Giải pháp phát triển “mô hình kinh tế chia sẻ” thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
lượt xem 7
download
Bài tham luận "Giải pháp phát triển “mô hình kinh tế chia sẻ” thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam" có mục đích làm rõ những vấn đề cơ bản của “mô hình kinh tế chia sẻ”, phân tích tính hai mặt của “mô hình kinh tế chia sẻ” và từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp áp dụng “mô hình kinh tế chia sẻ” trong các doanh nghiệp Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp phát triển “mô hình kinh tế chia sẻ” thúc đẩy sản xuất, kinh doanh ở Việt Nam
- GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN “MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẺ” THÚC ĐẨY SẢN XUẤT, KINH DOANH Ở VIỆT NAM Lê Văn Ái* 1 TÓM TẮT: Trong vài năm gần đây, tại Việt Nam “mô hình kinh tế chia sẻ” bắt đầu được đề cập nhiều hơn. Kể từ khi Công ty Uber và Grap bắt đầu cung ứng dịch vụ taxi công nghệ và tiếp đó là sự xuất hiện của hàng loạt start-up trong nước như Ahamove.com, jupviec.vn,dobody, xã hội Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp dần dần hiểu rõ hơn về kinh tế chia sẻ từ nội hàm kinh tế chia sẻ, lợi ích mang lại của nó. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mang lại, mô hình kinh tế chia sẻ cũng chứa đựng trong nó những lo ngại đối với các nhà quan lý kinh tế. Chính vì vậy, không phải tất cả các doanh nghiệp, các nhà quản lý kinh tế chào đón mô hình kinh tế chia sẻ một cách nhiệt thành tại Việt Nam. Bài tham luận có mục đích làm rõ những vấn đề cơ bản của “mô hình kinh tế chia sẻ”, phân tích tính hai mặt của “mô hình kinh tế chia sẻ và từ đó đưa ra hệ thống các giải pháp áp dụng “mô hinh kinh tế chia sẻ” trong các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: kinh doanh, mô hình kinh tế, sản xuất. 1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA “MÔ HÌNH KINH TẾ CHIA SẼ Ở VIỆT NAM Mô hình kinh tế chia sẻ chính thức xuất hiện ở Việt Nam năm 2014, khi Chính phủ cho phép áp dụng thí điểm dịch vụ vận tải trực tuyến với Grap, Uber. Từ đó, mô hình kinh tế mới này được mở rộng ở nhiều dịch vụ khác, như chia sẻ phòng Airbnb ( theo số liệu của Bộ KH&ĐT tính đến năm 2016 đã có hơn 10 nghìn cơ sở đăng ký cho thuê phòng trên Airbnb); dịch vụ du lịch (Triip me); dịch vụ tài chính ứng dụng công nghệ cho vay ngân hàng. Như vậy, tại Việt Nam “mô hình kinh tế chia sẻ” đã và đang hiện hữu với tốc phát triển nhanh chóng với nhiều loại dịch vụ áp dụng mô hình kinh tế chia sẽ. Việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ ở các nước, cũng như ở Việt Nam mang lại nhiều cơ hội song cũng án chứa nhiều rủi ro, thách thức cho quá trình phát triển kinh tế nói chung cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng 1.1. Cơ hội Nghiên cứu thực tế việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ ở các nước nói chung ở Việt Nam nói riêng các nhà nghiên cứu đều cho rằng có nhiều cơ hội cho quá trình phát triển kinh tế nói chung cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, cụ thể: Một là, đối với các doanh nghiệp, việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ trong hoạt động cung cấp các lợi dịch vụ sẽ làm tăng doanh thu một các nhanh chóng. Trong một cuộc hội thảo gần đây do Bộ KH&ĐT * Học viện Tài chính, 58 Lê Văn Hiến, Hà Nội, Việt Nam, Lê Văn Ái. E-Mail address: canhhom442000@yahoo.com
