intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua thực tế đào tạo liên thông của trường CĐCN Viettronics trong những năm qua đã khẳng định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH là phương thức đào tạo có giá trị thực tiễn quan trọng trong việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, xây dựng một xã hội học tập, đảm bảo quá trình đào tạo được diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ mở ra cơ hội mới cho đào tạo liên thông

  1. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ MỞ RA CƠ HỘI MỚI CHO ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG Nguyễn Văn Hạ1 Trường Cao đẳng Công nghệ Viettronics Trường Cao đẳng Công nghệ (CĐCN) Viettronics được thành lập năm 2003, theo Quyết định số 2445/2003/QĐ-BGDĐT, ngày 29/5/2003 của Bộ trưởng Bộ Giáodục & Đào tạo (GD&ĐT). Qua 5 năm xây dựng và trưởng thành, Trường CĐCN Viettronics với phương châm: Sáng tạo - Hiệu quả - Hội nhập - Phát triển, đã có bước phát triển nhanh. Hiện nay trường có quy mô gần 5000 học sinh, sinh viên, với 7 ngành, 14 chuyên ngành đào tạo ở 3 bậc đào tạo: trung cấp nghề (TCN), trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và cao đẳng (CĐ). Trường CĐCN Viettronics mang đặc trưng Công nghệ. Trường CĐCN Viettronics đã được Bộ GD&ĐT cho phép đào tạo liên thông từ trình độ TCCN lên trình độ CĐ thuộc các nghành công nghệ kỹ thuật điện tử, tin học và kế toán. Đồng thời, Trường CĐCN Viettronics đã liên kết với các trường Đại học (ĐH) Công nghiệp Hà Nội, ĐH Thương mại, Viện ĐH Mở Hà Nội, ĐH Công đoàn… đào tạo liên thông lên trình độ ĐH thuộc các ngành công nghệ và kinh tế trước hết cho các học sinh, sinh viên của trường. Đào tạo liên thông các trình độ ở trường CĐCN Viettronics được thực hiện theo Quy định tạm thời về đào tạo liên thông dạy nghề, TCCN, CĐ và ĐH, ban hành kèm theo Quyết định số 49/2002/QĐ- BGD&ĐT, ngày 05/12/2002 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Quy định về đào tạo liên thông trình độ CĐ và ĐH, ban hành kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 13/02/2008 của Bộ GD&ĐT. Qua thực tế đào tạo liên thông của trường CĐCN Viettronics trong những năm qua đã khẳng định đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH là phương thức đào tạo có giá trị thực tiễn quan trọng trong việc đa dạng hóa phương thức đào tạo, xây dựng một xã hội học tập, đảm bảo quá trình đào tạo được diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao. 1 TS, Phó Hiệu trưởng 172
  2. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Mặt khác, đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH trong hệ thống đào tạo theo niên chế đã bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Một là, chuẩn đầu vào của một chương trình đào tạo liên thông CĐ, ĐH là các sinh viên từ các trường TCCN, CĐ khác nhau. Sự khác nhau này trước hết là do chương trình đào tạo của các trường chưa thực sự theo một chuẩn chung. Điều này có nguyên nhân khách quan là do quy định việc xây dựng chương trình đào tạo do các trường chủ động; đến năm 2007 Bộ GD&ĐT mới ban hành chương trình khung một số ngành đào tạo CĐ công nghệ (Công nghệ tự động, điện tử…; một số ngành khác chương trình khung cũng còn đang trong quá trình soạn thảo). Hai là, hiện nay chương trình đào tạo trình độ CĐ, ĐH của một ngành nào đó được các trường xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ GD&ĐT cũng khác nhau. Chương trình đào tạo của mỗi trường được xây dựng thường mang đặc trưng, sắc thái riêng về hướng chuyên sâu và chuyên ngành, hoặc liên ngành. Do đó sinh viên được đào tạo từ các trường khác nhau là phản ánh thực chất khác nhau về chuẩn đầu vào hệ đào tạo liên thông. Để khắc phục tình trạng đầu vào khác nhau khi tuyển sinh đào tạo liên thông thì phải chuẩn hoá đầu vào bằng việc người học liên thông phải học thêm một khối lượng kiến thức bổ sung để có đủ trình độ đầu vào ngành theo học liên thông. Đây quả là một khó khăn cho cả quá trình tuyển sinh và tổ chức đào tạo liên thông của các trường khi đào tạo theo niên chế. Đào tạo liên thông trình độ CĐ, ĐH hiện nay có cơ hội rất thuận lợi do ngành giáo dục ĐH đã và đang có những đổi mới rất căn bản: - Bộ GD&ĐT đã ban hành chương trình khung cho các ngành đào tạo trình độ CĐ và ĐH. Chương trình đào tạo CĐ và ĐH của một ngành đào tạo được các trường thiết kế theo chuẩn chung từ chương trình khung của Bộ GD&ĐT. Những học phần, môđun cốt lõi do chương trình khung quy định được đảm bảo, do đó về cơ bản đảm bảo sự kế thừa, liên thông dọc giữa chương trình CĐ và ĐH. - Cuộc vận động: “Nói không với đào tạo không đạt chuẩn” bước đầu có hiệu quả. Các trường CĐ đã có cơ chế đảm bảo chất lượng theo các tiêu chuẩn 173
  3. BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM kiểm định chất lượng của Bộ GD&ĐT. Sinh viên tốt nghiệp CĐ của các trường ngày càng đạt chuẩn hơn. - Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 15/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT mở ra cơ hội mới cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục hiện nay. Hiện nay một số trường ĐH, CĐ đang thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ; các trường còn lại, trong đó có trường CĐCN Viettronics, đã và đang hoàn thiện việc cụ thể hóa Quy chế đào tạo ĐH và CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, thiết kế lại chương trình, đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập, chuẩn bị cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống thông tin quản lý… thực hiện lộ trình đến năm 2009- 2010 chuyển sang đào tao theo học chế tín chỉ. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ tạo thuận lợi cho liên thông ngang và liên thông dọc giữa những ngành trong cùng một nhóm ngành. Sinh viên được bảo lưu những tín chỉ đã tích luỹ và chỉ cần đăng ký tích luỹ đủ những tín chỉ thuộc chương trình liên thông theo ngành mà mình muốn. Việc học kiến thức bổ sung có thể không cần phải tổ chức học riêng trước khi tuyển sinh như còn đào tạo theo niên chế, mà được coi như là môn học tiên quyết và được tính như là tín chỉ cần tích lũy để sinh viên đạt được trình độ ngang hay cao hơn của một ngành nào đó ở một trường CĐ hoặc ĐH khác. Trong quá trình chuẩn bị cho chuyển đổi sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ ở trường CĐCN Viettronics, chúng tôi nhận thấy đào tạo theo hệ thống tín chỉ có đặc trưng mang tính ưu việt đặc biệt đối với đào tạo liên thông. Đó là kiến thức và kỹ năng được cấu trúc thành các môđun; sinh viên tích luỹ theo từng tín chỉ phù hợp với cá nhân của mình. Đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ sẽ không cần phải có khoá học bổ sung kiến thức để chuẩn hoá đầu vào như trước đây đào tạo theo niên chế (nếu liên thông cùng ngành). Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đầu vào không nhất thiết phải giống nhau: tuỳ theo số tín chỉ cần tích luỹ để đạt trình độ ĐH mà sinh viên đăng ký; thời gian kết thúc học liên thông để có văn bằng cũng có thể khác nhau. Đây là một ưu điểm nổi bật của đào tạo liên thông theo hệ thống tín chỉ, khắc phục được khó khăn trong tuyển sinh và tổ chức đào tạo theo niên chế trước đây. 174
  4. HỘI THẢO KHOA HỌC: ĐÀO TẠO LIÊN THÔNG THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ Để đảm bảo tính kế thừa và tích hợp, giảm tối đa thời gian học lại kiến thức và kỹ năng mà người học đã tích luỹ ở các trình độ khác trong đào tạo liên thông giữa các trường CĐ và ĐH, chúng tôi xin góp một số ý kiến sau đây: Một là, các trường ĐH nên liên kết, hỗ trợ tư vấn với các trường CĐ trong khu vực (với hình thức tổ chức “Hội đồng trưởng khoa” các ngành đào tạo liên thông của các trường trong khu vực), trao đổi chương trình, tham vấn trong việc xây dựng chuẩn đào tạo, kể cả thiết kế chương trình đào tạo, không chỉ dừng ở tên và khối lượng học phần (tín chỉ) mà cả đề cương chi tiết môn học. Hai là, chương trình đào tạo liên thông cần được xây dựng mang tính mềm dẻo, tăng tính lựa chọn, phù hợp với đối tượng đầu vào trong đào tạo liên thông. Chương trình đào tạo liên thông được thông báo cho các trường CĐ và quảng bá rộng rãi trên mạng cho người học tìm hiểu, lựa chọn. Đào tạo liên thông là một tất yếu của thời đại, của xã hội học tập. Tuy rằng phương thức đào tạo này được triển khai với thời gian chưa nhiều, nhưng theo sự đổi mới của giáo dục ĐH, hệ đào tạo liên thông chắc chắn sẽ phát triển cả về số lượng và chất lượng, xứng đáng được quan tâm của các cơ sở đào tạo. Trường CĐCN Viettronics rất mong được liên kết, hỗ trợ của các trường ĐH, CĐ, trước hết là các trường khu vực đồng bằng Bắc bộ trong việc đào tạo liên thông, đáp ứng nhu cầu người học. 175
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0