Tài liệu tham khảo cho hội thảo: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
lượt xem 9
download
Với kết cấu nội dung gồm 2 phần, tài liệu tham khảo cho hội thảo "Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ" giới thiệu đến các bạn những nội dung về đào tạo liên thông và hệ thống tín chỉ, công việc của người giảng viên đại học và phương pháp giảng dạy đại học. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tài liệu tham khảo cho hội thảo: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” MỤC LỤC Phần 1: Đào tạo liên thông và hệ thống tín chỉ 1. Hệ thống liên thông tƣơng thích và tích lũy tín chỉ ECTS ......................................................................................................................... 5 2. ECTS – Hệ thống tích lũy và chuyển đổi tín chỉ Châu Âu PGS.TS. Vladimir tổng thuật, TS. Phạm Thị Ly dịch ....................................... 13 3. Kết quả nghiên cứu dự án của Bắc Ireland về xây dựng hệ thống tín chỉ ....................................................................................................................... 23 4. Đánh giá khái niệm POHE trong bối cảnh các quy định tổ chức đào tạo ở các trƣờng đại học của Việt Nam ................................................................. 79 5. Bản ghi nhớ số 4: Hợp tác quốc tế, sinh viên và liên thông tín chỉ cho khóa học đại học (cử nhân) ....................................................................... 93 6. Chuyển đổi sang hệ thống Đào tạo theo tín chỉ - Kinh nghiệm của Trung Quốc TS. Phạm Thị Ly tổng thuật............................................................................. 98 7. Chuyển đổi sang hệ thống Đào tạo tín chỉ tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức TS. Nhut Ho, TS. Michelle Zjhra ................................................................... 108 8. Chuyển sang học chế tín chỉ: Cần thay đổi chƣơng trình đào tạo và vai trò của giáo viên TS. Michelle Zjhra ........................................................................................ 126 9. Hệ thống tín chỉ tại các trƣờng đại học Hoa Kỳ: Lịch sử phát triển, định nghĩa và cơ chế hoạt động PGS. TS. Cary J. Trexler............................................................................... 135 10. Một vài nhận định về hệ thống tín chỉ Peter Ewell ................................................................................................... 144 11. Ý nghĩa của hệ thống tín chỉ đối với trƣờng đại học và các khoa, đối với sinh viên, phụ huynh và các nhà tuyển dụng GS. Jim Cobbe .............................................................................................. 156 12. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy Bộ Giáo dục & Đào tạo ................................................................................ 163 13. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Bộ Giáo dục & Đào tạo ................................................................................ 180 1
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Phần 2: Công việc của ngƣời giảng viên đại học và phƣơng pháp giảng dạy đại học Công việc của giảng viên đại học 14. Tổ chức và quản lý lớp học Ruby D. Higgins ............................................................................................204 15. Chọn giáo trình: Cẩn thận với những giáo trình thiếu chu đáo Daniel H. Robinson .......................................................................................217 16. Các thủ thuật ra đề và thực hiện kiểm tra Victoria L. Clegg ...........................................................................................226 17. Xếp loại kết quả học tập của sinh viên Delivee L. Wright...........................................................................................243 Phƣơng pháp giảng dạy một số bộ môn ở bậc đại học 18. Giảng dạy Vật lý ở trƣờng đại học Văn chƣơng tự do (Liberty Arts): Sự sáng tạo, nhận thức và niềm đam mê Robert B. Prigo ..............................................................................................257 19. Phƣơng pháp giảng dạy môn Sinh học ở bậc đại học ......................................................................................................................260 20. Phƣơng pháp giảng dạy môn Hóa học ở bậc đại học ......................................................................................................................272 21. Giảng dạy môn Tâm lý học: Luôn có sự khác biệt Martin M. Chemers, Barbara K. Goza ...........................................................282 22. Giảng dạy môn Lịch sử Gerald N. Izenberg ........................................................................................291 23. Dạy Toán ở một trƣờng đại học công lập William James Lewis......................................................................................298 2