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 779 tổ chức bàn luận về chủ đề “mô hình kinh tế chia sẻ”, TS Tuệ Anh- Phó viện trưởng Viện nghiên cứu CIEM cho biết trên thể giới kinh tế chia sẻ đang nổi lên ở các nhóm nghề như dịch vụ vận tải (Uber,Grap), dịch vụ du lịch và khách sạn (Airbnb, VRBO), dịch vụ lao động, việc làm, dịch vụ tài chính. Các loại dịch vụ này áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ đã tạo ra một khối lượng doanh thu lớn và gia tăng với tốc độ ngày càng lớn. Năm 2014 doanh thu đạt được của các doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ kể trên theo mô hình kinh tế chia sẻ đạt 15 tỷ USD, dự báo đến năm 2025 con số này là 335 tỷ USD tăng gấp 22 lần trong vòng 10 năm. Bên cạnh tăng trưởng về doanh thu, việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ còn tạo ra cơ sơ hội cho doanh nghiệp tiết kiệm được nguồn lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi lẽ thực chất của mô hình kinh tế chia sẻ là sự tận dụng sự tiến bộ của công nghệ thông tin tạo ra sự kết nối, chia sẻ những nguồn lực ở những chủ thể dư thừa và ở những chủ cần nguồn lực để hoạt động, đặc biệt tạo ra sự kết nối và chia sẻ vật dụng giữa các chủ thể dư thừa với các chủ thể cần vật dụng đó để sử dụng. Chinh sự kết nối và chia sẻ này do áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ đã giảm bớt sự khai thác nguồn lực để sản xuất, nguồn lực được tiết kiệm. Hai là, kinh tế chia sẻ giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường, tăng tính hiệu quả của nền kinh tế, giảm bớt sự lãng phí tài nguyên xã hội và sự dư thừa năng lực của các sản phẩm dịch vụ. Ngoài ra, việc áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong việc huy động nguồn lực giá rẽ-một yếu tố cần thiết để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo hiện thực hóa ý tưởng hoạt động.. Mỗi một khi có sự gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo tất yếu số lượng việc làm trong nền kinh tế sẽ gia tăng. Xét trên góc độ của người tiêu dùng, áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ sẽ tạo ra sự đa dạng trong lựa chọn sản phẩm và dịch vụ phù hợp với yêu cầu và thu nhập của mình Tóm lại, xét trên góc độ doanh nghiệp cũng trên góc độ xã hội nói chung việc áp dụng “mô hình kinh tế chia sẻ” mang lại nhiều cơ hội. Chính vì vậy khô không ít nhà nghiên cứu cho rằng “mô hình kinh tế chia sẻ là con “gà đẻ trứng vàng” cho nền kinh tế của các quốc gia. Tuy nhiên, trong thực tế không có mô hình kinh tê mới nào ra đời mà không chứa đựng trong nó những yếu tố rủi ro, thách thức đối với quá trình phát triển. Mô hình kinh tế chia sẻ là mô hình kinh tế mới được các nước áp dụng không lâu chỉ trong vài năm lại đây và ở Việt Nam được Chính phủ cho phép thí điểm ở một lĩnh vực cung cấp dịch vụ, cũng đã bọc lộ những thách thức nhất định. 1.2. Những thách thức khi áp dụng “mô hình kinh tế chia sẻ”đối với Việt Nam Tại cuộc hội thảo về “mô hình kinh tế chia sẻ” do Bộ KH&ĐT tổ chức trong năm 2018 nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng:Cùng với nhiều lợi ích đem lại từ phương thức kinh doanh mới, kinh tế chia sẻ đã và đang nảy sinh những khó khăn, thách thức liên quan đến thị trường, cạnh tranh công bằng, năng lực đổi mới sáng tạo và nhất là thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về thuế, điều kiện kinh doanh, thanh toán không biên giới, an toàn lao động, bảo hiểm… Thí dụ chính sách thuế đối với Grab, Uber hay “cuộc chiến” giữa Grab với ta-xi truyền thống đến nay vẫn chưa có hồi kết. Trong đề án của Bộ KH& ĐT về vận dụng và quản lý mô hình kinh tế chia sẻ, cũng chỉ rõ những thách thức khi chúng ta áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ. Theo Bộ KH&ĐT những thách thức đó là: Sự bất cập trong quản lý mô hình kinh tế chia sẻ như vướng mắc trong đăng ký ngành nghề kinh doanh, chưa rõ ràng về khung pháp lý, cơ quan Nhà nước gặp khó khăn trong việc quản lý, kê khai thuế hay hệ thống luật pháp về thương mại điện tử còn chưa đồng nhất Cho dù còn có những khó khăn thách, nhất là đối với công tác quản lý nhà nước, song dù muốn hay không kinh tế chia sẽ vẫn hiện hữu ở Việt Nam. Hiện nay việt Nam chúng ta là nước có thu nhập trung bình, song theo khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế để tiến đến nấc thang thu nhập cao hơn sẽ gặp nhiều khó
- 780 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION khăn. Thực tế nhiều nước trên thế giới sau khi đặt mức thu nhập trung bình vẫn đứng yên không vươn lên được nấc thang thu nhập cao hơn suốt trong 30 đến 40 năm. Để có thể tiến đến mức thu nhập cao hơn, thoát khỏi cái bẩy nước thu nhập bình quân, bắt buộc Việt Nam phải có những đột phá vượt qua mô hình phát triển truyền thống, tiếp cận và áp dụng mô hình phát triển mới, hiệu quả hơn. Đó chính là mô hình kinh tế chia sẻ tận dụng những thành tựu của công nghệ 4.0 trong hoạt động kinh tế. Như vậy có thế nói cùng với sự tồn tại tất của mô hình kinh tế chia sẻ đang hiện hữu ở Việt Nam và nhu cầu thoát khỏi cái bẩy của nước có mức thu nhập trung bình, bắt buộc chúng ta phải nghiên cứu áp dụng “mô hình kinh tế chia sẻ” 2. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP Để có thể áp dụng thành công mô hình kinh tế chia sẻ trong phát triển kinh tế phải hội đủ 3 điều kiện: (i) Công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại; (ii) Nguồn nhân lực chất lượng cao; (iii) Hệ thống pháp luật điều chỉnh sự vận hành mô hình kinh tế chia sẻ phải rõ ràng, minh bạch có tác dụng khắc phục được những mặt hạn chế, tiêu cực khi áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ. Nhìn lại thực tế ở Việt Nam cho thấy: - Hệ thống công nghệ thông tin- truyền thông tương đối phát triển so với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là việc áp dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác quản lý vẫn còn có phần hạn chế - Nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho lĩnh vực công nghệ thông tin- truyền thông còn khan hiếm, mặc dù trong những năm qua nhiều cơ sở đào tào tạo quan tâm đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực này, song chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của đơn vị sử dụng - Công tác quản lý nhà nước đói vứi sự vận hành mô hình kinh tế chia sẻ, còn lung túng .Hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh của nước ta như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật giao dịch điện tử… và các quy định về thuế hiện nay hầu như còn bỏ ngỏ đối với mô hình kinh tế chia sẻ. Từ thực tế này, theo tôi là nghiên cứu áp dụng các giải pháp hàn thiện các điều kiện để phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam trong thời gian tới. Cụ thể: Một là, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Ngày nay, trên thế giới, công nghệ thông tin và truyền thông là một trong những công cụ quan trong trong sản xuất kinh doanh, ngoài ra công nghệ thông tin, truyền thông còn là vũ khí sắc bén tạo ra sức hút của hàng hóa, giảm chi phí quảng cáo, marketing sản phẩm, tạo nên ưu thế vượt trội trong quan hệ trong việc quan hệ với đối tác khách hàng. Do đó, việc hạn chế ứng dụng công nghệ thông tin,truyên thông (ITC) sẽ hạn chế tầm nhìn, khả năng và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy việc ứng dụng công nghệ thông tin- truyền thông trong các doanh nghiệp đã và đang trở thành xu hướng tất yếu trên con đường hội nhập. Tuy vậy, theo đánh giá của các cơ qaun quản lý nhà nước về doanh nghiệp việc ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông (ITC) trong các doanh nghiệp còn rất hạn chế, nhất là ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa Theo một cuộc điều tra mới nhất của nhóm nghiên cứu về ứng dụng CNTT trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, thì chỉ có 50/100 doanh nghiệp ứng dụng CNTT- TT, trong đó, TP Hồ Chí Minh đạt chỉ số cao nhất là 67/100. Phần lớn các DN đều có sử dụng soạn thảo văn bản và bảng tính (khoảng 91%) nhưng chỉ có 46%, DN có sử dụng email tức là chưa đến một nửa. Một số các phần mềm như quản lý nhân sự, tiền lương, quản lý bán hàng thì chỉ có 1/3 DN trả lời có sử dụng và khoảng 50% trả lời không có nhu cầu. Còn các phần mền CRM và ERP thì đa số DN không sử dụng.
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 781 Từ thực tế này, giải pháp quan trọng thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin- truyên thông (ITC) trong các doanh nghiệp Việt Nam là: Đối với bản thân các doanh nghiệp Đẩy mạnh trang bị các kiến thức về CNTT và truyền thông cho cán bộ công nhân viên các phòng, ban bộ phận trong doanh nghiệp Đây là công việc hết sức quan trọng, bởi lẽ suy cho cùng việc ứng dụng CNTT-TT có hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu là nguồn nhân lực. Khi con người nhận rõ vai trò cực kỳ quan trọng và biết cách nắm bắt, sử dụng thành thạo, làm chủ CNTT-TT thì việc áp dụng CNTT-TT trong hoạt động của mình mới đạt được hiệu quả. Trong thực tế việc trang bị kiến thức về CNTT-TT cho đội ngũ cán bộ, công nhân viên có thể được thực hiện bằng nhiều cách như mở lớp đào tạo ngắn và dài ngày theo các trường lớp, thực hiện các cuộc tọa đàm, hội thảo bàn luận về kiến thức CNTT-TT đối với các cấn bộ, công nhân viên các bộ phận phòng ban trong doanh nghiệp, tổ các cuộc thuyết trình về kinh nghiệm áp dụng thành công của các doanh nghiệp khác tại doanh nghiệp… Thực hiện đầu tư áp dụng CNTT-TT theo giai đoạn Một thực tế cho thấy đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hết sức tốn kém, chứa đựng không ít rủi ro. Đẻ phù hợp với nguồn lực, giảm bớt rủi ro, việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong doanh nghiệp nên chia ra 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Đầu tư cơ sở ( ban đầu) về công nghệ thông tin Đầu tư cơ sở ở đây muốn nói đến sự đầu tư ban đầu của doanh nghiệp vào công nghệ thông tin, truyền thông, thường vào thời gian khởi nghiệp bao gồm các trang bị cơ bản về phần cứng, phần mềm và nhân lực. Có thể mức độ đầu tư không giống nhau giữa các doanh nghiệp, việc đầu tư ban đầu cần phải bảo đảm các yêu như: (i) Cơ sở hạ tầng CNTT phải được trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp; (ii) phải đào tạo nguồn nhân lực có khả năng sử dụng được các cơ sở hạ tầng trên vào một số hoạt động tác nghiệp - Giai đoạn: đầu tư CNTT để nâng cao hiệu suất hoạt động của các bộ phận Mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là đầu tư đê nâng cao hiệu suất hoạt động, hỗ trợ các bộ phận trong doanh nghiệp như các phòng ban chức năng, các nhóm làm việc theo dự án, đề án, đề tài… Việc chuyển sang giai đoạn này bắt nguồn từ yêu cầu giải quyết những khó khăn về quản lý và xử lý thông tin nghiệp vụ do khối lượng thông tin hoạt động ngày càng lớn. Ở giai đoạn này doanh nghiệp phải đầu tư trang bị các phần mềm và các hệ thông thông tin chuyên dụng Tùy theo tình hình cụ thể của doanh nghiệp có thể trang bị bằng cách đi mua các phần mềm đóng gói có sẵn trên thị trường (thường gọi là các phần mềm thương mại), hoặc đặt một công ty phần mềm phát triển cho mình, thậm chí có thể tự viết nếu có khả năng. Việc doanh nghiệp tự viết được phần mềm có thể có hiệu quả trong một số giai đoạn. Tuy nhiên, các hệ thống này thường được thiết kế để đáp ứng các nhu cầu tại chỗ của doanh nghiệp. Khi cần tích hợp các hệ thống quản lý, hoặc theo “chiều ngang” - với các hệ thống quản lý chức năng khác của doanh nghiệp, hoặc theo “chiều dọc” - với các hệ thống cùng chức năng, có thể sẽ gặp khó khăn, nếu trong thiết kế ban đầu không dự tính các khả năng đó và không áp dụng các kỹ thuật cho phép thay đổi khi cần thiết. - Giai đoạn 3: Đầu tư, nâng cao hiệu suất làm việc toàn thể doanh nghiệp
- 782 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Đây là giai đoạn có những yêu cầu cao hơn giai đoạn 2. Nếu giai đoạn là số hóa cục bộ thì giai đoạn 3 là số hóa toàn doanh nghiệp. Yêu cầu đặt ra cho giai đoạn này là: (i) Cơ sở hạn tầng CNTT cần có mạng rộng phủ khắp doanh nghiệp, bảo đảm cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suất giữa các bộ phận trong doanh nghiệp; (ii) Các phần mềm tích hợp ( liên chức năng) và các cơ sở dự liệu cấp toàn doanh nghiệp, công ty phải là những công cụ chủ đạo hỗ trợ cho hoạt động quản lý và tác nghiệp; (iii) nên văn hóa số phải được tiếp tục hoàn thiện ở mức cao hơn lấy nền tảng là các chuẩn mực làm việc, các thước đo công việc mới cùng với hệ thống các quy định và công cụ đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các chuẩn mực đã đề ra; (iv) Doanh nghiệp cần có một vị lãnh đạo về CNTT hay còn gọi là Giám đốc Thông tin (CIO). CIO là vị trí không thể thiếu của doanh nghiệp trong giai đoạn đầu tư này, đây là người quyết định chiến lược đầu tư CNTT, trong đó có các hệ thống như ERP, CRM (quản trị quan hệ với khách hàng) cho doanh nghiệp, và tổ chức triển khai toàn bộ các hoạt động này - Giai đoạn 4: Đầu tư CNTT để biến đổi doanh nghiệp, tạo thế cạnh tranh Đây là giai đoạn đầu tư cho CNTT nhằm đạt lợi thế cạnh tranh trong môi trường kinh doanh hiện đại, tức là đầu tư CNTT vào các sản phẩm và dịch vụ để tạo nên ưu thế về giá, tạo nên sự khác biệt, và các phẩm chất khác, phù hợp với chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.Hiện nay, các vấn đề kinh doanh trong thời đại Internet, cụ thể hơn là sử dụng công nghệ và các dịch vụ của Internet trong kinh doanh, có vai trò quyết định.Thí dụ: xây dựng intranet để chia sẻ thông tin trong doanh nghiệp, extranet để kết nối và chia sẻ có lựa chọn các nguồn thông tin với các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng, tạo các dịch vụ mới trên mạng để giữ khách, ngăn cản khách chạy sang phía đối thủ, v.v... Việc tái kỹ nghệ các quá trình kinh doanh, lập các “công ty ảo”, và nhiều ứng dụng khác, cho phép doanh nghiệp không chỉ ứng phó, mà còn tạo được lợi thế cạnh tranh so với đối thủ trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay, cũng là các dạng đầu tư quan trọng của giai đoạn này. Đương nhiên việc phân chia các giai đoạn đầu tư ứng dụng CNTT qua bốn giai đoạn, mang ý nghĩa tương đối, có tính chất xác định tính trọng tâm trong từng giai đoạn. Trong thực tế, tùy theo thực tế của từng doanh nghiệp mà có thể đầu tư xen kẻ hoặc có thể đốt cháy giai đoạn. Đối với Nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước về CNTT-TT (ITC) Để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT-TT trong các doanh nghiệp giải pháp quan trọng nhất đối với Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước là tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi nhất, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng CNTT-TT, thực hiện các chinh sách ưu đãi về mặt tài chính khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư áp dụng CNTT-TT vào hoạt động sản xuất kinh doanh, như chinh sách ưu đãi, miễn, giảm thuế, chinh sách tín dụng ưu đãi, chính sách sử dụng các Quỹ đầu tư, phát triển công nghệ… Tóm lại,việc áp dụng thành công CNTT-TT trong các doanh nghiệp là nền tảng quan trọng để vận hành mô hình kinh tế chia sẻ thông suốt, thành công, hiệu quả trong nền kinh tế, bởi lẽ sự vận hành của mô hình chia sẻ là sự kết nối giữa các chủ thể trong việc sử dụng nguồn lực lẫn nhau thông qua việc ứng dụng CNTT-TT. Hai là, hình thành đội các nhà quản lý, vận hành “mô hình kinh tế chia sẻ” Như đã phân tích ở phần trên, mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế mới chưa có tiền lệ ở Việt Nam, ngay cả trên thế giới “mô hình kinh tế chia sẻ” cũng mới đưa vào áp dụng trong nền kinh tế trong một số năm gần đây. Mô hình kinh tế chia sẻ bên cạnh những lợi ích mang lại vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro, thách thức, việc quản lý điều hành mô hình kinh tế chia sẻ hết sức phức tạp. Chính vì vậy, cần có một đội ngũ nhân lực có năng lực quản lý, điều hành hoạt động của kinh tế chia sẻ. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ nguồn nhân lực quản lý, điều hành:
- PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION 783 - Nắm rõ bản chất của mô hình kinh tế, phân tích những được những cơ hội và thách khi áp dụng vào Việt Nam trong những điều cụ thể đối với từng ngành , từng lĩnh vực. - Thông thạo CNTT-TT, đồng thời có khả năng làm chủ được CNTT-TT, xử dụng chúng trong những điều cụ thể của công tác quản lý điều hành - Vận dụng đúng đắn, sáng tạo những văn bản pháp luật của Nhà nước đối với sự vận hành của “mô hình kinh tế chia sẻ” trong thực tế nhằm phát huy tác dụng tích cực và hạn chế những rủi ro thách thức của “mô hình kinh tế chia sẻ” - Có đạo đức nghề nghiệp trong quản lý điều hành “mô hình kinh tế chia sẻ” Trên cơ sở đó, tổ chức công tác đào tạo, lựa chọn hình thành đội ngũ những nhà quản lý, điều hành kinh tế chia sẻ trong cơ quan quản lý nhà nước đối với mô hình kinh tế chia sẻ. Tóm lại, suy cho cùng sự vận dụng thành công mô hình kinh tế chia sẻ vào nền kinh tế nói chung, vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng phụ thuộc lớn đến năng lực, trình độ, đạo đức, tư cách của người quản lý, điều hành “mô hình kinh tế chỉa” . Thiếu vắng một đội ngũ như vậy, việc vận hành “mô hình kinh tế chia sẻ” sẽ không thành công. Ba là, tạo nền tảng pháp lý minh bạch, rõ ràng theo hướng tận dụng triệt để những lợi thế, khắc phục những rủi ro thách thức khi áp dụng “mô hình kinh tế chia sẻ”. Hiện nay, ở nước ta với sự cho phép của Chính phủ thí điểm vận hành “mô hình kinh tế chia sẻ” trong việc cung ứng một số loại dịch vụ. Qua thí điểm cho thấy, bên cạnh những lợi ích mang lại không thể phủ nhận, việc vận dụng mô hình kinh tế, chia sẻ cũng đã xuất hiện một số rủi ro, thách thức như đã đề cập ở trên đối với nền kinh tế. Mặc dù còn ở mức độ khiêm tốn, song mô hình kinh tế chia sẻ đã và đang hiện hữu trong nền kinh tế Việt Nam, song về phía các cơ quan quản lý nhà nước việc quản lý sự vận hành của mô hình này còn nhiều lúng túng, hệ thống cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của “ mô hình kinh tế chia sẻ’ đang còn khoảng trống. Do đó, trong thời gian tới, nếu áp dụng đại trà “mô hình kinh tế chia sẻ” tất yếu phải có hệ thống pháp lý rõ ràng, minh bạch. Trong thời gian tới, Nhà nước cạnh ban hành hệ thống các văn bản pháp lý cụ thể sau đây: - Hệ thống các văn bản pháp lý về thuế điều chỉnh hoạt động của mô hình kinh tế chia sẻ” theo hướng vừa tạo điều kiện để phát triển kinh tế chia sẻ, vừa bảo đảm yêu cầu bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các chủ thể trong nền kinh tế. - Tiếp tục hoàn thiện Luật cạnh tranh khi có yếu tố kinh tế chia sẻ được áp dụng đại trà trong nền kinh tế - Cùng với các văn bản quy phạm pháp luật nang tính chất quản lý, điều chỉnh, Nhà nước cũng cần thiết nghiên cứu ban hành các cơ chế, chinh sách hỗ trợ cho doanh nghiệp áp dụng “mô hình kinh tế chia sẻ” trong hoạt động sản xuất kinh doanh, như chính sách khuyến khích áp dụng CNTT-TT; chính sách tín dụng và nhiều sách khác liên quan…. KẾT LUẬN Mô hình kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế mới có nhiều tác dụng tích cực, được các nước nghiên cứu áp dụng mang lại nhiều diện mạo mới cho nền kinh tế nâng cao chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế, đặc biệt là việc tiết kiệm nguồn lực xã hội.Song mô hình kinh tế chia sẻ cũng chứa đựng trong đó nhiều yếu tố rủi ro, thử thách khi áp dụng vào nền kinh tế, nhất là đối với các nước chưa hội đủ ba điều kiện như đã phân tích ở trên.
- 784 PROCEEDINGS OF THE SUSTAINABLE ECONOMIC DEVELOPMENT AND BUSINESS MANAGEMENT IN THE CONTEXT OF GLOBALISATION Với cách lập luận như vậy bài tham luận của tôi đi sâu nghiên cứu những cơ hội và thách thức khi áp dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào kinh tế Việt Nam, đồng thời kiên nghị ba nhóm giải pháp nhằm vận hành nền kinh tế chia sẻ một cách thành công, đạt hiệu quả cao. Các nhóm giải pháp mà tôi đề xuất chủ yếu là kiến tạo ba điều kiện để vận dụng kinh tế chia sẻ thích ứng với hoàn cảnh của Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Cơ hội và thách thức của mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam, NHÂN DÂN-ĐIỆN TỬ- Cơ quan TW Đảng Cộng sản Việt Nam- Tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam (http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/ item/37014102-co-hoi-va-thach-thuc-cua-mo-hinh-kinh-te-chia-se-o-viet-nam.html). 2. Phát triển mô hình kinh tế chia sẻ ở Việt Nam và một số đề xuất, ThS. Đỗ Thị Nhung- Đại học tài chính-quản trị kinh doanh, (http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-mo-hinh-kinh-te-chia- se-o-viet-nam-va-mot-so-de-xuat-141183.html). 3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh nghiệp, Công ty TNHH Phần mềm Hoàng Hà, (http://www.hhsc. com.vn/TinTuc/Tin_khoa_hoc_cong_nghe/tabid/98/catid/5/id/84/Ung-Dung-Cong-Nghe-Thong-Tin-Trong- Doanh-Nghiep/Default.aspx). 4. Kinh tế chia sẻ lên bàn nghị sự của Chính phủ, Báo điện tử: Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (VG/NEWS), (http://baochinhphu.vn/Kinh-te/Kinh-te-chia-se-len-ban-nghi-su-cua-Chinh-phu/329382.vgp).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình đào tạo cho các doanh nghiệp
9 p | 326 | 143
-
Mô hình kinh doanh: Từ hiểu đúng đến làm đúng
3 p | 233 | 61
-
Luận văn Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh: Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong
101 p | 200 | 42
-
Quản trị rủi ro và phát triển đô thị bền vững - Hội thảo khoa học Quốc tế
635 p | 20 | 13
-
Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch thông minh tại Việt Nam hiện nay
18 p | 103 | 12
-
Thực trạng nguồn lực logistics tại Việt Nam và giải pháp phát triển logistics xanh hướng tới kinh tế bền vững
12 p | 158 | 10
-
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Giải pháp phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
7 p | 50 | 9
-
Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013
8 p | 160 | 8
-
Quản trị sản xuất chất lượng: Bài 5 - Just In Time
4 p | 130 | 8
-
Phát triển văn hóa công sở tại ủy ban nhân dân huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ
4 p | 88 | 7
-
Bài giảng Hệ thống thông tin quản trị: Tổng quan về tiến trình lựa chọn và phát triển hệ thống thông tin - ThS. Nguyễn Huỳnh Anh Vũ
12 p | 75 | 6
-
Phát triển văn hóa doanh nghiệp cho Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư xây dựng Kiến Việt
16 p | 109 | 6
-
Giải pháp MPCC cho mô hình Contact Center vừa và nhỏ
3 p | 85 | 6
-
Nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ thanh toán di động ở Việt Nam: sử dụng mô hình meta-UTAUT
11 p | 18 | 5
-
Bài giảng Thương mại điện tử: Bài 1 - ThS. Nguyễn Phương Chi
20 p | 90 | 4
-
Ứng dụng mô hình hành vi BMAT vào đào tạo nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp Việt Nam
9 p | 58 | 4
-
Mô hình phát triển vườn ươm khởi nghiệp – tình huống tại Đà Nẵng
11 p | 24 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn