần 20% số tiến sĩ chƣa hoàn thành nhiệm vụ NCKH.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |195 3.2. Kin p í cho iản viên làm n iên cứu o ọc Trƣờng Đại học Bạc Liêu là trƣờng đại học trực thuộc tỉnh không đƣợc hƣởng kinh phí NCKH từ Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nguồn kinh phí NCKH của trƣờng chủ yếu lấy từ nguồn kinh phí NCKH từ tỉnh và trích một phần nguồn kinh phí tự chủ của nhà trƣờng; do vậy nguồn kinh phí đầu tƣ cho công tác NCKH của nhà trƣờng còn gặp nhiều khó khăn bởi vì Bạc Liêu là một tỉnh nhỏ, Trƣờng Đại học Bạc Liêu tự chủ một phần kinh phí hoạt động cho nên đòi hỏi giảng viên phải năng động tìm nguồn tài trợ và tham gia vào các dự án NCKH của trƣờng trực thuộc Bộ Giáo dục & Đào tạo, nguồn kinh phí các Sở ban ngành, huyện, thị và doanh nghiệp của địa phƣơng để làm NCKH. Tuy nhiên với sự nỗ lực của nhà trƣờng thì kinh phí NCKH của Trƣờng từng bƣớc đƣợc nâng lên hàng năm thể hiện theo Bảng 2. Bảng 2: Kinh phí hoạt ộng NCKH giai oạn 2018-2020 (xem [7]) Đơn vị: Đồng Kinh phí Kinh phí Tổng Tổng số Năm Tỉ lệ/GV nhà nƣớc XH hóa kinh phí GV 2018 230.000.000 200.000.000 430.000.000 184 2.336.957 2019 312.000.000 247.000.000 559.000.000 175 3.194.286 2020 412.000.000 358.000.000 770.000.000 171 4.502.924 Theo Bảng 2 ta thấy, mặc dù kinh phí hàng năm có tăng, tuy nhiên vẫn còn hạn chế vì đội ngũ GV làm nhiệm vụ NCKH đông; hơn nữa các đề tài cấp cơ sở và cấp trƣờng kinh phí không quá 30.000.000đ trên một đề tài, kinh phí nhƣ vậy là thấp. Chỉ đủ để GV thực hiện các nghiên cứu nhỏ lẻ; do vậy không thể có những đề tài mà nội dung nghiên cứu có thể đƣợc chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp, các địa phƣơng. Hơn nữa do kinh phí hạn hẹp, cơ sở vật chất còn hạn chế mà đòi hỏi GV phải hoàn thành nhiệm vụ NCKH hàng năm cho nên hàm lƣợng khoa học của các đề tài chƣa cao, do vậy chƣa có những đề tài nổi bật để chuyển giao phục vụ cộng đồng. 3.3. Côn bố ết quả NCKH Kết quả NCKH của GV Trƣờng Đại học Bạc Liêu giai đoạn 2018-2020 thể hiện theo Bảng 3, cụ thể nhƣ sau: Bảng 3: Công ố NCKH giai oạn 2018-2020 (xem [7]) Đề tài các cấp Bài báo khoa học Dự án Năm Trong Tổng Bộ Tỉnh Cơ ở Trƣờng KHCN Quốc tế nƣớc 2018 0 0 1 10 2 57 7 77 2019 0 1 1 11 3 60 10 86 2020 0 0 2 16 6 90 15 129
- 196| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Qua Bảng 3 cho thấy Trƣờng Đại học Bạc Liêu chƣa đăng ký thành công đề tài cấp Bộ, cấp vùng Tây Nam bộ; đề tài cấp tỉnh còn khiêm tốn. Số công bố khoa học trên tạp chí quốc tế, đặc biệt trong hệ thống ISI và Scopus chƣa nhiều. Việc thực hiện đƣợc liên kết trong nghiên cứu với doanh nghiệp, các địa phƣơng trong tỉnh còn hạn chế; trong giai đoạn 2018-2020 chỉ liên kết với 01 doanh nghiệp trong NCKH, vì thế chƣa huy động đƣợc các nguồn lực khác ngoài kinh phí của Tỉnh cấp và của nhà trƣờng cân đối cho NCKH hàng năm. Tuy nhiên các đề tài của GV nhà trƣờng thực hiện trong thời gian đã chuyển giao công nghệ cho các bộ phận trong nhà trƣờng và các vùng lân cận của Trƣờng Đại học Bạc Liêu, cụ thể nhƣ sau: - 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục đã cung cấp luận cứ thực tiễn góp phần thiết thực trong việc hoàn thiện phƣơng