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” 3
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 4
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƢƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS Lời mở đầu ESIB - Hội Sinh viên quốc gia ở Châu Âu đã đƣợc thành lập từ năm 1982 nhằm mục đích thúc đẩy sự quan tâm của sinh viên về giáo dục, xã hội, kinh tế và văn hóa ở cấp độ toàn Châu Âu và hƣớng tới tất cả các tổ chức và các cơ sở giáo dục có liên quan. ESIB hiện có 46 tổ chức thành viên đến từ 35 quốc gia. Bài viết này thể hiện quan điểm của ESIB về Hệ thống liên thông và tích lũy tín chỉ (ECTS) của Châu Âu. Giới thiệu Hệ thống liên thông và tích lũy tín chỉ Châu Âu (ECTS) đƣợc giới thiệu nhƣ một công cụ hoạt động trong khuôn khổ các chƣơng trình ERASMUS/SOCRATES trong thời gian từ năm 1988 đến 1995. Mục tiêu mà tổ chức này nhắm đến là tạo điều kiện cho việc công nhận các khóa học mà sinh viên đã học ở nơi khác khi họ trở về cơ sở giáo dục tại quê nhà (liên thông tín chỉ). Tuy nhiên, trong tiến trình Bologna, nó đã trở thành một công cụ đƣợc sử dụng cho tất cả sinh viên, không chỉ đối với mục đích liên thông tín chỉ mà còn với mục đích tích luỹ tín chỉ. Tuy nhiên cần phải lƣu ý rằng việc thực hiện ECTS gặp khá nhiều rắc rối trong hầu hết các quốc gia. Trong nhiều quốc gia ECTS đƣợc thực hiện chỉ mang tính hình thức. ESIB nhắm đến việc đo lƣờng khối lƣợng công việc của sinh viên, đó là nguyên tắc cốt lõi của ECTS, nhƣng lại bị xem là vấn đề khó khăn nhất trong việc triển khai ECTS. Cách tiếp cận kết quả học tập vẫn chƣa đƣợc sử dụng rộng rãi và ECTS không phải lúc nào cũng hoàn toàn đƣợc sử dụng để tích lũy tín chỉ. Với chính sách này, ESIB muốn phác thảo những vấn đề cần thiết để thực hiện thành công và chính xác ECTS. Tính hữu dụng của hệ thống tín chỉ Việc sử dụng một hệ thống tín chỉ có thể mang lại nhiều tiện ích, ở cả mặt học tập lẫn trong khuynh hƣớng xã hội. Hệ thống tín chỉ có thể mang lại lợi ích nhiều hơn để đạt đƣợc tính minh bạch và tƣơng thích giữa các cơ cấu giáo dục khác nhau. Tình hình hiện nay thƣờng dựa vào các dữ liệu và chƣơng trình giảng dạy, đƣợc xem là nguồn tham HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS 5
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM khảo để xác định khoảng thời gian cho một chƣơng trình học. Khối lƣợng công việc thực của sinh viên, vấn đề cần thiết để hoàn tất thành công một phần của chƣơng trình học, thƣờng bị lãng quên. ECTS nên thay đổi điều này cho các hệ thống sử dụng để tham khảo khi quy định thời gian của một chƣơng trình học, kết quả là thời gian học sẽ đƣợc thiết kế ngày càng thực tế hơn. Một hệ thống tín chỉ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình công nhận và cũng có thể mở ra nhiều cơ hội học tập linh hoạt, từ đó tạo điều kiện cho ngƣời học hiện đại đƣợc học cao hơn nếu họ muốn. Rút kinh nghiệm từ những hình thức học tập trƣớc đây trong việc xây dựng một phần của chƣơng trình học, hệ thống tín chỉ có thể giúp ngƣời học hƣớng đến những bậc học cao hơn. Để đạt đƣợc các lợi thế, các tiêu chí nhất định phải đảm bảo việc thực hiện và sử dụng một hệ thống tín chỉ. Vì vậy ESIB hoan nghênh việc sử dụng một hệ thống tín chỉ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện hệ thống này một cách chính xác. ESIB cũng hoan nghênh việc sử dụng hệ thống liên thông và tích lũy tín chỉ. Để đạt thêm tính tƣơng thích khi sử dụng hệ thống tín chỉ, ESIB kêu gọi chính phủ ở các nƣớc Châu Âu giới thiệu ECTS nhƣ là hệ thống tín chỉ hoặc trong trƣờng hợp đã tồn tại hệ thống tín chỉ quốc gia thì làm cho chúng tƣơng thích với ECTS với các điều kiện sẽ đƣợc trình bày trong tài liệu này. Trong phần tiếp theo, thuật ngữ ECTS đề cập đến cả ECTS và hệ thống liên thông và tích lũy tín chỉ tƣơng hợp ECTS. Yêu cầu chung đối với ECTS Khung pháp lý Việc sử dụng ECTS có thể chỉ nâng cao tính minh bạch và tạo điều kiện công nhận nếu ECTS đƣợc hiểu là một hệ thống, đƣợc sử dụng một cách nhất quán trong tất cả các cơ sở giáo dục đại học (HEIs) ở các quốc gia. Vì vậy việc giới thiệu ECTS phải đƣợc xây dựng thành luật. Hơn nữa, để đảm bảo tính rõ ràng, các tiêu chí cần thiết phải đƣợc xây dựng theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, các trƣờng đại học phải chịu trách nhiệm khi thực hiện ECTS. Điều cần thiết là ECTS đƣợc sử dụng cho tất cả các chƣơng trình học. Phân bổ tín chỉ Việc phân bổ tín chỉ nên đƣợc các hội đồng của trƣờng đại học và ở cấp khoa thực hiện. Khoa chịu trách nhiệm về cấu trúc của chƣơng trình và khóa học. Trong hội đồng này, sinh viên và giảng viên phải đƣợc xem xét một cách bình đẳng. Việc phân bổ các tín chỉ nên thực hiện theo nguyên tắc từ trên xuống, có nghĩa là số lƣợng tín chỉ có thể đạt đƣợc 6 HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” trong một năm học phải đƣợc phân bổ theo các phần khác nhau của chƣơng trình của các năm học tƣơng ứng. Các môn học mà ECTS đƣa ra nói chung không nên quá dài, thí dụ chúng không nên kéo dài hơn một học kỳ hoặc một năm học. Trong trƣờng hợp một sinh viên không hoàn tất một học trình thì tín chỉ đã đạt đƣợc sẽ đƣợc tích lũy và đƣợc công nhận bởi các trƣờng đại học hay các cấp có thẩm quyền khác công nhận. Lấy khối lƣợng công việc của sinh viên là cơ sở để thay đổi mô hình của một số hệ thống giáo dục là điều cần thiết để có đƣợc tính minh bạch và đảm bảo nguyên tắc lấy ngƣời học làm trung tâm trong suốt quá trình giảng dạy và học tập. Khối lƣợng công việc của sinh viên phải đƣợc dựa vào sự đầu tƣ thời gian cho việc học, chứ không chỉ dựa vào những giờ học trực tiếp trên lớp. Điều này cho thấy tất cả các hoạt động học tập đều đƣợc tính vào, không chỉ có thời gian sinh viên học nghe giảng hay tham gia hội thảo mà tính cả thời gian sinh viên sử dụng cho việc học tập cá nhân và thời gian chuẩn bị cho các kỳ thi v.v. Để đo đƣợc khối lƣợng công việc của sinh viên cần sử dụng kinh nghiệm của các giảng viên. Tuy nhiên, điều cần nhớ là việc đo lƣờng khối lƣợng công viêc của sinh viên chính là kết quả của quá trình đánh giá đƣợc thu thập dựa trên các phiếu khảo sát của sinh viên và đó là những số liệu thực tế, chứ không chỉ dựa trên dự tính của giáo viên. Những đánh giá này phải diễn ra thƣờng xuyên và khối lƣợng công việc của sinh viên phải đƣợc điều chỉnh theo kết quả thu đƣợc. Cần phải quy định chính xác bằng văn bản cách đo lƣờng khối lƣợng công việc mà sinh viên phải làm. Tín chỉ phải đƣợc ấn định cho tất cả các phần của chƣơng trình học. Điều này cũng bao gồm cả các hoạt động thực tập, tham quan v.v. ECTS chỉ là một công cụ để đo lƣờng định lƣợng khối lƣợng công việc của sinh viên. Việc quyết định cấp tín chỉ nên đƣợc kết nối với việc hoàn thành một phần của chƣơng trình học. Nó không có liên quan trực tiếp đến thành tích học tập cụ thể của sinh viên và do đó cũng không có liên quan đến từng điểm số của cá nhân sinh viên. Có những cấp độ khác nhau trong chƣơng trình học liên quan đến những khó khăn và khả năng đƣợc yêu cầu. Tuy nhiên, vì ECTS đƣợc sử dụng cho mục đích định lƣợng và số lƣợng công việc của sinh viên đƣợc quy định tƣơng ứng với thời gian cần thiết để đạt đƣợc kết quả học tập nên không còn sự phân biệt nào giữa các loại nỗ lực học tập liên quan đến số tín chỉ mà ECTS quy định. Tuy nhiên, điều cần thiết là ECTS đƣợc sử dụng trong tất cả chƣơng trình giáo dục sau trung học, ví dụ nhƣ giáo dục đại học và dạy nghề (VET). HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS 7
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Kết quả học tập Kết quả học tập là nguyên tắc chính thứ hai của ECTS. Trong khi tín chỉ ECTS đại diện cho khối lƣợng công việc mà sinh viên phải làm, thì tất cả các khóa học/mô đun của một chƣơng trình học nên đƣợc mô tả theo nghĩa liên quan đến kết quả học tập để đạt đến sự minh bạch về mặt nội dung. Kết quả học tập biểu trƣng cho cơ sở của bất cứ chƣơng trình học nào và vì vậy kết quả học tập nên đƣợc xác định rõ ràng trƣớc khi chƣơng trình học bắt đầu. Nguyên tắc của kết quả học tập là vô cùng quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi từ giảng dạy sang học tập. Việc mô tả kết quả học tập phải đề cập đến việc ngƣời học có thể làm đƣợc gì sau khi hoàn tất một khoá học hay một mô đun. Nó không đề cập đến tiêu chí đầu vào, chẳng hạn nhƣ chính xác là cái gì đƣợc dạy và với phƣơng pháp giảng dạy nào. Thông tin / phối hợp Vấn đề thiếu thông tin đã đƣợc giải quyết. Phân công đầy đủ số ngƣời chịu trách nhiệm thông báo mọi việc liên quan đến ECTS. Các điều phối viên ở các cơ sở giáo dục hay các ban ngành phải tƣ vấn và hƣớng dẫn sinh viên về ECTS. Thông tin về ECTS có thể đƣợc truy cập thông qua các trang web của các cơ sở giáo dục. Sự phối hợp trong các quốc gia và trƣờng đại học phải đƣợc cải thiện. Do đó, hoạt động đào tạo cho các điều phối viên là rất quan trọng. Tính tƣơng thích với hệ thống tín chỉ không thuộc các nƣớc Châu Âu Để tăng tính cơ động và đƣợc công nhận vƣợt ra ngoài biên giới của các nƣớc Châu Âu, cần có lộ trình để tạo sự tƣơng hợp giữa các hệ thống tín chỉ khác nhau đƣợc sử dụng trên thế giới. Tuy nhiên, trọng tâm này chỉ đạt đƣợc khi ECTS đƣợc triển khai thực hiện đúng cách ở Châu Âu. ECTS là một hệ thống có tính liên thông Việc sử dụng ECTS nhƣ một hệ thống liên thông có một số yêu cầu cụ thể. 8 HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” Bản thân ECTS không có chức năng nhiều hơn một công cụ để mô tả thành tích học tập theo nghĩa khối lƣợng công việc của sinh viên (số tín chỉ) và kết quả học tập. Những mô tả khóa học phải đƣợc phát hành bằng cả hai thứ tiếng là tiếng Anh và tiếng đƣợc sử dụng trong khoá học. Các mô tả khóa học nên đƣợc tiến hành sớm và đƣợc tự động cấp phát ngay khi sinh viên rời khỏi trƣờng, nhƣ bản phụ lục của bảng điểm học tập. Bảng điểm học tập cũng đƣợc trƣờng đại học in ấn một cách tự động ngay khi một sinh viên rời khỏi trƣờng. Bảng điểm học tập này phải thể hiện đƣợc những thành tích cá nhân của sinh viên. Bảng điểm nên đƣợc phát hành theo mẫu đã đƣợc chuẩn hóa. Hơn nữa các trƣờng đại học và sinh viên phải ký một bảng thoả thuận học tập để đảm bảo rằng các môn học đƣợc công nhận nếu không có khung pháp lý bảo đảm sự công nhận đó. Để cho phép sinh viên thiết lập một Thỏa thuận Học tập và để ngăn chặn những thay đổi không cần thiết sau này, danh mục khóa học phải đƣợc xây dựng và ấn hành trƣớc. Tuy nhiên, tất cả những việc này có thể và cần phải đƣợc khắc phục bằng cách triển khai thực hiện và sử dụng ECTS. ECTS đƣợc nhìn nhận theo cách kết nối trực tiếp với văn bằng bổ sung và vì vậy chúng nên đƣợc giới thiệu cùng với nhau. Công nhận Sự công nhận của tín chỉ phải đƣợc đảm bảo. Trong một cơ sở giáo dục đại học, sự công nhận tín chỉ phải đƣợc đảm bảo một cách tự động. Sự công nhận tín chỉ giữa các cơ sở giáo dục đại học cũng cần đƣợc tự động hoá khi nó liên quan đến sinh viên, và cũng phải linh hoạt trong một chƣơng trình linh hoạt. Nếu sinh viên là những ngƣời tự do và hay di chuyến, thì sự công nhận tuỳ thuộc vào cách đánh giá của đơn vị tiếp nhận. Tuy nhiên sinh viên phải có những cam kết cụ thể theo đúng thủ tục. Số lƣợng tín chỉ họ đạt đƣợc ở một trƣờng đại học khác phải không có gì bị nghi vấn. Một trƣờng đại học có thể chỉ đánh giá các tín chỉ đƣợc công nhận trong khóa học. Ngoài ra sinh viên có quyền đƣợc công nhận một cách công bằng và bình đẳng các tín chỉ mà mình đạt đƣợc. Các tiêu chí đƣợc sử dụng phải mang tính công khai và khách quan. Việc từ chối sự công nhận chỉ có thể xảy ra khi có những khác biệt đáng kể trong chƣơng trình của các trƣờng và tạo ra gánh nặng cho trƣờng tiếp nhận. Sinh viên phải đƣợc quyền khiếu nại. Quyết định công nhận phải đƣợc thực hiện trong một thời hạn hợp lý do của các cơ quan có thẩm quyền công nhận ấn định. ESIB tăng cƣờng hỗ trợ các nguyên tắc đã đƣợc thỏa thuận trong Hiệp định Công nhận Lisbon và kêu gọi các đơn vị đào tạo triển khai thực hiện. Quyết định công nhận nên dựa vào kết quả học tập, bao gồm cả những kỹ năng chuyên môn. Khi muốn từ chối sự công nhận, cần đƣa ra lý do từ chối, chẳng hạn nhƣ có sự khác biệt đáng kể về kết quả học tập, nhƣ đã đƣợc trƣờng đại học quy định và mô tả, đó là chỉ trao HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS 9
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM tín chỉ cho những học phần đƣợc công nhận dựa trên kết quả học tập đƣợc mô tả của khóa học, là trao tín chỉ với những khóa học có thể thay thế. Các tiêu chí khác, chẳng hạn nhƣ loại hình của khóa học hay mô đun, loại hình trƣờng đại học, đội ngũ giảng viên hay vị thế của cơ quan có thẩm quyền công nhận đều không đóng bất cứ vai trò gì trong quyết định công nhận. Thang điểm (Grading Scale) Điểm số là một phần nhạy cảm trong quá trình học. Nó ăn sâu vào truyền thống sƣ phạm và văn hoá của nhiều hệ thống giáo dục ở Châu Âu. Trong khuôn khổ ECTS, thang điểm đã đƣợc phát triển nhƣ một công cụ diễn giải cho phép so sánh điểm số theo các hệ thống quốc gia khác nhau. Hệ thống ECTS đầu tiên chia sinh viên thành nhóm đậu và nhóm rớt, sau đó phân loại những sinh viên thuộc nhóm đậu thành năm nhóm nhỏ sử dụng cách phân loại điểm số tƣơng đối theo phƣơng pháp phân bố điểm số Gauss. Bất chấp các nỗ lực để tăng cƣờng tính minh bạch về cách phân loại điểm số của các hệ thống quốc gia khác nhau, ESIB phản đối việc thiết kế thang điểm theo kiểu hệ thống ECTS. Việc chấm điểm tập trung hoàn toàn vào thứ hạng tƣơng đối của sinh viên. Điều này thực tế khó thực hiện nếu chỉ chấm điểm cho một số lƣợng nhỏ sinh viên. Hơn nữa còn khó thực hiện theo nguyên tắc xếp hạng sinh viên. Vì vậy ESIB cho là ECTS chỉ nên cung cấp thông tin về việc sinh viên có thi đạt khoá học hay môn học nào đó hay không. ECTS là một hệ thống tích lũy tín chỉ ESIB hoan nghênh việc sử dụng ECTS nhƣ một hệ thống tích lũy tín chỉ. Theo ESIB, việc tích lũy tín chỉ có nghĩa là một sinh viên đƣợc cấp bằng ngay khi họ đạt đủ số lƣợng tín chỉ đƣợc yêu cầu. Tuy nhiên không phải tất cả các mẫu ngẫu nhiên của 180 ECTS là có giá trị bằng cấp ngang bằng nhau. Theo ESIB, một chƣơng trình học phải cung cấp cho sinh viên kết quả học tập mà trong đó toàn bộ điều đó đƣợc biểu trƣng là trao một văn bằng. Ý tƣởng tích lũy không chỉ có ý nghĩa cộng dồn tín chỉ về mặt toán học mà còn có nghĩa là toàn bộ kết quả học tập đƣợc thể hiện tƣợng trƣng bằng một bằng cấp có ý nghĩa. Cũng trong lĩnh vực này, các tiêu chí cụ thể cũng phải đƣợc hoàn thành. Các tiêu chí này đƣợc sắp đặt nhƣ sau. 10 HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” Bằng cấp bổ sung Tất cả tín chỉ đạt đƣợc trong suốt chƣơng trình học cần đƣợc ghi lại trong bảng điểm. Điều này cũng bao gồm các trƣờng hợp số tín chỉ đƣợc tích lũy nhiều hơn số tín chỉ tối thiểu mà một văn bằng yêu cầu cần phải có. Tính giá trị của tín chỉ Một khi năng lực đƣợc ghi lại trong bảng điểm thì chúng không thể trở nên “lạc hậu” đƣợc. Quan điểm nhƣ vậy sẽ đƣợc xem là mâu thuẫn với sự hiểu biết về giáo dục tổng quát. Vì vậy tín chỉ đạt đƣợc sẽ không mất giá trị sau một khoảng thời gian nhất định. Điều này cũng sẽ cho phép tích lũy tín chỉ trong suốt cuộc đời và vì vậy không hủy hoại khái niệm học tập suốt đời. Hệ thống tín chỉ cho việc học tập suốt đời Công nhận chất lƣợng bên ngoài con đƣờng học tập truyền thống Tín chỉ đƣợc cấp là bằng chứng về kết quả học tập và khả năng của ngƣời học. Vì vậy cần thiết phải đảm bảo rằng năng lực và phẩm chất mà một sinh viên đã đạt sẽ đƣợc ghi nhận nếu chúng phù hợp với chƣơng trình học. Sinh viên có quyền lấy kết quả học tập trƣớc đó, đã đƣợc các trƣờng đại học và/hoặc của các cơ quan có thẩm quyền công nhận, để đƣợc công nhận vào học và đƣợc công nhận đáp ứng đủ các mục tiêu của ECTS. Do đó các tín chỉ sẽ đƣợc cấp đối với những thành tích mà sinh viên đã đạt trƣớc đó và đặc biệt là năng lực của sinh viên có đƣợc từ những kinh nghiệm chuyên môn. Cũng phải dự tính đƣợc rằng khả năng đạt đƣợc trong môi trƣờng học không chính quy sẽ đƣợc công nhận dƣới hình thức tín chỉ 2. Sự phát triển của ECTS Theo nguyên tắc của ECTS, khối lƣợng công việc và kết quả học tập của sinh viên là phần cơ bản của hệ thống tín chỉ, đƣợc phổ biến rộng rãi và không giới hạn đối với lĩnh vực giáo dục đại học. Vì vậy ESIB tin tƣởng mạnh mẽ rằng bất kỳ hệ thống tín chỉ nào đƣợc áp dụng trong bất cứ lĩnh vực giáo dục nào cũng nên cùng dựa theo cùng một cách đối với học phần và kết quả học tập của sinh viên, giống nhƣ ECTS. Để dễ dàng liên thông và tích lũy tín chỉ giữa các loại hình giáo dục khác nhau (chẳng hạn nhƣ dạy nghề, giáo dục đại học, giáo dục nâng cao v.v.) thì cần phải có một hệ thống tín chỉ đƣợc tích hợp cho việc học tập suốt đời. ESIB tự cam kết sẽ đóng góp cho sự phát HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS 11
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM triển của ECTS vào một hệ thống phù hợp cho tất cả các loại hình giáo dục. Sự phát triển này nên đƣợc thực hiện nhƣ một nỗ lực hợp tác của các đối tƣợng có liên quan đến từ các cơ sở giáo dục đại học và các ban ngành giáo dục khác. Kết luận ESIB hoan nghênh ECTS về cả hai mặt chuyển đổi và tích lũy tín chỉ và cần phải triển khai thực hiện ở tất cả các trƣờng đại học tại Châu Âu. Tuy nhiên, việc thực hiện của ECTS phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đã đƣợc đề cập ở trên và không đƣợc thực hiện chỉ để có ECTS nhƣ một hệ thống tín chỉ. ESIB kêu gọi các chính phủ thiết lập một khung pháp lý để sử dụng cho ECTS và kêu gọi các trƣờng đại học thực hiện hệ thống này một cách đúng đắn. ECTS phải đƣợc sử dụng cho tất cả sinh viên ở tất cả chƣơng trình học. ECTS đã đƣợc triển khai thực hiện theo cách thức hỗ trợ cho việc học tập suốt đời. Được thông qua tại BM52, Luân Đôn, Vương quốc Anh Tháng Năm, 2007 12 HỆ THỐNG LIÊN THÔNG TƯƠNG THÍCH VÀ TÍCH LŨY TÍN CHỈ ECTS
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU "Các bộ trƣởng nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ Châu Âu (ECTS) trong việc tạo điều kiện cho sự lƣu chuyển sinh viên và phát triển những chƣơng trình đào tạo quốc tế. Họ lƣu ý rằng hệ thống chuyển đổi tín chỉ chấu Âu đang ngày càng trở thành nền tảng cho hệ thống tín chỉ của các quốc gia. Họ khuyến khích những hoạt động tiếp theo nhằm biến hệ thống chuyển đổi tín chỉ này thành ra không chỉ một hệ thống chuyển đổi mà còn là một hệ thống tích lũy tín chỉ, để có thể áp dụng một cách nhất quán trong các trƣờng đại học ở châu Âu” From the Berlin Communiqué of Ministers responsible for Higher Education, September 2003 (Bologna Process). Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ châu Âu (ECTS) Hệ thống này đã đƣợc nhiều trƣờng đại học châu Âu thử nghiệm và cải tiến trong khoảng thời gian trên mƣời năm. Hệ thống này đƣợc tạo ra nhằm tăng cƣờng sự cơ động của sinh viên và tạo điều kiện chuyển đổi tín chỉ cho những văn bằng liên kết giữa hai trƣờng hoặc nhiều trƣờng trong hàng ngũ các nƣớc đã ký kết Tuyên ngôn Bologna về Giáo dục Đại học châu Âu năm 1999. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu đặt nền tảng trên sinh viên chính quy, những ngƣời học toàn thời gian để đạt 60 tín chỉ mỗi năm. Một năm học có từ 36 đến 40 tuần lễ, Nếu đƣợc chia thành 2 học kỳ, sẽ có 18-20 tuần mỗi học kỳ. Sinh viên sẽ dành thời gian cho hội thảo, dự giảng, tham gia seminar, tự học, viết báo cáo khoa học, chuẩn bị thi và dự thi v.v. Thời gian học tập này đƣợc ƣớc lƣợng khoảng 40-45 giờ mỗi tuần. Một khóa học/ môn học gồm 10 tín chỉ theo hệ thống này sẽ đƣợc tính khoảng 6-7 tuần với khối lƣợng công việc ƣớc lƣợng 240-300 giờ, tƣơng ứng với 24-30 giờ làm việc đối với một sinh viên trung bình. Bằng Thạc sĩ với 120 tín chỉ tƣơng ứng với 72-80 tuần học tập. . Chuyển đổi sang giờ làm việc của sinh viên, số tín chỉ này một lần nữa tƣơng ứng với 2880-3600 giờ để hoàn thành một chƣơng trình học ở bậc Thạc sĩ. ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU 13
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Số giờ này có thể co giãn đối với sinh viên học bán thời gian. Đơn vị chuyển đổi chính đối với khối lƣợng công việc của sinh viên trung bình đƣợc ƣớc lƣợng là 24-30 giờ cho một tín chỉ ECTS. Khối lƣợng công việc này đƣợc thực hiện tập trung trong một thời gian nhất định hay rải ra trong nhiều tuần không phải là một điều quan trọng cho lắm. Chúng tôi cũng đề nghị rằng hệ thống cho điểm có tính thống kê trong hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu không áp dụng- hoặc ít ra là đƣợc áp dụng một cách thận trọng- ở bậc thạc sĩ. Cơ sở xây dựng Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ Châu Âu: Tiến trình Bologna Sáng kiến này có tên gọi nhƣ vậy là do tuyên bố của 40 Bộ trƣởng Giáo dục các nƣớc châu Âu đƣợc đƣa ra tại Bologna năm 1999. Mục tiêu của Tiến trình Bologna là tạo ra một không gian chung cho giáo dục đại học Châu Âu nhằm xây dựng một cơ chế chung, tăng cƣờng sự lƣu chuyển của giảng viên và sinh viên, nâng cao sự hợp tác và giao lƣu giữa các trƣờng trong lĩnh vực đào tạo đại học. Ở Bologna Các Bộ trƣởng Giáo dục châu Âu đã cùng xác định 6 điều khoản trong Tuyên ngôn và sau đó tại Prague, tháng 5 năm 2001, đã bổ sung thêm 3 điều nữa: 1. Thông qua một hệ thống các văn bằng có thể đọc đƣợc và so sánh đƣợc một cách dễ dàng 2. Thông qua một hệ thống chủ yếu dựa trên hai vòng đào tạo: cử nhân và thạc sĩ 3. Xây dựng hệ thống tín chỉ 4. Thúc đẩy sự lƣu chuyển giảng viên và sinh viên 5. Thúc đẩy sự hợp tác của châu Âu trong vấn đề đảm bảo chất lƣợng 6. Thúc đẩy định hƣớng Châu Âu trong giáo dục đại học 7. Học tập suốt đời 8. Trƣờng đại học và sinh viên 9. Thúc đẩy sự thu hút của Vùng Giáo dục Đại học Châu Âu 14 ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” Quan trọng là sự thành lập của hệ thống công nhận tín chỉ lẫn nhau giữa các trƣờng. Hệ thống này giờ đây là một trong những thành tố tốt nhất của Tiến trình Bologna, đƣợc khởi động từ năm 1989 trong khuôn khổ chƣơng trình Eramus, giờ đây trở thành một phần của chƣơng trình Socrates. Cho đến nay ECTS vẫn là hệ thống tín chỉ duy nhất đã đƣợc thử nghiệm và áp dụng thành công trên toàn lãnh thổ Châu Âu. Hệ thống này đã tạo điều kiện cho sự công nhận thời gian học tập tại nƣớc ngoài và qua đó nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ mức độ lƣu chuyển của sinh viên ở châu Âu. Gần đây ECTS đang đƣợc phát triển để trở thành một hệ thống tích lũy tín chỉ để đƣợc áp dụng ở cấp trƣờng, cấp khu vực, cấp quốc gia, và ở toàn châu Âu. Hệ thống tín chỉ là gì? Hệ thống tín chỉ là cách diễn tả một chƣơng trình giáo dục bằng cách gắn các tín chỉ vào các phần cấu thành chƣơng trình ấy. Việc xác định tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học có thể dựa trên những tham số khác nhau, chẳng hạn nhƣ khối lƣợng công việc của sinh viên, kết quả học tập, và số giờ tiếp xúc giữa giảng viên và sinh viên. Hệ thống chuyển đổi tín chỉ châu Âu (ECTS) là gì? Hệ thống chuyển đổi và tích lũy tín chỉ châu Âu là một hệ thống lấy ngƣời học làm trung tâm, dựa trên khối lƣợng công việc sinh viên đƣợc yêu cầu phải thực hiện để hoàn thành mục tiêu của khóa học, những mục tiêu này tốt nhất là đƣợc cụ thể hóa dựa theo kết quả học tập cần đạt của khóa học và những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học. ECTS đã đƣợc xây dựng nhƣ thế nào? ECTS đƣợc đƣa ra năm 1989 1989 trong khuôn khổ chƣơng trình Eramus, hiện nay trở thành một phần của chƣơng trình Socrates. ECTS ECTS là hệ thống tín chỉ duy nhất đã đƣợc thử nghiệm thành công và áp dụng trên toàn lãnh thổ Châu Âu. ECTS đƣợc sáng tạo nhằm mục đích chuyển đổi tín chỉ. Hệ thống này đã tạo điều kiện cho sự công nhận thời gian học tập tại nƣớc ngoài và qua đó nâng cao chất lƣợng cũng nhƣ mức độ lƣu chuyển của sinh viên ở châu Âu. ECTS đang đƣợc xây dựng thành một hệ thống tích lũy tín chỉ để đƣợc áp dụng ở cấp trƣờng, cấp khu vực, cấp quốc gia, và ở toàn châu Âu. Đây là một trong những mục tiêu trọng yếu của Tiến trình Bologna năm 1999. ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU 15
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Tại sao đƣa ra ECTS? ECTS làm cho các chƣơng trình học tập thành ra dễ đọc và có thể so sánh với nhau đối với tất cả sinh viên bản xứ và sinh viên nƣớc ngoài. ECTS tạo điều kiện cho sự công nhận kết quả học tập giữa các trƣờng và thúc đẩy sự lƣu chuyển sinh viên. ECTS giúp các trƣờng tổ chức và duyệt xét lại các chƣơng trình đào tạo của mình. ECTS có thể vận dụng đối với nhiều chƣơng trình đào tạo khác nhau và hình thức tổ chức đào tạo khác nhau. ECTS khiến cho giáo dục đại học Châu Âu hấp dẫn hơn đối với sinh viên nƣớc ngoài.. Đặc điểm chủ yếu của ECTS là gì? ECTS dựa trên nguyên tắc 60 tín chỉ là định mức đo lƣờng khối lƣợng công việc mà một sinh viên học toàn thời gian phải thực hiện trong một năm học. Khối lƣợng công việc của các chƣơng trình đào tạo toàn thời gian ở châu Âu trong phần lớn trƣờng hợp vào khoảng 1500-1800 giờ mỗi năm và trong trƣờng hợp đó mỗi tín chỉ tƣơng ứng với 25-30 giờ. Tín chỉ trong hệ thống ECTS chỉ có thể đạt đƣợc sau khi ngƣời học làm tốt những công việc đƣợc yêu cầu, và kết quả học tập đƣợc đánh giá một cách thích hợp. Mục tiêu học tập đƣợc xây dựng dựa trên những năng lực mà sinh viên cần thụ đắc sau khóa học, diễn đạt những gì sinh viên sẽ biết, sẽ hiểu, và sẽ làm đƣợc sau khi hoàn thành một tiến trình học tập, dù là dài hay ngắn. Khối lƣợng công việc của sinh viên trong hệ thống ECTS bao gồm thời gian cần thiết để hòan thành tất cả các hoạt động học tập đã đƣợc lên kế hoạch nhƣ tham dự bài giảng, tham gia seminar, tự học, chuẩn bị các đề tài/dự án và tham gia thi. Tín chỉ đƣợc phân bổ cho tất cả các phần của chƣơng trình học (các mô-đun (module), các môn học (course), thực tập, thực hiện luận văn, v.v. và phản ánh số lƣợng công việc mỗi phần yêu cầu để đạt đƣợc mục tiêu cụ thể của phần ấy trong mối liên hệ với tổng số khối lƣợng công việc cần thiết để hoàn tất một năm học. Kết quả học tập của sinh viên đƣợc ghi nhận qua hệ thống điểm số của quốc gia hoặc của địa phƣơng. Bổ sung hệ thống điểm số thống nhất cho ECTS có một ý nghĩa tích cực, nhất là trong trƣờng hợp chuyển đổi tín chỉ. Hệ thống điểm số của ECTS đánh giá sinh viên trên cơ sở thống kê. Bởi vậy dữ liệu thống kê về kết quả học tập của 16 ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” sinh viên là điều kiện tiên quyết để áp dụng hệ thống điểm số của ECTS. Điểm số đƣợc cho theo thang bậc nhƣ sau: A tốt nhất 10% B tiếp theo 25% C tiếp theo 30% D tiếp theo 25% E tiếp theo 10% Loại A phân biệt với FX hoặc F là những điểm đánh giá dành cho những sinh viên không đạt yêu cầu. FX nghĩa là: “fail- some more work required to pass (không đạt - yêu cầu làm việc thêm chút ít để đạt” và F nghĩa là: “fail – considerable further work required”(không đạt- cần làm việc nhiều hơn để đạt). Những môn bị cho điểm rớt có đƣợc ghi trong Bảng điểm hay không là tùy chọn. Tài liệu chủ yếu của hệ thống ECTS là gì? Catalogue của các trƣờng cung cấp thông tin về các khóa học và tất cả thông tin liên quan khác đều đƣợc ấn hành song ngữ (tiếng Anh và tiếng địa phƣơng) hoặc chỉ bằng tiếng Anh đối với những chƣơng trình đƣợc giảng dạy bằng tiếng Anh, trên web, và/hay trong bản in. Để thực hiện quyển catalogue này nhất thiết phải có một bảng kiểm tra công việc (checklist) bao gồm những thông tin liên quan cho sinh viên nƣớc ngoài: Checklist dành cho quyển Catalogue của Trƣờng Thông tin về nhà trƣờng Tên và địa chỉ Lịch năm học Những ngƣời có thẩm quyền của nhà trƣờng Giới thiệu tổng quát về nhà trƣờng (trong đó có nêu rõ trƣờng thuộc loại gì, có cƣơng vị ra sao trong hệ thống) Danh sách các chƣơng trình đào tạo có cấp bằng ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU 17
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Thủ tục tuyển sinh/đăng ký Điều lệ nhà trƣờng (đƣợc chứng thực qua các thủ tục công nhận pháp nhân của trƣờng) Điều phối viên ECTS của trƣờng Thông tin về các chƣơng trình đào tạo cấp bằng Giới thiệu khái quát Các văn bằng đƣợc cấp Những yêu cầu của nhà trƣờng dựa trên tuyên ngôn sứ mệnh của trƣờng Mục tiêu giáo dục và nghề nghiệp Tiếp cận những bậc học cao hơn Sơ đồ cấu trúc khóa học cùng với số lƣợng tín chỉ (60 tín chỉ mỗi năm) Thi cuối khóa Các quy định về thi cử và đánh giá Bộ phận điều phối hệ thống chuyển đổi tín chỉ Giới thiệu từng đơn vị khóa học/ môn học Tên khóa học/môn học Mã số khóa học/môn học Loại khóa học/môn học Trình độ khóa học Số năm học Phân bổ thời gian từng học kỳ, từng quý Số tín chỉ đƣợc phân bổ dựa trên khối lƣợng công việc sinh viên đƣợc yêu cầu phải thực hiện đẩ đạt đƣợc mục tiêu của khóa học/môn học 18 ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU
- TÀI LIỆU THAM KHẢO CHO HỘI THẢO: “ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ” Tên các giảng viên Mục tiêu của khóa học (tốt nhất là đƣợc diễn đạt dƣới hình thức những kết quả học tập và năng lực cần đạt đƣợc sau khi học khóa học/môn học ấy) Những điều kiện tiên quyết để đƣợc nhận vào học Nội dung khóa học/môn học Tài liệu tham khảo cần đọc Phƣơng pháp giảng dạy Các phƣơng pháp đánh giá Ngôn ngữ đƣợc dùng để giảng dạy Thông tin tổng quát dành cho sinh viên Chi phí sinh hoạt Nơi ở Vấn đề ăn uống Phƣơng tiện y tế Phƣơng tiện cho những sinh viên có các nhu cầu đặc biệt Bảo hiểm Các hình thức hỗ trợ tài chính cho sinh viên Văn phòng Sinh viên Phƣơng tiện học tập Các chƣơng trình quốc tế Những thông tin thực tế cho việc lƣu chuyển giữa các trƣờng của sinh viên Các khóa học ngôn ngữ Thực tập trong khóa học Phƣơng tiện thể thao Các hoạt động giải trí Các tổ chức, hiêp hội, câu lạc bộ của sinh viên ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU 19
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM Thỏa thuận về việc Học tập là một văn bản chứa đựng danh sách các môn học đƣợc cấp tín chỉ trong hệ thống ECTS, đƣợc ký kết giữa sinh viên và ngƣời có trách nhiệm liên quan trong trƣờng. Trong trƣờng hợp chuyển đổi tín chỉ, văn bản này phải có sự đồng ý của sinh viên và hai trƣờng liên quan trƣớc khi sinh viên lên đƣờng nhập học và phải đƣợc cập nhật ngay khi có sự thay đổi. Bảng điểm ghi lại tƣ liệu về quá trình học tập của sinh viên bằng cách liệt kê danh sách các môn đã học, số tín chỉ ECTS đã đạt, tín chỉ địa phƣơng hay tín chỉ quốc gia, nếu có, điểm số hoặc xếp loại của trƣờng địa phƣơng hay của hệ thống ECTS đã đạt đƣợc. Trong trƣờng hợp chuyển đổi tín chỉ, Bảng điểm phải đƣợc trƣờng sở tại phát hành trƣớc khi sinh viên chuyển đi nơi khác và đƣợc xác nhận của trƣờng tiếp nhận khi sinh viên kết thúc quãng thời gian học tập tại đó. Phụ lục văn bằng (Diploma Supplement - DS) là gì? Phụ lục văn bằng là một văn bản kèm theo văn bằng đại học cho biết những thông tin đã đƣợc tiêu chuẩn hóa về tính chất, trình độ, bối cảnh, nội dung và tình trạng hoàn thành đến đâu của việc học tập trong tiến trình đạt đến bằng tốt nghiệp. Phụ lục văn bằng đem lại sự minh bạch và tạo điều kiện cho sự công nhận về mặt học thuật và chuyên môn cho văn bằng các loại (bằng tốt nghiệp, học vị, chứng chỉ) Phụ lục văn bằng nhằm mục đích nâng cao tính chất “minh bạch” quốc tế. Nó đƣợc thiết kế để cung cấp những thông tin về những gì mà ngƣời có tên trên văn bằng gốc đã đạt đƣợc trong quá trình học tập. Nó cần đƣợc tách biệt khỏi những phán đoán về giá trị hoặc những nhận định có tính chất tƣơng đƣơng về giá trị của văn bằng. Đây là một công cụ linh hoạt không có tính chất quy định bắt buộc, đƣợc đề ra nhằm tiết kiệm thời gian, tiền bạc và công sức. Nó có khả năng thích nghi theo nhu cầu của các địa phƣơng. Phụ lục văn bằng do các trƣờng đại học quốc gia ban hành theo mẫu do Ủy ban Châu Âu- Hội đồng châu Âu xây dựng cùng với UNESCO tham gia thử nghiệm và cải tiến. Phụ lục văn bằng gồm 8 phần (thông tin về ngƣời đƣợc cấp bằng, thông tin về văn bằng, thông tin về trình độ của văn bằng, thông tin về nội dung và kết quả đạt đƣợc, thông tin về chức năng của văn bằng, thông tin bổ sung, xác nhận phụ lục văn bằng, thông tin về hệ thống giáo dục đại học quốc gia). Thông tin trong cả 8 phần này cần đƣợc cung cấp đầy đủ, phần nào không có thông tin thì cần giải thích lý do. 20 ECTS – HỆ THỐNG TÍCH LŨY VÀ CHUYỂN ĐỔI TÍN CHỈ CHÂU ÂU
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Câu hỏi Lịch sử học thuyết kinh tế
7 p | 3547 | 1179
-
Môn học: Nhập môn công tác xã hội - CN. Phạm Thị Hà Thương
73 p | 970 | 267
-
Bài tập Mác Lênin - Phần thặng dư
5 p | 1225 | 176
-
Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1945 và đường lối cách mạng của Đại Hội III
6 p | 859 | 162
-
XÃ HỘI HỌC LAO ĐỘNG
93 p | 879 | 96
-
PHƯƠNG PHÁP HỌC ĐẠI HỌC - KHOA HỌC XÃ HỘI
56 p | 348 | 74
-
Tài liệu tập huấn Bình đẳng giới - Bùi Thị Kim
21 p | 413 | 68
-
Câu hỏi ôn tập môn đường lối cách mạng của đảng csvn
1 p | 383 | 64
-
Câu hỏi hướng dẫn học tập chương 4 và chương 5 môn Mác-LêNin
5 p | 1640 | 64
-
Tài liệu Pháp luật đại cương
100 p | 385 | 54
-
Bài thyết trình: giới thiệu một số văn hóa ở Việt Nam
20 p | 170 | 49
-
Câu hỏi ôn tập Chủ nghĩa xã hội khoa học kèm đáp án
25 p | 141 | 29
-
Tài liệu Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em
43 p | 20 | 9
-
Quốc dân đại hội Tân Trào (8-1945)
8 p | 163 | 7
-
Các câu hỏi ôn môn Triết học
12 p | 56 | 7
-
Tài liệu Mac Lênin
15 p | 80 | 4
-
Tài liệu Công tác xã hội trong bệnh viện (Dành cho nhân viên công tác xã hội và nhân viên y tế trong bệnh viện)
114 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn