Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta quan điểm, nhận thức và giải pháp phát triển
lượt xem 2
download
Bài viết Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta quan điểm, nhận thức và giải pháp phát triển trình bày thực trạng đào tạo liên thông theo hệ thông tín chỉ ở nước ta; Giải pháp phát triển đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta quan điểm, nhận thức và giải pháp phát triển
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở NƯỚC TA QUAN ĐIỂM, NHẬN THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN Phạm Xuân Hậu1 Trường ĐH Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh Nước ta đang trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập khu vực và quốc tế. Trong điều kiện xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật hạn chế chưa thể đáp ứng cho nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành kinh tế và xã hội. Nhưng, khi bước vào “sân chơi” khu vực và thế giới (gia nhập Tổ chức thuơng mại thế giới-WTO), chúng ta cần phải có những bước đi phù hợp để tạo dựng được vị trí vững chắc trong “sân chơi” đó. Từ nhận thức này, Đảng và Chính phủ đã đưa ra nhiều nghị quyết, chỉ thị và giải pháp phát triển các lĩnh vực, đặc biệt chú ý đến việc đào tạo nguồn nhân lực và bồi dưỡng nhân tài phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, trong những năm qua việc đào tạo nguồn nhân lực còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng nhu cầu xã hội cả về số lượng và chất lượng. Để tháo gỡ những bất cập này, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), các Đại học (ĐH) Quốc gia, các trường ĐH, Cao đẳng (CĐ), Trung học chuyên nghiệp (THCN), Dạy nghề (DN)… đã tìm các giải pháp, thực hiện đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng, trình độ nguồn nhân lực. Hình thức đào tạo liên thông (Công nhân kỹ thuật lên TC, TC lên CĐ, CĐ lên ĐH, liên thông giữa các ngành ở một số trường khác nhau…) đã giải quyết được một phần nhu cầu của người học khi chưa có điều kiện học ở bậc cao (ĐH), giảm bớt khó khăn trong tuyển dụng nguồn nhân lực trình độ cao cho cơ sở sản xuất kinh doanh và các tổ chức quản lý hành chính, kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. 1 PGS.TS, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục 29
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 1. Quan điểm và nhận thức: - Đào tạo liên thông (ĐTLT) là loại hình đào tạo trong hệ thống đào tạo quốc gia do Bộ GD&ĐT quản lý, với mục đích đáp ứng nhu cầu xã hội về số lượng và chất lượng phù hợp với điều kiện, yêu cầu phát triển đất nước; thỏa mãn nguyện vọng của người lao động ở từng thời kỳ cụ thể. - ĐTLT phải hiểu là bao gồm liên thông dọc và liên thông ngang: + Liên thông dọc là liên thông theo chiều dọc từ thấp đến cao (DN lên TC, TC lên CĐ, CĐ lên ĐH, TC lên ĐH...) đối với những đơn vị có cùng chuyên ngành trong trường hoặc trường khác và có đủ các điều kiện theo qui định của Bộ GD&ĐT. + Liên thông ngang là liên thông theo chiều ngang giữa các trường khi được công nhận kết quả lẫn nhau về chương trình đào tạo, kết quả đào tạo, giúp người học có thể thay đổi ngành học từ trường này sang học ngành khác ở trường khác (công nhận các tín chỉ môn học, môn tương đương, chuyển đổi…). - ĐTLT là cơ hội cho các trường thực hiện có hiệu quả theo hình thức đào tạo theo tín chỉ. Người học được chủ động sắp xếp thời gian lựa chọn học tập, tích lũy các tín chỉ môn học mà họ thấy phù hợp và có thời gian học tập hợp lý ở các trường khác nhau. Đây cũng là cơ hội cho người lao động chưa có điều kiện học ngay ở bậc học cao tiếp tục nâng cao trình độ và chọn những ngành đáp ứng nhu cầu xã hội. - Chưong trình đào tạo phải được xây dựng nghiêm túc, khoa học, hợp lý đảm bảo cho việc liên thông theo chiều dọc và cả theo chiều ngang của từng ngành, khối ngành ở cùng trường và các trường khác trong nước. - Nội dung phải vừa đảm bảo tính kế thừa vừa đảm bảo tính hệ thống. - Khối luợng kiến thức vừa đảm bảo phần cứng vừa mềm hóa cho phù hợp đối tượng học tập. - Tổ chức lớp học, phương tiện dạy học (máy móc thiết bị, tài liệu học tập, thư viện…), phương pháp giảng dạy và thời gian học tập cần tạo cho người học có thể chủ động trong suốt quá trình học tập. 30
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội, nhưng phải đảm báo tính nghiêm túc trong tất cả các khâu: quản lý đào tạo, chất lượng người dạy, công nhận kết quả đầu vào và đầu ra không tách khỏi qui chế đào tạo của Bộ GD&ĐT. 2. Thực trạng đào tạo liên thông theo hệ thông tín chỉ ở nước ta: - Từ năm 2002, trước nhu cầu học tập nâng cao trình độ của lực lượng lao động trong các ngành kinh tế quốc dân, Bộ GD&ĐT đã thực hiện thí điểm ĐTLT tại 6 trường THCN, CĐ và ĐH: Trường TC Điện tử - Điện lạnh, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Đà Nẵng, CĐ Công ngthiệp Hà Nội (nay là ĐH Công nghiệp Hà Nội), ĐH Kỹ thuật Hưng Yên, CĐ Công nghiệp 4 (nay là ĐH Công nghiệp TP.HCM). Đến nay (năm 2007-2008) cả nước đã có khoảng 36 trường ĐH, 51 trường CĐ được ĐTLT theo các chuyên ngành phù hợp với chức năng đào tạo của trường ở các cấp độ: TC lên CĐ; CĐ lên ĐH; TC lên ĐH. Thống kê sơ bộ số ngành, trường ĐTLT có quyết định của Bộ GD&ĐT năm 2007-2008: TCCN lên TCCN lên STT TRƯỜNG CĐ lên ĐH CĐ ĐH 1 ĐH Hồng Bàng 6 ngành 7 ngành 2 ĐH Lạc Hồng 2 2 2 3 ĐH Cần Thơ 12 4 ĐH Tiền Giang 3 5 ĐH Hải Phòng 3 6 ĐH Lao động Xã hội 3 3 ĐH Kỹ thuật Công nghệ 5 7 TPHCM 31
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM ĐH Kinh doanh và Công 3 1 8 nghệ Hà Nội 9 ĐH Duy Tân 3 3 3 10 ĐH Bình Dương 4 1 11 ĐH Sư phạm TDTT Hà Tây 1 1 12 ĐH Công nghiệp TPHCM 11 10 5 13 ĐH Công nghiệp Hà Nội 7 9 5 ĐH Sư phạm Kỹ thuật Hưng 10 6 14 Yên 15 ĐH Xây dựng Hà Nội 1 16 Học viện Ngân hàng 1 17 Viện ĐH Mở Hà Nội 1 1 18 ĐH Hồng Đức 1 19 ĐH Tôn Đức Thắng 4 20 ĐH Thủy sản 1 21 ĐH SP Kỹ thuật TPHCM 6 22 ĐH Đà Nẵng 5 23 ĐH Hoa Sen 4 24 ĐH Công đoàn 1 25 ĐH Văn Hiến 3 2 26 ĐH Hùng Vương 2 32
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 27 ĐH Quốc gia TP.HCM 2 ĐH Khoa học Xã hội &Nhân 1 28 văn – ĐH Quốc gia TP.HCM 29 ĐH Thương mại 1 30 ĐH Điện lực 5 4 31 ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW 2 32 ĐH Vinh 19 33 ĐH Nông Lâm Thái Nguyên 7 34 ĐH Đồng Tháp 18 3 35 ĐH Bán công Marketing 4 3 36 Đh Ngoại thương 1 II Các trường Cao đẳng 1 CĐ Kinh tế đối ngoại 3 CĐ Kỹ thuật và Khách sạn 2 2 Du lịch CĐ Kinh tế Kỹ thuật Thương 2 3 mại 4 CĐ Sư phạm Tuyên Quang 2 CĐ Văn hóa Nghệ thuật và 4 5 Du lịch Nha Trang CĐ Văn hóa Nghệ thuật Thái 2 6 Bình 33
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 7 CĐ Sư phạm Bắc Ninh 2 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Bình 4 8 Dương CĐ Kỹ thuật Công nghệ 5 9 thông tin 10 CĐ Nguyễn Tất Thành 3 CĐ Kinh tế Kỹ thuật Đông 4 11 Du 12 CĐ Thành Đô 2 8 CĐ Công nghiệp Dệt may 5 13 Nam Định 14 CĐ Công nghiệp Sao Đỏ 6 CĐ Công nghiệp thực phẩm 11 15 TPHCM 16 CĐ Công nghệ Viettronics 3 17 CĐ Xây dựng số 2 1 18 CĐ Cộng đồng Vĩnh Long 4 CĐ Kinh tế - Kế hoạch Đà 1 19 Nẵng CĐ Kinh tế Tài chính Vĩnh 3 20 Long CĐ Kinh tế - Kỹ thuật công 4 21 nghiệp II 34
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 22 CĐ Tài chính - Hải Quan 3 CĐ Tài chính - Kế toán 4 23 Quảng Ngãi CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thái 3 24 Bình 25 CĐ Giao thông vận tải 4 26 CĐ Nông Lâm Bắc Giang 2 27 CĐ Xây dựng số 1 3 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải 2 28 Dương CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công 1 29 nghiệp 1 30 CĐ Phát thanh-Truyền hình 1 2 CĐ Văn hóa Nghệ thuật và 3. 31 Du lịch Hạ Long CĐ Kinh tế Kỹ thuật Nghệ 2 32 An CĐ Kinh tế - Tài chính Thái 1 33 Nguyên 34 CĐ Kỹ thuật Mỏ 2 35 CĐ Cộng đồng Trà Vinh 4 36 CĐ Tài chính - QTKD 3 37 CĐ Hóa chất 1 35
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Cần 8 38 Thơ CĐ Kinh tế - Công nghệ 3 39 TPHCM 40 CĐ Bách Việt 6 41 CĐ Đông Á 8 42 CĐ Du lịch Hà Nội 6 43 CĐ Sư phạm TT Huế 8 7 44 CĐ Công nghệ Đà Nẵng 6 45 CĐ Xây dựng công trình ĐT 4 46 CĐ Cộng đồng Hải Phòng 4 47 CĐ Sư phạm Nha Trang 7 CĐ Tài nguyên&Môi trường 4 48 Hà Nội CĐ Kinh tế Kỹ thuật Quảng 3 49 Nam CĐ Điện tử Điện lạnh Hà 2 50 Nội 51 CĐ Sư phạm Hà Nội 1 * Một vài nhận xét : - Tổ chức ĐTLT phát triển khá nhanh về qui mô (số trường, số ngành). 36
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Các trường ĐH (công lập) mặc dù có điều kiện thuận lợi về đội ngũ giảng viên trình độ cao, cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học khá tốt nhưng triển khai còn chậm. - Khối các trương ĐH (Dân lập, Tư thục) và các trường CĐ đa số còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên nhưng số trường triển khai nhiều. Phải chăng, những vấn đề trên đặt ra cho các cấp lãnh đạo nghiên cứu, xem xét chỉ đạo triển khai loại hình đào tạo này cho cân đối, phù hợp vừa đáp ứng nhu cầu xã hội về số lượng và chất lượng. 2.1. Những thuận lợi và lợi ích đem lại. - Thuận lợi: + Nhu cầu thị trường về lực lượng lao động có trình độ rất lớn, nguồn đầu vào cho các loại hình đào tạo này phong phú, đa dạng (hàng năm số học sinh THPT đuợc tuyển vào các trường ĐH khoảng 10% -15%, số còn lại học tại các trường CĐ, THCN, DN). + Bộ GD&ĐT có những quyết định kịp thời cho các trường thuộc các khu vực có nhu cầu đào tạo lớn mở các ngành ĐTLT và tạo cơ chế thông thoáng cho các trường ở nhiều khâu của lộ trình tuyển sinh, đào tạo nhằm đáp ứng dần nhu cầu xã hội (cuộc vận động nói không với đào tạo không đúng chuẩn, không đáp ứng nhu cầu xã hội). + Kế hoạch thực hiện đến năm 2010 tất cả các trường phải chuyển đổi sang hình thức đào tạo theo tín chỉ, là nền tảng để quá trình ĐTLT có thể đem lại kết quả cao. + Các trường đã và đang được đầu tư lớn về cơ sở vật chất như: thư viện điện tử, máy móc kỹ thuật, phương tiện dạy học, đổi mới phương pháp dạy học, đội ngũ giảng viên thường xuyên được bồi dương nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có thể giúp cho quá trình dạy học đạt kết quả cao. - Lợi ích: + Các trường ĐH và CĐ đã khai thác được tối đa cơ sở vật chất hiện có của trường; đặc biệt là khai thác có hiệu quả lực lượng lao động trình độ cao 37
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM không chỉ của trường mình mà ở cả các trường khác trong cả nước; mối quan hệ giữa các trường chặt chẽ, thường xuyên hơn. + Tăng thêm nguồn thu, góp phần nâng cao đời sống cán bộ viên chức, giảng viên, bổ sung cơ sở vật chất cho trường. + Đã giải quyết được số lượng đáng kể người lao động có nhu cầu học tập nâng cao trình độ phục vụ nhu cầu xã hội. + Tạo thị trường rộng lớn cho các trường CĐ, THCN thực hiện nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, nơi giành cho những người lao động chưa có điều kiện học ở bậc cao từ đầu. + Dần tạo được sự cân đối hợp lý cơ cấu đào tạo giữa các trình độ ĐH, CĐ, THCN và DN, giữa các ngành nghề, giữa khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật - công nghệ, theo tinh thần quyết định 121/2007/QĐ-TTg ngày 27/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Qui hoạch mạng lưới các trường ĐH và CĐ giai đoạn 2006-2020. 2.2. Những khó khăn : - Trong hệ thống các trường ĐH và CĐ (khoảng hơn 400 trường) hiện nay thì mới chỉ có khoảng 1/3 số trường tổ chức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Đặc biệt việc xây dựng chương trình còn nặng tính “cục bộ”, chưa có sự thống nhất giữa các chuyên ngành trong các trường về thời lượng, tên môn học, giáo trình chính thống, nên việc công nhận tín chỉ các môn học giữa các trường còn rất khó khăn. - Chưa có qui chế chuẩn mực và thống nhất trong ĐTLT; một số trường đã linh hoạt tổ chức đào tạo vì lợi ích cá nhân của trường (chỉ tuyển những học viên học ở trường mình dù chất lượng chưa cao trong khi những học viên ở trường khác có chất lượng lại không được tuyển) gây khó khăn cho các trường khác khi tuyển sinh. - Lãnh đạo một số trường chưa có nhận thức và quan điểm đúng về ĐTLT và đào tạo theo tín chỉ, nên đã có phần coi nhẹ việc tuyển sinh và chất lượng đào tạo, đôi khi còn mềm hóa những qui định của Bộ GD&ĐT để giữ số lượng sinh viên cho trường mình. Mặt khác, việc tuyển sinh liên thông hiện nay Bộ giao cho các trường chủ động toàn bộ về thời gian, cách thức tổ chức thi, ra đề, chấm 38
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ thi, quyết định điểm tuyển vào, không quản lý chặt chẽ như các kỳ thi khác nên khó có thể đảm bảo chất lượng như mong muốn. - Người học liên thông đa dạng về ngành nghề, môi trường sống và làm việc không giống nhau, trình độ tuyển vào khác nhau (ở THCN, sinh viên gồm cả người học hết THPT, THCS, BTVH, có thi tuyển và không thi tuyển…), các ngành đào tạo trong các trường có tên gọi khác nhau, các môn học tương tự, nhưng chưa thống nhất về tiêu chuẩn chuyển đổi các môn có gần nội dung. - Các trường ĐH có khoa đào tạo TC, ngoài việc tuyển thẳng những người có điểm thấp trong kỳ thi ĐH còn tuyển thẳng học sinh tốt nghiệp THPT, tổ chức thi tuyển những người tốt nghiệp THCS vào học chung, không dễ gì có thể tạo được sự cân đối về chất lượng cả khi học và khi ra trường. - Phương tiện giảng dạy và các cơ sở vật chất khác của nhiều trường được phép ĐTLT chưa đảm bảo cho cho quá trình học tập, thực hành, thí nghiệm, nhất là với những trường ở các tỉnh miền núi Bắc bộ, Tây nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và cả những trường ở thành phố lớn nhưng còn phải đi thuê cơ sở vật chất ở nhiều địa điểm khác nhau. - Quá trình thực hiện thí điểm hình thức đào tạo theo tín chỉ và ĐTLT, đến nay các cơ sở đào tạo đang triển khai mở rộng qui mô nhưng chưa có tổng kết rút kinh nghiệm để có những giải pháp tốt đảm bảo cho tiến độ hoàn thiện loại hình đào tạo này. 3. Giải pháp phát triển: 3.1. Phía Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Hoàn chỉnh và ban hành qui chế thống nhất về loại hình đào tạo này (tuyển sinh, tổ chức đào tạo, thi - kiểm tra, thi tốt nghiệp, văn bằng chứng chỉ...). - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện qui chế, chất lượng đào tạo, cơ sở vật chất, (thông qua hoạt động kiểm định) và các hoạt động liên quan đến đào tạo và quản lý đào tạo (thời gian tuyển sinh, thi và công nhận tốt nghiệp…). - Quán triệt đến từng cán bộ quản lý các trường, đội ngũ giảng viên về quan điểm và nhận thức với loại hình đào tạo này, để họ chủ động, tích cực tham gia có hiệu quả các hoạt động khi được phân công. 39
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM - Thống nhất và ban hành chương trình khung đào tạo cho các trường, các chuyên ngành, trên cơ sở đảm bảo phù hợp với yêu cầu của người học, của trường, của doanh nghiệp (các ngành sản xuất) từ THCN đến CĐ và ĐH. 3.2. Đối với các trường và các doanh nghiệp: - Phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các doanh nghiệp với các trường THCN, DN, CĐ và ĐH trong các khâu tuyển dụng, tuyển sinh, chương trình đào tạo, tổ chức và đầu tư hỗ trợ đào tạo, khắc phục tình trang đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay. - Chỉ tuyển những người có tham gia kỳ thi tuyển sinh vào ĐH nhưng không đủ điểm vào ĐH, những học sinh tốt nghiệp THPT học hệ TC lên CĐ. Những học sinh tốt nghiệp THCS học THCN không nên tuyển vào, vì bản thân đối tượng này còn khoảng trống khá lớn về văn hóa. - Cho phép tất cả những người tốt nghiệp THCN ( trừ đối tượng tuyển vào là học sinh THCS) không tính kết quả tốt nghiệp loại nào, không cần phải có thời gian công tác được dự thi tuyển và học ngay (nếu đủ điểm đỗ). Nhưng khi thi tuyển phải đảm bảo đúng yêu cầu về chất lượng thi tuyển sinh của các hệ tuyển sinh khác vào ĐH, CĐ. - Những sinh viên tốt nghiệp THCN loại khá trở lên được chuyển thẳng lên CĐ cùng ngành; tốt nghiệp CĐ từ loại khá trở lên chuyển thẳng lên đào tạo ĐH cùng ngành, các đối tượng khác đều phải thi theo qui định. - Cho phép các trường chủ động thực hiện đào tạo theo hợp đồng của các doanh nghiệp cho các cán bộ, viên chức, cán bộ kỹ thuật trong nguồn sử dụng lâu dài của doanh nghiệp (tại trường hoặc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư toàn bộ kinh phí…) không phải tham gia thi tuyển đầu vào, có qui mô phù hợp với qui mô sử dụng lao động của doanh nghiệp trong kế hoạch được duyệt. - Đối với những trường ở khu vực có nhu cầu đào tạo lớn nhưng cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên chuyên ngành chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn thì không cho mở qui mô lớn mà yêu cầu phải từng bước khắc phục các mặt yếu để đảm bảo chất lượng đào tạo. 40
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ 4. Kết luận: Mở rộng qui mô, chất lượng ĐTLT trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục đào tạo của thế giới. Trong thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập, nhu cầu nguồn lao động chất lượng cao của các doanh nghiệp đòi hỏi các trường phải đổi mới các loại hình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, với những bước đi và giải pháp phù hợp đáp ứng cả số lượng và chất lượng. ĐTLT là một trong những giải pháp góp phần đáng kể giải quyết yêu cầu trên. Tuy nhiên, từ xuất phát điểm của nền kinh tế có nguồn vốn tích lũy không lớn, nhận thức của các tầng lớp nhân dân còn hạn chế, xã hội còn chuộng hình thức “bằng cấp”, chưa thật chú ý đến năng lực chuyên môn đã tạo chỗ đứng cho nhiều cơ sở đào tạo chưa thực sự chú trọng đổi mới mình làm ảnh hưởng đến sự nghiệp giáo dục chung. ĐTLT hiện nay cũng không nằm ngoài quĩ đạo đó. Vì vậy, cần phải có những quan điểm và nhận thức đúng đắn, những giải pháp phù hợp cho các loại hình đào tạo nói chung và ĐTLT nói riêng, mới có thể thực sự đáp ứng nhu cầu xã hội. 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC
13 p | 271 | 51
-
Tài liệu tham khảo cho hội thảo: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
310 p | 76 | 9
-
Nâng cao hiệu quả đào tạo Tiến sỹ theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay
7 p | 45 | 4
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ cao đẳng lên đại học công nghệ kỹ thuật và sư phạm kỹ thuật
7 p | 10 | 3
-
Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Hà Tĩnh
5 p | 7 | 2
-
Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế
6 p | 7 | 2
-
Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai
5 p | 9 | 2
-
Một số nhận xét về thực trạng đào tạo liên thông và giải pháp thực hiện ở trường cao đẳng sư phạm
10 p | 6 | 2
-
Đào tạo liên thông theo tín chỉ mấy vấn đề cần đặt ra
8 p | 5 | 2
-
Một số ý kiến về đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
6 p | 12 | 2
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tiềm năng và những rào cản cần vượt qua
11 p | 6 | 2
-
Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học theo hệ thống tín chỉ
8 p | 6 | 2
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ góc nhìn bên ngoài giảng đường đại học
8 p | 7 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ bài toán khó giải cho các trường cao đẳng và đại học địa phương
10 p | 8 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế sang cao đẳng Việt Nam
5 p | 10 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông
4 p | 10 | 2
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học - lịch sử, vai trò và vận dụng các phương pháp dạy học
10 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn