intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án bài 3: Con lắc đơn - Vật lý 12 - GV.L.V.Linh

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Châu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

234
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua bài học này học sinh nêu được cấu tạo của con lắc đơn , nêu được điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa. Viết được công thức tính chu kì , thế năng và cơ năng của con lắc đơn

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án bài 3: Con lắc đơn - Vật lý 12 - GV.L.V.Linh

GIÁO ÁN VẬT LÝ 12

BÀI 3: CON LẮC ĐƠN

I. MỤC TIÊU :

1) Kiến thức :

-Nêu được cấu tạo của con lắc đơn , nêu được điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa

-Viết được công thức tính chu kì , thế năng và cơ năng của con lắc đơn

-Xác định được lực kéo về tác dụng vào con lắc đơn

-Nêu được ứng dụng của con lắc đơn trong việc xác định gia tốc rơi tự do

2) Kĩ năng :

-Nêu được nhận xét định tính về sự biến thiên của động năng và thế năng của con lắc khi dao động .

-Giải các bài tập liên quan

II. CHUẨN BỊ :

1) Giáo viên :

Con lắc đơn

2) Học sinh :

Ôn về phân tích lực

III. PHƯƠNG PHÁP :

  Phân tích , đàm thoại , diễn giảng.

IV. TIẾN TRÌNH CỦA TIẾT DẠY :

1) Ổn định tổ chức :

- Ổn định lớp

- Kiểm tra sỉ số .

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

2) Kiểm tra bài cũ :

Câu 1 : Viết công thức tính chu kì và tần số của con lắc lò xo.

Câu 2 :  Viết công thức của động năng , thế năng và cơ năng của con lắc lò xo

Câu 3 : Một con lắc lò xo dao động với chu kì  0,4 s biết khối lượng của vật nặng là 400g . xác định độ cứng của lò xo.

Đáp án :

Câu 1 : 3đ

Mỗi công thức 1,5đ

Câu 2 : 3đ

Mỗi công thức 1đ

Câu 3 :  4đ

K = m.\({\omega ^2}\)=100 N/m

3) Giảng bài mới :

Hoạt động của Thầy , Trò

Nội dung bài học

*Hoạt động 1 : THẾ NÀO LÀ CON LẮC ĐƠN

Mục tiêu : Giới thiệu cấu tạo con lắc đơn

+Nêu cấu tạo con lắc đơn?

+Cho biết phương dây treo khi con lắc cân bằng?

+ Khi con lắc dao động thì quỹ đạo của nó là gì và vị trí của nó được xác định bởi đại lượng nào?

*Hoạt động 2 :KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN VỀ MẶT ĐỘNGLỰC HỌC  :

Mục tiêu :Nắm được điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa và lực kéo về tác dụng vào con lắc đơn

Gv phân tích lực  \(\overrightarrow P \)

Gv cho học sinh trã lới câu hỏi C1

Hs Trả lời câu hỏi C1

( sin 200  =0,3420  ; 200  =0,3490 rad

Nên độ chênh lệch giữa sin\(\alpha \) và \(\alpha \)

 

Gọi hs so sánh công thức  (3.2) và (2.1)

Suy ra điều kiện dao động điều hòa

Hãy suy luận tìm công thức tính chu kỳ T , tần số f của con lắc đơn ?

 

Gv gọi học sinh trã lời câu hỏi C2

 

Trả lời câu hỏi C2

( Chu kì của con lắc đơn chỉ phụ thuộc chiều dài và gia tốc trọng trường, không phụ thuộc vào khối lượng con lắc )

 

 

*Hoạt động 3 :KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN VỀ MẶT NĂNG LƯỢNG :

Mục tiêu :Nắm được công thức tính động năng , thế năng và cơ năng con lắc đơn

- Gọi học sinh viết công thức tính động năng

-Gọi học sinh viết công thức tính thế  năng ?

GV hướng dẫn học sinh viết công thức tính thế năng  với h =l-lcos\(\alpha \)

 

GV gọi học sinh trã lời câu hỏi C3

(+Vị trí biên → VTCB : động năng tăng , thế năng giảm .

+VTCB →  Vị trí biên: thế năng tăng , độngnăng  giảm .)

 

I. THẾ NÀO LÀ CON LẮC ĐƠN

 Hệ vật gồm:

+ Một vật  nhỏ, có khối lượng m, treo ở đầu một sợi dây không dãn có chiều dài l và có khối lượng không đáng kể.

+ Vị trí cân bằng:

Là vị trí mà dây treo có phương thẳng đứng , con lắc đứng yên

II. KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN VỀ MẶT ĐỘNGLỰC HỌC  :

Điều kiện khảo sát: Lực cản môi trường và ma sát không đáng kể. Góc lệch \(\alpha \) nhỏ ( \(\alpha  \le {10^0}\) ).

Chọn chiều dương từ trái sang phải, gốc tọa độ cong tại vị trí cân bằng O·

Khi  vật m ở vị trí M thì được xác định bởi li độ góc  \(\widehat {OCM}\) Hay bởi li độ cong \(\widehat {OM} = s\)

\(\alpha \) và S có giá trị dương khi con lắc lệch khỏi vị trí cân bằng theo chiều dương và ngược lại·

Các lực tác dụng lên vật: Trọng lực \(\overrightarrow P \), lực căng dây \(\overrightarrow T \).Lực căng  \(\overrightarrow T \) và lực thành phần \(\overrightarrow {{P_n}} \) vuông góc với đường đi nên không làm thay đổi tốc độ của vật.

Hợp lực của chúng là lực hướng tâm giữ cho vật chuyển động trên cung tròn .Lực thành phần  \(\overrightarrow {{P_t}} \) là lực kéo về và có giá trị đại số như sau :

\({P_t} =  - mg\sin \alpha \)

+Nếu li độ góc \(\alpha \) nhỏ thì sin \(\alpha  \approx \alpha \) . Khi ấy lực kéo về có độ lớn tỉ lệ với li độ

\({P_t} =  - mg\alpha  =  - mg\frac{s}{l}\)

Vậy :Khi dao động nhỏ (sin \(\alpha  \approx \alpha \) )(rad), con lắc đơn dao động điều hòa theo phương trình :

   S = \({s_0}\cos (\omega t + \varphi )\)

Trong đó S0 =l.\({\alpha _0}\)

Với chu kì : T = \(2\pi \sqrt {\frac{l}{g}} \)

Tần số : \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{2\pi }}\sqrt {\frac{g}{l}} \)

III. KHẢO SÁT DAO ĐỘNG CỦA CON LẮC ĐƠN VỀ MẶY NĂNG LƯỢNG :

1. Động năng của con lắc đơn

              \({{\rm{W}}_d} = \frac{1}{2}m{v^2}\)

2.Thế năng của con lắc đơn là thế năng trọng trường.

Chọn mốc thế năng ở vị trí cân bằng thì thế năng của con lắc đơn ở li độ góc \(\alpha \) là

                   \({{\rm{W}}_t} = mgl(1 - \cos \alpha )\)

3. Cơ năng của con lắc đơn:

 Nếu bỏ qua ma sát thì cơ năng của con lắc được bảo toàn

\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = \frac{1}{2}m{v^2} + mgl(1 - \cos \alpha )\)=hằng số

 

Trên đây là trích đoạn một phần nội dung trong giáo án Con lắc đơn. Để xem toàn bộ nội dung còn lại và các giáo án tiếp theo, mời quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải tài liệu về máy.

Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho quá trình soạn bài ,quý thầy cô có thể tham khảo thêm Bài giảng Vật lý 12 - Bài 3: Con lắc đơn

Thầy cô quan tâm có thể xem thêm các tài liệu tham khảo cùng chuyên mục:

>>  Giáo án tiếp theo: Giáo án Vật lý 12 bài 4: Dao động tắt dần và dao động cưỡng bức

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2