
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 1+2)
lượt xem 0
download

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 1+2) được biên soạn nhằm giúp học sinh tạo được các màu phụ gia từ một số loại thực vật; làm được bánh trôi ngũ sắc; khảo sát và giải thích được thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình luộc bánh trôi. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 1+2)
- Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM, lớp 6 CHẤT TẠO MÀU TỰ NHIÊN (4 tiết) (Tiết 1, 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học này học sinh: - Tạo được các màu phụ gia từ một số loại thực vật. - Làm được bánh trôi ngũ sắc. - Khảo sát và giải thích được thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình luộc bánh trôi. - Phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện. - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực thông qua các hoạt động nhóm để tạo ra sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập cho học sinh - 01 cảm biến đo nhiệt độ - 01 đèn cồn - 01 máy tính - 01 cốc thuỷ tinh dung tích 500 ml - 01 bộ chuyển đổ Eurolab 2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho một nhóm) - 500 g bột nếp - 01 bát to - 1 đôi đũa thuỷ tinh - 1 cốc 500 ml đựng nước - 1 đĩa đựng bánh - Bột nghệ khô: 1 g
- - Bột gấc khô: 1 g - Bắp cải tím: 1 kg. - Hoa đậu biếc: 1 g hoa khô. - Lá nếp: 500 g lá tươi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG CỦA GV HS A. SỬ DỤNG CHẤT PHỤ GIA TRONG THỰC PHẨM Cách tiến hành: – GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 59 sách HĐGD STEM lớp 6 và cho biết: Câu 1: Người ta sử dụng chất phụ gia để làm gì? – HS đọc thông tin và (Gợi ý: – Bảo quản thực phẩm tươi lâu hơn trả lời. - Làm tăng dinh dưỡng, hương vị, màu sắc của thực phẩm.) Câu 2: Có những loại màu thực phẩm nào dùng trong chế biến món ăn và sản xuất thực phẩm? (Gợi ý: – Có hai loại màu thực phẩm phổ biến trong việc chế biến món ăn hằng ngày và sản xuất thực phẩm. – Màu thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên – Màu thực phẩm nhân tạo.) Câu 3: Tại sao không nên sử dụng tràn lan các chất màu thực phẩm nhân tạo? (Gợi ý: – Các chất màu thực phẩm nhân tạo thường được sử dụng vì giá thành rẻ, tiện lợi nhưng có thể gây bệnh nếu không rõ nguồn gốc và không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh an toàn.) – GV chiếu hình ảnh sử dụng các chất màu thực phẩm nhân tạo không đảm bảo sẽ gây nên các bệnh về đường – HS theo dõi. tiêu hoá, lâu dài sẽ dẫn tới ung thư đại tràng, dạ dày, ruột kết, gan, thận,… GV kết luận: Người ta hướng tới sử dụng các chất màu tự nhiên, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm vừa cung cấp – HS lắng nghe. dinh dưỡng. 2
- Ví dụ: Các chất màu tự nhiên như màu đỏ, màu hồng, tím, xanh dương, có trong quả gấc, bắp cải tím, quả việt quất,... Màu vàng có trong hoa đuôi chồn, hoa cẩm chướng, màu xanh có trong lá cây dứa. B. MỘT SỐ CÁCH TẠO MÀU TỰ NHIÊN – GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 59 sách HĐGD – HS nêu một số cách STEM lớp 6 và nêu những cách tạo màu tự nhiên. tạo màu tự nhiên: – Giáo viên phân tích một số cách tạo màu tự nhiên: – Cách 1: Tạo màu đỏ Cách 1: Tạo màu đỏ từ gấc, củ dền đỏ: Lấy 1 g bột gấc, từ gấc, củ dền đỏ. thêm 25 ml nước lọc, 25 ml rượu, khuấy đều, lọc lấy – Cách 2: Tạo màu nước. vàng từ hạt dành Cách 2: Tạo màu vàng từ hạt dành dành, bột nghệ: dành, bột nghệ. Ngâm hạt dành dành trong bát chứa 50 ml nước nóng – Cách 3: Tạo màu đến khi nước có màu vàng. xanh từ bột trà xanh, Cách 3: Tạo màu xanh từ bột trà xanh, lá nếp hoặc lá lá nếp, lá dứa. dứa: cho 1 g bột trà xanh hoặc lá nếp (lá dứa) vào bát sau đó cho thêm 50 ml nước nóng, lọc lấy nước. – Cách 4: Tạo màu – Để tạo ra hương liệu tự nhiên từ thực vật, các em có tím từ lá cẩm, bắp cải thể dùng một số loại tinh dầu như sả, quế, chanh, cà phê,tím. hoa hồng… – Cách 5: tạo màu từ bột cà phê, ca cao. – Cách 6: Tạo màu xanh dương từ hoa đậu biếc. Trong chủ đề này, các em sẽ nghiên cứu quá trình tạo ra – Cách 7: Tạo màu đỏ màu tự nhiên và hương liệu từ một số loại thực vật. Từ từ hoa actiso. đó, ứng dụng vào làm bánh trôi ngũ sắc và nến thơm – Cách 8: Tạo màu nhiều màu. vàng từ bột nghệ. – ... SẢN PHẨM 1: LÀM BÁNH TRÔI NGŨ SẮC Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ cần tìm tòi khám phá GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 61 sách HĐGD STEM lớp 6 và mô tả về bánh trôi cho các bạn nghe. – HS mô tả về bánh (Gợi ý: – Bánh trôi là món ăn quen thuộc với người Việt, trôi. thường được làm trong ngày tết hàn thực (ngày 3/3 âm lịch). – Trong đời sống hằng ngày, người ta làm bánh trôi và coi như một thứ quà vặt ngon miệng, giản dị. – Bánh trôi được làm từ bột gạo, bên ngoài là lớp vỏ
- mỏng, bên trong là phần nhân ngọt.) – GV chia lớp thành các nhóm 6 – 8 học sinh, yêu cầu – HS thảo luận nhóm các nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm vụ sau: lập quy trình chế biến – Lập quy trình chế biến bánh trôi ngũ sắc từ những món bánh trôi ngũ nguyên liệu tự nhiên. sắc. – Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình Ví dụ: luộc bánh. Bước 1: Chuẩn bị bột Bước 2: Tạo màu từ các nguyên liệu tự nhiên Bước 3: Nặn bánh Bước 4: Luộc bánh Hoạt động 2: Xây dựng phương án thực hiện nhiệm vụ – GV yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời các câu hỏi theo HS thảo luận nhóm gợi ý sau: trả lời các câu hỏi Câu 1: Từ những nguyên liệu đã cho, em dự định chế theo gợi ý. biến chúng như thế nào để lấy được các màu sắc khác nhau? Đó là những màu gì? – HS trả lời. (Gợi ý: Xem một số cách tạo màu tự nhiên ở phần B để tạo ra các màu. Đó là các màu: đỏ, vàng, xanh, tím,...) Câu 2: Làm thế nào để bánh có 5 màu rõ ràng, không bị – HS trả lời. lẫn màu? (Gợi ý: – Chia nhỏ lượng bột thành 5 phần, thêm loại nước màu để tạo màu cho mỗi phần và nắm từng màu riêng.) – HS trả lời. Câu 3: Nên tạo màu cho bánh trước trong hay sau khi làm chín bánh? (Gợi ý: Tạo màu cho bánh trước khi làm bánh chín.) – HS trả lời. Câu 4: Làm thế nào để bánh có hình dạng tròn, không bị vỡ và không bị lộ nhân? (Gợi ý: Khi nặn chỉ nên vo 1 vòng để tránh bị nhão khi luộc, theo dõi bánh khi luộc để không bị chín quá.) – HS trả lời. Câu 5: Làm thế nào để theo dõi nhiệt độ của nước trước khi cho bánh vào luộc cho đến khi bánh chín? Làm thế nào để biết được khoảng thời gian cần thiết để bánh chín? – HS hoàn thành (Gợi ý: Theo dõi nhiệt độ của nước, khi nước sôi cho phiếu học tập số 1 bánh vào và khi bánh nổi thì vớt ra.) – HS chia sẻ phiếu 4
- – GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập số 1 (Trang học tập số 1. 62 sách HĐGD STEM lớp 6) – HS nhận xét góp ý. – GV mời HS chia sẻ kết quả phiếu học tập số 1. – HS theo dõi. – GV mời HS khác nhận xét, góp ý. – GV đưa ra tiêu chí sản phẩm: Bánh có 5 màu khác nhau, bánh chín và có hình dạng tròn, không vỡ, không bị lộ nhân, vỏ bánh mềm và có độ dai. Hoạt động 3: Lựa chọn các phương án khả thi để xây dựng các bước thực hiện chi tiết – GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đánh giá các – HS thảo luận. phương án đã đề xuất. – GV yêu cầu các nhóm cân nhắc về các nguyên liệu và – HS theo dõi và cân dụng cụ có sẵn để lựa chọn phương án khả thi nhất. nhắc lựa chọn – GV yêu cầu HS lập bản kế hoạch cụ thể để thực hiện phương án khả thi. quy trình chế biến bánh trôi ngũ sắc với các nội dung: – HS lập bản kế hoạch cụ thể. – Lí do chọn phương án và quy trình trên. – Quy trình chế biến gồm những bước cụ thể nào? – Cách sử dụng cảm biến nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ của nước luộc. – HS hoàn thiện – GV yêu cầu HS hoàn thiện phiếu trang 63 sách HĐGD phiếu. STEM lớp 6. – HS chia sẻ. – GV mời HS lên chia sẻ kết quả phiếu học tập. – HS nhận xét, góp ý – GV nhận xét, đánh giá kết quả. (Gợi ý: bản mô tả phương án đã làm theo các bước làm bánh hợp lí) – Các loại nguyên liệu đảm bảo đủ 5 màu, bột nếp đạt chất lượng. Nguyên liệu và dụng cụ làm bánh đảm bảo an toàn vệ sinh.) – HS theo dõi. – Phân công nhiệm vụ cho các thành viên hợp lí, phù hợp với năng lực.) – GV nhận xét, đánh giá tổng kết tiết học. GV giao nhiệm vụ về nhà – GV yêu cầu các nhóm hoàn thiện bản kế hoạch cụ thể để thực hiện quy trình làm bánh trôi và hoàn thành phiếu học tập số 1. – GV giao nhiệm vụ cho HS tìm hiểu cách làm bánh trôi để giờ học tiếp theo thực hành chế biến bánh trôi ngũ sắc.

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên lớp 8 - Bài 11: Oxide (Sách Cánh diều)
14 p |
20 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Hệ thức lượng trong tam giác (Giải tam giác)
5 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Đường Elip
5 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Dấu của tam thức bậc 2 (THPT Trà Cú)
9 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Dấu của tam thức bậc 2 (THPT Cầu Kè)
6 p |
3 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Bất đẳng thức Cô-si
10 p |
2 |
1
-
Kế hoạch bài dạy STEM - Chuyên đề Toán lớp 10: Khái niệm vectơ
7 p |
4 |
1
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 3+4)
6 p |
1 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 1+2)
6 p |
4 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 3+4)
6 p |
3 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 1+2)
14 p |
4 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 3+4)
5 p |
3 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 3: Quạt điện thông minh (Tiết 1+2)
4 p |
1 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Khoa học tự nhiên 7 - Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật (Sách Cánh diều)
6 p |
1 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 3+4)
5 p |
4 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 3: Quạt điện thông minh (Tiết 3+4)
5 p |
4 |
0
-
Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 5: Sản xuất nước sạch (Tiết 1+2)
8 p |
0 |
0


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
