intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Chia sẻ: Ngocninh Ninh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:56

83
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình th ức khác nhau và trong nhi ều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết,

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

  1. Trong thời đại kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình th ức khác nhau và trong nhi ều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay th ậm chí c ạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết “thuận buồm xuôi gió” vẫn còn tồn tại khá nhi ều nh ững mâu thu ẫn, b ất đồng thậm chí là vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghi ệp. T ừ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế nước ta sau hơn hai mươi hai năm đổi m ới và mở c ửa đã có nh ững chuyển biến tích cực, hợp tác và giao lưu thương mại ngày càng phát triển. Song cũng trong bối cảnh đó, các quan hệ thương mại ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp. Các quan hệ này không chỉ được thiết lập giữa các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn mở rộng tới các tổ chức nước ngoài. Chính vì v ậy, tranh chấp thương mại là điều không thể tránh khỏi và yêu cầu khách quan đặt ra là phải áp dụng các hình thức và phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp, có hiệu quả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia tranh ch ấp, ổn định các quan hệ kinh doanh của nền kinh tế, tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Pháp luật Việt Nam nói chung cũng như pháp luật thương m ại Việt Nam nói riêng đã quy định nhiều hình thức giải quyết tranh chấp nh ư: thương l ượng, hòa giải, tòa án hay Trọng tài. Với những quy định của pháp luật hiện hành đã góp phần giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại một cách nhanh chóng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. I..Khái quát chung về tranh chấp thương mại 1. Khái niệm và đặc điểm a) Khái niệm
  2. Kể từ ngày Bộ luật tố tụng dân sự có hiệu lực thi hành (01/01/2005) thuật ng ữ “tranh chấp kinh tế” được thay bằng thuật ngữ “tranh chấp kinh doanh, th ương mại”. Tranh chấp trong kinh doanh, thương mại là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. b) Đặc điểm Tranh chấp kinh doanh, thương mại có một số đặc điểm sau: + Thứ nhất, tranh chấp kinh doanh, thương mại nảy sinh trực tiếp từ các quan hệ kinh doanh và luôn gắn liền với hoạt động kinh doanh. + Thứ hai, các bên tranh chấp thường là chủ thể kinh doanh, có tư cách thương nhân hoặc tư cách nhà Kinh doanh. (Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên phải đăng kí kinh doanh). + Thứ ba, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là vấn đề do các bên tranh chấp tự định đoạt. + Thứ tư, tranh chấp kinh doanh, thương mại là những tranh chấp mang y ếu t ố vật chất và thường mang giá trị lớn. Giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là việc các bên tranh ch ấp thông qua hình thức, thủ tục thích hợp tiến hành các giải pháp nh ằm lo ại b ỏ nh ững mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về lợi ích kinh tế nh ằm b ảo v ệ quy ền và l ợi ích chính đáng của mình. 2. Các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại (Điều 137 Luật Thương mại 2005) Khi các quan hệ kinh doanh ngày càng phát triển, những tranh ch ấp x ảy ra là điều không tránh khỏi nhưng lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp nào v ừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy trì được mối quan hệ làm ăn là vi ệc mà các thương nhân cần cân nhắc kĩ càng. Chính vì th ế mà pháp lu ật hi ện hành
  3. công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh sau: Th ương lượng, hòa giải, Trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh ch ấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực ti ếp th ượng l ượng v ới nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, Trọng tài hoặc tòa án. Việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dựa vào nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan Nhà n ước và Trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, th ương m ại ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong mọi lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản ch ất của tranh ch ấp. Chính vì vậy, khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp, các bên c ần hi ểu rõ bản chất và cân nhắc các ưu điểm, nhược điểm của một phương thức để có quyết định hợp lý. Sau đây là 4 phương thức giải quyết tranh chấp thương mại: 2.1. Thương lượng Khái niệm • Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự giàn xếp, tháo gỡ bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hay phán quyết của bất kì bên th ứ ba nào. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất, thông dụng và phổ biến nhất được các bên tranh chấp áp dụng rộng rãi để giải quy ết m ọi phát sinh trong đời sống xã hội nhất là trong hoạt động thương mại. Nhà nước
  4. khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Đặc trưng • Phương thức giải quyết tranh chấp này được thực hiện bởi cơ chế tự giải quyết thông qua việc các bên tranh chấp gặp nhau bàn bạc, th ỏa thu ận đ ể t ự giải quyết những bất đồng phát sinh mà không cần có s ự hi ện di ện c ủa bên th ứ ba để trợ giúp hay ra phán quyết. Quá trình thương lượng giữa các bên cũng không chịu ràng buộc của bất kì nguyên tắc pháp lý hay những quyết định mang tính ch ất khuôn mẫu nào của pháp luật về thủ tục giải quyết tranh chấp. Việc thực thi kết quả thương lượng hoàn toàn thuộc vào sự tự nguyện của các bên mà không có bất kì cơ chế pháp lý nào đảm bảo việc thực thi đối với th ỏa thuận của các bên trong quá trình thương lượng. Cách thức thương lượng • Thương lượng trực tiếp là cách thức mà các bên tranh chấp g ặp nhau bàn • bạc, trao đổi và đề xuất ý kiến của mỗi bên nhằm tìm ki ếm gi ải pháp loại trừ tranh chấp. Thương lượng gián tiếp là cách thức các bên tranh chấp gửi cho nhau tài ti ệu giao dịch thể hiện quan điểm và yêu cầu của mình nhằm tìm ki ếm gi ải pháp loại trừ tranh chấp. Ưu – Nhược điểm • - Ưu điểm: Tiết kiệm được thời gian, kinh phí, tiền bạc, giữ được bí m ật hoạt động kinh doanh và uy tín cho nhau, đáp ứng cơ hội của các hoạt đ ộng kinh doanh mà Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức này. Các bên có toàn quyền thỏa thuận mọi vấn đề về địa điểm, th ời gian, n ội dung và cách th ức c ụ thể giải quyết tranh chấp.
  5. - Nhược điểm: Không tuân theo một khuôn khổ pháp luật nào. Việc giải quy ết tranh chấp có thành công hay không còn ph ụ thuộc nhiều vào thi ện chí, trung thực, hợp tác của các bên. 2.2. Hòa giải 2.2.1. Khái niệm Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên th ứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp phát sinh. Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh mới có trong pháp luật Việt Nam. Phương thức này hiện nay chỉ thường áp dụng trong các quan h ệ kinh doanh có yếu tố quốc tế. 2.2.2. Đặc trưng - Việc giải quyết tranh chấp đã có sự tham gia của bên th ứ ba (do các bên tranh chấp lựa chọn) làm trung gian để trợ giúp các bên tìm kiếm gi ải pháp t ối ưu nhằm loại trừ tranh chấp. - Quá trình hòa giải cũng chịu sự chi phối của các quy định có tính mâu thu ẫn, bắt buộc của pháp luật về thủ tục hòa giải. - Kết quả hòa giải được thực thi cũng hoàn toàn ph ụ thuộc vào sự tự nguy ện của các bên tranh chấp mà không có bất kì cơ ch ế pháp lý nào đ ảm b ảo thi hành cam kết của các bên trong quá trình hòa giải. 2.2.3. Hình thức hòa giải Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là hòa giải được tiến hành tại tòa án hay Trọng tài khi các cơ quan này giải quyết theo yêu cầu của các bên. Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: Là hình thức hòa giải qua trung gian, được các bên tiến hành trước khi đưa vụ án tranh chấp ra cơ quan tài phán. 2.2.4. Ưu – Nhược điểm - Ưu điểm:
  6. + Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn, chi phí th ấp, các bên có quy ền t ự định đoạt lựa chọn bất kì người nào làm trung gian hòa giải cũng nh ư đ ịa đi ểm tiến hành hòa giải. Họ không bị gò bó về mặt th ời gian nh ư trong th ủ t ục t ố tụng tại tòa án. + Hòa giải mang tính chất thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát tri ển m ối quan hệ kinh doanh vì lợi ích của cả hai bên. + Hình thức giải quyết này đặc biệt hiệu quả khi giải quy ết tranh ch ấp kinh doanh, thương mại mang tính chất kĩ thuật. Vì rằng các bên trong v ụ vi ệc tranh chấp hoàn toàn có quyền chủ động trong việc tìm kiếm 1 hòa giải viên có đủ hiểu biết về tham gia giải quyết tranh chấp. + Khi giải quyết bằng con đường này các bên kiểm soát được các tài li ệu, chứng cứ có liên quan (những bí mật kinh doanh) trong khi gi ải quy ết t ại tòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theo nguyên tắc công khai. - Nhược điểm: Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào s ự nhất trí của hai bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp, th ỏa thu ận, hòa giải không có tính chất bắt buộc thi hành nh ư phán quy ết c ủa Trọng tài hay c ủa tòa án. Thủ tục này ít được sử dụng nếu các bên không có sự tin tưởng lẫn nhau. 2.3. Trọng tài 2.3.1. Khái niệm Trọng tài là hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó có bên thứ ba trung gian (Trọng tài viên). Sau khi nghe các bên trình bày sẽ ra quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài là một hình thức giải quy ết tranh không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa chuộng. Đó là hình thức giải quyết tranh ch ấp thông qua ho ạt đ ộng c ủa H ội
  7. đồng Trọng tài hoặc Trọng tài viên với tư cách là bên thứ 3 độc lập nh ằm gi ả quyết mâu thuẫn, tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc các bên thi hành. 2.3.2. Các hình thức Trọng tài Trọng tài vụ việc: là phương thức Trọng tài do các bên tranh ch ấp th ỏa thu ận thành lập để giải quyết tranh chấp giữa các bên và Trọng tài sẽ chấm dứt tồn tại khi giải quyết xong vụ tranh chấp. Trọng tài thường trực: là hình thức Trọng tài do các Trọng tài thành l ập ra đ ể giải quyết tranh chấp thương mại. 2.3.3. Ưu – Nhược điểm - Ưu điểm: + Có tính linh hoạt, tạo quyền chủ động cho các bên, tính nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng Trọng tài và đảm b ảo bí mật. Trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo nguyên tắc án, quyết định của Trọng tài không được công bố công khai, rộng rãi. + Theo nguyên tắc này họ có thể giữ bí mật được bí quy ết kinh doanh cũng nh ư danh dự, uy tín của mình. Giải quyết Trọng tài không bị giới hạn về m ặt lãnh thổ do các bên có quyền lựa chọn bất kì trung tâm Trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình. + Phán quyết của Trọng tài có tính chung thẩm, đây là ưu th ế v ượt trội so v ới hình thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng, hòa giải. Sau khi Tr ọng tài đưa ra phán quyết thì các bên không có quyền kháng cáo trước b ất kì m ột t ổ chức hay tòa án nào. - Nhược điểm: Giải quyết bằng phương thức Trọng tài đòi hỏi chi phí tương đối cao, vụ việc càng kéo dài thì phí Trọng tài càng cao. Việc thi hành quyết định của Trọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như việc thi hành bản án, quyết định của tòa án.
  8. 2.4. Tòa án 2.4.1. Khái niệm Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng tòa án là hình thức gi ải quy ết tranh chấp thông qua hoạt động của cơ quan tài phán Nhà nước, nhân danh quy ền l ực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc các bên có nghĩa vụ thi hành. 2.4.2. Đặc trưng - Khác với Trọng tài, giải quyết tranh chấp theo thủ tục tư pháp tại tòa án gắn liền với quyền lực của Nhà nước. - Phương thức giải quyết tranh chấp bằng tòa án đã được pháp luật quy đ ịnh thành các chế độ pháp lý hoàn chỉnh. 2.4.3. Ưu - Nhược điểm - Ưu điểm: Do cơ quan xét xử của Nhà nước nên phán quy ết c ủa tòa có tính cưỡng chế cao. Nếu không chấp hành sẽ bị cưỡng chế, do đó khi đã đưa ra tòa án thì quyền lợi của người thắng kiện sẽ được đảm bảo nếu nh ư bên thua ki ện có tài sản để thi hành án. - Nhược điểm: Việc lựa chọn phương thức này cũng có những nhược điểm nhất định vì thủ tục tại tòa án thiếu linh hoạt do đã được pháp luật quy định trước đó. Bên cạnh đó, nguyên tắc xét xử công khai của tòa án tuy là nguyên tắc được xem là tiến bộ, mang tính răn đe nhưng đôi khi lại là c ản trở đ ối v ới doanh nhân khi các bí mật kinh doanh bị tiết lộ. Chính vì những nhược điểm này mà hình thức giải quy ết tranh ch ấp b ằng tòa án ít khi được các thương nhân lựa chọn và các th ương nhân coi đây là ph ương thức lựa chọn cuối cùng của mình khi các phương thức th ương lượng, hòa gi ải hay Trọng tài không mang lại hiệu quả. 2.5. Nguồn pháp luật điều chỉnh về tranh chấp thương mại - Luật Trọng tài thương mại 2010. - Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
  9. 2/ Thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại của Toà án nhân dân Thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh, thương mại được Bộ luật Tố tụng dân sự quy định với những nội dung sau đây: a. Thẩm quyền theo vụ việc Tranh chấp kinh doanh, thương mại được hiểu là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh, thương m ại. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc th ẩm quy ền giải quy ết c ủa Toà án được quy định tại Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự bao gồm: 1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, th ương m ại gi ữa các cá nhân, tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có m ục đích l ợi nhu ận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuy ển hàng hoá, hành khách bằng đườn sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàn hoá, hành khách bằng đườn hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác; 2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuy ển giao công ngh ệ gi ữa cá nhân, t ổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận. 3. Tranh chấp giữa Công ty với các thành viên của Công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuy ển đổi hình thức tổ chức của Công ty. 4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. Các yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án Theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự, Toà án có th ẩm quy ền v ề việc giải quyết các yêu cầu về kinh doanh thương mại sau đây:
  10. - Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam gi ải quy ết các v ụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trọng tài thương mại. - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quy ết đ ịnh kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài hoặc không công nh ận bản án quy ết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài mà không có thi hành t ại Việt Nam. - Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quy ết định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài. - Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định. b. Thẩm quyền xét xử theo cấp Toà án: Theo Điều 33, 34 của Bộ luật tố tụng dân sự 2004, th ẩm quy ền xét x ử s ơ th ẩm theo cấp Toà án được xác định như sau: - Toà án nhân dân cấp huyện Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ ch ức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; cung ứng dịch vụ; phân phối;đại diện, đại lý; ký gửi, thuê, cho thuê, thuê mua; xây dựng; tư vấn, kỹ thuật; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đ ường s ắt, đường b ộ, đường thuỷ nội địa. Tuy nhiên, những tranh chấp nói trên mà có đ ương s ự ho ặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải có uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh s ự c ủa Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện. Như vậy, Toà án cấp huy ện không có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về kinh doanh, thương mại. -Toà án nhân dân cấp tỉnh Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo th ủ tục s ơ th ẩm t ất c ả các tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án quy định tại Điều 29 và 30 của Bộ luật Tố tụng dân sự, trừ các tranh ch ấp
  11. thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện. Tuy nhiên, Pháp lệnh cũng quy đ ịnh trong trường hợp cần thiết Toà án cấp tỉnh có thể lấy lên để giải quyết theo th ủ tục sơ thẩm vụ án kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Toà án cấp huyện - Thẩm quyền của Toà án nhân dân tối cao Toà phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tiến hành phúc th ẩm những vụ án mà bản án, quyết địn sơ thẩm của toà kinh tế thuộc toà án nhân dân c ấp t ỉnh b ị kháng cáo, kháng nghị. c. Thẩm quyền xét xử theo lãnh thổ Thẩm quyền giải quyết vụ án kinh doanh thương mại của toà án theo lãnh th ổ được xác định là nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân ho ặc n ơi b ị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, th ương mại quy định tại Đi ều 29 của Bộ luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, các bên tranh chấp có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, n ếu nguyên đ ơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, t ổ ch ức giải quyết vụ án. Trường hợp vụ án liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất đ ộng s ản có thẩm quyền giải quyết. d. Thẩm quyền xét xử theo sự lựa chọn của nguyên đơn Nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để yêu cầu giải quy ết vụ án trong các trường hợp sau: - Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có th ể yêu cầu Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ s ở cu ối cùng ho ặc n ơi b ị đ ơn có tài sản giải quyết.
  12. - Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động c ủa chi nhánh t ổ ch ức thì nguyên đ ơn có thể yêu cầu Toà án nơi tổ ch ức có tr ụ s ở ho ặc n ơi t ổ ch ức có chi nhánh gi ải quyết. - Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có th ể yêu c ầu Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết. - Nếu các bị đơn cư trú, làm việc có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn có cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết. - Nếu tranh chấp đến bất động sản mà bất động s ản ở nhi ều n ơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có một trong các bất động sản giải quyết. 3. NGUYÊN TẮC CƠ BẢN TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TOÀ ÁN. Các nguyên tắc giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại là nh ững t ư t ưởng ch ỉ đạo hoạt động giải quyết vụ án dân sự nói chung và được ghi nhận trong các quy phạm pháp luật về thủ tục giải quyết các vụ án kinh doanh, thương mại. Những nguyên tắc chung: Trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh tế, toà án kinh tế phải tuân theo những nguyên tắc chung về tố tụng được quy định trong hiến pháp và luật tổ chức toà án nhân dân như: nguyên tắc đảm bảo pháp chế XHCN, nguyê tắc xét xử công khai, xét xử tập thể và quyết định theo đa số… Những nguyên tắc riêng: a. Nguyên tắc tự định đoạt Nguyên tắc tự định đoạt trong kinh doanh, thương mại bắt nguồn t ừ nguyên t ắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh. Theo điều 5 Bộ luật tố tụng dân s ự, quy ền t ự định đoạt được thể hiện: - Chỉ đương sự mới có quyền quyết định khởi kiện hoặc không khởi kiện yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh doanh.
  13. - Toà án chỉ thụ lý giải quyết khi có yêu cầu của đương sự. - Toà án chỉ được giải quyết trong phạm vi yêu cầu. - Trong quá trình giải quyết tại toà án các đương sự có quy ền ch ấm d ứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc tự thoả thuận với nhau một cách tự nguyện mà không trái pháp luật và đạo đức xã hội. b. Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh Nguyên tắc này được ghi nhận tai Điều 6 và 7 trong Bộ luật tố t ụng dân s ự. Khi giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại, Toà án ch ỉ chủ y ếu căn c ứ vào các chứng cứ mà đương sự đưa ra. Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp ch ứng cứ và chứng minh để bảo vệ quyền lợi của mình. Toà án sẽ nghe các bên trình bày và xác nhận chứng cứ. Các bên có quyền và nghĩa vụ trình bày nh ững gì mà h ọ cho là cần thiết. Toà án không bắt buộc phải thu thập thêm ch ứng c ứ mà ch ỉ ti ến hành thu thập, xác minh chứng cứ khi thấy cần thiết, để làm rõ thêm yêu c ầu của các bên, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được chính xác. c. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật Quyền bình đẳng trước pháp luật là một trong những quy ền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Điều 52 Hiến pháp 1992 và Điều 8 Bộ luật tố tụng dân sự 2004: “Các đương sự đều có quyền bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong t ố tụng dân sự, Toà án có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quy ền và nghĩa vụ của mình”. Việc cụ thể hoá quyền bình đẳng trước pháp luật trong tố tụng vụ án kinh doanh, thương mại có ý nghĩa quan trọng vì nó còn th ể hi ện s ự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khi các doanh nghiệp, người kinh doanh tham gia tố tụng thì không phân biệt đó là thuộc lo ại hình doanh nghi ệp nào, thuộc thành phần kinh tế nào, các bên đều có quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật tố tụng. d. Nguyên tắc hoà giải
  14. Theo Điều 10 Bộ luật tố tụng dân sự: “Toà án có trách nhi ệm ti ến hành hoà gi ải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này”. Theo nguyên tắc này, khi có tranh chấp kinh doanh xảy ra, trước hết các bên tự tiến hành hoà giải với nhau. Khi không tự hoà giải được, các bên mới yêu cầu cơ quan Toà án can thiệp. Nhưng khi đã yêu cầu cơ quan toà án can thiệp, các đương sự vẫn có thể tiến hành hoà giải dưới sự hướng dẫn, công nh ận của Toà án. Chỉ khi hoà giải không thành, Toà án mới đem vụ án ra xét xử. I. Thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tòa án 1. Khởi kiện vụ án kinh tế Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện tranh ch ấp kinh doanh, th ương mại để yêu cầu Tòa án giải quyết trong thời h ạn là 2 năm k ể t ừ ngày quy ền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm trừ trường hợp pháp luật có quy đ ịnh khác. Đối với các yêu cầu giải quyết về kinh doanh, th ương mại thì th ời hi ệu là 1 năm kể từ ngày phát sinh quyền yêu cầu. Việc khởi kiện được thể hiện bằng đơn khởi kiện (nộp trực tiếp hoặc g ởi qua đường bưu điện) kèm theo các tài liệu, chứng từ chứng minh và bảo vệ quyền lợi của mình. 1. Thụ lý vụ án Khi nhận đơn, Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn. Trong thời hạn 5 ngày k ể t ừ ngày nhận đơn, Tòa án phải xem xét để có một quyết định: tiến hành th ủ t ục thụ lý (nếu vụ án thuộc thẩm quyền); chuyển đơn nếu thuộc thẩm quy ền của Tòa án khác; trả lại đơn khởi kiện nếu không thuộc thẩm quy ền gi ải quy ết c ủa Tòa án. Trường hợp xét thấy vụ liện thuộc thẩm quyền nhưng cần ph ải s ửa đổi, bổ sung đơn kiện thì Tòa án thông báo và định thời hạn để nguyên đơn bổ sung nhưng không quá 30 ngày (có thể gia h ạn không quá 15 ngày). N ếu nguyên đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án trả lại đơn kiện. Trường h ợp đ ơn ki ện b ị
  15. trả lại thì nguyên đơn có quyền khiếu nại đến Chánh án Tòa án đã trả lại đơn kiện trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày đơn kiện bị trả lại và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Chánh án phải ra quyết định giải quyết. Nếu xét thấy vụ kiện không thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ph ải thông báo để nguyên đơn nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp người này nộp t ạm ứng án phí. Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được giấy báo, nguyên đơn phải nộp tạm ứng án phí. Tòa án thụ lý vụ án khi nguyên đơn nộp cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. 1. Chuẩn bị xét xử Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án s ẽ phân công một Thẩm phán phụ trách giải quyết vụ án. Sau khi đ ược phân công, Thẩm phán phụ trách vụ án sẽ tiến hành các công việc sau đây: - Thông báo cho phía bị đơn và những người có quyền lợi liên quan đ ến v ụ vi ệc mà nguyên đơn đã khởi kiện và yêu cầu những người này phải gởi ý kiến của mình về vụ việc đó đến Tòa án. - Xác minh và thu thập các chứng từ và tài liệu để chu ẩn b ị cho vi ệc xét x ử, l ấy lời khai của những người liên quan. - Tiến hành hòa giải giữa các bên đương sự. Trường hợp hòa gi ải thành, Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành. Hết thời hạn 7 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì Tòa án sẽ ra quy ết định công nhận sự thỏa thuận giữa các bên đương sự. Quyết định này có hi ệu lực pháp luật ngay. Trường hợp hoà giải không thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. - Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày thụ lý đối với nh ững v ụ án không ph ức t ạp và không quá 3 tháng đối với những vụ án phức t ạp hoặc do tr ở ng ại khách quan, Tóa án phải đưa ra một trong các quyết định: đình ch ỉ v ụ án, t ạm đình ch ỉ vụ án hoặc quyết định đưa vụ án ra xét xử.
  16. 1. Mở phiên tòa sơ thẩm Sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử Tòa án phải mở phiên tòa xét x ử s ơ thẩm theo đúng thời gian, địa điểm đã được ghi nhận trong Quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong Giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp ph ải hoãn phiên tòa. Thời hạn luật định là một tháng kể từ ngày ra quy ết định đưa v ụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa, nếu có lý do chính đáng thì thời hạn này là 2 tháng. Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành dưới sự điều khiển của một Hội đồng xét xử gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trường hợp đặc bi ệt thì H ội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Phiên tòa sơ thẩm được tiến hành với sự có mặt của: Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện của những người này; Kiểm soát viên, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định (nếu cần). Phiên tòa có thể bị hoãn trong những trường hợp sau: - Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, thư ký phiên tòa, Kiểm soát viên phải thay đổi mà không có người thay thế; - Tại phiên tòa Hội đồng xét xử quyết định thay thế người giám đ ịnh, ng ười phiên dịch mà không người thay thế; - Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền, nghĩa vụ liên quan, người b ảo v ệ quy ền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt lần thứ nhất có lý do chính đáng; - Khi có người tham gia tố tụng vắng mặt tại phiên tòa mà không thu ộc tr ường hợp phải hoãn phiên tòa nhưng có người đề nghị hoãn phiên tòa thì Hội đồng xét xử quyết định hoãn hoặc không hoãn phiên tòa. Thủ tục tiến hành phiên tòa sơ thẩm bao gồm các bước sau: - Thứ nhất, thủ tục bắt đầu phiên tòa
  17. Đây là thủ tục mở đầu cho phiên tòa xét xử sơ thẩm, bao gồm: chủ tọa phiên tòa phải đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, thư ký phiên tòa báo cáo s ự có m ặt, vắng mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa, Chủ tọa phải kiểm tra sự có mặt và căn cước của người được triệu tập, phổ biến quyền và nghĩa vụ của đương sự…(Điều 213, 214, 215, 216 Bộ luật tố tụng dân sự 2004). - Thứ hai, thủ tục hỏi tại phiên tòa Trong thủ tục này, Hội đồng xét xử nghe lời trình bày của các đương sự, hỏi các đương sự, người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định về từng vấn đề của vụ án. Thứ tự hỏi được quy định: Chủ tọa hỏi trước, sau đó đến Hội thẩm nhân dân, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đ ương s ự, đương sự, Kiểm soát viên, người tham gia tố tụng khác. - Thứ ba, tranh luận tại phiên tòa Trong phần này các bên đương sự, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự căn cứ vào các tài liệu chứng cứ và những quy định của pháp luật đưa ra ý ki ến c ủa mình, đối đáp lại ý kiến của đương sự khác. Chủ tọa phiên tòa không đ ược h ạn chế thời gian tranh luận, phải tạo điều kiện cho h ọ trình bày h ết ý ki ến c ủa mình. - Thứ tư, nghị án Sau khi kết thúc phần tranh luận Hội đồng xét xử vào phòng ngh ị án đ ể ngh ị án. Chỉ có thành viên Hội đồng xét xử bao gồm Thẩm phán, Hội đồng nhân dân m ới được quyền nghị án. Hội đồng xét xử quyết định th ời hạn ngh ị án nh ưng t ối đa không quá năm ngày kể từ khi kết thúc tranh luận tại phiên tòa. Khi nghị án Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa để làm cơ sở giải quyết vấn đề của vụ án. Khi nghị án Hội đồng xét xử chỉ được căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được kiểm tra, xem xét tại phiên tòa để làm cơ sở giải quyết để các thành viên phát bi ểu thảo luận, Hội thẩm phát biểu trước, sau đó đến thẩm phán. Các quyết định của
  18. Hội đồng xét xử phải được các thành viên thảo luận và quyết định theo đa số thành viên. Việc nghị án phải ghi thành biên bản ghi lại nh ững ý ki ến đã th ảo luận, người có ý kiến thiểu số có quyền ghi lại ý ki ến c ủa mình, biên b ản ngh ị án phải có chữ ký của tất cả các thành viên. Qua nghị án, nếu xét th ấy có tình tiết của vụ án chưa được xem xét, việc hỏi chưa đầy đủ hoặc cần xem xét thêm chứng cứ thì Hội đồng xét xử có thể quyết định trở lại việc hỏi và tranh luận. - Thứ năm, tuyên án Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử trở lại phiên tòa để tuyên án. Khi tuyên án, mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy, trừ trường hợp đặc biệt được phép của chủ tọa. Chủ tọa hoặc một thành viên khác của Hội đồng xét x ử đ ọc b ản án và có thể giải thích thêm về việc thi hành bản án và quyền kháng cáo. Sau khi tuyên án, trong thời hạn 10 ngày, tòa ph ải giao ho ặc g ửi b ản án cho các đương sự và Viện kiểm soát cùng cấp. Bản án, quyết định của tòa án cấp s ơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật mà trong thời h ạn pháp lu ật qui đ ịnh có th ể b ị kháng cáo, kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm. 5. Thủ tục phúc thẩm Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực ti ếp xét x ử l ại v ụ án mà b ản án, quyết định của tòa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và có kháng án, kháng nghị một cách hợp lệ. Nguyên tắc xét xử của tòa án là thực hiện chế độ hai cấp xét xử, do đó bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm có thể bị kháng cáo, kháng ngh ị đ ể xét x ử lại theo thủ tục phúc thẩm. Thủ tục phúc thẩm nhằm mục đích sửa ch ữa nh ững sai lầm của tòa án cấp sơ thẩm trong bản án, quy ết định ch ưa có hi ệu pháp lu ật và cũng để tòa án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của tòa án c ấp d ưới, qua đó rút kinh nghiệm, chỉ đạo hoạt động xét xử cho đúng pháp luật. Đương sự, người đại diện của đương sự, cơ quan, tổ ch ức kh ởi ki ện có quy ền làm đơn kháng cáo đối với bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình ch ỉ gi ải quy ết
  19. vụ án của tòa án cấp sơ thẩm. Viện trưởng viện kiểm soát cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án, quyết định t ạm đình ch ỉ, đình ch ỉ việc giải quyết vụ án. Thời hạn thực hiện quyền kháng cáo được xác định nh ư sau: Mười lăm ngày k ể từ ngày tòa tuyên án hoặc bản án được giao cho họ hoặc được niêm y ết (nếu đương sự vắng mặt tại phiên tòa). Bảy ngày kể từ ngày nhận được quy ết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giải quyết vụ án. Thời hạn thực hiện quyền kháng nghị được xác định như sau: Mười lăm ngày đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, ba mươi ngày đối với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên trực tiếp kể từ ngày tòa tuyên án. N ếu Viện kiểm sát không tham gia phiên tòa thì thời hạn được tính t ừ khi Vi ện ki ểm sát nhận được bản án; Bảy ngày đối với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, mười ngày đối với Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực ti ếp k ể t ừ ngày nhận được quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ việc giải quyết vụ án. Người kháng án phải làm đơn kháng cáo, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân kháng nghị phải bằng văn bản. Nội dung kháng cáo, kháng ngh ị ph ải nêu rõ n ội dung phần quyết định của bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị. Kháng cáo, kháng nghị được gửi đến tòa án nhân dân cấp sơ th ẩm đã xét x ử v ụ án đó. Trong thời hạn mười lăm ngày, tòa án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho tòa án cấp phúc thẩm. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị là phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật, phần bản án quyết định còn lại không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết th ời h ạn kháng cáo, kháng nghị. Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do tòa án cấp sơ th ẩm g ởi đến, tòa án cấp phúc thẩm phải ra một trong các quyết định sau đây: Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm; Đình chỉ xét xử phúc thẩm; hoặc đưa vụ án ra xét x ử. Đối
  20. với các vụ án phức tạp thì thời hạn có th ể kéo dài them nh ưng không đ ược quá một tháng. Trong thời hạn một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm, nếu vụ án có nhiều tình ti ết ph ức t ạp thì th ời h ạn có thể kéo dài thêm nhưng không được vượt quá hai tháng. Hội đồng xét xử phúc thẩm bao gồm ba Thẩm phán và quy ết định theo đa số. Thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành tương tự phiên tòa sơ th ẩm. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử phúc th ẩm có quyền ra một trong các quyết định sau: - Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm; - Sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của bản án, quyết định sơ thẩm; - Hủy bản án, quyết định sơ thẩm và chuyển h ồ sơ vụ án cho tòa án c ấp s ơ thẩm xét xử trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng th ủ tục tố tụng hoặc việc xác minh, thu thập chứng cứ của tòa án cấp s ơ th ẩm không đ ầy đ ủ mà tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung được; - Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án theo các quy định của pháp luật. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay sau khi tuyên án, hoặc ngày ra quyết định. 6. Thủ tục xem xét lại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật Về nguyên tắc bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật sẽ có hiệu l ực thi hành ngay và các cá nhân, tổ chức có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành. Tuy nhiên, có thể có những trường hợp đặc biệt mà bản án, quy ết định đã có hiệu lực pháp luật có những sai sót hoặc có những tình tiết mới làm thay đổi nội dung vụ án. Cùng với việc thực hiện chế độ hai cấp xét xử là sơ th ẩm và phúc thẩm, pháp luật tố tụng còn quy định thủ tục đặc biệt để xem xét lại b ản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đó là thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2