pháp, phƣơng tiện giảng dạy, học tập, quản lý góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lƣợng đào tạo của Trƣờng. - 03 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội đã cung cấp luận cứ thực tiễn cho việc cải thiện cuộc sống ngƣời dân vùng nông thôn, khắc phục ảnh hƣởng dƣới tác động của biến đổi khí hậu; giữ gìn bản sắc văn hóa địa phƣơng. - 02 đề tài thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên đã góp phần ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, học tập, quản lý của nhà trƣờng. - 04 đề tài thuộc lĩnh vực nông nghiệp đã cung cấp luận cứ thực tiễn trong việc tìm tòi các mô hình nuôi, trồng hiệu quả; điều tra tình hình dịch bệnh ở địa phƣơng. Khi đối sánh với Trƣờng Đại học Trà Vinh (số liệu trong Bảng 4) thì việc công bố NCKH của Trƣờng Đại học Bạc Liêu còn quá khiêm tốn, điều này đòi hỏi cán bộ, GV Trƣờng Đại học Bạc Liêu cần phải nỗ lực nhiều hơn. Bảng 4: Công ố NCKH của Trường ại học Trà Vinh giai oạn 2018-2020 Đề tài các cấp Dự án Bài báo quốc tế Năm Nhà nƣớc Bộ Tỉnh Trƣờng KHCN Tổng ISI/SCOPUS 2018 2 1 3 30 7 57 7 2019 1 1 3 32 11 60 10 2020 1 1 4 38 15 90 15 TỔNG 4 3 10 100 33 (Nguồn: Phòng Quản ý Khoa học và Hợp t c Quốc tế Trường Đại học Trà Vinh) Mặc dù Trƣờng Đại học Trà Vinh là trƣờng trực thuộc địa phƣơng nhƣng đội ngũ và cơ sở vật chất của Trƣờng Đại học Trà Vinh gấp nhiều lần so với Trƣờng Đại học Bạc Liêu. Hiện nay, Trƣờng Đại học Trà Vinh cũng là một trong các trƣờng đại học nằm trong tốp đầu của cả nƣớc và đang tự chủ tài chính. Qua đây cho thấy nếu tỉnh có đầu tƣ thích đáng và sự quyết tâm của đội ngũ cán bộ, GV vẫn làm tốt sứ mệnh hoạt động khoa học và công nghệ của một trƣờng đại học.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |197 Mặc dù tình hình NCKH còn nhiều bất cập và hạn chế, công tác NCKH của Trƣờng Đại học Bạc Liêu đã đạt đƣợc một số mặt đáng kể nhƣ: tạo đƣợc chuyển biến trong hoạt động NCKH, hội thảo, công bố khoa học trong nƣớc, quốc tế, gắn kết đào tạo và NCKH ngày càng phát triển. - ệ iản i n NCKH - ôn ố o ọc - n ác đối i m + Tỉ trọng giờ NCKH với giờ giảng dạy từng bƣớc đƣợc tăng lên từ 55.56% lên 80% + Kinh phí dành cho NCKH mỗi năm đƣợc bổ sung
- 198| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOẠT ĐỘNG KHCN CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BẠC LIÊU 4.1. Phân tích bối cảnh ố c trong ớc Theo kết luận của Phó Thủ tƣớng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp định hƣớng nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ giai đoạn 2021-2025 vào ngày 30/4/2021, về KHCN có các nội dung sau: - Xác định, quy hoạch lại hệ thống cơ sở NCKH và công nghệ của Việt Nam trong thời kỳ mới, ngoài hai Viện Hàn lâm: Khoa học và Công nghệ Việt Nam và Khoa học xã hội Việt Nam, hai Đại học Quốc gia: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, các Viện nghiên cứu trực thuộc bộ, ngành..., cần đặc biệt lƣu ý đến các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu thuộc doanh nghiệp. - Có chính sách, giải pháp để đại học thực sự trở thành các trung tâm NCKH và công nghệ. Quyết định số 4723/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 12 năm 2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo “Ban hành Chƣơng trình hành động của Bộ Giáo dục & Đào tạo triển khai Chƣơng trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2025” đã nêu “Đ i m i phương thức, nâng cao hiệu quả ầu tư cho nghiên cứu hoa học và chuyển giao công nghệ, tạo ra sản phẩm trí tuệ, s ng tạo; thúc ẩy mạnh mẽ nghiên cứu hoa học, hởi nghiệp, i m i, s ng tạo trong c c cơ sở gi o ục ại học” [4, tr.8]. ố c trong tỉnh Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 có nêu “Tăng cường iên ết giữa Trường Chính trị Châu Văn Đặng, Trường Đại học Bạc Liêu và c c trường cao ẳng v i c c học viện, trường ại học có uy tín trong nư c nh m ào tạo ội ngũ c n ộ hoa học công nghệ trình ộ cao, nhất à những ĩnh vực ang à thế mạnh của Bạc Liêu hiện nay” [2, tr.97]. Trong kế hoạch của UBND Tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện chƣơng trình hành động số 02 CTr/TU ngày 13/11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025 có nêu “Quan tâm ầu tư cho Trường Đại
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |199 học Bạc Liêu và c c trường cao ẳng nh m ào tạo ội ngũ c n ộ hoa học và công nghệ trình ộ cao, nhất à những thế mạnh của Bạc Liêu hiện nay” [8, tr.13]. 4.2. Cơ ội – thách thức 4.2.1. Cơ h i - Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bạc Liêu lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã nêu: “Nâng cao chất ượng, ph t triển gi o ục và ào tạo chất ượng cao; ẩy mạnh ứng ụng hoa học và công nghệ trên c c ĩnh vực…” [2, tr.96]. - Trong kế hoạch của UBND tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện chƣơng trình hành động số 02 CTr/TU ngày 13/11/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện Nghị quyết đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025 có nêu: “ u tiên chuyển giao c c ứng ụng c c tiến ộ hoa học ỹ thuật vào ph t triển inh tế, văn hóa, xã hội: trong ó, ấy Trường Đại học Bạc Liêu àm ầu mối chính s ch trong c c hoạt ộng hoa học công nghệ…” [2, tr.16]. - UBND Tỉnh Bạc Liêu ký hợp tác toàn diện với Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Cần Thơ, qua đó các trƣờng thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ hỗ trợ cho Trƣờng Đại học Bạc Liêu trong NCKH. - Tỉ trọng giờ NCKH của GV của Trƣờng Đại học Bạc Liêu trong tổng thể nhiệm vụ của giảng viên tƣơng đối cao đã khuyến khích cho giảng viên làm NCKH. 4.2.2. Thách th c - Trƣờng Đại học Bạc Liêu trực thuộc UBND tỉnh nên không đƣợc hƣởng các chính sách hỗ trợ trong phát triển khoa học công nghệ của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Trong khi đó, việc đầu tƣ nguồn lực của Tỉnh cho nhà trƣờng trong hoạt động KHCN chƣa đúng mức; - Môi trƣờng hợp tác trong KHCN giữa nhà trƣờng với các địa phƣơng trong tỉnh cũng nhƣ các trƣờng đại học khác trong khu vực chƣa phát triển; - Tỉ trọng GV có học hàm, học vị chƣa nhiều, cho nên thƣơng hiệu nhà trƣờng đối với các cơ quan, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chƣa cao; do vậy chƣa thu hút doanh nghiệp liên kết, đầu tƣ kinh phí cho hoạt động KHCN. 4.3. Điểm mạnh – điểm yếu 4.3.1. Đ m m nh - Nguồn nhân lực đƣợc tăng cƣờng, các GV trẻ hoàn thành chƣơng trình tiến sĩ trong và ngoài nƣớc trở về công tác đang góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực NCKH; - Địa bàn nghiên cứu quen thuộc, gần gũi và thuận tiện cho việc đi lại để nghiên cứu thực tiễn; - Nhà trƣờng có chế độ khuyến khích lƣơng tăng thêm hàng tháng đối với GV có học hàm, học vị từ tiến sĩ trở lên. 4.3.2. Đ m yếu - Cơ sở vật chất chƣa tƣơng xứng, chƣa huy động đƣợc các nguồn kinh phí cho hoạt động NCKH ngoài nguồn của tỉnh cấp;
- 200| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo - Còn thiếu nhà khoa học đầu ngành, có kinh nghiệm trong NCKH để chuyển giao công nghệ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phƣơng; - Môi trƣờng NCKH chƣa hấp dẫn đối với GV, hoạt động KHCN chƣa mang lại nguồn thu cho giảng viên và cho nhà trƣờng. 4.4. Một số iải p p phát triển hoạt độn KHCN củ Trƣờn Đại ọc Bạc Liêu Để hoạt động KHCN thực hiện gắn kết chặt chẽ với việc nâng cao chất lƣợng đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển, phù hợp với sứ mệnh và chiến lƣợc phát triển KHCN của Nhà trƣờng, với định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng và vùng Bán đảo Cà Mau. Với thực trạng việc NCKH của GV Trƣờng Đại học Bạc Liêu và trên cơ sở phân tích mô hình SWOT, chúng tôi mạnh dạn đƣa ra một số giải pháp sau: 4.4.1. ự c ếđ c s c ế c , đ lực c là NCKH Biện pháp này nhằm xây dựng môi trƣờng NCKH tạo điều kiện cho GV đóng góp những kinh nghiệm, kỹ năng và tri thức của mình vào việc thực hiện nhiệm vụ NCKH, góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển của địa phƣơng nói riêng và vùng bán đảo Cà Mau nói chung. Để tiến hành biện pháp này chúng ta cần có những biện pháp cụ thể nhƣ sau: - Tiếp tực giữ vững tỉ trọng giờ NCKH và giờ giảng dạy trong chế độ làm việc của GV. - Hoàn thiện, ban hành văn bản quản lý KHCN và các chính sách hỗ trợ cán bộ, GV làm NCKH và xây dựng, ban hành quy định về việc công bố bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học trong danh mục ISI/Scopus. - Điều chỉnh, bổ sung quy định về hoạt động sở hữu trí tuệ, hƣớng dẫn cán bộ, GV đăng ký bản quyền sỡ hữu trí tuệ, phát minh, sáng chế, chuyển giao, thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu thuộc đề tài KHCN các cấp. 4.4.2. Tă c ng cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ NCKH Biện pháp này nhằm tăng cƣờng các điều kiện, cơ sở vật chất, kinh phí phù hợp với tình hình thực tế nhằm phục vụ tốt cho việc NCKH của GV. Để tiến hành biện pháp này ta cần có các bƣớc thực hiện nhƣ sau: - Tiếp tục tranh thủ nguồn kinh phí NCKH của Tỉnh và trích một phần nguồn tài chính thu từ học phí, dịch vụ,… của Nhà trƣờng cho công tác NCKH. - Khai thác hiệu quả cơ sở vật chất, các phòng thí nghiệm phục vụ cho NCKH; xây dựng cơ chế và khuyến khích chia sẻ tài nguyên phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu và đào tạo; xây dựng phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ cho khoa học công nghệ. - Đẩy mạnh NCKH với các địa phƣơng trong tỉnh và vùng Bán đảo Cà Mau để tranh thủ nguồn kinh phí NCKH. - Khuyến khích, tạo điều kiện cá nhân, và các khoa mở rộng quan hệ tìm kiếm các dự án NCKH. - Tạo điều kiện cho cán bộ, GV tham dự và báo cáo tại các hội thảo khoa học trong nƣớc và quốc tế.
- Kỷ yếu hội thâo phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phù hợp với tiềm năng của địa phương và khu vực |201 4.4.3. Hình thành các nhóm nghiên c u liên ngành với nhi m vụ nghiên c u, đề xuất, tham gia các đề tài tr ng đ m cấp tỉnh, cấp vùng và cấp b Để khắc phục tình hình Trƣờng Đại học Bạc Liêu còn thiếu nhiều GV có chuyên môn sâu và học hàm, học vị chúng ta thực hiện các bƣớc nhƣ sau: - Xây dựng các chƣơng trình nghiên cứu của Nhà trƣờng mang tính liên ngành, theo hƣớng chƣơng trình KHCN trọng điểm của vùng, tỉnh. Qua đó có chính sách mời gọi GV của các trƣờng đại học có uy tín tham gia vào các vào chƣơng trình KHCN của Nhà trƣờng. - Tiếp tục tăng cƣờng các hoạt động NCKH giữa Trƣờng Đại học Bạc Liêu với các trƣờng đại học nƣớc ngoài qua các dự án, hợp tác song phƣơng; thúc đẩy môi trƣờng học tập và trao đổi học thuật quốc tế, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, GV. - Xây dựng các cơ chế, chính sách thu hút chuyên gia nƣớc ngoài, trợ giảng, sinh viên quốc tế đến trao đổi học thuật, giảng dạy và học tập tại Trƣờng. - Giao các nhiệm vụ KHCN cho từng nhóm nghiên cứu liên ngành. - Mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp nhƣ Công ty Việt Úc, Công ty Khôi Nguyên, Công ty TMA solution, các ngân hàng, ... ở địa phƣơng trong hoạt động NCKH. - Tận dụng nguồn GV và nghiên cứu sinh đi học nƣớc ngoài để phát triển mối quan hệ với các đối tác trong xây dựng dự án, chƣơng trình nghiên cứu. 4.4.4. Đ v c NCKH l ề vớ c ố, ụ ế và s p củ NCKH Biện pháp này nhằm tạo thuận tiện cho việc ứng dụng nhanh các kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống, phát huy vai trò động lực phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng. Để làm tốt, Nhà trƣờng cần thực hiện các công việc sau: - Đặt hàng sản phẩm nghiên cứu cho các nhóm tiềm năng, đề tài KHCN cấp cơ sở trở lên có gắn với công bố quốc tế. - Tăng cƣờng hợp tác NCKH với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, nhóm nghiên cứu ngoài trƣờng; khuyến khích và hỗ trợ các công bố khoa học chung với các nhà khoa học ở nƣớc ngoài. - Phối hợp với các viện nghiên cứu, các trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc để tổ chức một số hoạt động, sự kiện KHCN (hội thảo, hội nghị, seminar chuyên đề, triển lãm, diễn đàn, trao đổi thông tin khoa học...). - Các khoa, bộ môn trực thuộc phối hợp với các viện nghiên cứu, trƣờng đại học trong và ngoài nƣớc (dựa trên biên bản hợp tác với trƣờng) tổ chức hội thảo, hội nghị, seminar chuyên đề ở cấp khoa, bộ môn trực thuộc. - Làm việc với các trung tâm chuyển giao công nghệ và địa phƣơng về kết quả đề tài có tính ứng dụng thực tiễn để chuyển giao công nghệ. - Phát triển tập san khoa học từng bƣớc chuẩn bị phƣơng án phối hợp và cộng tác của các nhà khoa học thành lập Tạp chí Khoa học của Nhà trƣờng để công bố các kết quả NCKH.
- 202| Phần II. Các trường đại học địa phương với nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trên cơ sở phân tích và đánh giá, chúng tôi đã làm rõ: chất lƣợng hoạt động NCKH của nhà trƣờng ngày đƣợc nâng lên và mang lại một số hiệu quả bƣớc đầu trong việc nâng cao năng lực NCKH của GV, phục vụ tốt cho việc nâng cao chất lƣợng giảng dạy và phục vụ cộng đồng. Tuy nhiên, hoạt động NCKH chƣa xứng tầm với tiềm năng của Trƣờng Đại Bạc Liêu, việc ứng dụng các kết quả NCKH còn hạn chế, việc tổ chức các hoạt động NCKH còn nhiều bất cập. 5.2. K uyến n ị Để Trƣờng Đại học Bạc Liêu làm tốt hơn nhiệm vụ NCKH góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo và phục vụ cộng đồng, chúng tôi khuyến nghị nhƣ sau: 5.2.1. Đố vớ Tỉ c Liêu - Nâng thêm mức kinh phí NCKH hàng năm cho Trƣờng Đại học Bạc Liêu. - Đầu tƣ phòng thí nghiệm chuyên sâu phục vụ cho NCKH thuộc lĩnh vực tiềm năng của Tỉnh đặt tại Trƣờng Đại học Bạc Liêu. 5.2.2. Đố vớ T Đ c c Liêu - Cân đối và nâng mức kinh phí hoạt động NCKH hàng năm từ nguồn thu của Trƣờng. - Làm tốt hơn nữa công tác đánh giá cán bộ dựa trên hoạt động NCKH. - Đối với các GV có học hàm vị tiến sĩ trở lên nếu không hoàn thành nhiệm vụ NCKH hàng năm, Nhà trƣờng cần thu lại nguồn lƣơng khuyến khích hàng tháng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XI (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013. [2]. Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh Bạc Liêu (2020), Văn iện Đại hội Đảng ộ Tỉnh Bạc Liêu ần thứ XVI, nhiệm ỳ 2020-2025. [3]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2020), Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 27/7/2020 quy ịnh chế ộ làm việc của GV cơ sở giáo dục ại học. [4]. Bộ Giáo dục & Đào tạo (2021), Quyết ịnh số 4723/QĐ-BGDĐT ngày 20/12/2021 Ban hành Chương trình hành ộng của Bộ Gi o ục và Đào tạo triển hai Chương trình hành ộng của Chính phủ nhiệm ỳ 2021-2025. [5]. Quốc Hội (2018); Luật số 34/2018/QH14, ngày 19 th ng 11 năm 2018 về sửa i và sung một số iều Luật gi o ục ại học. [6]. Trƣờng Đại học Bạc Liêu (2020), Quy ịnh về chế ộ làm việc ối v i GV (ban hành theo Quyết định số 694/QĐ-ĐHBL ngày 01 tháng 12 năm 2020). [7]. Trƣờng Đại học Bạc Liêu (2020), Kế hoạch khoa học công nghệ Trường Đại học Bạc Liêu giai oạn 2021-2025. [8]. UBND tỉnh Bạc Liêu (2020), Kế hoạch của triển khai thực hiện chương trình hành ộng số 02 CTr/TU ngày 13/11/2020 của Ban chấp hành Đảng ộ tỉnh thực hiện Nghị quyết ại hội Đại iểu Đảng ộ tỉnh ần thứ VXI nhiệm ỳ 2020-2025.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên trẻ học viện Quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay
9 p | 213 | 15
-
Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới
9 p | 36 | 8
-
Nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo ở Việt Nam
8 p | 25 | 6
-
Giải pháp phát triển thương hiệu Viện Công nghệ Việt - Hàn (VKIT) qua các hoạt động truyền thông
10 p | 12 | 4
-
Phát triển Khoa học Quản lí giáo dục
6 p | 32 | 4
-
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển khoa học công nghệ ở thành phố Hồ Chí Minh
7 p | 89 | 4
-
Một số giải pháp phát triển hoạt động khoa học công nghệ ở các trường đại học địa phương hiện nay
5 p | 23 | 4
-
Một số giải pháp phát triển nghiên cứu về phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
6 p | 105 | 3
-
Giải pháp phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Tiền Giang
3 p | 10 | 3
-
Gắn phát triển khoa học và công nghệ với việc nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường đại học địa phương
7 p | 17 | 3
-
Một số giải pháp phát triển khoa học và công nghệ để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Mông ở tỉnh Tuyên Quang
11 p | 16 | 3
-
Thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, biến đổi cuộc sống của tỉnh Quảng Bình
7 p | 19 | 3
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta quan điểm, nhận thức và giải pháp phát triển
13 p | 7 | 2
-
KHXH&NV Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phát triển
3 p | 68 | 2
-
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các Trường Đại học ngoài công lập Việt Nam
5 p | 38 | 2
-
Một số giải pháp phát triển năng lực đội ngũ giáo viên tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
5 p | 3 | 2
-
Nghiên cứu một số giải pháp phát triển thể lực chung nhằm nâng cao kết quả học tập thực hành kỹ thuật các môn thể thao trong chương trình đào tạo của Khoa GDTC-QP Trường Đại học Quy Nhơn
9 p | 87 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn