giáo án: bài 6: axit nucleic
lượt xem 33
download
Câu 1: Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của prôtêin có bị thay đổi không ? Giải thích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: giáo án: bài 6: axit nucleic
Sách Giáo Khoa 10 (Ban Cơ Bản)
Tiết :............................... Bài 6: AXIT NUCLÊIC
Ngày soạn :..............................................................................................................................
Ngày dạy :..............................................................................................................................
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-Mô tả cấu trúc không gian của AND.
-Phân biệt ba loại ARN ( m-ARN, t-ARN, r-ARN).
-Nêu được chức năng của ADN và ARN.
-So sánh cấu trúc, chức năng của ADN và ARN.
-Chứng minh ADN có cấu trúc phù hợp với chức năng.
-Giải được bài tập di truyền ở cấp độ phân tử.
2.Kỹ năng:
-Làm việc nhóm.
-Diễn đạt
-Quan sát, phân tích, lấy thông tin từ hình ảnh.
-Phân tích, tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ.
- Thừa nhận hiện tượng di truyền có cơ sở vật chất là ADN.
II.Phương tiện dạy học:
-Hình 6.1. Mô hình cấu trúc không gian của phân tử ADN (SGK, trang 27) phóng to.
-Hình vẽ cấu tạo của một nucleotit.
-Hình 6.2. Mô hình cấu trúc của phân tử tARN (SGK, trang 28) phóng to.
-Phiếu học tập “ So sánh ba loại ARN”
III.Phương pháp:
-Trực quan.
-Vấn đáp.
IV.Nội dung trọng tâm:
-Cấu trúc phân tử ADN.
V.Tiến trình bài giảng:
1.Ổn định lớp (2phút):
-Kiểm tra sĩ số.
-Ổn định trật tự lớp.
2.Kiểm tra bài cũ(8phút):
CÂU HỎI:
Câu 1: Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của prôtêin có bị thay đổi không ? Giải thích.
Câu 2: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau ?
CÂU TRẢ LỜI:
Câu 1: Nếu cấu trúc bậc 1 của prôtêin bị thay đổi, ví dụ axit amin này bằng axit amin khác thì chức năng của prôtêin bị thay đổi. Vì:
- Cấu trúc bậc 1 của phân tử prôtêin là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit amin trong chuỗi pôlipeptit.
- Cấu trúc của prôtêin quy định chức năng của nó. Khi cấu trúc không gian bị phá vỡ thì prôtêin sẽ bị mất chức năng.
Câu 2: Chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau. Vì mỗi loại prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau có các chức năng khác nhau.Ví dụ một số chức năng chính của protein:
-Cấu tạo nên tế bào cơ thể. Ví dụ: colagen tham gia cấu tạo nên các mô liên kết.
- Dự trữ các axit amin. Ví dụ: protein sữa (casein), protein dự trữ trong các hạt cây.
- Vận chuyển các chất. Ví dụ: Hemoglobin.
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ: các kháng thể.
- Thu nhận thông tin. Ví dụ: các thụ thể trong tế bào.
-Ví dụ: các enzim.
3.Bài mới:
a.Đặt vấn đề (1phút):
Prôtêin là đại phân tử hữu cơ có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, nhưng chưa phải là vật chất di truyền. Một đại phân tử hữu cơ giữ chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là axit nuclêic. Bài 6 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cấu trúc và chức năng của các loại axit nuclêic.
b. Tiến trình giảng dạy:
-
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
NỘI DUNG |
- Axit nuclêic (còn được gọi là axit nhân), có hai loại axit nuclêic , đó là: Axit Đêôxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN).
- Vậy tại sao axit nuclêic lại được gọi là axit nhân? Vì người ta tách chiết được ADN chủ yếu từ nhân của tế bào. + Treo tranh vẽ “Cấu tạo hoá học của một nuclêôtit” đã chuẩn bị sẵn. - Giới thiệu về bức tranh, giải thích các kí hiệu trong tranh. - Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi: (?) Nêu thành phần hoá học của một nuclêôtit .
- Yêu cầu học sinh đọc SGK/26 và cho biết: (?) Axit Đêôxiribônuclêic cấu tạo theo nguyên tắc nào?
(?) Có bao nhiêu loại nuclêôtit tham gia cấu tạo nên ADN? Kể tên các loại nuclêôtit đó.
- Vì mỗi loại nuclêôtit chỉ khác nhau về bazơ nitơ, nên người ta gọi tên của các nuclêôtit theo tên của các bazơ nitơ. (?) Thế nào là 1 chuỗi polinuclêôtit ? Nêu định nghĩa về gen.
+Treo hình 6.1. Mô hình cấu trúc của phân tử ADN đã chuẩn bị trước.Giải thích kí hiệu trong bức tranh: - Hình tròn màu vàng là nhóm phôtphat. - Hình ngũ giác màu xanh đường là đường pentôzơ. - Các hình lục giác là các bazơ nitơ. - Yêu cầu học sinh quan sát hình 6.1 thảo luận nhóm (2 bàn 1 nhóm), đọc mục 1(SGK/27) và trả lời các câu hỏi sau: (?) Mỗi phân tử ADN gồm mấy mạch pôlinuclêôtit? Các mạch này liên kết với nhau bằng liên kết gì?
- Hai chuỗi pôlinuclêôtit của phân tử ADN không chỉ liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô mà chúng còn xoắn lại quanh 1 trục tưởng tượng tạo nên 1 xoắn kép đều đặn giống như 1 cầu thang xoắn. (?) Chiều dài một chu kì xoắn là bao nhiêu nm? (?) Khoảng cách giữa các nucleotit trên cùng một mạch pôlinuclêôtit là bao nhiêu nm? (?) Bán kính cuả một chu kì xoắn là bao nhiêu nm?
- Ở các tế bào nhân sơ, phân tử ADN thường có cấu trúc dạng mạch vòng. Ở các tế bào nhân thực, ADN có dạng mạch thẳng. - Như đã nêu ở phần đầu bài, ADN có chức năng mang, truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền. - Yêu cầu học sinh đọc mục 2 và cho biết: (?) Các đặc điểm cấu trúc của ADN giúp chúng thực hiện được chức năng đó.
|
(!) Thành phần hoá học của một nuclêôtit gồm: 1 nhóm phốtphat, 1 phân tử đường và 1 phân tử bazơ nitơ.
(!) Axit Đêôxiribônuclêic cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là một nuclêôtit.
(!) Có 4 loại nuclêôtit : A,T,G,X.
(!) Chuỗi polinuclêôtit là chuỗi gồm các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định. - Mỗi trình tự của các nuclêôtit trên phân tử ADN mã hoá cho một sản phẩm nhất định ( prôtêin hay ARN) thì được gọi là một gen.
(!) Gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô.
(!) - Chiều dài một chu kì xoắn là 3,4 nm. - Khoảng cách giữa các nuclêôtit trên cùng một mạch polinucleotit là 0,34 nm. - Bán kính cuả một chu kì xoắn là 1 nm.
(!) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêic.Trình tự các nucleic trên ADN làm nhiệm vụ mã hóa cho trình tự các axit amin trong chuỗi pôlipeptit. Các prôtêin lại quy định các điểm của cơ thể sinh vật.Thông tin di truyền trên ADN được bảo quản chặt chẽ: những sai sót đều được enzyme sửa sai trong tế bào sửa chữa.Thông tin di truyền được truyền qua các thế hệ tế bào nhờ các quá trình: nhân đôi ADN, phiên mã, dịch mã. |
- Axit nuclêic (còn được gọi là axit nhân), có hai loại axit nuclêic , đó là: Axit Đêôxiribônuclêic (ADN) và Axit ribônuclêic (ARN).
I. Axit Đêôxiribônuclêic: 1. Cấu trúc (10phút):
- Axit Đêôxiribônuclêic cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Mỗi đơn phân là một nuclêôtit. + Một nuclêôtit gồm: gồm: 1 nhóm phốtphat, 1 phân tử đường và 1 phân tử bazơ nitơ.
+ Có 4 loại nuclêôtit : A,T,G,X.
- Chuỗi polinuclêôtit là chuỗi gồm các nuclêôtit liên kết với nhau theo một chiều xác định. - Gen: là trình tự của các nucleotit trên phân tử ADN mã hoá cho một sản phẩm nhất định ( prôtêin hay ARN).
- Mỗi phân tử ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit liên kết với nhau bằng các liên kết hiđrô: + A liên kêt với T bằng 2 liên kết hiđrô. + G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô. - Hai chuỗi pôlinuclêôtit của phân tử ADN không chỉ liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô mà chúng còn xoắn lại quanh 1 trục tưởng tượng tạo nên 1 xoắn kép đều đặn giống như 1 cầu thang xoắn.
+ Chiều dài một chu kì xoắn là 3,4 nm. + Khoảng cách giữa các nuclêôtit trên cùng một mạch pôlinuclêôtit là 0,34 nm. + Bán kính cuả một chu kì xoắn là 1 nm.
2. Chức năng của ADN (4phút): mang, truyền đạt và bảo quản thông tin di truyền: ADN->ARN-> prôtêin thông qua các quá trình phiên mã và dịch mã.
|
.............Xem online hoặc tải về máy...........
Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Axit nucleic để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quí thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang Tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.
Để soạn bài được đầy đủ và chi tiết hơn, quí thầy cô có thể tham khảo thêm:
- Với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về cấu trúc và chức năng của AND và ARN kèm với đó là các hình ảnh sắc nét minh họa rõ ràng về cấu tạọ của nuclêôtit và cấu trúc của AND, ARN, Bài giảng sinh học 10 bài 6: Axit nuclêic sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của quí thầy cô.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh cấu trúc và chức năng của AND và ARN sẽ giúp quí thầy cô hoàn thiện hơn bài giảng của mình.
- Bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu sẽ hỗ trợ đắc lực cho quí thầy cô trong phần giải đáp các câu hỏi cho học sinh.
Ngoài ra, Tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến quí thầy cô Giáo án sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ để hỗ trợ quí thầy cô trong công tác soạn giáo án bài tiếp theo.
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn