Giáo án bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 10 - GV:T.V.Hùng
lượt xem 39
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 10 tuần 1: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án dưới đây được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án bài: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ - Ngữ văn 10 - GV:T.V.Hùng
HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Giúp HS: Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp, về hai quá trình trong HĐGT.
2. Kĩ năng: Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
3. Thái độ: Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Sách gáo khoa, sách giáo viên và một số tài liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị bài theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1. Ổn định lớp
2. Bài mới
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung ghi bảng |
Hoạt động 1: (30phút) Giúp HS hiểu ngữ liệu để hình thành khái niệm. Thao tác 1: GV gọi học sinh đọc ngữ liệu của sách giáo khoa? GV: Trong hoạt động giao tiếp này có các nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như thế nào?
GV ghi nhận. GV: Chính vì có vị thế khác nhau như thế nên ngữ giao tiếp của họ như thế nào? :
GV: Trong hoạt động giao tiếp này, các nhân vật giao tiếp đổi vai cho nhau như thế nào? GV ghi nhận và chốt lại.
GV: Người nói và người nghe đã tiến hành những hoạt động tương ứng nào?
GV kết luận. Như vậy, một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm mấy quá trình? GV: Em hãy cho biết hoạt động giao tiếp này diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? Lúc đó có sự kiện lịch sử gì nổi bật? . GV chốt lại vấn đề. GV: Hoạt động giao tiếp đó hướng vào nội dung gì? Đề cập đến vấn đề gì? GV chốt lại từ ý kiến trả lời của học sinh.
GV : Từ đó em thấy cuộc giao tiếp này nhằm hướng vào mục đích gì? Mục đích đó có đạt được hay không?
GV : Chốt lại vấn đề qua câu hỏi: o Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? o Một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có những yếu tố nào?
HS khái quát lại kiến thức.
Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu 2: Bài "Tổng quan về VHVN". GV: Em hãy cho biết các nhân vật giao tiếp qua bài này là những ai (Người viết? Người đọc? Đặc điểm?)?
GV: Hoạt động giao tiếp ấy diễn ra trong hoàn cảnh nào ?
GV: Nội dung giao tiếp ? Về đề tài gì ? Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?
GV: Mục đích giao tiếp ở đây là gì (Xét về phía người viết và người đọc)?
GV: Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản như thế nào?
Hoạt động 2 :(5phút) Hướng đẫn học sinh tổng kết lí thuyết. GV: Qua việc tìm hiểu các văn bản trên, em hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? GV: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm những quá trình nào? GV: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ chịu sự chi phối của các nhân tố giao tiếp nào? HS: Lần lượt trả lời theo kiến thức ở phần ghi nhớ. |
HS: đọc văn bản. HS:Trả lời: Nhân vật giao tiếp: - Vua nhà Trần và các vị bô lão - Cương vị khác nhau: + Vua: Cai quản đất nước. + Các vị bô lão: những người từng giữ trọng trách, đại diện cho nhân dân.
HS trả lời: ngôn ngữ giao tiếp khác nhau: o vua : nói với thái độ trịnh trọng o các bô lão: xưng hô với thái độ kính trọng.
HS trả lời: Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau: - Ban đầu: vua là người nói, các vị bô lão là người nghe. - Lúc sau: các bô lão là người nói, vua là người nghe. HS nêu: - Người nói: Tạo lập văn bản biểu đạt tư tưởng, tình cảm. - Người nghe: tiến hành hoạt động nghe để giải mã và lĩnh hội nội dung văn bản.
HS: có hai quá trình: o Tạo lập văn bản. o Lĩnh hội văn bản.
HS lần lượt trả lời Hoàn cảnh giao tiếp: - Diễn ra ở diện Diên Hồng - Lúc đất nước có giặc ngoại xâm.
HS cùng nhau trao đổi, bàn bạc và trả lời. Nội dung giao tiếp: - Hướng vào nội dung: nên đánh hau hoà với kẻ thù. - Đề cập đến vần đề hệ trọng: mất hay còn của quốc gia.
HS: trả lời cá nhân. Mục đích giao tiếp: - Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân để hạ lệnh quyết tâm giữ nước. - Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
HS: Trả lời cá nhân: o Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói hoặc viết) nhằm trao đổi thông tin, thể hiện tình cảm, thái độ, quan hệ hoặc bàn bạc để tiến hành một hành động nào đó. o Hoạt động giao tiếp diễn ra khi có: Nhân vật giao tiếp. Hoàn cảnh giao tiếp. Nội dung và mục đích giao tiếp. Phương tiện giao tiếp.
HS: Trả lời: o Người viết ở lứa tuổi cao hơn, trình độ cao hơn. o Người đọc thuộc lớp trẻ, trình độ thấp.
HS: Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình của nhà trường.
HS: Lần lượt trả lời: - Thuộc lĩnh vực văn học, - Đề tài: "Tổng quan văn học Việt Nam", - Các vấn đề cơ bản: + Các bộ phận hợp thành của VHVN. + Quá trình phát triển của văn học viết. + Con người Việt Nam qua văn học.
HS: phát biểu cá nhân: - Người viết : cung cấp những tri thức cần thiết cho người đọc. - Người đọc: + Nhờ văn bản mà có những tri thức cần thiết về nền văn học Việt Nam. + Rèn luyện, nâng cao những kĩ năng: nhận thức đánh giá các hiện tượng văn học; xâu dựng và tạo lập văn bản.
HS: Dùng thuật ngữ văn học, với văn phong khoa học có bố cục rõ, chặt chẽ có đề mục, có hệ thống luận điểm luận cứ…
HS: Trả lời
HS: Trả lời
HS: Trả lời |
I. Khái niệm:
1. Tìm hiểu văn bản 1: a. Nhân vật giao tiếp: - Vua nhà Trần và các vị bô lão - Cương vị khác nhau: + Vua: Cai quản đất nước. + Các vị bô lão: những người từng giữ trọng trách, đại diện cho nhân dân.
b. Các nhân vật giao tiếp lần lượt đổi vai cho nhau: - Ban đầu: vua là người nói, các vị bô lão là người nghe. - Lúc sau: các bô lão là người nói, vua là người nghe.
=>có hai quá trình: o Tạo lập văn bản. o Lĩnh hội văn bản.
c. Hoàn cảnh giao tiếp: - Diễn ra ở diện Diên Hồng - Lúc đất nước có giặc ngoại xâm
d. Nội dung giao tiếp: - Hướng vào nội dung: nên đánh hau hoà với kẻ thù. - Đề cập đến vần đề hệ trọng: mất hay còn của quốc gia.
e. Mục đích giao tiếp: - Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòng dân - Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích.
2. Văn bản 2: Tổng quan về Văn học Việt Nam: a. Nhân vật giao tiếp - Người viết: tác giả ... - Người đọc: giáo viên, học sinh, ...
b. Hoàn cảnh giao tiếp: Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chương trình quy định chung hệ thống trường phổ thông. c. Nội dung giao tiếp: - Thuộc lĩnh vực văn học, - Đề tài: "Tổng quan văn học Việt Nam", - Các vấn đề cơ bản: + + + . d. Mục đích giao tiếp: - Người viết : - Người đọc: + +
e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản: - Dùng thuật ngữ văn học, với văn phong khoa học - Có bố cục rõ, chặt chẽ có đề mục, có hệ thống luận điểm luận cứ…
3. Tổng kết :
Ghi nhớ, SGK trang 15 II. Luyện tập. VD: Văn bản 2: Tổng quan về Văn học Việt Nam: a. Nhân vật giao tiếp b. Hoàn cảnh giao tiếp: c. Nội dung giao tiếp: d. Mục đích giao tiếp: e. Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản:
|
Quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải toàn bộ tài liệu giáo án Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, và các giáo án tiếp theo. Ngoài ra, để có thêm tư liệu tham khảo trong quá trình soạn giáo án, quý thầy cô có thể tham khảo thêm Bài giảng: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ và Bài soạn: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Đồng thời, để có thể chuẩn bị tốt hơn cho giáo án tiếp theo, quý thầy cô có thể tham khảo thêm Bài giảng: Khái quát văn học dân gian Việt Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án bài Làng quê và đô thị - Tự nhiên Xã hội 3 - GV:H.T.Minh
3 p | 541 | 69
-
Giáo án bài 17: Dòng điện trong chất bán dẫn - Vật lý 11 - GV.T.Đ.Lý
8 p | 978 | 64
-
Giáo án bài Cuộc sống xung quanh ( tiếp theo) – Tự Nhiên và Xã Hội 2 – GV.H.T.Minh
3 p | 444 | 46
-
Giáo án bài Dãy hoạt động hóa học của kim loại - Hóa 9 - GV.Phạm V.Minh
6 p | 411 | 26
-
Giáo án bài Hoạt động thần kinh (TT) - Tự nhiên Xã hội 3 - GV:H.T.Minh
3 p | 184 | 19
-
Giáo án phòng hoạt động âm nhạc chủ đề: Trường Mầm non - Sinh hoạt văn nghệ tổng kết chủ đề trường Mầm non
5 p | 717 | 11
-
Giáo án bài LTVC: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái (Tuần 12) - Tiếng việt 3 - GV.N.Tấn Tài
3 p | 401 | 11
-
Giáo án bài Cuộc sống xung quanh – Tự Nhiên và Xã Hội 2 – GV.H.T.Minh
3 p | 129 | 11
-
Giáo án bài 28: Động cơ điện một chiều - Vật lý 8- GV.B.Q.Thanh
4 p | 201 | 11
-
Giáo án bài LTVC: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái (Tuần 7) - Tiếng việt 3 - GV.N.Phương Mai
3 p | 344 | 9
-
Giáo án bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi - Địa 7 - GV.N.V.Tình
6 p | 116 | 5
-
Giáo án bài Tập làm văn: Báo cáo hoạt động - Tiếng việt 3 - GV.N.Tấn Tài
3 p | 77 | 5
-
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm 6 sách Chân trời sáng tạo (Trọn bộ cả năm)
165 p | 13 | 5
-
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 4 (Sách Chân trời sáng tạo)
214 p | 55 | 5
-
Giáo án bài TLV: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) - Tiếng việt 5 - GV.Lê T.Hoà
2 p | 163 | 4
-
Bài Tập làm văn: Luyện tập tả người (Tả hoạt động) - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh
2 p | 196 | 3
-
Giáo án môn Hoạt động trải nghiệm lớp 3 sách Chân trời sáng tạo: Tuần 1
9 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn