GIẢI TOÁN VÔ CƠ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
lượt xem 19
download
Tham khảo tài liệu 'giải toán vô cơ đại cương kim loại', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIẢI TOÁN VÔ CƠ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI
- GIẢI TOÁN VÔ CƠ ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI Câu 1: 1) Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có chứa 2,24 gam ion kim loại M2+ có trong thành phần muối sunfat . Phản ứng xong lấy lá kẽm ra , rửa nhẹ làm khô thấy lá kẽm tăng thêm 0,94 gam .Xác định công thức của muối sunfat đã dùng . 2) Lấy 4,08 gam một oxit kim loại phản ứng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 0,6M .T ìm công thức của oxit kim loại . 3) Hòa tan oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10% thu được dung dịch muối nồng độ 11,8% . Xác định công thức oxit kim loại đã dùng . 4) Hòa tan một oxit kim loại hóa trị II bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 24,5% thu được dung dịch A có nồng độ 33,33% .Xác định công thức oxit kim loại . Câu 2: Sau một thời gian điện phân 200 ml dung dịch CuCl2 thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot (cực dương ) . Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau điện phân , phản ứng xong nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,2 gam . Xác định nồng độ ban đầu của dung dịch CuCl2 . Câu 3: Hòa tan 1,3 gam kim loại A vào dung dịch H2SO4 dư thu được 0,488 lít H2 ( 27,3 oC và 1,1 atm ) . Xác định kim loại A . Câu 4: Cho một miếng Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thấy khối lượng miếng Cu tăng 19% so với ban đầu . Tính khối lượng miếng Cu ban đầu . Câu 5: Ngâm một vật bằng Cu có khối lượng 10 gam vào 250g dung dịch AgNO3 4% .Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17% . Xác định khối lượng của vật sau phản ứng . Câu 6: Nhúng một que sắt nặng 5g vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% ( d= 1,12g/ml ) . Khi que sắt đã được mạ kín thì khôi lượng lúc đó là 5,154g . Xác định nồng độ của dung dịch còn lại . Câu 7: Điện phân với điện cực trơ , không màng ngăn 500 ml dung d ịch NaCl 1M .Xác định nồng độ mol/l các chất trong dung dịch khi ở cực âm đã thoát ra 2,24 lít khí (đktc) .Các phản ứng xảy ra hoàn toàn và thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể . Câu 8: Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì dừng lại . Để yên dung dịch cho đến khi khối lượng catot không đổi , thấy khối lượng catot tăng 3,2g so với lúc chưa điện phân. Tính nồng độ của dung dịch Cu(NO3)2 trước điện phân . Câu 9 : Tiến hành điện phân ( với điện cực trơ, màng ngăn xốp ) một dung dịch chứa m gam hỗn hợp CuSO4 và NaCl cho tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng lại . Ở anot thu được 0,448 lít khí (đktc) .Dung dịch sau điện phân có thể hòa tan tối đa 0,68 gam Al2O3 . a) Tính m . b) Tính khối lượng catot tăng lên trong quá trình điện phân . c) Tính khối lượng dung dịch giảm trong quá trình điện phân . Câu 10 : Điện phân 500 ml dung dịch chứa HCl 0,2M và NaCl 0,4M trong một bình điện phân có màng ngăn xốp cho đến khi thu được 2,24 lít khí (đktc) bay ra ở anot thì ngừng . a) Tính thể tích khí thoát ra ở catot (đktc) . b) Tính nông độ của dung dịch sau điện phân .Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể . Câu 11: Khi cho a gam Fe hòa tan trong dung d ịch HCl (TN1) sau đó cô cạn thu được 3,1 gam chất rắn .Nếu cho a gam Fe và b gam Mg (TN2) vào lượng dung dịch HCl như trên , cô cạn thu được 3,34 gam chất rắn 448 ml khí (đktc) . Xác định a; b và khối lượng các muối trong thí nghiệm 2 . Câu 12: Cho 2,02 gam Mg và Zn vào cốc đựng 200 ml dung HCl , sau phản ứng đun nóng cho nước bay hơi hết thu được 4,86 gam chất rắn .Cũng cho 2,02 gam hỗn hợp trên vào cốc đựng 400 ml dung dịch HCl có nồng độ như trên , sau phản ứng cho nước bay hơi hết thu được 5,57 gam chất rắn . a) Tính thể tích khí bay ra ở thí nghiệm 1 và CM dung dịch HCl . b) Xác định khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp kim loại .
- Câu 13: Cho 3 kim loại A, B, C có tỉ lệ KLNT là 12: 14: 29 và t ỉ lệ số mol tương ứng 1: 2 : 3 . Lấy một lượng kim loại A đúng bằng lượng kim loại đó có trong 24,45 g hỗn hợp 3 kim loại (hỗn hợp M ) vào nước thì thu được 1,12 lít khí (đktc) . a) Tìm 3 kim lọai A, B, C . b) Cho 24,45g M tác dụng với V ml dung dịch HCl 15% (d=1,25g/ml) lấy dư 25% so với lượng cần thiết thu được V’ lít khí (đktc) . Tính V; V’ . Câu 14: Hòa tan 12,1g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại A (hóa trị II ) vào 200g dung dịch HCl 14,6% thu được dung dịch X và 4,48 lít khí (đktc) . a) Tính tổng khối lượng muối khan có trong dung dịch X . b) Biết số mol hai kim loại trong hỗn hợp bằng nhau . Xác định A . Câu 15: Để hòa tan 3,9g kim loại X cần dùng V ml dung dịch HCl và có 1,344 lít H2 (đktc) . Mặt khác để hòa tan 3,2g oxit của kim loại Y cũng dùng vừa đủ V ml dung dịch HCl trên . Hỏi X, Y là các kim lọa gì . Câu 16: Chia 16g hỗn hợp X gồm Mg và kim loại M (hóa trị không quá 3) thành hai phần bằng nhau : Phần 1 đem hòa tan hết bằng dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc) . Phần 2 cho tác dụng với Cl2 cần vừa đủ 5,6 lít (đktc) tạo hỗn hợp Y gồm hai muối clorua . a) Tính V dung dịch HCl 7,3% (d=1,2g/ml) đủ hòa tan phần 1 . b) Xác định M và tính khối lượng hỗn hợp Y . Câu 17: Có 3 kim loại đều hóa trị II và là những kim loại hoạt động . Tỉ lệ KLNT của chúng là 3 : 5 : 7 và tỉ lệ số nguyên tử tương ứng là 4 : 2 : 1 .Đem hòa tan 11,6g hỗn hợp bằng dung dịch HCl d ư thu được 7,84 lít H2 (đktc) .Xác định tên của 3 kim loại trên . Câu 18: Hòa tan hết 12 g hỗn hợp gồm Fe và một kim loại hóa trị II chưa biết trong 200 ml dung dịch HCl 3,5M thu được 6,72 lít khí đktc và dung dịch A .Mặt khác , cho 3,6g kim loại chưa biết hòa tan hết vào 400 ml dung dịch H2SO4 1M thì sau phản ứng lượng axit vẫn còn dư . a) Xác định tên kim loại nêu trên . b) Cho dung dịch A tác dụng với 300 ml dung dịch NaOH 4M thu được một kết tủa , nung kết tủa ngo ài không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn . Tính m. Câu 19: Hòa tan hết 3,96g hỗn hợp A gồm Mg và kim loại M hóa trị III vào 200 ml dung dịch hỗn hợp H2SO4 1,3M và HCl 0,4M được hỗn hợp B . Để trung hòa hết lượng axit dư trong B cần 450 ml dung dịch C gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,2M . a) Xác định kim loại M và tính số gam từng kim loại trong A , biết nguyên tử lượng của M lớn hơn của Mg. b) Cho tiếp dung dịch C vào B để kết tủa hết ion SO4 2- Tính thể tích dung dịch C đã dùng và số gam kết tủa tạo thành . Câu 20 : Cho 3,87g hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa axit HCl 1M và H2SO4 0,5M đuợc dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc) . a) Chứng minh rằng trong B vẫn cò dư axit . b) Tính %m kim loại trong A . c) Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M cần để trung hòa hết lượng axit dư trong B. www.thanhtuan.ucoz.com
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng học môn đại số tuyến tính
78 p | 1261 | 382
-
Đại số tuyến tính - Chương 3 Không gian tuyến tính và ánh xạ tuyến tính
65 p | 1187 | 359
-
Bài giảng toán cao cấp - HÀM SỐ MỘT BIẾN SỐ THỰC- GIỚI HẠN - SỰ LIÊN TỤC CỦA HÀM
145 p | 1646 | 186
-
TÀI LIỆU: CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TRUYỀN SÓNG VÔ TUYẾN
37 p | 423 | 120
-
CHUỖI LŨY THỪA
31 p | 307 | 58
-
bài tập đại số đại cương: phần 1
56 p | 414 | 52
-
Bài Giảng Hóa Đại Cương 1 - Chương 5
7 p | 283 | 48
-
CHUỖI CÓ DẤU BẤT KỲ
9 p | 209 | 19
-
Kỹ thuật và quản lý hệ thống nguồn nước ( Đại học Quốc gia Hà Nội ) - Chương mở đầu
12 p | 103 | 13
-
Sổ tay công thức toán - vật lí - hóa học: Phần 2
151 p | 85 | 8
-
Bài giảng Hoá đại cương: Chương 0 - Nguyễn Văn Hòa (2022)
9 p | 24 | 4
-
Bài giảng Hóa đại cương - Vô cơ 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
84 p | 19 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn