Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học - lịch sử, vai trò và vận dụng các phương pháp dạy học
lượt xem 1
download
Bài viết Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học - lịch sử, vai trò và vận dụng các phương pháp dạy học trình bày vài nét lịch sử đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đào tạo liên thông; Vận dụng phương pháp dạy học trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở bậc đại học - lịch sử, vai trò và vận dụng các phương pháp dạy học
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC - LỊCH SỬ, VAI TRÒ VÀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Trần Thị Thìn1 - Nguyễn Thị Hạnh2 Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An 1. Đặt vấn đề Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh kinh tế, thị trường lao động rộng mở đòi hỏi người lao động được đào tạo ngày càng có trình độ cao hơn, rộng hơn, có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Đào tạo liên thông (ĐTLT) là hình thức đào tạo đáp ứng cao nhất yêu cầu này. Việt Nam đã phát triển các dạng tương tự của (ĐTLT) như hàm thụ, tại chức, vừa làm, vừa học... ĐTLT thực sự mới bắt đầu thí điểm 5 năm lại đây nên rất mới mẻ, còn nhiều hạn chế và trở ngại, vì thế tìm hiểu lịch sử, học hỏi kinh nghiệm của các nước, các trường để vận dụng linh hoạt vào nước ta vào từng trường một cách hợp lý là cần thiết. ĐTLT và đào tạo theo tín chỉ thường song hành với nhau, trong đó đào tạo theo tín chỉ tạo điều kiện để thực hiện ĐTLT và ĐTLT dựa trên hệ thống tín chỉ mà người học đã tích lũy. Thực hiện bất cứ hình thức đào tạo nào cũng phải phù hợp với đối tượng, nhất là phương pháp dạy học (PPDH) biểu hiện rõ hơn sự năng động, sáng tạo, đúng kỹ thuật và đầy nghệ thuật của người thầy. Vậy cần vận dụng PPDH trong ĐTLT theo hệ thống tín chỉ như thế nào? 2. Đào tạo liên thông - vài nét lịch sử và vai trò 2.1. Vài nét lịch sử đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đào tạo liên thông * Vài nét về lịch sử đào tạo theo học chế tín chỉ. - Tín chỉ, hệ thống tín chỉ (Credid system) là hệ đánh giá một cách định lượng kiến thức và kỹ năng của người học được người học nhận thức số tín chỉ phải giành được cho mỗi ngành. 1 TS, Phó bộ môn Tâm lý – Giáo dục học 2 TS, Khoa Tự nhiên 103
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM - Hệ thống đào tạo theo HCTC đã xuất hiện khởi đầu từ trường ĐH Havard (USCS - US Credid System) cách đây hơn 100 năm. Hệ thống này đến nay đã được Canada, các nước Châu Mỹ Latinh, Nhật Bản, Philippines, Thailand, Indonesia, Nigeria, Lesoto áp dụng, nhằm dảm bảo quyền tự do học thuật, được học tập của sinh viên, có đặc điểm là tích lũy tín chỉ, tính theo số giờ lên lớp. Sinh viên học 4 năm với 15 tín chỉ/1 kọc kỳ Năm 1987, ECTS (European Credit Transfer System) Châu Âu ra đời và đến 1997 các nước liên minh Châu Âu và Đông Âu áp dụng, có đặc điểm chuyển đổi tín chỉ, sinh viên học 3- 4 năm và 30 tín chỉ/ 1 kọc kỳ. Năm 1993, UCTS (University Credit TransFer System) của UMAP) - Hệ thống chuyển đổi các trường ĐH Châu Á - Thái Bình Dương mở ra ở các nước Australia, Brunei, Singapore, Cambodia, Nhật Bản, Mông Cổ, có đặc điểm chuyển đổi tín chỉ, sinh viên cần học 4 năm và 30 tín chỉ/1 kọc kỳ. Đầu thập niên 90 CATS (Credit Accummulation and TransFer System) Anh, rất phức tạp đã được sử dụng ở Vương Quốc Anh, có đặc điểm vừa chuyển đổi, vừa tích lũy tín chỉ. Sinh viên học 3 năm với 60 tín chỉ/1 kọc kỳ. Ba hệ thống này đều nhằm mục đích đảm bảo quyền tự do và chuyển đổi học tập của sinh viên, được tính giờ lên lớp và ngoài lớp. Hiện nay, ở Việt Nam phần lớn các trường bậc đại học (ĐH) đang thực hiện quy chế 25 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), để chuyển dần học chế đào tạo theo học phần kết hợp với niên học sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ (HTTC). Do thiếu quyết đoán của lãnh đạo các cấp, do cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, do giảng viên và sinh viên chưa chủ động, tích cực trong dạy và học, còn nhiều tiêu cực trong kiểm tra, đánh giá... nên một số trường đào tạo theo HTTC không hoàn toàn thực hiện đúng nghĩa đào tạo theo HTTC. * Vài nét về lịch sử đào tạo liên thông - Do người học có nhu cầu muốn tiếp tục học lên mà không phải học lại những gì đã học nên nhiều quốc gia có chương trình đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người học theo hình thức ĐTLT. 104
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Cùng với việc đào tạo theo tín chỉ, ĐTLT đã thực hiện khoảng 100 năm nay (từ năm 1896, Viện trưởng - Viện trưởng Đại học Chicago R. Harper đã chia chương trình đào tạo 4 năm ở đại học Chicago thành hai cấp gọi là 2 năm đầu (junior college) và 2 năm cuối (senior college) nhằm chuyển tiếp đào tạo. Từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở bậc ĐH các nước đã tiến hành ĐTLT như Anh, New Zealand, Australia, Hoa kỳ, Pháp, Đài Loan, Nhật Bản… sinh viên học trường ĐH nhỏ 2 năm được công nhận tín chỉ và chuyển sang học tiếp các năm sau của trường đào tạo từ 4 năm trở lên cùng ngành hoặc khác ngành, để đạt văn bằng cao hơn. - Ở Việt Nam, trước 1975, ở miền Bắc thực chất đã thực hiện ĐTLT để nâng cao trình độ cho người lao động theo các hình thức không chính quy, học tại chức, chuyên tu, thậm chí dưới dạng nhỏ hẹp học chuyên đề, tập huấn có cấp chứng chỉ… và có thể dùng chứng chỉ đó học chuyển tiếp, liên kết một chương trình đào tạo nào đó. Ở miền Nam, thời kỳ này, một số ĐH Quốc gia và trường cộng đồng đã ĐTLT thay cho liên kết, chuyển tiếp. Năm 1993 - 1995 dạy học ở ĐH chia làm 2 giai đoạn. Chứng chỉ đại cương có thể liên thông làm điều kiện để thi chuyển giai đoạn 2 nhưng đến năm học 1998 -1999 thì xoá bỏ hẳn kỳ thi chuyển giai đoạn. Năm 2004, Bộ GD&ĐT tổ chức thí điểm ĐTLT và đã được khẳng định trong Điều 6, 32, 35, 38, 41 của Luật Giáo dục - 2005. Năm 2006 - 2007, nhiều trường đã tiến hành ĐTLT. Năm 2008 nhiều trường ĐH thực hiện đào tạo theo HTTC và đang bàn luận tìm cách cải tiến đào tạo để có thể chấp nhận tín chỉ của nhau. Điều đó tạo cơ hội thuận lợi cho ĐTLT theo tín chỉ. Các trường ĐH đạt tiêu chuẩn quốc tế tạo cơ hội cho sinh viên liên thông với các trường ĐH trong khu vực. 2.2. Vai trò của ĐTLT theo HTTC ĐTLT là hình thức đào tạo nâng cao trình độ có tính chất tiếp nối bậc đào tạo thấp hơn trước đó, người học được chấp nhận kiến thức kỹ năng được ghi nhận bằng tín chỉ không cần học lại nội dung đã học, do vậy nó có vai trò rất quan trọng: 105
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM - ĐTLT là hình thức đào tạo linh hoạt, tạo cơ hội cho người lao động được đào tạo, góp phần nâng cao năng suất lao động của xã hội, phát triển xã hội học tập. - ĐTLT theo hệ thống tín chỉ tiết kiệm được công sức, thời gian, kinh tế. - ĐTLT giúp người học học tập suốt đời và giúp chuyển đổi nghề nghiệp một cách linh hoạt, thích hợp với thị trường lao động rộng mở, năng động. 3. Vận dụng phương pháp dạy học trong ĐTLT theo HTTC. 3.1. Khái niệm và yêu cầu vận dụng + "PPDH là hệ thống những hành động có chủ đích theo một trình tự nhất định của giáo viên để tổ chức hoạt động nhận thức và hoạt động thực hành của học sinh, nhằm đảm bảo cho họ lĩnh hội nội dung DH và chính nhờ vậy mà đạt được những mục tiêu dạy học" [1, trg 63] + Yêu cầu vận dụng: PPDH phải phù hợp với nội dung dạy học. ĐTLT có nội dung có tính chuyển tiếp cao, đòi hỏi sử dụng phương pháp và tổ chức dạy học năng động. PPDH phù hợp với trình độ, đặc điểm của người học. Trong ĐTLT, đối tượng có nhiều nhóm khác nhau. Người dạy phải phát huy vốn kinh nghiệm, kiến thức đã có của người học để họ chiếm lĩnh kiến thức mới. PPDH phù hợp với phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Hiện nay phương tiện dạy học của phần lớn các trường còn đơn giản, truyền thống, tổ chức dạy học chủ yếu theo hình thức lớp - bài. Do vậy, cần đổi mới theo hướng kết hợp các phương tiện dạy học truyền thống và hiện đại và lồng các hình thức tự học, thảo luận nhóm ... vào hình thức học trên lớp. 3.2. Một số nhóm PPDH tích cực vận dụng trong ĐTLT theo HTTC. Cần vận dụng tổ hợp phương pháp trong ĐTLT theo HTTC, đáng chú ý là nhóm PPDH tích cực, PPDH hợp tác, PPDH theo module... * PPDH tích cực: 106
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - PPDH tích cực là nhóm các PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, giúp người học có cách học để chủ động tự học. Có ba tiêu chuẩn chủ yếu: hoạt động, tự do và tự giáo dục. - Đặc trưng của PPDH tích cực: + Tổ chức các hành động của người học: người học tự giác hoạt động tự khám phá tri thức, gắn học với làm, hình thành kỹ năng, phát huy tiềm năng sáng tạo dưới sự tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn của giáo viên. + Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học: phương pháp tự học là cốt lõi của phương pháp dạy học và là mục tiêu của dạy học, là cầu nối giữa học tập và nghiên cứu. Phương pháp tích cực giúp cho người học có kỹ năng và thói quen tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề, tạo hứng thú, động cơ học tập bên trong, nâng cao hiệu quả học tập, có thể ứng dụng rộng rãi và học suốt đời. + Tăng cường học cá thể và phối hợp với học tập hợp tác: mỗi người học nỗ lực trí tuệ lĩnh hội tri thức; theo đó mà có sự phân hóa về cường độ hoàn thành nhiệm vụ, tạo quan hệ hợp tác, học hỏi thầy và bạn, phát triển tình cảm tập thể, tình bạn. + Kết hợp đánh giá của giáo viêc và tự đánh giá của người học nhận định chính xác thực trạng. Người học năng động, sáng tạo, biết cách tự kiểm tra đánh giá để điều chỉnh cách học. * PPDH theo module - PPDH theo module là một tổ hợp phương pháp phức tạp và chuyên hóa theo hướng công nghệ dạy học. Module dạy học là đơn vị chương trình dạy học tương đối độc lập, được cấu trúc theo cách đặc biệt nhằm phục vụ cho người học, trong đó chứa cả mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, PPDH và hệ thống công cụ đánh giá kết quả lĩnh hội, gắn bó chặt chẽ với nhau thành một chỉnh thể trọn vẹn. - Module dạy học có 4 đặc trưng: + Bao gồm một tập hợp những tình huống dạy học, được tổ chức cho một chủ đề trí dục được xác định rõ ràng. 107
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM + Được định hướng bởi hệ thống mục tiêu dạy học cụ thể có thể đo lường được. + Chứa đựng hệ thống chủ đề, chủ điểm (text) điều khiển quá trình dạy học, đảm bảo thống nhất hoạt động dạy, hoạt động học và kiểm tra đánh giá để phân hóa con đường lĩnh hội tiếp theo. + Có khả năng thích nghi tốt với hệ dạy học phân hóa - cá thể hóa: người học có thể có nhiều con đường, cách thức khác nhau để chiếm lĩnh nội dung trí dục, bảo đảm cho người học tiến theo nhịp độ riêng, đi tới mục tiêu chung. - Công cụ của Module: Bản hướng dẫn, giáo trình, phương tiện tương ứng và các test. - Một số phương pháp vận dụng trong dạy học theo module như phương pháp nêu, giải quyết vấn đề, phương pháp thảo luận và phương pháp kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan với nhiều loại test phục vụ mục đích khác nhau: test vào, test trước, test trung gian, test ra. * PPDH hợp tác - PPDH hợp tác là nhóm PPDH mở cho lớp, nhóm nhằm hoàn thành dự án trên cơ sở tự nguyện có sự phân công nhiệm vụ. - Người học hoạt động tích cực, tự nguyện, bộc lộ năng lực, tính cách và được uốn nắn, phát triển ý thức cộng đồng trách nhiệm, ý thức tổ chức tập thể, khả năng thích ứng với cuộc sống xã hội. Phương pháp này được sử dụng có hiệu quả hơn trong hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ, làm báo tường, dạy học một số môn học như âm nhạc, lao động... - PPDH hợp tác có thể sử dụng một số PPDH cụ thể như nghiên cứu tình huống, thảo luận nhóm nhỏ, PPDH theo dự án, nêu - giải quyết vấn đề... Trong các PPDH nêu trên, phương pháp nêu - giải quyết vấn đề và phương pháp thảo luận nhóm nhỏ có tác dụng tạo nhu cầu nhận thức, kích thích tư duy của người học và tăng cường tương tác sư phạm. + Dạy học nêu - giải quyết vấn đề có cấu trúc gồm 3 bước như sau: 108
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ (1). Nêu vấn đề, xây dựng bài toán nhận thức a. Tạo tình huống có vấn đề b. Phát hiện và nhận dạng vấn đề nảy sinh c. Phát biểu vấn đề cần giải quyết (2). Giải quyết vấn đề đặt ra a. Đề xuất các giả thuyết b. Lập kế hoạch giải quyết vấn đề c. Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề ( 3). Kết luận a. Thảo luận kết quả và đánh giá b. Khẳng định hay bác bỏ giả thuyết đã nêu c. Phát biểu kết luận d. Đề xuất vấn đề mới. - Dạy học nêu - giải quyết vấn đề có 4 mức độ tích cực khác nhau ở người học: + Mứcđộ 1: - Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết vấn đề; - Sinh viên thực hiện cách giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên; - Giáo viên đánh giá kết quả làm việc của sinh viên. + Mức độ 2: - Giáo viên nêu vấn đề, gợi ý để sinh viên tìm ra cách giải quyết vấn đề; - Sinh viên thực hiện cách giải quyết vấn đề; - Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá. + Mức độ 3: 109
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM - Giáo viên cung cấp thông tin tạo tình huống; - Sinh viên phát hiện và xác định vấn đề nảy sinh, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn giải pháp; - Sinh viên thực hiện cách giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của giáo viên khi cần; - Giáo viên và sinh viên cùng đánh giá. + Mức độ 4: - Sinh viên tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề phải giải quyết; - Sinh viên giải quyết vấn đề, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả. Giáo viên xây dựng các loại bài tập, sử dụng nhiều loại tình huống có vấn đề giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề, hình thành cách học, bồi dưỡng năng lực tư duy sáng tạo - Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ gồm các bước sau: ( 1). Làm việc chung cả lớp: a. Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức b. Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ c. Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. (2). Làm việc theo nhóm: a. Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm b. Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập, trao đổi. c. Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc nhóm. (3). Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp: a. Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả b. Thảo luận chung c. Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề tiếp theo. 110
- HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Phương pháp này giúp hình thành kỹ năng học tập (phân tích, tổng hợp, tư duy phê phán, sáng tạo, kỹ năng ngôn ngữ ) và kỹ năng xã hội (lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, bày tỏ ý kiến của mình, ứng phó với các tình huống, vấn đề tranh luận, đánh giá ý kiến người khác... ) cho người học. Khi sử dụng phương pháp này cần chống việc gây ồn, khắc phục tình trạng không bình đẳng giữa các cá nhân, thiếu tự chủ trong nhận xét đánh giá... 4. Kết luận và kiến nghị: ĐTLT theo HTTC là hình thức đào tạo mới nhưng sẽ phát triển tốc độ nhanh vì đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Để đạt hiệu quả đào tạo cao cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: * Nhà trường tổ chức biên soạn chương trình, quy định nội dung và tài liệu học tập mạng tính linh hoạt và liên thông * Giáo viên cần nắm vững chương trình, nội dung; có trình độ chuyên môn, liên môn, trình độ nghiệp vụ; sáng tạo và nhạy cảm; vận dụng kết hợp các phương pháp, chú ý thực hiện đúng kỹ thuật, phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm mỗi phương pháp. Cần thiết kế và hoàn thiện dần hệ dạy học tối ưu hướng vào việc phân hoá - cá thể hoá: mềm hóa chương trình, khuyến khích tự chọn nội dung và thời gian học theo nhịp độ riêng của quá trình lĩnh hội. * Kết hợp nhiều cách thức kiểm tra, đánh giá nhất là bằng trắc nghiệm khách quan, bài tập tự học, tự nghiên cứu, bài thu hoạch, bài thực hành, bài tập lớn... TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Bảo (chủ biên), Trần Kiểm (2005), Lý luận dạy học ở trường THCS, (dự án dào tạo GV THCS), Nxb ĐHSP. 2. Bộ GD & ĐT, (2008), Quy định "Đào tạo liên thông trình độ cao đẳng, đại học" Ban hành kèm theo Quyết định số 06 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 111
- BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 3. Nguyễn Hữu Châu - Nguyễn Văn Cường, Trần Bá Hoành, nguyễn Bá Kim, Lâm Quang Thiệp (2007) Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo GV trung học cơ sở theo chương trình mới, Bộ GD& ĐT, Dự án ĐT GV THCS, Hà Nội 4. Ngô Tấn Lực, Liên thông trong đào tạo đại học 5. Nhiều tác giả (2007), Đổi mới PPDH trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Xây dựng hệ thống thông tin quản lý đào tạo (Kỷ yếu HTKH lần 2 Vun) 6. Các thông tin trên mạng Internet về đào tạo liên thông và đào tạo theo học chế tín chỉ của các trường bậc Đại học... 112
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TỔ CHỨC HỆ THỐNG TRI THỨC TRONG THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO TÍN CHỈ Ở BẬC ĐẠI HỌC
13 p | 271 | 51
-
Tài liệu tham khảo cho hội thảo: Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
310 p | 76 | 9
-
Nâng cao hiệu quả đào tạo Tiến sỹ theo hệ thống tín chỉ ở các cơ sở đào tạo sau đại học hiện nay
7 p | 45 | 4
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ cao đẳng lên đại học công nghệ kỹ thuật và sư phạm kỹ thuật
7 p | 10 | 3
-
Đào tạo liên thông theo tín chỉ mấy vấn đề cần đặt ra
8 p | 5 | 2
-
Một số nhận xét về thực trạng đào tạo liên thông và giải pháp thực hiện ở trường cao đẳng sư phạm
10 p | 6 | 2
-
Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai
5 p | 9 | 2
-
Những thách thức và giải pháp trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế
6 p | 7 | 2
-
Kiến nghị và đề xuất việc chuyển đổi đào liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường Đại học Hà Tĩnh
5 p | 7 | 2
-
Một số ý kiến về đảm bảo chất lượng đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ
6 p | 12 | 2
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tiềm năng và những rào cản cần vượt qua
11 p | 6 | 2
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở nước ta quan điểm, nhận thức và giải pháp phát triển
13 p | 7 | 2
-
Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học theo hệ thống tín chỉ
8 p | 6 | 2
-
Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ góc nhìn bên ngoài giảng đường đại học
8 p | 7 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ bài toán khó giải cho các trường cao đẳng và đại học địa phương
10 p | 8 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ và vấn đề liên thông của văn bằng tú tài cộng hai năm của quốc tế sang cao đẳng Việt Nam
5 p | 10 | 2
-
Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông
4 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn