intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kiểm toán năng lượng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kiểm toán năng lượng" nhằm nghiên cứu, khảo sát các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ sau: tìm hiểu tình hình thiếu điện ở Việt Nam; tìm hiểu tiềm năng tiết kiệm điện trong công trình tòa nhà – công sở; trình bày các giải pháp tiết kiệm điện cho công trình tòa nhà tiêu biểu;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kiểm toán năng lượng - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

  1. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM ------------------------------------- KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TP HỒ CHÍ MINH 2009 www.quyenhuyanh.com Trang 1
  2. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Chương 1 DẪN NHẬP 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Điện và cả ngành năng lượng nói chung có thể nói là một trong những xương sống của nền kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Hiện nay, thế giới nói chung, năng lượng hóa thạch chiếm phần lớn nguồn năng lượng tiêu thụ, nhưng đây là dạng năng lượng không tái tạo và sẽ cạn kiệt dần trong tương lai. Để đảm bảo năng lượng cho sản xuất và sinh hoạt là bài toán không đơn giản. Vì thế trong bối cảnh hiện nay, an ninh năng lượng là vấn đề được nhiều quốc gia hết sức quan tâm. Ngoài ra, việc khai thác các nguồn này đã và đang gây ra nhiều tác động xấu đến môi trường. Giải pháp giảm thiểu khí thải đã đặt lên bàn nghị sự của chính phủ nhiều quốc gia. Ở nước ta, hơn 80% nguồn năng lượng sử dụng lại là nhiên liệu hóa thạch. Mô hình sử dụng năng lượng như vậy không đảm bảo an ninh năng lượng dài hạn và không bền vững về mặt sinh thái.Vì quá trình cháy nhiên liệu là tác nhân gây ô nhiễm môi trường. Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong nhóm cuối của bảng xếp hạng thế giới về hiệu suất sử dụng năng lượng. Trong sản xuất công nghiệp, cường độ sử dụng năng lượng của Việt Nam cao hơn Thái Lan và Malaysia 1,5- 1,7 lần khi cùng làm ra một giá trị sản phẩm như nhau. Do vậy, cần phải có chiến lược sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các dạng năng lượng hóa thạch hiện có, và càng sớm càng tốt khai thác sử dụng các dạng năng lượng khác. Ngoài ra, những năm vừa qua Việt Nam liên tục thiếu điện, làm ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống sản xuất, nền kinh tế có nguy cơ bị đình trệ, ảnh hưởng đến toàn dân. Không những thế với một nước đang phát triển như Việt Nam, công nghiệp chiếm xấp xỉ 50% tổng GDP cả nước, chỉ cần mất điện một giờ, mức thiệt hại có thể vượt quá 1.000 tỷ đồng. Những ngành công nghệ cao, công nghiệp căn bản sẽ hoàn toàn tê liệt và hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng, không thể tính bằng tiền. Từ việc sử dụng năng lượng còn nhiều lãng phí và những hậu quả của nó cho thấy tiết kiệm năng lượng là rất cần thiết. Tiết kiệm năng lượng mang lại rất nhiều lợi ích: Giảm lượng khí nhà kính phát thải ra môi trường, chi phí năng lượng phải trả sẽ giảm đi, ..Vì vậy, đề tài “Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Khách Sạn” sẽ đáp ứng một phần nhu cầu về việc sử dụng năng lượng hiệu quả trong tòa nhà, và góp phần giải quyết tình trạng thiếu điện hiện nay. 1.2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm điện trong tòa nhà – công sở nói chung và khách sạn nói riêng. 1.3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Nghiên cứu, khảo sát các giải pháp tiết kiệm năng lượng, cụ thể là thực hiện các nhiệm vụ sau:  Tìm hiểu tình hình thiếu điện ở Việt Nam  Tìm hiểu tiềm năng tiết kiệm điện trong công trình tòa nhà – công sở www.quyenhuyanh.com Trang 2
  3. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh  Trình bày các giải pháp tiết kiệm điện cho công trình tòa nhà tiêu biểu 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp tham khảo tài liệu  Phương pháp thực tiễn  Phương pháp chuyên gia 1.5 . GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để đưa ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng thì cần phải khảo sát, tìm hiểu, tham khảo những tình hình sử dụng năng lượng cũng như các giải pháp tiết kiệm năng lượng đang áp dụng tại các hộ tiêu thụ: tòa nhà, công trình công nghiệp, dân dụng... Tuy nhiên, do năng lực và thời gian nghiên cứu có hạn. Người thực hiện đề tài chưa bao quát hết được các lĩnh vực đã nêu, mà chỉ tiến hành nghiên cứu các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong lĩnh vực tòa nhà cụ thể là khách sạn năm sao. www.quyenhuyanh.com Trang 3
  4. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Chương 2 TỔNG QUAN 2.1. CẤU TRÚC NGUỒN ĐIỆN TẠI VIỆT NAM 1. Công suất thiết kế của các nhà máy điện Tính cuối năm 2005, các nhà máy điện của EVN đang vận hành trong hệ thống điện Việt Nam có tổng công suất đặt là 11340 MW, bao gồm: 10 nhà máy thủy điện (chưa kể các thủy điện nhỏ), 4 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy nhiệt điện chạy dầu, 7 nhà máy tuabin khí và diesel, còn lại là các nhà máy điện ngoài ngành sản xuất và bán điện cho EVN. Bảng 2.1. Danh sách các nhà máy điện tính đến cuối năm 2005 Công suất đặt Tên nhà máy (MW) Tổng công suất phát của toàn bộ hệ thống điện Việt Nam 11340 Công suất lắp đặt của các nhà máy điện thuộc EVN 8822 Nhà máy thuỷ điện 4155 Hoà Bình 1920 Thác Bà 120 Trị An 420 Đa Nhim - Sông Pha 167 Thác Mơ 150 Vĩnh Sơn 66 Ialy 720 Sông Hinh 70 Hàm Thuận - Đa Mi 476 Thuỷ điện nhỏ 46 Nhà máy nhiệt điện than 1245 Phả Lại 1 440 Phả Lại 2 600 Uông Bí 105 Ninh Bình 100 Nhà máy nhiệt điện dầu (FO) 198 Thủ Đức 165 Cần Thơ 33 Tua bin khí (khí + dầu) 2939 Bà Rịa 389 Phú Mỹ 2-1 732 Phú Mỹ 1 1090 Phú Mỹ 4 450 Thủ Đức 128 Cần Thơ 150 Diezen 285 Công suất lắp đặt của các IPP 2518 2. Tỷ trọng các thành phần phát điện Cho đến nay, hàng năm tỷ trọng nguồn thủy điện chiếm phần lớn trong tổng điện năng sản xuất: từ 35% đến gần 60%, tiếp theo là tuabin khí và diesel: chiếm trung bình khoảng 25% đến 30%. Các thành phần phát điện còn lại chiếm khoảng 10% - 40%. www.quyenhuyanh.com Trang 4
  5. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Bảng 2.2. Tỷ trọng các thành phần phát điện 22% 36% 3% 26% 2% 11% Thuỷ điện Nhiệt điện than Nhiệt điện dầu Tua bin khí, dầu Diezel IPP 2.2. TÌNH HÌNH CUNG CẤP ĐIỆN 1. Phát triển nguồn a. Chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn 2006-2010 Theo Quy hoạch điện V hiệu chỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì tốc độ gia tăng điện sản xuất giai đoạn 2006-2010 bình quân là 11,9%. Tuy nhiên, thực tế tăng nhu cầu điện giai đoạn 2000-2005 cho thấy tốc độ tăng trưởng bình quân đạt khoảng 14,7%/năm và xu thế trên có có thể kéo dài tới 2010. Bộ Công Nghiệp cũng đã tính toán cân đối điện năng của hệ thống điện quốc gia với phương án nhu cầu điện tiếp tục tăng ở mức bình quân 15%/năm cho cả giai đoạn 2006-2010. Riêng trong năm 2008, ngành Điện đặt mục tiêu phấn đấu sản xuất 80 tỷ kWh (tăng 15,82% so với năm 2007). Với tốc độ tăng trưởng như trên, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho nền kinh tế, EVN sẽ đưa vào vận hành 7 dự án nguồn điện là: thủy điện Tuyên Quang, thủy điện Pleikrông, thủy điện A Vương, thủy điện sông Ba hạ, thủy điện Buôn kốp, thủy điện Bản Vẽ, nhiệt điện Hải Phòng 1 với tổng công suất 1488 MW. Nhưng mục tiêu này chỉ có thể trở thành hiện thực nếu các nguồn điện đang đầu tư sẽ phải vào vận hành đúng tiến độ đề ra. Bảng 2.3. Danh sách các nguồn điện giai đoạn 2006 - 2010 Tổng Tổ máy Công Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 xcông TT Tên nhà máy suất suất đặt Tháng Năm Tháng Năm Tháng Năm (MW) (MW) Công trình vào vận hành 1053 năm 2005 1. Phú Mỹ 2.2 244*3 733 2 2005 2. Na Dương 2*55 110 1 2005 5 2005 3. Cao Ngạn 2*50 50 12 2005 4. Nhập khẩu 160 160 2005 110kV TQ www.quyenhuyanh.com Trang 5
  6. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Công trình 1235 vào vận hành năm 2006 1 Đuôi hơi 150 150 3 2006 PM2.1 MR 2 Cao Ngạn 2*50 50 3 2006 3 Sê San 3 2*130 260 9 2006 12 2006 Uông Bí MR 4 300 300 4 2006 #1 5 Tăng công 160 160 1 2006 suất Phú Mỹ 6 Suối Sập 16 16 10 2006 7 Srok 2*25.5 51 12 2006 Phumieng 8 Sê San 3A 2*54 108 6 2006 6 2006 TBK (miền 9 4*35 140 10 2006 11 2006 12 2006 Bắc) Công trình 2544 vào vận hành năm 2007 1. Tua bin khí 3*240 720 4 2007 4 2007 11 2007 HH Cà Mau I Tuyên Quang 2. 1*114 114 10 2007 #1 3. Quảng Trị 2*32 64 6 2007 6 2007 4. Đại Ninh 2*150 300 11 2007 12 2007 5. Plei Krông #1 2*55 55 12 2007 6. H'Chan- 12+15 27 9 2007 H'Mun 7. Bắc Bình 2*17 34 10 2007 10 2007 8. Nậm Đông 22 22 3 2007 9. Hương Sơn 1 30 30 4 2007 10. Minh Lương 22 22 6 2007 11. Eakrông Rou 28 28 4 2007 Ô Môn III 12. 4*107 428 2 2007 2 2007 4 2007 (TBK F9) 13. Nhơn Trạch I 3*150 450 4 2007 6 2007 6 2007 Nhập khẩu 14. 250 250 1 2007 220kV TQ Công trình 3714 vào vận hành năm 2008 1. Tuyên Quang 2*114 228 1 2008 6 2008 2&3 2. La Ngâu 1*38 38 12 2008 3. A Vương 2*105 210 6 2008 6 2008 4. Sông Ba Hạ 2*110 220 6 2008 6 2008 5. Buôn Tua Sah 2*43 86 8 2008 8 2008 Ea Krong 6. 2*32.5 65 10 2008 10 2008 Hnang 7. Plei Krông #2 50 50 3 2008 8. Buôn Kướp 2*140 280 7 2008 10 2008 www.quyenhuyanh.com Trang 6
  7. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh 9. Đồng Nai 2*90 180 12 2008 12 2008 3#1&2 10. Bản Vẽ #1 2*160 160 12 2008 11. Hải Phòng #1 2*300 300 11 2008 12. Quảng Ninh I 300 300 12 2008 #1 Tua bin khí 13. HH Cà Mau 3*240 720 1 2008 1 2008 1 2008 II Ô Môn III 14. 2*100 200 6 2008 6 2008 (đuôi hơi) 15. Sơn Động 2*100 200 6 2008 12 2008 16. Bình Điền 44 44 1 2008 Đa Dâng- 17. 2*8 16 1 2008 Đamacho 18. Ngòi Bo 2*17 34 10 2008 19. Nale 2*45 90 3 2008 Ngòi 20. Phát+Trạm 36+40 76 6 2008 Tấu 1&2 21. Seo Chung 22 22 5 2008 Ho 22. Bảo Lộc-Đan 24+6 30 6 2008 Sách Cốc San+Thái 23. An+Văn 40+44+35 119 6 2008 6 2008 10 2008 Chấn 24. Cổ Bi 2*23 46 6 2008 b. Chương trình phát triển nguồn điện giai đoạn 2011-2015 Chương trình phát triển nguồn điện của nước ta giai đoạn 2011-2015, để đáp ứng được nhu cầu điện 190 tỷ kWh vào năm 2015 được xác định như sau: cho đến năm 2015 thì tổng công suất các nhà máy điện xây dựng mới khoảng 30.500MW, trong đó thủy điện 11.100MW, nhiệt điện khí khoảng 8000MW, nhiệt điện than 7600MW, nhập khẩu từ các nước láng giềng 2600MW và điện từ các nhà máy năng lượng mới và tái tạo là khoảng 1100MW. Bảng 2.4. Danh sách các nguồn điện giai đoạn 2011 – 2015 Tổ Tổng máy Công Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3 TT Tên nhà máy xcông suất suất đặt Tháng Năm Tháng Năm Tháng Năm (MW) (MW) Công trình vào vận 2873 hành năm 2011 1 Huội Quảng 2*280 560 1 2011 9 2011 2 Sông Boung 4 2*82.5 165 1 2011 3 2011 3 Sre Pok 4 2*14 28 1 2011 Thượng Kon Tum 4 2*110 220 1 2011 3 2011 #1&2 Sơn La #2, 3 2*400 800 4 2011 10 2011 5 Nghi Sơn 1#1 300 300 9 2011 www.quyenhuyanh.com Trang 7
  8. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh 6 Vũng Áng 1#1 600 600 12 2011 7 Các Thuỷ điện nhỏ 100 2011 miền Trung-Nam 1 8 Nậm Mô (Nhập 2*50 100 6 2011 Khẩu-Lào) Công trình vào vận 3745 hành năm 2012 1 Hua Na 2*98 195 8 2012 12 2012 Sơn La #4, 5, 6 3*400 1200 3 2012 7 2012 12 2012 2 Đăk Mi 4 2*105 210 1 2012 1 2012 3 Đăk Mi 1 2*105 210 1 2012 4 2012 4 Đồng Nai 2 2*50 100 1 2012 6 Điện gió #1&2 2*50 100 1 2012 6 2012 (Phương Mai) 7 Các Thuỷ điện nhỏ 100 2012 miền Trung-Nam 2 Nghi Sơn 1và 2 300 300 6 2012 Mông Dương II 2*500 1000 6 2012 12 2012 NĐ khí Nhơn Trạch 8 330 330 1 2012 II #1 Công trình vào vận 2219 hành năm 2013 1 Lai Châu #1, 2 2*300 600 6 2013 9 2013 NĐ khí Nhơn Trạch 2 330 330 4 2013 I #2 Bình Thuận I 3 3*240 720 1 2013 (TBKHH) 4 Đồng Nai 5 2*86.5 173 1 2013 6 2013 5 Sê Kaman 1 (Lào) 396 396 1 2013 Công trình vào vận 2741 hành năm 2014 Lai Châu #3, 4 2*300 600 6 2014 1 Sông Bung 5 85 85 1 2014 2 Đức Xuyên 2*26 52 3 2014 6 2014 3 Bình Thuận II 3*240 720 1 2014 1 2014 3 2014 (TBKHH) 4 Ô Môn IV 3*240 720 6 2014 6 2014 9 2014 Các Thuỷ điện nhỏ 5 100 2014 miền Trung-Nam 3 6 Sê Kông 4 (Lào) 464 464 6 2014 Công trình vào vận 3368 hành năm 2015 1 Khe Bố 2*48 96 1 2015 1 2015 2 Nho Quế 2*70 140 1 2015 4 2015 Các Thuỷ điện nhỏ 3 100 2015 miền Bắc 1 Các Thuỷ điện nhỏ 4 100 2015 miền Trung-Nam 4 5 Sê Kông 5 (Lào) 388 388 1 2015 6 Nậm Kông 1 (Lào) 229 229 4 2015 7 Hạ Sesan 3 375 375 1 2015 (Campuchia) www.quyenhuyanh.com Trang 8
  9. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh 8 Nhập khẩu Trung 2*250 500 1 2015 Quốc (500kV) 9 Bình Thuận III 3*240 720 1 2015 3 2015 3 2015 (TBKHH) NĐ khí mới (miền 10 3*240 720 1 2015 4 2015 4 2015 Tây) Tuy nhiên, hệ thống điện Việt Nam có tỷ trọng lớn các nhà máy thuỷ điện (gần 50%), phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, không thể dự đoán chính xác được lượng nước về các hồ chứa thuỷ điện. Nếu gặp năm cực hạn thì ngành điện vẫn sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cung ứng đủ điện. Hiện nay, các nguồn điện đang đầu tư bị chậm tiến độ so với kế hoạch và tình hình thời tiết có thể diễn biến phức tạp sẽ là những nguyên nhân gây thiếu điện. Thủy điện tuy có tiềm năng phát triển nhưng nếu phát triển quá lớn chưa thể lường trước những biến đổi về dòng chảy tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái. Điện hạt nhân còn đang trong quá trình chuẩn bị phương án, nếu xuôi xẻ cũng phải đến năm 2020 mới bổ sung nguồn điện cho quốc gia. Trong năm nay và những năm tiếp theo, nếu không có những giải pháp điều chỉnh kế hoạch phát triển nguồn điện, tình hình thiếu điện có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau. 2. Mua điện Các chuyên gia kinh tế năng lượng đã dự báo rằng đến trước năm 2020 nước ta sẽ phải nhập khoảng 12-20% năng lượng, đến năm 2050 lên đến 50-60% chưa kể điện hạt nhân. Thật vậy, trong những năm vừa qua, tập đoàn điện lực EVN luôn phải mua điện từ các nhà máy bên ngoài EVN và của Trung Quốc. Trong quý 1 năm 2007, tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài của EVN đạt 14,583 triệu Kwh, tăng 11,15% so với cùng kỳ năm 2006. Nhu cầu điện tiếp tục tăng cao trong suốt quý 1 năm 2008, điện EVN sản xuất và mua của các nhà máy bên ngoài EVN đạt 17,05 tỷ kWh, tăng 18,41% so với cùng kỳ năm 2007. Năm 2008, tập đoàn điện lực EVN tiếp tục mua điện của các nhà máy bên ngoài EVN và mua điện của Trung quốc, nâng tổng lượng điện mua ngoài của EVN lên trên 29 tỷ kWh. Hiện tại với số điện mua lại rồi bán cho người tiêu dùng, EVN đã bù lỗ trên dưới 3.000 tỷ đồng. Dù vậy, EVN vẫn cho biết, khả năng thiếu điện nghiêm trọng trong mùa khô năm 2008 sẽ nghiêm trọng hơn năm 2007 bởi tăng trưởng trong công nghiệp đạt 17% nhưng tăng trưởng điện trong ngành này lại vượt lên đến 19%. Theo số liệu do EVN cung cấp, trong tháng 7 năm 2008 , lượng điện EVN phải mua ngoài chiếm khoảng 35%. Điện sử dụng trong công nghiệp, tòa nhà – công sở đạt hiệu quả chưa cao, nếu không có phương án tiết kiệm điện sẽ rất khó đảm bảo nguồn cung cấp bền vững. Bên cạnh đó, sức dùng điện của người dân cũng ngày càng lớn, nếu không có những phương án tiết kiệm điện thì tình trạng thiếu điện sẽ càng nghiêm trọng hơn. 3. Tiết kiệm điện Các nhà khoa học chỉ ra rằng: chi phí để tiết kiệm 1kWh điện rẻ hơn nhiều so với số tiền bỏ ra để sản xuất ra nó. Chương trình quản lý nhu cầu điện của các nước cho thấy: nếu có thêm 1kWh điện nhờ tiết kiệm do nâng cao hiệu suất sử dụng chỉ phải đầu tư 2cent, trong khi để sản xuất ra nó, cần tiêu tốn trung bình từ 4-6cent. Và một bài tính đơn giản đã cho biết rằng nếu có sự quyết tâm chống lãng phí năng lượng của tất cả các nước, có khả năng tương đương với 50% mức tiêu thụ năng lượng hiện nay của toàn cầu. www.quyenhuyanh.com Trang 9
  10. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Ở Việt Nam, hiện nay chính sách tiết kiệm năng lượng nói chung và tiết kiệm năng lượng điện đã trở thành quốc sách. Điều này khiến cho EVN, các viện nghiên cứu và các trường đại học nhiệm vụ phải nghiên cứu và đề ra các giải pháp thích hợp để việc tiết kiệm năng lượng điện đạt hiệu quả cao nhất. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng điện trong các lĩnh vực còn rất lớn. Riêng trong sản xuất công nghiệp đang tiêu thụ khoảng 40% nhu cầu năng lượng. Nếu làm tốt khâu tiết kiệm, ngành công nghiệp có thể có thể tiết kiệm được 10-30% năng lượng tiêu thụ trong sản xuất, nghĩa là giảm được chi phí khoảng 10.000 tỷ đồng/năm. còn trong các tòa nhà-công sở hiện nay đều có khả năng tiết giảm 10-15% năng lượng tiêu thụ chỉ với các biện pháp đơn giản… Vì thế, tiết kiệm năng lượng cần được xem như là một nguồn năng lượng vô cùng quan trọng và quí báu. Bản nghiên cứu này sẽ đề ra các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi cho các toà nhà – công sở. Ngoài ra, bản nghiên cứu cũng dẫn ra một số dự án tiết kiệm điện đã và đang thực hiện để minh hoạ. www.quyenhuyanh.com Trang 10
  11. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Chương 3 KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 3.1.TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 1. Định nghĩa kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là việc xác định tất cả các dòng năng lượng trong một hộ tiêu thụ, xác định số lượng năng lượng được sử dụng theo những chức năng riêng rẽ và xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng. Kiểm toán năng lượng tương tự một bảng kê cuối cùng của hệ thống kết toán được báo cáo định kỳ. Một chuỗi đầu vào bao gồm số lượng của mọi dạng năng lượng được tiêu thụ trong một chu kỳ đặc trưng và chuỗi thứ hai liệt kê năng lượng được sử dụng như thế nào. Do vậy, quá trình kiểm toán phải được thực hiện chính xác, đầy đủ nhằm xác định lượng năng lượng và chi phí tiết kiệm mang lại khi thực hiện đầu tư một biện pháp tiết kiệm năng lượng. 2. Phân loại kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng có thể được thực hiện trong một thiết bị tiêu thụ năng lượng phụ thuộc vào chức năng và loại thiết bị, phạm vi tìm kiếm phải được phân tích, tiềm năng và độ lớn của việc giảm chi phí năng lượng được xác định. Kiểm toán năng lượng được chia làm 3 cấp độ:  Kiểm toán năng lượng sơ bộ  Kiểm toán năng lượng chi tiết  Kiểm toán mức đầu tư (nghiên cứu khả thi) Ngoài ra, còn có những loại kiểm toán năng lượng đặc biệt khác được dùng cho các thiết bị, hệ thống hoặc quá trình tiêu thụ năng lượng cụ thể, ví dụ: kiểm toán hệ thống lò hơi, kiểm toán hệ thống lạnh và điều hoà không khí, kiểm toán hệ thống điện, kiểm toán hệ thống chiếu sáng v.v…Các kiểm toán này có thể được thực hiện như một khảo sát năng lượng đơn giản hoặc có thể tiến hành trên cơ sở kiểm toán sơ bộ (ngắn) hay kiểm toán chi tiết (đầy đủ). Nói chung, mục đích của kiểm toán năng lượng nhằm đưa ra hai kết quả chính:  Sự phân tích có hệ thống về hiệu suất tiêu thụ năng lượng tại các công đoạn trong quy trình sản xuất hay cho toàn bộ nhà máy  Những giải pháp để cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng của các thiết bị hiện tại www.quyenhuyanh.com Trang 11
  12. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Bảng 3.1. Các loại kiểm toán năng lượng Loại Kiểm toán Kiểm toán Kiểm toán kiểm toán năng lượng sơ bộ năng lượng chi tiết mức đầu tư Cơ sở Dựa trên số liệu có sẵn - Thu thập số liệu thực - Về kỹ thuật: Bảng thiết kế tiến hành về tình hình sử dụng tế từ đo đạc của tất cả của biện pháp dự kiến thực năng lượng trong quá thiết bị tiêu thụ năng hiện. khứ của doanh nghiệp. lượng và quá trình sản - Về kinh tế: Tính toán chi xuất trong nhà máy. tiết phần kinh phí cho xây - Phân tích chi phí và dựng cơ bản, vận hành và năng lượng chi tiết của chi phí bảo trì. những quá trình sản - Về thủ tục tài chính: Hồ sơ xuất khác. tài chính, hồ sơ đấu thầu, .. Giải pháp Mang tính chất quản lý, Đánh giá tất cả hệ Tập trung phân tích kỹ thực hiện kĩ thuật đơn giản thống sử dụng năng thuật-kinh tế của những giải lượng chính. pháp có vốn đầu tư cao. Mục đích - Thiết lập cơ cấu tiêu - Cung cấp kế hoạch Nghiên cứu tính khả thi của thụ năng lượng của thực hiện dự án năng các giải pháp có vốn đầu tư doanh nghiệp. lượng chi tiết cho lớn. - Ước lượng khả năng doanh nghiệp. tiết kiệm. - Đưa ra những ước - Xác định những khu lượng chính xác nhất về vực có khả năng tiết năng lượng tiết kiệm và kiệm. chi phí. - Xác định nhanh mức đầu tư và hiểu quả kinh tế. - Xác định những khu vực cần ưu tiên kiểm toán chi tiết. Chi phí Không cần chi phí hoặc Cần các chuyên gia có thực hiện chi phí thấp nhiều kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật cao, thiết bị đo có độ chính xác để giảm sai số giữa kết quả kiểm toán và kết quả đạt được khi thực hiện. 3. Giải pháp tiết kiệm năng lượng Giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể chia làm 3 loại: giải pháp không cần đầu tư hay đầu tư thấp (quản lý tốt), giải pháp đầu tư trung bình và giải pháp cần đầu tư lớn. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thực hiện những giải pháp theo thứ tự ưu tiên về thời gian hoàn vốn hay mức cấp thiết của vấn đề cải tiến, hay kết hợp thực hiện nhiều giải pháp cùng lúc. Các biện pháp cụ thể của các giải pháp tiết kiệm năng lượng được trình bày ở các Bảng 3.2, 3.3 và 3.4. www.quyenhuyanh.com Trang 12
  13. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Bảng 3.2. Các giải pháp thuộc loại không đầu tư Hệ thống nhiệt (bảo trì và kiểm tra) Hệ thống điều hòa không khí Nồi hơi  Điều khiển nhiệt độ và độ ẩm chính xác  Điều chỉnh quá trình đốt để thỏa mãn tiện nghi  Điểu khiển quá trình xả đáy lò  Bảo trì dàn ngưng  Vệ sinh định kỳ bề mặt trao đổi nhiệt  Điều chỉnh nhiệt độ nước lạnh  Bảo trì lớp bảo ôn của hệ thống phân  Cải thiện hiệu suất tháp giải nhiệt phối hơi  Đặt giờ hoạt động cho từng khu vực  Tăng cường chất lượng nước  Ngăn chặn sự xâm nhập nhiệt vào trong  Kiểm tra lỗ rò rỉ hơi không gian điều hòa  Giảm sự hòa trộn giữa dòng nước lạnh Hệ thống điện (bảo trì và kiểm tra) cấp đi và dòng nước lạnh về  Hệ thống cung cấp và mạng phân phối  Điều chỉnh công suất của các AHU điện nhằm đáp ứng nhu cầu tải ở các thời điểm khác nhau.  Máy biến áp thích ứng với phụ tải  Thông gió phòng biến thế Hệ thống khí nén  Sử dụng máy phát điện dự phòng trong giờ cao điểm  Điều chỉnh áp suất cung cấp thích hợp với nhu cầu sử dụng  Tận dụng chiếu sáng tự nhiên và tắt đèn khi không cần thiết  Điều chỉnh máy nén hoạt động với công suất theo đúng phụ tải cần sử dụng  Điều chỉnh phụ tải và chu kỳ làm việc để giarm nhu cầu phụ tải đỉnh  Không khí đầu vào ở nhiệt độ thấp nhất  Trong trường hợp cần tách ẩm, nhiệt độ khí nén và độ ẩm vừa đủ cho quy trình sản xuất  Tránh tình trạng đọng nước ngưng trong đường ống khí nén  Tránh rò rỉ trên toàn bộ hệ thống khí nén Bảng 3.3.Các giải pháp thuộc loại đầu tư thấp Hệ thống nhiệt (thiết bị phụ trợ và hệ thống Hệ thống điều hòa không khí phân phối)  Tối ưu hoạt động của cụm chiller Nồi hơi và hệ thống phân phối hơi  Thay đổi lưu lượng nước lạnh phù hợp  Thay thế bộ đốt bằng loại có hiệu quả theo từng mức phụ tải cao  Điều khiển thay đổi lưu lượng gió  Thu hồi nhiệt khói thải sử dụng để hâm  Điều khiển nhiệt lượng (lấy gió đầu nước cấp hay sấy không khí vào từ môi trường thay vì dùng gió  Thu hồi nhiệt từ nước xả đáy lò hồi)  Bảo ôn đầy đủ cho nồi hơi, ống dẫn hơi,  Dùng bồn tích trữ lạnh để đáp ứng nhu bẫy hơi, van và mặt bích cầu tải đỉnh  Chọn kích thước ống dẫn hơi hợp lí để tối thiệu tổn thất trên đường ống Hệ thống khí nén  Thu hồi hơi giản nở từ nước ngưng tụ  Tối ưu hóa hệ thống phân phối khí nén  Tạo hơi áp suất thấp từ nước ngưng tụ  Không tập trung để cung cấp khí nén ở áp suất cao vị trí xa  Sử dụng bộ tách hơi để thu hồi hơi áp  Sử dụng máy nén nhiều cấp cùng với suất thấp hay nhiệt lượng từ nước ngưng làm lạnh bên trong có nhiệt độ thấp  Dự trữ bằng bình khí nén để đáp ứng  Thu hồi nhiệt từ dòng thải nhiệt độ cao khi tải thay đổi để gia nhiệt cho nước bổ sung www.quyenhuyanh.com Trang 13
  14. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Hệ thống điện ( Thiết bị phụ trợ và mạng Cải thiện quy trình điện)  Chuyển công nghệ từ quy trình gián Hệ thống cung cấp và mạng phân phối điện đoạn sang quy trình liên tục  Cải thiện hệ số phụ tải để giảm chi phí  Thay thế động cơ hiệu suất thấp bằng điện động cơ có hiệu suất cao  Tăng hệ số công suất bằng việc sử dụng  Sử dụng biến tần cho loại tải biến động tụ bù  Tích hợp nhiệt năng qua thu hồi năng  Lắp bộ điều khiển nhu cầu đỉnh lượng và sự phân tầng nhiệt  Sử dụng điện vào giờ thấp điểm  Thay thế đèn hiệu suất thấp bằng đèn có hiệu suất cao Bảng 3.4. Các giải pháp thuộc loại đầu tư cao . Công nghệ mới  Đồng phát nhiệt điện( đồng phát bằng tuabin hơi, tuabin khí và động cơ diesel)  Lắp đặt máy phát điện để sử dụng trng giờ cao điểm  Dùng nồi hơi, máy nén, chiller, máy biến áp có hiệu suất cao  Chuyển đổi nhiên liệu  Sử dụng năng lượng tái tạo  Thay đổi quy trình sản xuất  Ứng dụng công nghệ màng để thẩm thấu ngược (khử muối nước mặn, nước lợ, tập trung lưu chất..), siêu lọc (tinh chế enzyme) và tinh lọc (xử lí sơ bộ nước)  Dùng hơi nóng được tạo ra do sự cảm ứng nhiệt của vật liệu có chứa sắt và không chứa sắt, xử lý nhiệt, gia nhiệt dòng lưu chất..  Dùng tia hồng ngoại để sấy, khử nước, xử lý bề mặt..  Dùng tia bức xạ cực tím để khử trùng, xử lý bề mặt chất dẻo trước khi sơn  Lắp đặt thiết bị cao tần và siêu cao tần để nấu nướng, sấy khử trùng  Tấm xúc tác dạng bức xạ để sử dụng trong vùng chứa các chất dễ cháy Bảng 3.5. So sánh các giải pháp tiết kiệm năng lượng TT Giải pháp không cần đầu tư Giải pháp đầu tư thấp Giải pháp đầu tư cao 1. - Cần có sự hợp tác tốt của các - Thiết bị phụ trợ của hệ thống - Những công nghệ nhân viên vận hành, người ( tụ bù...), cải tiến quy trình mới và cải biến quy quản lý với bên tư vấn kiểm sản xuất. trình sản xuất. toán. - Nhân viên nhà máy hoàn toàn có khả năng thực hiện. 2. - Sử dụng hiệu quả thiết bị - Cải tạo hệ thống về mặt kỹ - Phân tích kỹ thuật-tài (Điều khiển cài đặt, tắt thiết bị thuật. (cách nhiệt, lắp thiết bị chính trước khi đưa ra khi không sử dụng), đo để giám sát và lập mục tiêu quyết định đầu tư. tiết kiệm năng lượng…) - Tiến hành nghiên cứu khả thi. 4. Thiết bị thực hiện kiểm toán năng lượng Để thực hiện kiểm toán năng lượng cần sử dụng một số thiết bị chuyên dùng. Các thiết bị này phụ thuộc vào đối tượng được kiểm tra và được liệt kê trong bảng 3.6. www.quyenhuyanh.com Trang 14
  15. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh Bảng 3.6. Các thiết bị đo thử tương ứng với đối tượng kiểm tra TT Đối tượng kiểm tra Thiết bị đo thử 1. Động cơ và bộ truyền động Thiết bị đo điện áp, thiết bị phân tích chất lượng điện, Lux kế 2. Dòng khí, khí nén Thiết bị đo vận tốc gió, máy đo rò rỉ không khí, áp kế. 3. Hệ thống phân bố hơi Thiết bị siêu âm kiểm tra bẫy hơi, thiết bị siêu âm lưu lượng hơi 4. Nhiệt độ và độ ẩm Nhiệt kế, Kế hồng ngoại, camera hồng ngoại, máy đo độ ẩm, nhiệt độ. 5. Hệ thống đốt, nồi hơi và lò Thiết bị đo chất hòa tan, thiết bị đo khói thải, đồng hồ đo hơi áp suất, thiết bị phân tích quá trình cháy 6. Thiết bị phụ trợ Thiết bị tự ghi nhiều kênh, máy vi tính, máy ảnh kĩ thuật số. 3.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG Lộ trình kiểm toán năng lượng được trình bày ở Hình 3.1. Hình 3.1. Lộ trình kiểm toán năng lượng www.quyenhuyanh.com Trang 15
  16. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh 1. Giai đoạn chuẩn bị Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các bước sau:  Lựa chọn công ty để tham gia kiểm toán năng lượng  Thành lập nhóm kiểm toán năng lượng và trách nhiệm mỗi thành viên  Liên hệ doanh nghiệp để thu thập các thông tin chung về doanh nghiệp và các thiết bị  Gửi bảng câu hỏi thu thập thông tin đến doanh nghiệp  Tiến hành gặp gỡ lần đầu tiên giữa doanh nghiệp và đại diện nhóm kiểm toán năng lượng  Kiểm tra các thông tin cung cấp  Chuẩn bị các vấn đề thảo luận cho cuộc họp khởi động  Chuẩn bị phương tiện đi lại cũng như các phần trình bày trong buổi họp khởi động  Lựa chọn thư kí cho buổi họp cũng như các thiết bị cần mang theo 2. Cuộc họp khởi động Những việc cần đạt được ở cuộc họp khởi động bao gồm:  Đảm bảo hợp tác thực hiện kiểm toán năng lượng  Nhận được sự hỗ trợ của nhân viên phụ trách chính  Thu được những thông tin về việc kinh doanh và quy trình sản xuất  Thu được sơ đồ về quá trình sản xuất  Xin phép được chụp ảnh trong quá trình kiểm toán  Đặt những câu hỏi để tìm hiểu thêm về quy trình sản xuất  Tìm hiểu những điểm yếu và những vấn đề khó khăn trong quá trình sản xuất  Hỏi những thông tin liên quan đến vấn đề trong tương lai  Tìm hiểu ý tưởng về tiết kiệm năng lượng từ nhân viên của doanh nghiệp  Đảm bảo việc bảo mật của kiểm toán năng lượng  Thỏa thuận hạn cuối phải cung cấp thêm thông tin  Đạt được sự đồng ý về lịch thực hiện khảo sát 3. Khảo sát doanh nghiệp Khảo sát doanh nghiệp nhằm thu thập những thông tin cần thiết và xác định những nơi sử dụng năng lượng chưa hiệu quả. Các yêu cầu cho quá trình khảo sát doanh nghiệp bao gồm:  Nhóm kiểm toán năng lượng thảo luận về phương pháp khảo sát  Thảo luận những thông tin cần thu thập thêm  Thảo luận cần đo đạc cái gì và đo ở đâu  Đảm bảo các thiết bị kiểm toán đều được kiểm tra trước khi tiến hành đo  Gửi bảng yêu cầu các thông tin bổ sung đến doanh nghiệp  Lựa chọn người tham gia từ phía nhà máy và phía tư vấn để hình thành nhóm kiểm toán www.quyenhuyanh.com Trang 16
  17. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh  Gửi kế hoạch khảo sát đến doanh nghiệp  Xác định thời điểm, khu vực và thời gian cần có sự tham gia của nhân viên tại doanh nghiệp trong quá trình kiểm toán  Đảm bảo an toàn cho kiểm toán viên  Trong quá trình khảo sát doanh nghiệp cần tiến hành khảo sát hệ thống và các thiết bị cung cấp năng lượng như: trạm cung cấp năng lượng đầu vào cho toàn bộ doanh nghiệp, nhà lò, trạm khí nén, hệ thống lạnh, hệ thống chiếu sáng và thông gió, động cơ điện, khu vực cấp nước và xử lí nước, hệ thống phân phối hơi, điện và khí nén, lò công nghiệp, lò nung, thiết bị sấy, hệ thống cung cấp nước nóng, tháp giải nhiệt, thiết bị sử dụng nhiệt khác…tiếp theo là khảo sát quy trình sản xuất nhằm hiểu rõ về quy trình sản xuất để có thể nhận định những nơi nào tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ như thế nào 4. Thực hiện kiểm toán Kiểm toán năng lượng có thể được thực hiện theo nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và yêu cầu của nơi tiến hành kiểm toán. Thông thường kiểm toán năng lượng chia làm hai giai đoạn: kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán năng lượng chi tiết. a. Kiểm toán năng lượng sơ bộ Kiểm toán năng lượng sơ bộ được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn, kiểm toán viên phải vận dụng kinh nghiệm để thu thập các tư liệu có liên quan, phỏng vấn và quan sát. Cần quan sát những nguồn thất thoát nhiệt như: thiếu cách nhiệt, rò rỉ hơi, nước, khí nén và cải thiện trang thiết bị đo. Số liệu cần cho kiểm toán năng lượng sơ bộ là những hóa đơn mua năng lượng có sẵn của doanh nghiệp và các hồ sơ sản xuất. Kiểm toán viên phải tập trung xem xét vấn đề tiêu thụ năng lượng của những hộ tiêu thụ năng lượng chính. Gửi bảng câu hỏi thu thập dữ liệu cần cho quá trình kiểm toán năng lượng đến cho nhân viên của doanh nghiệp. Qui trình thực hiện kiểm toán năng lượng sơ bộ bao gồm: + Chuẩn bị:  Thảo luận với khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ được kiểm toán về mục tiêu và quy mô của cuộc kiểm toán năng lượng  Chỉ định người sẽ thành lập nhóm kiểm toán, xác định rõ vai trò của từng thành viên. Chỉ định một thành viên nhóm kiểm toán là người của nhà máy được kiểm toán  Xác định và chuẩn bị các bảng danh mục kiểm tra  Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ kiểm toán năng lượng  Xác định và thông báo cho khách hàng hay lãnh đạo của hộ tiêu thụ năng lượng những yêu cầu khác nhau phục vụ cho công tác kiểm toán năng lượng (ví dụ, các lưu đồ, số liệu về năng lượng và chi phí năng lượng, các bảng cân bằng năng lượng, v.v...)  Chuẩn bị các thời biểu chung và thời biểu chi tiết và trình bày chúng với khách hàng trước khi tiến hành kiểm toán + Giai đoạn kiểm toán thực sự: www.quyenhuyanh.com Trang 17
  18. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh  Thảo luận với khách hàng hay các đại diện của khách hàng về các hoạt động sẽ được thực hiện  Tuỳ thuộc vào kỹ thuật được sử dụng, tiến hành một cuộc đối thoại hay phỏng vấn với cán bộ nhà máy.  Tiến hành cuộc khảo sát nhanh nhà máy để quan sát các khu vực lãng phí năng lượng và nhận dạng các khu vực có tiềm năng về tiết kiệm năng lượng.  Thu thập các số liệu phù hợp về sử dụng năng lượng, chi phí năng lượng và quản lý năng lượng trong nhà máy.  Nếu có thời gian và nếu được yêu cầu, tổ chức thảo luận trong 1 buổi họp tổng kết ngắn vào buổi chiều về các phát hiện ban đầu của cuộc kiểm toán. + Hậu kiểm toán:  Đánh giá việc phân phối năng lượng tổng thể trong nhà máy.  Phân tích đặc tính sử dụng năng lượng tổng thể.  Chuẩn bị một bản tóm tắt về các khu vực có tiềm năng tiết kiệm năng lượng.  Bình luận về các hoạt động quản lý năng lượng trong thực tế và/hoặc được hoạch định và thực tế thực hiện (nếu có) trong nhà máy.  Chuẩn bị một báo cáo kiểm toán năng lượng. b. Kiểm toán năng lượng chi tiết Kiểm toán năng lượng chi tiết được thực hiện sau kiểm toán sơ bộ và hoàn thành từ một đến ba tháng tùy thuộc vào quy mô của nơi kiểm toán. Khi tiến hàng kiểm toán nên có các thiết bị đo cầm tay để thu thập số liệu tiêu thụ năng lượng làm cơ sở xác định các tiềm năng tiết kiệm. Qui trình thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết: Không có một phương pháp có sẵn để thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết trong tất cả các nhà máy. Nó phụ thuộc vào phương pháp quản lý, lịch sử và văn hoá công ty, loại nhà máy và máy móc, các điều kiện tài chính của công ty, tính phức tạp của công nghệ và quá trình, qui mô nhà máy, khối lượng và loại sản phẩm, ...Vì thế, khi tiến hành kiểm toán năng lượng với kinh nghiệm riêng, kiểm toán viên nên áp dụng các hoạt động này sao cho phù hợp nhất điều kiện thực tế. + Chuẩn bị  Nếu công tác khảo sát năng lượng và kiểm toán năng lượng sơ bộ đã thực hiện trong nhà máy. Hãy xem lại các kết quả của công tác kiểm toán đã làm.  Xác định các dự án năng lượng đặc trưng sẽ được nghiên cứu và thiết kế, cũng như các yêu cầu của nhân viên nhà máy (ví dụ các đo lường, an toàn, tự ghi số liệu). Thông báo cho khách hàng hoặc nhân viên nhà máy thông qua các thông báo phù hợp trước.  Thảo luận với khách hàng hoặc lãnh đạo của nhà máy được kiểm toán về các mục tiêu và phạm vi kiểm toán năng lượng.  Chỉ định nhân sự tham gia đội kiểm toán và xác định vai trò từng người (như người viết báo cáo kiểm toán). Nên chỉ định một số nhân viên nhà máy làm thành viên của nhóm kiểm toán. (Nhân lực nên được lựa chọn trên cơ sở từ nhân sự nhà máy và bên ngoài và nên có chuyên môn tốt nhằm đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cụ thể của www.quyenhuyanh.com Trang 18
  19. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh kiểm toán về kỹ thuật. Tại bất kỳ nhà máy nào, để một kiểm toán năng lượng thành công, đòi hỏi một đội ngũ kiểm toán đa lĩnh vực bao gồm các thành phần kỹ thuật, an toàn, tài chính và quản lý.  Xác định và chuẩn bị các yêu cầu hậu cần cho các hoạt động tiền kiểm toán (ví dụ sự hỗ trợ công tác văn phòng, vận chuyển, in ấn/tài liệu)  Xác định và chuẩn bị bộ dụng cụ đo dùng cho kiểm toán năng lượng. Các yêu cầu về dụng cụ đo xuất phát từ việc mở rộng thông tin cần thu thập, các qui trình thử nghiệm được sử dụng, các thiết bị chuyển đổi năng lượng sẽ được thử nghiệm, vị trí các điểm đo. Lưu ý rằng các đo đạc tiến hành trong khi kiểm toán phải đầy đủ để tính toán cân bằng năng lượng của các thiết bị lắp đặt. Kiểm toán viên phải luôn cân nhắc thoả hiệp về các dụng cụ đo được lựa chọn do khó khăn về sự không có sẵn hoặc thiếu ngân quĩ. Kiểm toán viên có thể buộc phải sử dụng thiết bị có độ chính xác kém hơn để sử dụng nhiều lần trong quá trình kiểm toán.  Xác định và thông báo cho khách hàng hoặc lãnh đạo nhà máy về các yêu cầu khác nhau để thực hiện kiểm toán năng lượng (như: các biểu đồ, dữ liệu tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng, các bảng cân bằng năng lượng v.v...).  Chuẩn bị tiến độ làm việc chung và tiến độ đặc trưng và để trình với khách hàng. Kiểm toán viên cũng phải đảm bảo khung thời gian lựa chọn cho kiểm toán không được xung đột với vận hành của thiết bị được thử nghiệm hoặc toàn bộ nhà máy nói chung. Thời gian thử nghiệm được lựa chọn nên vào thời gian vận hành bình thường và nên được lựa chọn với sự tư vấn của cán bộ quản lý nhà máy. + Kiểm toán thực sự: Kiểm toán năng lượng chi tiết của các hệ thống năng lượng đặc trưng đòi hỏi thực hiện các thủ tục đặc trưng.  Thảo luận và làm rõ với khách hàng hoặc đại diện khách hàng về các hoạt động sẽ được thực hiện và tiến độ công việc.  Thu thập số liệu liên quan và chi tiết hơn về sử dụng năng lượng và chi phí năng lượng cho toàn bộ và thiết bị, quá trình riêng rẽ trong nhà máy. Thu thập thêm các thông tin sâu hơn liên quan tới các cải tiến thực tế và dự kiến trong thực tiễn quản lý năng lượng của nhà máy. Dữ liệu thông tin năng lượng cần thu thập bao gồm các loại thông tin chính thể hiện được đặc trưng của nhà máy: - Sơ đồ bố trí nhà máy và lưu đồ quá trình - Dữ liệu sử dụng năng lượng quá khứ của nhà máy - Dữ liệu chi phí năng lượng quá khứ của nhà máy - Dữ liệu quá khứ về sản xuất của nhà máy - Kiểm kê các hệ thống tiêu thụ năng lượng chính trong nhà máy - Các kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của các thiết bị - Chi tiết về các dự án đang thực hiện hoặc đã thực hiện nhằm giảm lãng phí năng lượng (nếu có). Cần nỗ lực thu thập dữ liệu quá khứ trong một giai đoạn ít nhất một năm trước khi bắt đầu làm kiểm toán, tốt nhất nên trong giai đoạn từ một đến ba năm. * Tham quan mỗi khu vực nơi có các dự án năng lượng khả thi được xác định và tập hợp các dữ liệu vận hành liên quan bằng cách: www.quyenhuyanh.com Trang 19
  20. Kiểm toán năng lượng PGS.TS Quyền Huy Ánh - Xem xét các tài liệu liên quan (hồ sơ, nhật ký, báo cáo, hoá đơn thanh toán, v.v...); - Tiến hành đối thoại và phỏng vấn các nhân viên liên quan trong khu vực. - Ghi chép các số liệu đo lường hiện có bằng cách dùng các dụng cụ đo hiện hữu hoặc dụng cụ đo kiểm toán năng lượng với khoảng thời gian xác định. - Quan sát các điều kiện và thực tế vận hành. Hầu hết các dữ liệu, thông tin thu được sẽ được sử dụng để đánh giá các tính toán sơ bộ về cân bằng nhiệt và cân bằng vật chất. * Khi ở trong khu vực được khảo sát, hãy quan sát hoặc thảo luận với cán bộ liên quan về các yêu cầu đặc trưng (ví dụ: kỹ thuật, nhân lực, không gian, tài chính, bảo trì, vận hành, năng lượng v.v...) của dự án bảo tốn năng lượng dự kiến (ví dụ: sửa đổi, trang bị thêm, bỏ bớt, thay đổi qúa trình). * Khi ở trong khu vực được khảo sát, hãy quan sát thêm về các phí tổn và tổn thất năng lượng trước đây và thực tế năng lượng đang phí tổn và đưa ra các khuyến nghị nhanh (nếu có) về tiết kiệm năng lượng và chi phí năng lượng. + Hậu kiểm toán:  Phân tích chi tiết hơn tỉ lệ tiêu thụ năng lượng trong tất cả các khu vực tiêu thụ năng lượng của nhà máy.  Phân tích chi tiết hơn hiệu quả sử dụng năng lượng trong các khu vực tiêu thụ năng lượng bằng cách thực hiện chi tiết hơn các bảng cân bằng năng lượng và vật chất.  Sử dụng các số liệu chi tiết hơn đã thu thập được (ví dụ: các số chỉ lưu lượng và nhiệt độ liên tục), đánh giá các ước lượng tiết kiệm năng lượng đã được xác định trước đây trong kiểm toán sơ bộ.  Thẩm tra và xác nhận khả năng thành công (về kỹ thuật và kinh tế) của các đề án năng lượng (cơ hội tiết kiệm năng lượng) đề nghị. Mỗi cơ hội tiết kiệm năng lượng nên có: - Mô tả ngắn gọn về tình trạng hiện tại - Mô tả ngắn gọn về các yêu cầu vận hành và kỹ thuật của các biện pháp bảo tồn năng lượng đề xuất - Ước đoán về lượng tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm chi phí thu được khi thực hiện đề xuất - Ước đoán về chi phí thực hiện - Các phân tích tài chính với các chỉ tiêu: thời gian hoàn vốn, IRR, NPV hoặc các chỉ tiêu thích hợp khác nhằm đánh giá tính khả khi của đầu tư. * Chuẩn bị thiết kế, bố trí các hệ thống cải thiện hiệu suất năng lượng đề nghị đã được xác định trong các đề án năng lượng khả thi đã được xác nhận. Xác định các thông số/yêu cầu về vận hành, bảo trì, kỹ thuật và thiết kế. * Chuẩn bị tiến độ thực hiện cho các dự án năng lượng khả thi bao gồm việc chỉ định cán bộ nhà máy sẽ chịu trách nhiệm thực hiện mỗi đề án. Nên thực hiện ngay một số biện pháp như quản lý nội vi và thay đổi O&M. Tuy nhiên, các biện pháp đòi hỏi đầu tư lớn cần các nghiên cứu khả thi trước khi quyết định thực hiện. Kiểm toán viên nên chỉ ra khung thời gian chung, giúp cho các nhà máy ra quyết định biết khi nào thì thu được lượng tiết kiệm chi phí năng lượng. Một kế hoạch thực hiện thường bao gồm khuyến nghị về một chương www.quyenhuyanh.com Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0