GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM NĂNG LƯỢNG<br />
TRONG MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY<br />
SỬ DỤNG GIAO THỨC LEACH<br />
Lê Thị Thanh Bình1<br />
<br />
Tóm tắt: Tiết kiệm năng lượng là vấn đề quan tâm hàng đầu trong tất cả các<br />
lĩnh vực, đặc biệt, trong các lĩnh vực mà nguồn năng lượng hạn chế như mạng cảm<br />
biến không dây thì vấn đề tiết kiệm năng lượng càng cấp thiết. Bài báo tập trung phân<br />
tích hoạt động của giao thức LEACH (low energy adaptive clustering hierarchy) - một<br />
trong những giao thức được đánh giá đạt hiệu quả năng lượng trong mạng cảm biến<br />
không dây [6]. Từ đó, bằng phương pháp mô phỏng, bài báo đưa ra quy luật giảm<br />
năng lượng tiêu thụ trong giao thức LEACH khi phân bố mật độ nút cảm biến và khi<br />
phân cụm trong mạng cảm biến không dây.<br />
Từ khóa: Giao thức LEACH, low energy adaptive clustering hierarchy, năng<br />
lượng trong mạng cảm biến không dây, giao thức định tuyến.<br />
1. Mở đầu<br />
Sự phát triển của Công nghệ thông tin và Truyền thông góp phần to lớn vào<br />
sự phát triển của xã hội. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng<br />
phong phú. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều giải pháp công nghệ mới ra đời trong đó có<br />
sự ra đời của mạng cảm biến không dây.<br />
Ngày nay, mạng cảm biến không dây được sử dụng rất phổ biến trong các lĩnh<br />
vực: An ninh (giám sát chiến trường, theo dõi, giám sát mục tiêu), môi trường (cảnh<br />
báo động đất, cháy rừng, giám sát trong nông nghiệp, bảo vệ động vật), ứng dụng điều<br />
khiển trong các tòa nhà thông minh, điều khiển trong công nghiệp…<br />
Mỗi ứng dụng của mạng cảm biến không dây bao gồm hàng trăm, hàng ngàn nút<br />
cảm biến. Nút cảm biến sử dụng nguồn năng lượng rất hạn chế đó là nguồn năng lượng<br />
pin. Các nút cảm biến hoạt động trong môi trường khắc nghiệt nên việc thay thế hay<br />
nạp lại pin cho các nút cảm biến là không thể. Do đó giảm năng lượng tiêu thụ trong<br />
mạng cảm biến không dây là vấn đề luôn được quan tâm.<br />
Nhiều loại giao thức định tuyến được phát triển để tiết kiệm năng lượng tiêu thụ<br />
trong mạng cảm biến. Trong đó giao thức định tuyến theo cụm giảm đáng kể năng<br />
lượng tiêu thụ nhờ việc nhóm các nút cảm biến thành cụm để thu thập và tổng hợp dữ<br />
liệu. Giao thức LEACH là một trong những giao thức định tuyến phân cụm đầu tiên.<br />
1. ThS, Khoa CNTT, trường Đại học Quảng Nam<br />
<br />
5<br />
<br />
Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến...<br />
Giao thức này tạo sự cân bằng năng lượng giữa các nút và kéo dài thời gian sống của<br />
mạng.<br />
Mạng cảm biến không dây bao gồm các nút cảm biến với nguồn năng lượng<br />
hạn chế nhưng nó có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp, trong đó cần có sự tương<br />
tác giữa các nút mạng. Các nút cảm biến không dây có nguồn năng lượng và phạm vi<br />
truyền sóng hạn chế. Do đó, để truyền được dữ liệu về điểm thu thập thì các nút cảm<br />
biến phải thực hiện việc chuyển tiếp các bản tin thông qua các nút lân cận của chúng.<br />
Vì vậy, các giao thức định tuyến đóng một vai trò hết sức quan trọng trong mạng cảm<br />
biến không dây.<br />
Trong thời gian qua, đã có nhiều giao thức định tuyến khác nhau được đề xuất<br />
cho mạng cảm biến không dây. Các giao thức định tuyến này có thể được phân loại<br />
thành bốn nhóm sau: Định tuyến phẳng, định tuyến phân cấp, định tuyến dựa vào<br />
thông tin vị trí và định tuyến dựa vào chất lượng dịch vụ.<br />
<br />
Hình 1. Các giao thức định tuyến<br />
Trong kiến trúc phân cấp, các nút có vai trò khác nhau: các nút có năng lượng<br />
cao hơn được sử dụng để xử lý và gửi thông tin trong khi các nút có năng lượng thấp<br />
được sử dụng để cảm nhận, thu thập dữ liệu. Điều này có nghĩa là tạo ra các cụm và chỉ<br />
định các nhiệm vụ đặc biệt cho các nút chủ cụm. Mục đích chính của định tuyến phân<br />
cấp là để duy trì hiệu quả việc tiêu thụ năng lượng của các nút cảm biến bằng việc đặt<br />
chúng trong giao tiếp đa chặng trong một cụm cụ thể và bằng việc thực hiện tập trung<br />
và hợp nhất dữ liệu để giảm số bản tin được truyền đến trạm gốc. Sự hình thành các<br />
cụm chủ yếu dựa trên năng lượng dự trữ của nút và vùng lân cận của nút so với các nút<br />
chủ của cụm.<br />
6<br />
<br />
LÊ THỊ THANH BÌNH<br />
Trong các giao thức định tuyến phân cấp, LEACH là một giao thức được đánh<br />
giá là có nhiều ưu điểm nổi trội. LEACH thực hiện phân cấp theo cụm thích ứng năng<br />
lượng thấp để thu thập và phân phối dữ liệu tới sink. Mục tiêu chính của LEACH là<br />
kéo dài thời gian sống của mạng, giảm sự tiêu thụ năng lượng bởi mỗi nút, sử dụng tập<br />
trung dữ liệu để giảm số bản tin truyền trong mạng.<br />
2. Nội dung<br />
2.1. Mạng cảm biến không dây<br />
Mạng cảm biến không dây là hệ thống thu nhận dữ liệu về môi trường như ánh<br />
sáng, nhiệt độ và độ ẩm từ một mạng gồm các thiết bị cảm biến không dây công suất<br />
thấp được gọi là các nút cảm biến.<br />
Mỗi nút cảm biến được tích hợp bởi một vi điều khiển, một bộ thu phát vô tuyến,<br />
các phần tử cảm biến môi trường và nguồn nuôi.<br />
<br />
Hình 2. Mô hình mạng cảm biến không dây<br />
Mạng cảm biến bao gồm ba thành phần chính: trạm cơ sở, trạm người dùng và<br />
mạng các nút cảm biến (hình 1)<br />
- Trạm người dùng: đưa ra yêu cầu số liệu với trạm cơ sở và thu nhận các số liệu<br />
đã yêu cầu.<br />
- Trạm cơ sở: gửi các lệnh qua liên kết nối tiếp R232 đến cổng giao tiếp để<br />
chuyển tới mạng các nút cảm biến, nó cũng đảm nhận việc thu thập số liệu từ mạng<br />
các nút cảm biến.<br />
- Mạng các nút cảm biến: Mạng các nút cảm biến là thành phần trọng tâm của<br />
7<br />
<br />
Giải pháp tiết kiệm năng lượng trong mạng cảm biến...<br />
hệ thống. Các nút cảm biến đảm nhận việc thu thập số liệu về môi trường và chuyển<br />
các số liệu này đến trạm cơ sở. Nó còn phải nhận các lệnh từ trạm cơ sở. Các nút cảm<br />
biến này có nhiệm vụ thu thập các thông tin cảm biến từ môi trường bao gồm ánh sáng,<br />
nhiệt độ, độ ẩm và truyền các số liệu này đến trạm cơ sở. Chúng truyền thông tin qua<br />
liên kết vô tuyến công suất thấp ở dải tần ISM 900 MHz.<br />
2.2. Giao thức LEACH<br />
2.2.1. Giới thiệu giao thức LEACH<br />
LEACH là một trong số những cách tiếp cận định tuyến phân cấp đầu tiên cho<br />
mạng cảm biến. Ý tưởng là để hình thành các cụm nút cảm biến dựa vào cường độ tín<br />
hiệu nhận và dùng các nút chủ của cụm như là các router đến các trạm gốc. Việc này<br />
sẽ tiết kiệm năng lượng vì quá trình truyền chỉ có thể thực hiện bằng các nút chủ của<br />
cụm thay cho việc sử dụng tất cả các nút cảm biến. Số lượng các nút chủ tối ưu của<br />
cụm là vào khoảng 5% tổng số lượng các nút. Trong giao thức LEACH, nhờ việc lựa<br />
chọn ngẫu nhiên một số nút làm nút chủ cụm và sau đó quay vòng vai trò nút chủ cụm<br />
cho các nút khác trong cụm, do đó việc tiêu hao năng lượng khi liên lạc với trạm gốc<br />
được trải đều cho tất cả các nút cảm biến trong mạng. Nhờ đó góp phần vào việc kéo<br />
dài thời gian sống cho mạng. Quá trình hoạt động của LEACH được chia thành hai pha<br />
là pha thiết lập và pha ổn định. Thời gian của pha ổn định kéo dài hơn so với thời gian<br />
của pha thiết lập để giảm thiểu phần.<br />
<br />
2.2.2. Hoạt động của LEACH<br />
Hoạt động của LEACH được chia thành các vòng, mỗi vòng được bắt đầu với<br />
pha thiết lập, trong đó diễn ra quá trình chọn nút chủ và thành lập cụm. Sau pha thiết<br />
8<br />
<br />
LÊ THỊ THANH BÌNH<br />
lập là pha ổn định, trong pha này, xảy ra quá trình truyền dữ liệu đến nút chủ và đến<br />
trạm cơ sở.<br />
<br />
Khung<br />
<br />
Hình 4. Trạng thái ổn định của LEACH<br />
Pha thiết lập<br />
Các cụm được hình thành và các nút chủ cụm được lựa chọn. Các nút chủ được<br />
lựa chọn như sau: Mỗi nút cảm biến lựa chọn một số ngẫu nhiên giữa 0 và 1. Nếu số<br />
này nhỏ hơn ngưỡng T(n) thì nút cảm biến là nút chủ. T(n) được tính như sau:<br />
Công thức 1<br />
<br />
Trong đó:<br />
P: tỉ lệ phần trăm mong muốn trở<br />
thành nút chủ của mạng.<br />
<br />
r: là vòng hiện tại.<br />
G: là tập các nút chưa trở thành nút chủ trong (1/P) vòng trước đó.<br />
<br />
Mỗi nút chủ cụm được lựa chọn sẽ truyền thông tin quảng bá cho các nút còn lại<br />
trong mạng bản tin thông báo rằng chúng là nút chủ cụm mới. Các nút còn lại không là<br />
nút chủ, khi nhận được bản tin quảng bá, chúng sẽ quyết định chúng thuộc về cụm của<br />
nút chủ nào. Quyết định này dựa trên độ mạnh của tín hiệu của bản tin quảng bá các<br />
nút chủ cụm phát đi mà chúng nhận được. Các nút không phải chủ cụm này sẽ thông<br />
báo cho nút chủ cụm rằng chúng sẽ thuộc về cụm nào. Sau khi các nút chủ cụm nhận<br />
được hết các thông báo của các nút thuộc về cụm của chúng, căn cứ vào số nút trong<br />
cụm, nút chủ cụm sẽ chỉ định thời gian mà các nút trong cụm gửi dữ liệu đến cho nó<br />
dựa trên TDMA.<br />
<br />
9<br />
<br />