GIÁM SÁT ĐA DẠNG SINH HỌC<br />
CÓ SỰ THAM GIA<br />
Hướng dẫn thu thập số liệu trên hiện trường<br />
<br />
<br />
<br />
PGS.TS. Nguyễn Xuân Đặng<br />
Th.S. Lương Văn Dũng<br />
<br />
Tháng 8, 2013<br />
<br />
Lời cảm ơn<br />
Tài liệu “Giám sát đa dạng sinh học có sự tham gia - Hướng dẫn thu thập<br />
số liệu trên hiện trường” là sản phẩm của Dự án “Cung cấp Đa lợi ích môi<br />
trường và xã hội từ REDD+ ở khu vực Đông Nam Á (MB-REDD+)” của<br />
Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, do Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, Xây<br />
dựng và An toàn Hạt nhân (BMUB) của Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ. Các<br />
tác giả xin chân thành cảm ơn các tổ chức và cá nhân sau:<br />
Các cán bộ Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV, đặc biệt là ông Nguyễn Trung<br />
Thông - Quản đốc Dự án MB REDD+, ông Richard Rastall - Chuyên gia Dự<br />
án và ông Đào Vĩnh Lộc – Điều phối viên Dự án đã đóng góp nhiều ý kiến<br />
chuyên môn quý báu cho tài liệu này.<br />
Các cán bộ chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm<br />
Đồng, Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng, Chi cục Kiểm lâm Lâm Đồng, Hạt Kiểm<br />
lâm huyện Bảo Lâm, Hạt Kiểm lâm Đơn Dương, các Công ty TNHH MTV Lâm<br />
nghiệp Bảo Lâm, Lộc Bắc, Đơn Dương, Ban quản lý Rừng phòng hộ Đ’Ran,<br />
người dân trong vùng Dự án và các đối tác đã nhiệt tình tham gia, giúp đỡ và<br />
đóng góp ý kiến để tài liệu được hoàn thiện hơn.<br />
<br />
2 SNV REDD+<br />
<br />
www.snv.org<br />
<br />
Mục lục<br />
<br />
Trang<br />
Lời cảm ơn…………………………………………….…...………….………………………2<br />
Mục lục…………………………………………………………….…...………………………3<br />
1. Giới thiệu………………………………………………………….…….…….……………4<br />
2. Các chỉ thị giám sát đa dạng sinh học…………………………………………………5<br />
3. Các loài động vật, thực vật quan trọng lựa chọn giám sát………….………………6<br />
4. Phương pháp giám sát……………………………………………………….…………14<br />
4.1 Vật liệu và dụng cụ giám sát…………………………………………….……………15<br />
4.2 Phương pháp giám sát theo OTC cố định……………………………………………17<br />
4.2.1 Thiết lập hệ thống OTC trên bản đồ…………………………………..…………17<br />
4.2.2 Thiết lập ô mẫu trên hiện trường và đo đếm thu thập số liệu…………………19<br />
4.3 Phương pháp giám sát theo tuyến cố định………………………………….………24<br />
4.3.1 Lập tuyến cố định………………………………………………………….………24<br />
4.3.2 Điều tra giám sát các loài động vật quan trọng theo tuyến …………....…25<br />
…<br />
4.3.3 Điều tra giám sát các loài thực vật quan trọng theo tuyến……………………26<br />
4.3.4 Điều tra giám sát các tác động đe dọa đến đa dạng sinh học………..………27<br />
5. Phân tích số liệu và xây dựng báo cáo………………………………………………28<br />
5.1 Xác định các chỉ số về trạng thái các hệ sinh thái rừng……………………………28<br />
5.1.1. Độ tàn che trung bình………………………………………………………..……28<br />
5.1 2. Mật độ trung bình cây gỗ trưởng thành…………………………………………28<br />
5.1 3. Thành phần loài cây gỗ trưởng thành …………………………………………28<br />
5.1 4. Thành phần loài cây gỗ non và cây bụi…………………………………………28<br />
5.1 5. Thành phần loài cây gỗ tái sinh…………………………………………………29<br />
5.1.6. Chỉ số giá trị quan trọng (IVI) của loài cây gỗ …………………………………29<br />
5.1.7. Tần suất cây gỗ trưởng thành theo cấp đường kính thân D1.3 ……………..…30<br />
5.1.8. Tần suất cây gỗ non và cây tái sinh theo cấp chiều cao………………………31<br />
5.1.9. Mật độ cây gỗ có chất lượng xấu ………………………………….……………31<br />
5.1.10. Mật độ tre, nứa……………………………………………………………………31<br />
5.2 Xác định các chỉ số về các loài quan trọng…………………………………………32<br />
5.2.1. Thành phần loài thực vật quan trọng ……………………………………....…32<br />
5.2.2. Thành phần loài và tần số bắt gặp các loài động vật quan trọng……………32<br />
5.3 Các chỉ số về áp lực đối với đa dạng sinh học ……………………………………33<br />
Bảo quản và giao nộp số liệu……………………………………………………………36<br />
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………………………38<br />
Phụ lục ………………………………………………………………………………………39<br />
<br />
3 SNV REDD+<br />
<br />
www.snv.org<br />
<br />
Giới thiệu<br />
<br />
1<br />
<br />
Các hoạt động của REDD+ có thể tác động tích cực và tiêu cực đến đa dạng sinh học<br />
(Man et al. 2013). Mục tiêu của việc giám sát các tác động đến đa dạng sinh học (ĐDSH)<br />
của REDD+ là để đưa ra các giải pháp giảm nhẹ rủi ro và đạt được các lợi ích cho ĐDSH.<br />
Dự án Cung cấp Đa lợi ích Môi trường và Xã hội từ REDD+ ở Khu vực Đông Nam Á (MBREDD+) đang hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng thí điểm mô hình giám sát tài nguyên rừng có sự tham<br />
gia (PFM) từ năm 2012, trong đó có chương trình giám sát ĐDSH có sự tham gia (PBM).<br />
Dự án được thực hiện tại hai huyện Bảo Lâm và Đơn Dương với 4 đơn vị chủ rừng của tỉnh<br />
Lâm Đồng gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên (CTLN) Bảo Lâm, CTLN Lộc<br />
Bắc, CTLN Đơn Dương và Ban quản lý Rừng phòng hộ Đ’Ran.<br />
Mục tiêu chính của PBM là: 1) cung cấp các thông tin, tư liệu cần thiết về xu thế và tình<br />
trạng của ĐDSH các hệ sinh thái rừng để các đơn vị chủ rừng xây dựng các biện pháp quản<br />
lý rừng bền vững và bảo tồn ĐDSH phù hợp với mục tiêu quản lý của khu rừng; 2) Giúp các<br />
nhà hoạch định chính sách cấp tỉnh và quốc gia đánh giá, điều chỉnh hoặc xây dựng các<br />
chính sách mới phù hợp hơn để đạt được các mục tiêu bảo tồn ĐDSH ở cấp tỉnh hoặc cấp<br />
quốc gia. PBM cũng giúp xác định những biến đổi về ĐDSH do các hoạt động của REDD+<br />
gây ra để có giải pháp giảm nhẹ rủi ro và tăng cường các lợi ích cho ĐDSH của REDD+.<br />
Ý tưởng chủ đạo của mô hình giám sát ĐDSH có sự tham gia (PBM) là thu hút sự tham gia<br />
của đầy đủ các bên liên quan (người dân địa phương, kiểm lâm viên cấp huyện và cấp xã<br />
và cán bộ lâm nghiệp của chính các đơn vị chủ rừng) vào các hoạt động giám sát ĐDSH.<br />
Thông qua đó thể hiện sự tuân thủ của các hoạt động REDD+ đối với các biện pháp đảm<br />
bảo an toàn về “sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của các bên liên quan” và “sự tôn trọng<br />
kiến thức và quyền của các dân tộc bản địa và cộng đồng địa phương” trong khuôn khổ<br />
thỏa thuận Cancun, đồng thời khuyến khích đối thoại giữa các chủ thể hành động trong và<br />
ngoài nhà nước về các ưu tiên bảo tồn, sử dụng tài nguyên và các can thiệp quản lý rừng.<br />
Tài liệu này nhằm cung cấp hướng dẫn kỹ thuật thu thập số liệu về ĐDSH trên hiện trường<br />
cho các tổ PBM của Dự án MB REDD+. Những người tham gia thực hiện hoạt động này<br />
không phải là các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp mà là những người dân địa phương, kiểm<br />
lâm viên cấp huyện và cấp xã và cán bộ lâm nghiệp của chính các đơn vị chủ rừng, không<br />
được đào tạo chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng điều tra đánh giá ĐDSH, do đó các vấn<br />
đề kỹ thuật trong tài liệu được trình bày đơn giản, dễ hiểu và mang tính ứng dụng kỹ thuật<br />
phù hợp với năng lực của các thành phần tham gia PBM.<br />
<br />
4 SNV REDD+<br />
<br />
www.snv.org<br />
<br />
Các chỉ thị giám sát đa dạng sinh học<br />
<br />
2<br />
<br />
Giám sát ĐDSH là hoạt động đo đếm một cách có hệ thống trong nhiều năm liên tục một<br />
số chỉ số quan trọng của: a) các thành phần ĐDSH có tính nhạy cảm cao với các tác động<br />
của con người, và b) các tác nhân chính tác động trực tiếp đến ĐDSH trong vùng giám sát;<br />
nhằm cung cấp các dữ liệu về trạng thái và xu thế biến đổi của các thành phần ĐDSH đó<br />
dưới các tác động của con người thông qua các hoạt động REDD+. Các thành phần ĐDSH<br />
nhạy cảm cao và các tác nhân chính tác động đến ĐDSH này được chọn làm các chỉ thị<br />
giám sát.<br />
Thông qua xem xét hiện trạng ĐDSH và tham vấn ý kiến của các nhà quản lý tài nguyên<br />
rừng cấp tỉnh và cấp huyện, các cán bộ và người dân trực tiếp quản lý, sử dụng tài nguyên<br />
rừng trong vùng, Dự án MB REDD+ đã xác định được 13 yếu tố sinh thái là chỉ thị giám sát<br />
ĐDSH (Bảng 1).<br />
Bảng 1. Các chỉ thị giám sát đa dạng sinh học và các chỉ số đo đếm<br />
TT<br />
<br />
Chỉ thị giám sát<br />
<br />
Chỉ số đo đếm (đơn vị tính)<br />
<br />
a. Chỉ thị trạng thái rừng và quần thể các loài quan trọng<br />
1<br />
<br />
Độ tàn che tán rừng<br />
<br />
Độ tàn che (%)<br />
<br />
2<br />
<br />
Cấu trúc tầng tán của rừng<br />
<br />
Số tầng, loại tầng<br />
<br />
3<br />
<br />
Cây gỗ trưởng thành<br />
<br />
Thành phần loài, mật độ cây (cây/ha), Đường kính<br />
D1,3 (cm), chiều cao cây<br />
<br />
4<br />
<br />
Cây gỗ non<br />
<br />
Thành phần loài, mật độ cây (cây/ha), chiều cao cây<br />
<br />
5<br />
<br />
Cây gỗ tái sinh<br />
<br />
Thành phần loài, mật độ cây (cây/ha)<br />
<br />
7<br />
<br />
Tre, lồ ô<br />
<br />
Thành phần loài, mật độ cây/bụi (cây/ha)<br />
<br />
6<br />
8<br />
<br />
Các loài thực vật quan<br />
trọng<br />
Các loài động vật quan<br />
trọng<br />
<br />
Thành phần loài, mật độ (cây/ha), đường kính D1,3 (cm)<br />
Thành phần loài, tần số bắt gặp (cá thể/km)<br />
<br />
b. Chỉ thị áp lực đến đa dạng sinh học<br />
9<br />
<br />
Khai thác gỗ<br />
<br />
10<br />
<br />
Khai thác lâm sản ngoài gỗ<br />
<br />
11<br />
<br />
Săn bắt động vật rừng<br />
<br />
12<br />
<br />
Chăn thả gia súc trong rừng<br />
<br />
13<br />
<br />
Loài xâm lấn<br />
<br />
5 SNV REDD+<br />
<br />
Mức độ nghiêm trọng (không/thấp/ trung bình/cao)<br />
<br />
Thành phần loài, mức độ nghiêm trọng<br />
<br />
www.snv.org<br />
<br />