intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai trình bày những thuận lợi và khó khăn khi triển khai đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ tại trường Cao đẳng Sư phạm Đồng Nai

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ THÁCH THỨC TRONG ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM ĐỒNG NAI Lê Quang Tân1 Trường CĐ Sư Phạm Đồng Nai 1. Mở đầu Theo định hướng của trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Đồng Nai, từ nay đến 2010 song song với việc phát triển chương trình đào tạo mới, sẽ triển khai tuyển sinh đào tạo liên thông từ trình độ cao đẳng (CĐ) lên trình độ đại học (ĐH), liên kết đào tạo liên thông lên trình độ ĐH nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người học liên thông, đáp ứng tốt nhu cầu xã hội. Đặc điểm của loại hình đào tạo này là chương trình đào tạo liên thông được thiết kế dựa trên việc so sánh chương trình đào tạo trình độ ĐH hiện hành với các chương trình đào tạo của trường có đào tạo bậc CĐ, thời gian đào tạo 2 năm; việc tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ. Đối tượng liên thông là những sinh viên đã có bằng tốt nghiệp CĐ các ngành học tốt nghiệp loại khá trở lên được tham dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp, tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất 1 năm làm việc gắn với chuyên môn được đào tạo mới được tham gia dự tuyển. Môn thi tuyển gồm môn cơ sở ngành và môn kiến thức ngành. Trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ có nhiều vấn đề cần quan tâm. Trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến vấn đề “Những khó khăn và thách thức trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ”. 2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ a. Thuận lợi 1 Giảng viên, Khoa Tự nhiên 206
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ - Nghị quyết 14 của Chính phủ về đổi mới giáo dục ĐH, trong đó có đề cập đến vấn đề từng bước chuyển đổi chương trình đào tạo theo học chế niên chế sang học chế tín chỉ. - Sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc phổ cập đào tạo theo học chế tín chỉ trong tất cả các trường ĐH kể từ năm học 2010-2011. - Sự quyết tâm của tập thể lãnh đạo và toàn thể cán bộ viên chức trong trường. - Có sự hỗ trợ tích cực của Ban Giám hiệu và cán bộ giảng viên của trường CĐSP Đồng nai. - Kinh nghiệm đào tạo theo học chế tín chỉ ở một số cơ sở đào tạo trong nước. - Xu thế tất yếu về sự phát triển giáo dục hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hoá. b. Những khó khăn trong việc triển khai đào tạo liên thông Theo chúng tôi, khi chuyển đổi đào tạo liên thông từ CĐSP lên ĐHSP theo hệ thống tín chỉ sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng, khó đạt kết quả mong muốn vì các lý do chủ yếu sau: Thứ nhất, về phía người học: tính chủ động của sinh viên còn đang rất thấp. Họ chưa quen làm việc độc lập, vẫn giữ tư duy dựa vào đội ngũ giảng viên, đội ngũ cán bộ lớp để nắm bắt những thông tin cần thiết. Vì vậy dẫn tới tình trạng nhiều người không biết nhà trường sẽ tổ chức môn học nào trong mỗi học kỳ và kế hoạch học tập của họ sẽ ra sao. Người học chưa có thói quen coi những giờ tự học, những buổi tự chuẩn bị là một phần của môn học. Thứ hai, về phía người dạy: để thực hiện đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, lịch giảng dạy phải được thực hiện nghiêm ngặt, trong khi việc thực hiện đầy đủ các giờ lên lớp theo đúng lịch trình của từng tuần học hiện nay là chưa thể thực hiện được. Nguyên nhân của vấn đề này là do số lượng giảng viên giảng dạy một môn học còn hạn chế, thêm vào đó, mỗi giảng viên lại phải cùng hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau trong cùng một khoảng thời gian. Ngoài ra, còn phải nói tới một nguyên nhân nữa cũng từ phía người dạy là người thầy 207
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM chưa quen thiết kế những chương trình ngoài giờ lên lớp cho sinh viên. Giáo trình áp dụng cho hệ thống tín chỉ vẫn là những giáo trình cũ của chương trình niên chế. Thứ ba, về kinh nghiệm: bước đầu thực hiện nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Sự thay đổi phương thức đào tạo đồng nghĩa với việc xóa bỏ một thói quen đã thành nếp ở giai đoạn đầu trong quản lý đào tạo sẽ có nhiều phức tạp, khi mà mỗi một sinh viên có một kế hoạch học tập riêng, Thứ tư, do số giảng viên cơ hữu còn quá ít, cơ sở vật chất của chúng ta còn nghèo nàn, kể cả phòng học, phương tiện dạy học, lẫn tư liệu học tập cho sinh viên. Thứ năm, sự chuẩn bị chưa đầy đủ và đặc biệt là thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng chương trình, quản lý kế hoạch giảng dạy cũng như việc học tập của sinh viên, thiếu chuyên gia am hiểu về đào tạo theo hệ thống tín chỉ, sinh viên chọn giáo viên, nên việc quản lý sinh viên rất khó, trong khi đó quy chế vẫn cứng nhắc không thay đổi. Thứ sáu, chưa mạnh dạn trong việc đổi mới chương trình: Chương trình chủ yếu gọt bớt số tiết, còn nội dung chưa thay đổi nhiều. Việc tăng cường thực hành chưa được quan tâm đúng mức. Thứ bảy, cơ sở vật chất nhất là các phòng thí nghiệm, phòng học chưa chuẩn bị đầy đủ. Thứ tám, đội ngũ giảng viên đáp ứng theo yêu cầu hiện nay còn mỏng và chưa nhận thức đầy đủ. 2.2. Những giải pháp chính trong đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐSP Đồng Nai. Để triển khai đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐSP Đồng Nai cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất, xây dựng chượng trình, quản lý kế hoạch giảng dạy và quản lý sinh viên, xây dựng chương trình phải mềm dẻo, thay thế các học phần không còn phù hợp. Phòng chức năng của trường cần bàn bạc vụ thể với giáo vụ các 208
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ khoa để tránh sự trùng lặp giờ của giảng viên, tiết kiệm thời gian di chuyển của sinh viên, hạn chế thời gian trống không cần thiết và tránh trùng các buổi thực hành giữa các lớp. Thứ hai, cần mạnh dạn trong việc làm mới chương trình đào tạo. Thứ ba, tập trung vào việc xây dựng cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu đào tạo. Thứ tư, đào tạo cán bộ trẻ để trở thành những giảng viên giỏi, đồng thời phải có chế độ thích hợp để khuyến khích. Thứ năm, hình thành trung tâm tư vấn cho sinh viên về các vấn đề học tập. Thứ sáu, tập huấn đội ngũ cố vấn học tập làm sao để cố vấn học tập cung cấp những thông tin, phản ánh ý kiến nguyện vọng của sinh viên cho khoa một cách thường xuyên. 3. Kết luận - "Vạn sự khởi đầu nan", nhưng chúng ta không thể không làm. Bước đột phá trong chuyển đổi phương thức đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ từ CĐ lên ĐH sẽ góp phần đưa nền giáo dục ĐH nước ta hòa cùng nền giáo dục tiên tiến trên thế giới. - Phải có chế độ thích hợp để khuyến khích giảng viên trẻ bồi dưỡng về chuyên môn, nhất là ngoại ngữ - một công cụ giúp giảng viên dễ dàng tiếp cận và hội nhập với sự phát triển của khu vực và thế giới. - Lựa chọn quy mô đào tạo hợp lý. - Với quyết tâm cao của mọi thành viên trong tập thể nhà trường, chúng ta tin rằng, dù khó khăn đến đâu, chúng ta cũng sẽ khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 209
  5. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự án phát triển GV THPT và TCCN (2009), Tài liệu Hội thảo - Tấp huấn: Mô hình đào tạo, chương trình đào tạo, quản lý đào tạo và biên soạn giáo trình trong đào tạo giảng viên, Hà Nội - 2009. 2. Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo học chế tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT...). 3. Một số trang Web. 210
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2