intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế trình bày những thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM NHỮNG THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP TRONG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM – ĐH HUẾ Biền Văn Minh1 - Phạm Quang Chinh2 Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế 1. Mở đầu Tháng 12 năm 2008 trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế đã được Giám đốc Đại học Huế phê duyệt cho phép trường chính thức được đào tạo liên thông trình độ cao đẳng lên đại học. Đặc điểm của loại hình đào tạo này là chương trình đào tạo liên thông được thiết kế dựa trên việc so sánh các chương trình đào tạo trình độ đại học hiện hành của trường với chương trình đào tạo cao đẳng sư phạm của các ngành tương ứng. Việc chuyển từ đào tạo đại học hệ chuyên tu (niên chế) sang đào tạo đại học liên thông theo hệ thống tín chỉ (HTTC) là một bước chuyển mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế, song sẽ đối mặt với nhiều thách thức. 2. Những thách thức trong đào tạo liên thông theo HTTC Theo chúng tôi, khi tổ chức đào tạo liên thông theo HTTC sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, khó đạt kết quả mong muốn vì các lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và cố vấn học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo còn quá mỏng và nhận thức chưa đầy đủ về việc đào tạo liên thông theo HTTC. Thứ hai, sự chuẩn bị của trường chưa đầy đủ, và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng khung chương trình, quản lý kế hoạch giảng dạy 1 PGS.TS, Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm. 2 TS, Phó Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật Nông Lâm. 200
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ cũng như việc học tập của sinh viên trong đào tạo liên thông theo HTTC, do sinh viên được chọn giảng viên, nên việc quản lý sinh viên gặp nhiều khó khăn. Thứ ba, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình. Chương trình xây dựng chủ yếu dựa vào khung chương trình giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) (vẫn còn nhiều chỗ chưa hợp lý) và được so sánh với chương trình cao đẳng của các ngành tương ứng để cắt bỏ các học phần trùng lặp. Tuy nhiên, mức độ kiến thức của từng học phần chưa được chú trọng, việc tăng cường thực hành chưa được quan tâm đúng mức, tính cập nhật còn thiếu… Đây là một hạn chế khi chúng ta muốn hội nhập với các trường khác trong khu vực và thế giới. Thứ tư, “quán tính” của việc dạy - học, kiểm tra đánh giá và quản lý đào tạo theo kiểu niên chế còn rất lớn. Do vậy, muốn đào tạo liên thông theo HTTC, trước hết cần có sự thống nhất quan điểm của mọi cấp, sự chấp nhận và ủng hộ của lãnh đạo trường, của đội ngũ giảng viên và sinh viên. Thứ năm, cơ sở vật chất chưa được chuẩn bị đầy đủ (thiếu phòng học, thiếu các phương tiện hỗ trợ dạy học như máy vi tính, máy chiếu đa năng, mạng internet yếu, giáo trình đạt chuẩn, tài liệu học tập, các phần mềm…). 3. Đề nghị một số giải pháp Trong hoàn cảnh hiện nay những khó khăn trên là điều tất yếu không thể giải quyết ngay được. Tuy nhiên, ở mức độ đơn vị trường, chúng tôi xin có một số đề nghị sau: Thứ nhất, có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập. * Các giảng viên phải hiểu biết đầy đủ về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá và có kỹ năng sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại. Để đảm bảo điều này, trường phải tổ chức các đợt tập huấn cho đội ngũ giảng viên của các khoa về các phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá trong đào tạo liên thông theo HTTC. * Các chuyên viên của phòng Đào tạo đại học được trang bị kiến thức về phương pháp quản lý đào tạo trong đào tạo liên thông theo HTTC, về kỹ thuật 201
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM xây dựng thời khoá biểu môn học theo đăng ký của người học và hệ thống phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng công việc này. * Có đội ngũ cố vấn học tập vững vàng - là những giảng viên giàu kinh nghiệm, am hiểu về chương trình đào tạo để hướng dẫn SV chọn môn học và xây dựng kế hoạch học tập phù hợp. Thường xuyên tập huấn cho đội ngũ này, làm sao để họ nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của sinh viên, tư vấn cho sinh viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của sinh viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác. Thứ hai, xây dựng lại chương trình đào tạo theo chuẩn của các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng được yêu cầu đào tạo hiện tại và tương lai của đất nước, yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Khi xây dựng khung chương trình đào tạo nên rà soát lại những phần, những nội dung đã có trong chương trình cao đẳng để bỏ bớt những học phần, những nội dung không cần thiết, tránh dạy trùng lặp; bổ sung các học phần mới tự chọn có kiến thức mới thiết thực và phù hợp với nhu cầu của xã hội. Thứ ba, có đủ giáo trình đạt chuẩn cho mỗi môn học. Một giáo trình đạt chuẩn là giáo trình có chức năng không chỉ truyền đạt và tái tạo thông tin, điều khiển hoạt động dạy và học, tạo động cơ hứng thú học tập, ôn tập, củng cố, kiểm tra, đánh giá mà còn là một công cụ dạy học đa chức năng [1][2]. Giáo trình được biên soạn phải phù hợp chương trình đào tạo, phục vụ mục tiêu đào tạo, mang tính khoa học, tính tư tưởng, tính thực tiễn và tính sư phạm. Nội dung được viết theo kiểu đặt và giải quyết vấn đề, đặt câu hỏi kích thích suy nghĩ, đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức vào thực tiễn, giảm tỉ lệ giờ diễn giảng, tăng thời lượng tự học của sinh viên; công khai hoá mục tiêu đào tạo, thể hiện đậm nét mục tiêu “học để dạy”; công khai hoá yêu cầu kiểm tra đánh giá, tạo cơ hội cho SV phát triển năng lực tự đánh giá, liên hệ thực tế, dạy và học ở trường phổ thông và phải tạo cơ hội cho sinh viên nắm chắc chương trình trung học phổ thông. Về hình thức trình bày: Đầu giáo trình có mục tiêu của chương trình môn học, có hướng dẫn cách sử dụng giáo trình, phần giữa có mục tiêu từng chương, 202
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ tương quan giữa kênh chữ và kênh hình hợp lý, cuối mỗi chương có phần tóm tắt, câu hỏi, bài tập, cuối giáo trình có bảng trắc nghiệm khách quan giúp sinh viên tự kiểm tra hoặc có các câu hỏi hướng dẫn ôn tập toàn giáo trình và cần có bảng tra cứu, bảng tài liệu tham khảo của tác giả khi biên soạn, tài liệu đọc thêm cho sinh viên khi học giáo trình[1],[3]. Thứ tư, thay đổi cách sử dụng giáo trình trong dạy học. Theo chúng tôi, trước khi lên lớp giảng viên phải chuẩn bị: a) Lập kế hoạch giảng dạy: Không chỉ chú ý đến nội dung giảng dạy và hoạt động của giảng viên mà phải chú ý đến hoạt động học tập của sinh viên; những gì sinh viên phải làm trước và sau khi nghe giảng trên lớp. Quyết định chất lượng và hiệu quả đào tạo là những gì sinh viên làm chứ không phải là những gì giảng viên làm. Hiện nay đa số giảng viên khi xây dựng kế hoạch giảng dạy môn học thường chú ý nhiều về nội dung giảng dạy và hoạt động của giảng viên, hoặc trình chiếu Slide trên phần mềm M.PowerPoint là phần quan trọng nhất, rất “khiêm tốn” thời lượng dành cho sinh viên thảo luận, làm bài tập, bài kiểm tra... b) Biên soạn tài liệu hướng dẫn học giáo trình: Phần mục tiêu cần chỉ rõ những gì sinh viên phải đạt được, dựa vào đó để sinh viên tự kiểm tra, tự đánh giá mức độ đạt được mục tiêu. Phân bổ nội dung thời lượng các bài giảng lí thuyết, thực hành, seminar với chủ đề cần thảo luận, kế hoạch tham quan thực tế, các bài tập... Đặc biệt cần lưu ý xác định giáo trình chính và các tài liệu tham khảo phải đọc. Lập kế hoạch thời gian học trên lớp để trang bị kiến thức mới, chỉ dẫn cách thực hiện có hiệu quả các hoạt động học trước và sau khi nghe giảng. c) Dạy cho sinh viên biết cách đọc giáo trình và tài liệu tham khảo * Hướng dẫn sinh viên nâng cao năng lực đọc: Tóm tắt đoạn đã đọc → tìm ý chính → so sánh các cách trình bày khác nhau về cùng một vấn đề → tổng hợp những nội dung đã đọc bằng một đoạn viết ngắn. * Nên hướng dẫn cho sinh viên luyện tập các kỹ năng: - Đọc lướt các đề mục trong giáo trình để xác định vấn đề cần đọc - Ghi ra bên lề hoặc trong vở những ghi chú trong khi đọc 203
  5. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM - Ghi ra giấy những câu hỏi nảy sinh trong khi đọc - Gạch chân hoặc đánh dấu những ý quan trọng. Thứ năm, có đủ điều kiện vật chất tối thiểu đảm bảo yêu cầu đào tạo. - Đủ thiết bị giảng dạy hiện đại giúp giảng viên đỡ tốn thời gian viết bảng hoặc trình bày, giảng giải trên lớp; - Đủ phòng học, hội trường, phòng thí nghiệm, phòng đọc ở thư viện để bố trí lớp học theo yêu cầu đăng ký của SV và tạo điều kiện cho sinh viên tự học ngoài giờ lên lớp; - Có hệ thống giáo trình đạt chuẩn, phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý sinh viên đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ v.v… - Có hệ thống mạng internet hoạt động ổn định giúp cho việc trao đổi thông tin giữa trường và sinh viên, giúp sinh viên tự học tập. Thứ sáu, việc quản lý đào tạo. Việc đăng ký học được thực hiện bằng máy tính. Thường xuyên tổ chức tốt các buổi trao đổi phương pháp học và đào tạo ở các cấp độ khác nhau giúp sinh viên hiểu đúng và đầy đủ hơn về loại hình đào tạo này. Song song với việc này cần đưa các thông tin về đào tạo liên thông theo HTTC lên mạng internet giúp sinh viên nắm được thông tin dù họ đang ở đâu, bởi vì sinh viên có quyền lựa chọn: học cái gì? học lúc nào? học ở đâu? học ai? Hình thành trung tâm tư vấn cho sinhvieen về các vấn đề học tập[4], [5]. Thứ bảy, phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên phấn đấu. Đối với giảng viên trẻ, cần phải có những yêu cầu thật cụ thể để họ phấn đấu. Ngược lại, trường cũng nên có chế độ chính sách hỗ trợ cho việc bồi dưỡng về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. 4. Kết luận Việc chuyển từ đào tạo đại học hệ chuyên tu (niên chế) sang đào tạo liên thông theo HTTC là một bước chuyển mang tính tất yếu, phù hợp với xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Để thực hiện tốt quá trình đào tạo này cần tập trung thực hiện tốt các nội dung sau: 204
  6. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Có kế hoạch đào tạo giảng viên, chuyên viên và cán bộ cố vấn học tập, hình thành trung tâm tư vấn cho sinh viên về các vấn đề học tập; tập huấn đội ngũ cố vấn học tập làm sao để họ nắm vững tâm tư, nguyện vọng và khả năng của sinh viên, tư vấn cho sinh viên những kiến thức cần thiết và bổ ích trong việc học tập; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của sinh viên cho trường một cách thường xuyên và chính xác. - Cần mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình đào tạo. Tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo. - Phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên trẻ bồi dưỡng về chuyên môn và nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giáo viên, Hà Nội - 2009. [2] Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa. NXB ĐHSP. [3] Biền Văn Minh (2009), Đổi mới việc biên soạn giáo trình môn học thích ứng với đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐHSP –ĐH Huế. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Đổi mới phương pháp dạy học đại học trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ”, Huế ngày 22/03/2009, tr: 195-199. [4] Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...). [5] Một số trang Web. 205
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2