
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 1+2)
lượt xem 1
download

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 1+2) được biên soạn nhằm giúp học sinh nêu được vai trò của nước sạch đối với cuộc sống; tạo được nước sạch bằng một số phương pháp khác nhau; đưa ra được một số phương án cải thiện chất lượng nước lọc; đề xuất được một số giải pháp tiết kiệm nước sạch. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 1+2)
- Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM, lớp 6 SẢN XUẤT NƯỚC SẠCH (4 tiết) (Tiết 1, 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này HS: – Nêu được vai trò của nước sạch đối với cuộc sống. – Tạo được nước sạch bằng một số phương pháp khác nhau. – Đưa ra được một số phương án cải thiện chất lượng nước lọc. – Đề xuất được một số giải pháp tiết kiệm nước sạch. – Phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu thế giới tự nhiên thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện. – Hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm để tạo ra sản phẩm. – Có trách nhiệm với môi trường sống. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của giáo viên (dùng cho một nhóm HS) – Phiếu học tập của HS – 1 đèn cồn – 1 giá thí nghiệm – 1 ống đồng đã uốn – 1 nút bần – 1 dùi thẳng – 1 bình tam giác – 1 bình làm lạnh – 1 cốc nước sạch – 1 đế – Thiết bị chuyển đổi – 1 cảm biến PH – 1 máy tính
- – 3 mẫu dung dịch có độ PH là 4,01; 7,01; 10,01 – 1 bình lọc nước, nắp bình lọc – 1 ống dẫn – 1 pit tông nén khí 2. Chuẩn bị của HS (dành cho một nhóm) – Sách hoạt động giáo dục STEM lớp 6 – 200g sỏi to – 200g sỏi nhỏ – 200g than hoạt tính – 200g cát vàng – 200g cát mịn – 1 tấm vải sợi III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS KHỞI ĐỘNG – GV mời HS tham gia trò chơi: Hoa nở. – HS lắng nghe và – GV lần lượt chiếu các câu hỏi và mời HS trả lời. trả lời. – Kết thúc trò chơi, GV khen thưởng những HS có câu trả lời đúng và chuyển sang hoạt động sau. Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ cần tìm tòi khám phá – GV yêu cầu HS đọc thông tin ở trang 82, 83 sách Hoạt – HS đọc và trả lời. động giáo dục STEM lớp 6 và cho biết: vai trò của nước sạch đối với cuộc sống. – GV gợi ý: – HS lắng nghe + Nước là một trong những thành phần cơ bản của sự sống. + Con người cần được bổ sung nước hằng ngày nhằm thay thế lượng nước mất qua nước tiểu, qua đường thở, qua da. Khi thiếu nước sẽ bị khát, mệt mỏi, phản ứng chậm và có thể gây hạ huyết áp, nhịp tim tăng, thậm chí có thể gây tử vong. + Mặc dù nước chiếm đến 70% diện tích bề mặt Trái Đất nhưng chỉ có 0,3% tổng lượng nước trên Trái Đất nằm trong các nguồn có thể khai thác dùng làm nước uống. Phần ít ỏi 2
- HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS này cũng đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là nước bề mặt ở các sông, hồ… – GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Em hãy nêu tác hại của – HS trả lời. nước bị ô nhiễm. – GV gợi ý: – HS lắng nghe. + Sử dụng nước ô nhiễm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, thậm chí để lại hậu quả cho cả giống nòi. + Nguyên nhân gây ô nhiễm nước: Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. – HS trả lời. Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải khác nhau được đẩy ra các ao, hồ, sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông, suối. – GV đặt yêu cầu HS trả lời: Em hãy nêu một số loại ô nhiễm – HS trả lời. nước. – HS lắng nghe. Gợi ý: + Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt. + Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: chất thải công nghiệp, chất thải nhân tạo, chất thải giao thông vận tải, chất thải nông nghiệp, chất thải sinh hoạt. + Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm vô cơ, Ô nhiễm sinh học, Ô nhiễm hoá chất, Ô nhiễm hữu cơ, Ô nhiễm bởi các tác nhân vật lí. + Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm: Ô nhiễm nước mặn, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm biển – HS lắng nghe. – GV giới thiệu về tiêu chuẩn đo lường chất lượng nước: Một số chỉ tiêu về cảm quang như màu sắc, mùi vị, độ đục,… có giới hạn cho phép trong nước sạch như sau: Đơn vị NTU (viết tắt của Nephelometric Turbidity Unit) có – HS trả lời.
- HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS nghĩa là đơn vị đo độ đục – GV đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời: Em hãy nêu một số biện – HS lắng nghe. pháp để tạo ra nước sạch. – GV Gợi ý: + Để tạo ra nước sạch, có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để làm sạch: Về mặt vật lí: đảm bảo độ trong, không bị đục Về mặt hoá học: Không chứa các chất độc hại, kim loại nặng. Về mặt sinh học: Không chứa các vi khuẩn gây bệnh – HS theo dõi. nguy hiểm cho con người. + Một số biện pháp tạo nước sạch: Chưng cất nước: Bằng cách đun nước bẩn cho đến khi bốc hơi, hơi nước đó khi gặp lạnh sẽ được ngưng tụ lại thành nước sạch. – HS theo dõi. Lọc nước: Bằng cách cho nước bẩn chảy qua nhiều lớp lọc có tính năng ngăn chất bẩn trong nước đi qua. Sử dụng hoá chất: Bằng cách dùng các hoá chất pha vào nước làm cho các chất bẩn lắng đọng xuống đáy, phần – Các nhóm thực nước trong ở phía trên. hiện nhiệm vụ. – GV chia lớp thành các nhóm, yêu cầu các nhóm thảo luận để hoàn thành nhiệm vụ sau: + Nhiệm vụ 1: Hãy nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở địa phương mình. + Nhiệm vụ 2: Liệt kê các giải pháp mà địa phương dùng để chuyển nước bẩn, nước ô nhiễm thành nước sạch phục vụ sinh hoạt hằng ngày cho người dân. GV gợi ý: Xây dựng luật pháp, chính sách chặt chẽ – Xử lí nước thải đúng cách – Xây dựng nền nông nghiệp xanh – Xử lí nước thải công nghiệp triệt để + Nhiệm vụ 3: Thực hiện một giải pháp tạo nước sạch từ nước bẩn ở địa phương đảm bảo các yêu cầu sau: Tạo ra được 100ml nước sạch từ nước bẩn. Nước sạch tạo ra đảm bảo tiêu chí về độ đục, độ pH như quy định trên. – HS lắng nghe – GV tổng kết hoạt động, nhận xét, đánh giá chuyển sang hoạt động tiếp theo. Hoạt động 2: Xây dựng các phương án để thực hiện nhiệm vụ 4
- HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS – GV chia lớp thành các nhóm, cho các thành viên trong – HS thực hiện nhóm làm việc cá nhân vào phiếu 1 trang 84, sách Hoạt động giáo dục STEM 6. – Sau khi các cá nhân hoàn thành, nhóm trưởng mời các bạn trình bày và cùng chọn ra phương án tốt nhất. – GV mời đại diện các nhóm trình bày phương án nhóm đã – HS theo dõi chọn. – GV nhận xét hoạt động của HS, khích lệ các nhóm thức hiện nhiệm vụ tiếp theo. Tiết 2 Hoạt động 3: Thực hiện đánh giá và điều chỉnh giải pháp sản xuất nước sạch
- HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS – GV gợi ý: Các nhóm thực hiện nhiệm vụ sản xuất nước sạch theo phương án đã thiết kế hoặc theo gợi ý sau: Nhiệm vụ 1: Tạo nước sạch bằng phương pháp chưng – HS theo dõi và cất. thực hiện. Sử dụng các vật dụng như đèn cồn, giá thí nghiệm, ống đồng, bình làm lạnh, bình tam giác, đoạn ống nhựa, nút bần, cồn, dùi thẳng, cốc đong, giá đỡ, mực, bột phấn,… để thực hiện bộ thí nghiệm chưng cất nước. + GV hướng dẫn HS thực hiện * Bước 1: Sử dụng ống đồng uốn thành hình lò xo. * Bước 2: Lồng đầu ống đồng vào nút bần. Dùng dùi, đục một lỗ trên nút bần và lồng đầu A của ống đồng xuyên qua nút khoảng 5cm. * Bước 3: Lồng đầu ống đồng còn lại vào bình làm lạnh. Dùng dùi, đục một lỗ trên thành bình sát phần đáy và lồng đoạn ống cao su dài 2 cm qua. Sau đó, lồng đầu B của ống đồng xuyên qua đoạn ống cao su rồi đặt bình lên giá đỡ và đổ nước lạnh ngập phần lò xo của ống đồng. Đặt cốc đong ở dưới đầu B của ống đồng. * Bước 4: Tạo mẫu nước bẩn. Cho khoảng 400ml nước vào cốc đong và pha một chút mực, một chút bột phấn vào cốc để được mẫu nước bẩn. Đổ khoảng 1/2 lượng nước bẩn này vào bình tam giác và dùng nút bần có cắm đầu A của ống đồng nút chặt lại. * Bước 5: Đo độ pH của mẫu nước bẩn Bước 5.1: Hiệu chuẩn cảm biến pH Kết nối thiết bị chuyển đổi EuroLab với máy tính, sau đó kết nối cảm biến pH với điện cực pH và thiết bị chuyển đổi Hiệu chuẩn cảm biến pH Chuẩn bị 3 mẫu dung dịch có độ pH chuẩn là 4,01; 7,01 và 10,01. Đặt đầu điện cực pH đã được rửa và lau khô vào dung dịch có độ pH = 10,01. Kích chuột phải vào biểu tượng cảm biến và chọn Thiết lập Giá trị. Sau đó nhập vào giá trị 10,01 từ bàn phím. Làm tương tự các bước trên với các dung dịch có độ pH chuẩn là 4,01 và 7,01 Bước 5.2: Đo độ pH của nước bẩn trước khi chưng cất 6
- HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS Đổ khoảng 100ml nước bẩn vào cốc chia độ. Đặt đầu đo điện cực đã được làm sạch vào cốc. Đợi khoảng 30 giây và đọc giá trị pH của nước bẩn máy tính rồi điền vào Bảng 3. * Bước 6: Đo độ đục của mẫu nước bẩn Hiệu chuẩn cảm biến độ đục Kết nối cảm biến độ đục, với thiết bị chuyển đổi EuroLab và máy tính có phần mềm Coach Lấy lọ đục chuẩn, lật ngược 5 lần để trộn đều. Đặt lọ vào máy đo độ đục, đặt sao cho mũi tên dán trên lọ trùng với mũi tên dán trên máy đo và đậy nắp. Chú ý: Không chạm vào mặt thuỷ tinh của lọ vì có thể ảnh hưởng tới kết quả đo. Kích chuột phải vào biểu tượng cảm biến và chọn Thiết lập Giá trị. Sau đó nhập vào giá trị 100 từ bàn phím. Lấy gần đầy lọ nước bẩn chuẩn bị lọc. Đặt lọ vào máy đo sao cho mũi tên trên lọ trùng với mũi tên trên máy. Đậy nắp máy và quan sát kết quả trên máy tính. Ghi lại kết quả vào Bảng 3. Bước 7: Lắp hệ thống lên giá Dùng kẹp của giá thí nghiệm kẹp chặt đầu của bình tam giác. Đặt đèn cồn phía dưới đáy bình tam giác và điều chỉnh để các bình vững chắc. Bước 8: Bật đèn cồn lên để đun Ban đầu bật to đèn cồn lên để đun nước, quan sát nước sôi trong bình tam giác và nước ngưng tụ chảy ra ở đầu B của ống đồng. Khi lượng nước chưng cất được đạt khoảng 50ml thì lấy ra để đo độ pH, độ đục và màu sắc. Bước 9: Kiểm tra chất lượng nước sau chưng cất. Dùng cảm biến độ pH, độ đục để đánh giá mẫu nước sau
- HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS khi chưng cất. Tiến hành đo độ pH, độ đục của mẫu nước đã lọc tương tự như đã thực hiện với mẫu nước bẩn rồi ghi lại kết quả vào Bảng 3. So sánh các giá trị đo được của mẫu nước trước và sau khi chưng cất rồi rút ra kết luận. Nếu nước chưa đạt tiêu chuẩn, chuyển sang Bước 10. Nếu nước đã đạt độ sạch, chuyển sang Bước 11. Bước 10: Đưa ra giải pháp điều chỉnh nếu nước chưa đạt độ sạch và cải tiến để thu được 100ml nước sạch. Giáo viên hướng dẫn HS xây dựng báo cáo Bước 11: Xây dựng báo cáo trên máy tính và trình bày trước lớp quá trình thực hiện, cải tiến thiết bị. Cách chế tạo lắp ráp thiết bị, chỗ nào khó thực hiện và chỗ nào cảm thấy chưa thoả mãn. Giải thích quá trình hoạt động của bộ chưng cất nước. Cách thức đo độ pH, độ đục của nước và đánh giá tiêu chí nào đạt và chưa đạt so với chuẩn nước sạch. Trình bày cảm nhận của nhóm về chủ đề và đề xuất các hoạt động tiết kiệm nước sạch trong sinh hoạt. – GV nhận xét và tổng kết hoạt động. – HS lắng nghe GV giao nhiệm vụ về nhà: – Tiếp tục hoàn thiện bảng 3 và so sánh mẫu nước trước và sau khi chưng cất. – Hoàn thiện báo cáo trình bày quá trình sản xuất nước sạch. 8

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 1+2)
6 p |
9 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 8: Biết ơn thầy cô (Sách Cánh diều)
15 p |
5 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 3: Mái trường (Sách Cánh diều)
16 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 2: Quê hương (Sách Cánh diều)
17 p |
5 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Chủ đề 1: Tuổi thơ (Sách Cánh diều)
15 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Khái niệm vectơ
7 p |
12 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 9 - Bài 5: Sự khúc xạ ánh sáng qua thấu kính (Sách Cánh diều)
9 p |
1 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật (Sách Cánh diều)
6 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 3+4)
5 p |
11 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 3+4)
6 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 1+2)
5 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 3: Quạt điện thông minh (Tiết 3+4)
5 p |
10 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 3: Quạt điện thông minh (Tiết 1+2)
4 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 3+4)
5 p |
5 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 1+2)
14 p |
12 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 3+4)
6 p |
8 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Âm nhạc 4 - Tiết 35: Ôn tập Học kì 2 (Sách Cánh diều)
3 p |
7 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
