intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 1+2)

Chia sẻ: Tưởng Tiểu Mễ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:14

6
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 1+2) được biên soạn nhằm giúp học sinh đề xuất được các giải pháp đánh giá được cường độ quang hợp ở thực vật; tiến hành được các thí nghiệm xác định được tốc độ quang hợp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau; giải thích được một số yếu tố giúp nâng cao hiệu quả quá trình quang hợp. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 2: Ánh sáng và lá phổi xanh (Tiết 1+2)

  1. Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM, lớp 6 ÁNH SÁNG VÀ LÁ PHỔI XANH (4 tiết) (Tiết 1 + 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này HS: – Đề xuất được các giải pháp đánh giá được cường độ quang hợp ở thực vật. – Tiến hành được các thí nghiệm xác định được tốc độ quang hợp phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. – Giải thích được một số yếu tố giúp nâng cao hiệu quả quá trình quang hợp. – Ứng dụng được hiểu biết về các yếu tố có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học và nông nghiệp hiện nay. – Phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện. – Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác với các thành viên trong nhóm để tạo ra sản phẩm. – Bồi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước thông qua hoạt động nghiên cứu. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của giáo viên (dùng cho một nhóm HS) – Phiếu học tập của HS. – Bộ thiết bị Coach Lab (1 bộ). – Máy tính đã cài phần mềm Coach Lab. – Bộ cảm biến màu colorimeter (kèm theo dung dịch pH chuẩn để hiệu chỉnh). – Cuvet nhựa dung tích 4ml. – Chỉ thị bicarbonate 1000ml. – Nước cất 500ml. – Đũa thuỷ tinh 1 cái. – Đèn LED đỏ (10W) 1 cái. – Đèn LED xanh dương (10W) 1 cái. – Ống nhựa trong (hoặc lọ thuỷ tinh) có nắp (dung tích 30 – 40ml) 20 cái. – Đèn LED trắng (10W) 1 cái. 1
  2. – Cân kĩ thuật (0,01 – 5g) 1 cái. – Đèn LED xanh lá cây (10W) 1 cái. 2. Chuẩn bị của HS (dành cho một nhóm) – Cốc đong (100ml) 2 cái. – Cốc đong thuỷ tinh (100ml) 1 cái. – Rong đuôi chó 100g. – Băng dính đen 1 cuộn. – Đồng hồ bấm giờ 1 cái. – Thước (30 cm) 1 cái. – Khăn giấy 1 hộp. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS Hoạt động 1: Xác định nhiệm vụ cần tìm tòi khám phá và xây dựng các phương án để thực hiện nhiệm vụ – GV chia lớp thành các nhóm từ 4 – 6 HS. – GV yêu cầu HS đọc thông tin trang 28 sách Hoạt động giáo – HS đọc thông tin dục STEM lớp 6. – GV giới thiệu về vai trò của oxy (oxygen) với các sinh vật, – HS lắng nghe quang hợp là gì? Ánh sáng là yếu tố đóng vai trò thiết yếu và ảnh hưởng rất lớn đến quang hợp, ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp về cả hai phương diện là cường độ và thành phần ánh sáng. – HS theo dõi và – GV đặt câu hỏi để HS suy nghĩ trả lời nhanh: trả lời + Vậy khi thiếu ánh sáng thì quá trình quang hợp có diễn ra không? + Cường độ ánh sáng, thành phần ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình quang hợp như thế nào? – HS thảo luận – GV yêu cầu các nhóm thảo luận để thực hiện nhiệm vụ 1, 2 ở nhóm và thực hiện trang 28, 29 sách HĐGD STEM lớp 6. 2
  3. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS – GV mời các nhóm chia sẻ kết quả nhiệm vụ 1. – Đại diện nhóm – GV mời các nhóm chia sẻ kết quả nhiệm vụ 2. chia sẻ kết quả nhiệm vụ 1 – Đại diện nhóm chia sẻ kết quả nhiệm vụ 2. – GV mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung. – HS nhận xét, bổ – GV nhận xét, đánh giá tổng kết hoạt động và chuyển sang sung. hoạt động sau. Hoạt động 2: Lựa chọn phương án khả thi để xây dựng các bước thực hiện chi tiết. – GV yêu cầu các nhóm thiết kế phương án lựa chọn. – HS lắng nghe – GV gợi ý: Các nhóm có thể lựa chọn các phương án thí nghiệm: có thể thay cây rong đuôi chó bằng các loại cây khác dễ tìm kiếm xung quanh như: tảo, sen, sung, rong, rêu, lục bình, cần, thuỷ cúc, la hán xanh… – GV yêu cầu các nhóm thông qua thí nghiệm: Đánh giá cường – HS lắng nghe độ quang hợp thông qua lượng khí CO2 trong dung dịch bằng cách quan sát và đo sự thay đổi màu của dung dịch chỉ thị bicarbonate chứa cây thuỷ sinh. – HS đọc thông tin – GV yêu cầu HS đọc thông tin phần cơ sở khoa học trang 29 sách Hoạt động giáo dục STEM lớp 6. – HS theo dõi – GV giới thiệu về quá trình hô hấp. – HS lắng nghe – GV gợi ý các nhóm về đo màu: Em có thể sử dụng cảm biến màu ở bước sóng phù hợp với mỗi dung dịch để đo mật độ quang ở các điều kiện khác nhau. – HS thực hiện – GV yêu cầu các nhóm thực hiện các bước thí nghiệm để có thể kiểm chứng hoạt động của dung dịch chỉ thị bicarbonate. 1– Lấy khoảng 20ml dung dịch chỉ thị cho vào lọ nhựa dung – HS thực hiện tích 30ml. 2– Dùng ống nhỏ giọt lấy dung dịch sodium hydroxide (NaOH 1M) rồi nhỏ từng giọt (khoảng 1 – 2 giọt) vào dung dịch chỉ thị và quan sát sự thay đổi màu của dung dịch chỉ thị (màu ban đầu là màu tím). 3
  4. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS 3– Dùng ống nhỏ giọt lấy dung dịch acid clohydric (HCl 1M) rồi nhỏ từng giọt nhỏ (khoảng 1 – 2 giọt) vào dung dịch chỉ thị và quan sát sự thay đổi màu của dung dịch chỉ thị (từ màu tím chuyển dần sang đỏ cam rồi vàng trắng). – Các nhóm thực – GV yêu cầu các nhóm thực hiện thí nghiệm: sự thay đổi màu hiện theo các của chỉ thị bicarbonate với lượng CO2 trong dung dịch theo các bước. bước. – Bước 1: Sử dụng dung dịch chỉ thị bicarbonate để đánh giá ảnh hưởng của một số yếu tố của ánh sáng đến quá trình quang hợp ở thực vật thuỷ sinh (Ví dụ: Cây rong đuôi chó, rong la hán…). – GV yêu cầu HS: em cùng các bạn trong nhóm chọn và trả lời một câu hỏi phân tích, xây dựng phương án bố trí thí nghiệm để – HS suy nghĩ trả chứng minh cho câu trả lời đó theo bản mô tả dưới đây. Sau đó lời trình bày phương án của nhóm mình trước lớp để cùng thảo luận hoàn thiện phương án chung. Câu hỏi 1: Khi cây không được chiếu ánh sáng, quá trình quang hợp có diễn ra không? - Quá trình quang hợp không thể diễn ra nếu không có ánh sáng vì ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho các phản ứng của quá trình quang hợp. Câu hỏi 2: Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp không? Khi thay đổi khoảng cách từ cây đến nguồn sáng, cường độ quang hợp sẽ thay đổi như thế nào? - Thường cường độ chiếu sáng tăng thì tốc độ quang hợp tăng, cường độ chiếu sáng giảm thì tốc độ quang hợp giảm. Tuy nhiên – HS thảo luận sau nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm lá cây bị “đốt nóng” làm giảm đó hoàn thiện bảng tốc độ quang hợp. trong trang 32, 33 - Nếu đưa cây đến gần nguồn sáng thì cường độ ánh sáng tăng nên cường độ quang hợp tăng. Nếu đưa cây xa nguồn sáng thì cường độ quang hợp giảm. Câu hỏi 3: Màu sắc ánh sáng (phổ ánh sáng: đỏ, xanh lá cây, xanh dương, trắng) có ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp không? - Màu sắc ánh sáng (phổ ánh sáng: đỏ, xanh lá cây, xanh dương, trắng) có ảnh hưởng đến tốc độ quang hợp Quang hợp xảy ra tốt nhất ở bước sóng ánh sáng đỏ và xanh tím, ở 2 bước sóng này cường độ quang hợp xảy ra mạnh nhất trong điều kiện các yếu tố khác đã tối ưu. Diệp lục thường hấp thu mạnh ánh sáng đỏ, 4
  5. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS xanh tím mà không hấp thụ ánh sáng xanh lá cây nên tốc độ quang hợp mạnh khi chiếu ánh sáng đỏ, xanh tím. – Đại diện nhóm Câu hỏi 4: Khi tăng mật độ cây trồng (khối lượng), tốc độ trình bày quang hợp sẽ thay đổi như thế nào? – Các nhóm khác - Khi tăng mật độ cây trồng (tới mức nhất định-mức tối đa) thì bổ sung, nhận xét tốc độ quang hợp tăng dần. - Khi tăng mật độ cây trồng từ mức độ tối đa thì tốc độ quang hợp sẽ giảm. (vượt quá mức tối đa thì tốc độ quang hợp không tăng thậm chí là giảm vì mật độ quá cao làm ảnh hưởng đến khả năng nhận ánh sáng-các cây rong che mất ánh sáng của nhau) – Bước 2: Thảo luận nhóm để đưa ra bản mô tả chi tiết cho phương án thí nghiệm và phân công công việc cụ thể cho các bạn trong nhóm theo mẫu sau: – GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày phương án của nhóm mình trước lớp. – Các nhóm khác nhận xét, bổ sung để hoàn thiện phương án chung. – GV nhận xét, đánh giá tổng kết hoạt động. TIẾT 2 5
  6. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS Hoạt động 3: Xây dựng các thí nghiệm để thực hiện nhiệm vụ – GV yêu cầu các nhóm chọn và thực hiện 1 trong 4 thí nghiệm – HS theo dõi và sau: chọn thí nghiệm + Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng và bóng tối theo nhóm tới quá trình quang hợp. + Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến quá trình quang hợp. + Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của các màu ánh sáng đến quá trình quang hợp. + Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng rong đến quá trình quang hợp. Các nhóm thực hiện thí nghiệm độc lập, sau đó so sánh kết quả, thảo luận giữa các nhóm để tìm ra câu trả lời chính xác nhất. – GV chiếu lần lượt các bước thực hiện thí nghiệm và giới thiệu cho HS cách thực hiện. – HS theo dõi + Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng và bóng tối tới quá trình quang hợp. – Bước 1: Lấy 3 lọ nhựa trong có nắp, dung tích 50ml, đánh số lần lượt 1, 2, 3. Lọ nhựa thứ 3 quấn băng dính đen xung quanh lọ (Lưu ý: quấn kín, đảm bảo sao cho ánh sáng không thể lọt qua). – Bước 2: Đổ 30ml dung dịch chỉ thị bicarbonate vào mỗi lọ. – Bước 3: Chọn những cành rong xanh tốt, tương đối đồng đều nhau, thấm khô, cân 1g rong cho vào lọ thứ 2 và 3. Lưu ý: Trước khi làm thí nghiệm, rong nên để trong tối ít nhất 5 phút, khi cho rong vào lọ cần nhẹ nhàng, tránh làm dập rong, tất cả cành rong ngập trong dung dịch. – Bước 4: Đậy chặt nắp, bật đèn LED trắng lên, đặt cả 3 lọ nhựa tại vị trí cách đèn khoảng 5cm, không chắn sáng trong thời gian 30 phút. – Bước 5: Chuẩn bị bảng ghi lại kết quả về màu sắc dung dịch và kết quả đo mật độ quang tại bước sóng 565nm (Bảng 1). 6
  7. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS – Bước 6: Sau 30 phút, tiến hành mở nắp, dùng đũa thuỷ tinh lấy rong ra khỏi lọ nhựa, giữ lại dung dịch, ghi lại màu sắc dung dịch trong 3 lọ vào Bảng 1 – Bước 7: Lấy 4 cuvet, chú ý chỉ cầm tay vào mặt có gờ, tuyệt đối không cho tay vào mặt trơn, dán và đánh số lần lượt 0, I, II, III trên nắp. – Bước 8: Dùng ống đong dung tích 5ml, lấy 3ml nước cất cho vào cuvet 0, lấy 3ml dung dịch của lọ 1, 2, 3 lần lượt cho vào các cuvet I, II, III. – Bước 9: Tiến hành đo mật độ quang trên thiết bị cảm biến mật độ quang bằng phần mềm Coach 7, ghi kết quả đo vào Bảng 1. Các thao tác đo mật độ quang trên phần mềm Coach 7: Bước 9.1: Hiệu chỉnh thiết bị đo:  Mở nắp thiết bị so màu.  Cho nước cất vào cuvet. Nước cất được sử dụng để hiệu chỉnh làm mẫu trắng về 0 (dùng để hiệu chỉnh máy và hoá chất). Lưu ý: cầm cuvet phía mặt gờ, mặt nhám hoặc có kẻ sọc. Bước 9.2: Thu thập số liệu: 7
  8. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS  Sau khi đã hiệu chỉnh thiết bị đo mẫu nước về giá trị 0, lấy cuvet đựng nước ra, cho cuvet chứa mẫu ở lọ 1 vào.  Tiếp theo mở nắp và lấy cuvet mẫu 1 ra, làm tương tự với mẫu 2 và 3.  Đóng nắp thiết bị lại, máy sẽ tiến hành đo, sau khoảng 10 giây thấy số liệu đo đã ổn định, chọn lấy giá trị đo của mẫu 1 trên bảng. (Hình 7)  Điền giá trị mật độ quang đo được vào Bảng 1. – GV lấy ví dụ và phân tích cách xử lí số liệu: Dưới đây là kết quả đo và đồ thị thu được của một nhóm làm mẫu. Từ đồ thị và kết quả thu được có thể nhận thấy: Lọ 1 (chỉ có chất chỉ thị) có mật độ quang (OD) nhỏ hơn so với lọ 2 (có chứa rong và cả chất chỉ thị). Lọ 3 (có rong, chất chỉ thị nhưng bị bọc băng dính đen) có mật độ quang thấp nhất. Lọ 1 lượng CO2 không đổi do không có quá trình nào xảy ra, lọ 2 có lượng CO2 thấp hơn do có chứa rong và được chiếu sáng – HS thảo luận nên bên cạnh quá trình hô hấp thải CO 2, rong còn có quá trình nhóm và trả lời quang hợp hấp thụ CO2 và tạo ra O2. câu hỏi Lọ 2 màu đậm hơn, chỉ số OD cao hơn lọ 1 do lượng CO2 trong dung dịch ít hơn lọ 1. Nguyên nhân là vì quá trình quang hợp sử dụng CO2 diễn ra mạnh ở lọ 2, nhiều hơn lượng CO2 do hô hấp sử dụng dẫn đến lượng CO2 có trong dung dịch ít hơn lọ 1. Lọ 3 chỉ số OD giảm so với lọ 1 và 2 do lượng CO 2 trong dung dịch cao hơn. Nguyên nhân bởi lọ 3 có rong nhưng lọ bị quấn băng dính đen, ánh sáng không lọt qua được, quá trình quang hợp không diễn ra mà chỉ có quá trình hô hấp tạo ra khí CO 2 làm lượng CO2 trong lọ tăng. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Quá trình nào trong cây sử dụng khí carbonic? Nơi nào 8
  9. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS (hay bào quan nào) diễn ra quá trình này? - Quá trình quang hợp xảy ra ở lục lạp (bào quan quang hợp) (ở lá và những phần xanh lục ở cây) sẽ sử dụng khí carbonic bằng cách cố định CO2 vào các hợp chất nhận để tạo thành các sản phẩm hữu cơ. Câu 2: Quá trình nào ở sinh vật (bao gồm cả thực vật) tạo ra khí carbonic? Quá trình này diễn ra ở đâu? Quá trình hô hấp ở tế bào của sinh vật sẽ giải phóng năng lượng và tạo ra khí CO2. Quá trình này diễn ra ở tất cả các bộ phận của cây hoặc cơ thể hiếu khí. Bào quan thực hiện hô hấp là ti thể. Câu 3: Trong thí nghiệm 1, lọ 1 (chỉ có chất chỉ thị) được thiết lập nhằm mục đích gì? Trong thí nghiệm 1, lọ 1 (chỉ có chất chỉ thị) được thiết lập nhằm mục đích là lọ đối chứng âm (xác định lượng CO2 có thể có sẵn (trong dung dịch và không khí trong lọ) trong tất cả các lọ thí nghiệm). Câu 4: So sánh kết quả thu được ở 3 lọ với nhau và giải thích. - Kết quả thu được về mặt lý thuyết ở lọ 1 (chỉ có chất chỉ thị) có mật độ quang (OD) nhỏ hơn so với lọ 2 (có chứa rong và cả chất chỉ thị). Lọ 3 (có rong, chất chỉ thị nhưng bị bọc băng dính đen) có mật độ quang thấp nhất. Điều đó chứng tỏ lọ 2 có lượng CO2 ít hơn lọ đối chứng 1 do có xảy ra quá trình quang hợp hấp thụ CO 2 nhiều hơn lượng CO2 thải ra do hô hấp; lọ 3 có lượng CO 2 nhiều hơn lọ 1 do bọc băng dính đen nên quang hợp không diễn ra, chỉ diễn ra hô hấp nên lượng CO2 tăng lên. Câu 5: Từ kết quả thu được hãy trả lời cho câu hỏi ban đầu: Quá trình quang hợp có cần ánh sáng không? - Quang hợp cần có ánh sáng + Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của cường độ chiếu sáng đến quá trình quang hợp. – Bước 1: Lấy 4 lọ nhựa có nắp, dung tích 30ml, đánh số lần – HS theo dõi lượt 4, 5, 6, 7. – Bước 2: Đổ 30ml dung dịch chỉ thị bicarbonate vào mỗi lọ. – Bước 3: Chọn những cành rong xanh tốt và đồng đều, thấm khô, cân 1g rong cho vào mỗi lọ (rong nên để trong tối 5 phút trước khi thực hiện thí nghiệm). 9
  10. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS – Bước 4: Đậy chặt nắp, bật đèn LED trắng lên, đặt các lọ nhựa cách nhau các khoảng lần lượt là 5, 25, 45, 65cm so với vị trí nguồn sáng, để yên trong 30 phút. Lưu ý: Cần đảm bảo đặt trong điều kiện tối, hạn chế các nguồn sáng bổ sung để tránh gây nhiễu, có thể úp hộp tối lên. – Bước 6, 7, 8, 9: GV chiếu lại các bước 6, 7, 8, 9 của thí nghiệm 1 và hướng dẫn đánh lại số lọ. Ví dụ 0, IV, V, VI, VII – Bước 10: Hãy biểu thị số liệu đo được dưới dạng biểu đồ cột, trong đó lọ có mật độ quang cao nhất sẽ chứa lượng CO2 ít nhất và ngược lại. – GV yêu cầu HS: Sau khi đã thu thập kết quả, em hãy so sánh – HS theo dõi và kết quả với các nhóm khác xem có sự khác biệt lớn hay bất thực hiện theo yêu thường nào không; cùng thảo luận để tìm ra kết quả phù hợp cầu nhất. Nếu có sự khác biệt bất thường giữa các nhóm, hãy tìm nguyên nhân và giải thích. Kết quả thu được có phù hợp với giả thuyết đưa ra không? – HS thảo luận – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi sau: nhóm và trả lời Câu 1: Lượng CO2 giảm nhanh nhất ở lọ nào? Giải thích. câu hỏi Lượng CO2 giảm nhanh nhất ở lọ 4 vì khoảng cách với đèn thấp 10
  11. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS nhất (5cm) nên cường độ ánh sáng mạnh, tốc độ quang hợp cao, sử dụng nhiều CO2. Câu 2: Lượng CO2 giảm chậm nhất ở lọ nào? Giải thích. Lượng CO2 giảm nhanh nhất ở lọ 7 vì khoảng cách với đèn lớn nhất (65cm) nên cường độ ánh sáng yếu, tốc độ quang hợp thấp, sử dụng ít CO2. Câu 3: Cường độ ánh sáng (khoảng cách tới nguồn sáng) và quá trình quang hợp của cây có mối quan hệ như thế nào? Ở một khoảng nhất định, cường độ ánh sáng tăng (khoảng cách với nguồn sáng giảm) thì cường độ quang hợp tăng. Câu 4: Nếu tăng cường độ nguồn sáng (ví dụ bóng LED 10W, 20W) hoặc chọn loại cây thí nghiệm khác, thì kết quả có sự khác biệt không? Nếu có, sự sai khác đó xảy ra theo những hướng nào? Giải thích. Nếu tăng cường độ nguồn sáng (ví dụ bóng LED 10W, 20W) thì kết quả có sự khác biệt vì tăng cường độ ánh sáng thì cường độ quang hợp tăng. Tuy nhiên chỉ tăng đến một mức độ nhất định. Nếu cường độ ánh sáng quá mạnh sẽ làm lá cây quá nóng, làm giảm hiệu quả quang hợp. Các cây ưa sáng, có cây ưa bóng. Cây ưu sáng khi tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng. Cây ưu bóng nếu mức ánh sáng quá mạnh thì hiệu quả quang hợp sẽ giảm. + Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của các màu ánh sáng đến quá trình quang hợp. – Bước 1: Lấy 5 lọ nhựa có nắp, dung tích 30ml, đánh số lần – HS theo dõi lượt 8, 9, 10, 11, 12. Bọc kín lọ 12 bằng băng dính đen. – Bước 2: Đổ 30ml dung dịch chỉ thị bicarbonate vào mỗi lọ. – Bước 3: Chọn những cành rong xanh tốt, thấm khô, cho vào mỗi lọ 1g rong. Bước 10: Hãy biểu thị số liệu đo được dưới dạng biểu đồ cột, trong đó, lọ có mật độ quang cao nhất sẽ chứa lượng CO2 ít nhất và ngược lại. – GV yêu HS: Sau khi đã thu thập kết quả, nhóm em và các nhóm khác hãy cùng thảo luận xem kết quả có phù hợp với dự 11
  12. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS đoán ban đầu không. Ánh sáng nào được cây sử dụng nhiều, ánh sáng nào cây ít hoặc không sử dụng trong quá trình quang hợp? Các nhóm cũng hãy so sánh kết quả với các nhóm khác xem có sự khác biệt lớn hay bất thường nào không; cùng thảo luận để tìm ra kết quả phù hợp nhất. Nếu có sự khác biệt bất thường giữa các nhóm hãy tìm nguyên nhân và giải thích. Lưu ý: Đèn LED màu hoạt động như bộ lọc màu, nó hấp thụ một số màu sắc của ánh sáng và cho các màu khác truyền qua. Ví dụ: LED đỏ trong nó có màu đỏ vì nó hấp thụ tất cả các màu ngoại trừ màu đỏ, vì thế chỉ cho phép ánh sáng đỏ truyền qua. – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Câu 1: Ánh sáng màu nào đi vào từng lọ của thí nghiệm trên? (Điền vào Bảng 3) Câu 2: Em hãy xếp các lọ trên theo thứ tự quá trình sử dụng CO2 diễn ra từ thấp đến cao. Giải thích sự sắp xếp của mình. Câu 3: Ánh sáng nào được cây sử dụng chính trong quang hợp, ánh sáng nào cây không (hoặc ít) sử dụng? – HS theo dõi – HS thảo luận nhóm và trả lời 12
  13. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS + Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của khối lượng rong đến quá trình quang hợp. – Bước 1: Lấy 4 lọ nhựa có nắp, dung tích 30ml, đánh số lần – HS theo dõi lượt 13, 14, 15, 16. – Bước 2: Dùng ống đong lấy 30ml dung dịch chỉ thị bicarbonate vào mỗi lọ. – Bước 3: Chọn những cành rong xanh tốt, đồng đều, thấm khô, cân rong cho vào từng lọ: lọ 13 không bổ sung rong, lọ 14 bổ sung 0,5g rong; lọ 15 bổ sung 1,0g rong; lọ 16 bổ sung 2,0g rong. Lưu ý: Trước khi làm thí nghiệm, rong nên để trong tối ít nhất 5 phút, cho rong vào nhẹ nhàng tránh làm dập rong, tất cả cành rong ngập trong dung dịch. – Bước 4: Đậy chặt nắp, bật đèn LED trắng, đặt các lọ ở vị trí gần nguồn sáng (khoảng 5cm), cùng khoảng cách với nguồn sáng, để yên trong 30 phút. Lưu ý: Cần chọn các bóng LED có cùng công suất, đặt lọ ở vị trí che tối hoặc vị trí ít ánh sáng khác gây nhiễu cho thí nghiệm. – Bước 5: Chuẩn bị bảng ghi lại kết quả về màu sắc dung dịch và kết quả đo mật độ quang tại bước sóng 565nm (Bảng 4). Bước 6, 7, 8, 9: GV chiếu lại các bước 6, 7, 8, 9 của thí nghiệm 1 và hướng dẫn đánh lại số lọ. – Bước 10: Hãy biểu thị số liệu đo được dưới dạng biểu đồ cột, trong đó, lọ có mật độ quang cao nhất sẽ chứa lượng CO2 ít nhất và ngược lại. – GV yêu cầu HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau: – HS thảo luận và 13
  14. HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS Câu 1: Từ biểu đồ lập được, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa trả lời câu hỏi khối lượng rong với mật độ quang. Khi khối lượng rong tăng thì mật độ quang tăng. Câu 2: Trong các lọ thí nghiệm trên, lọ nào có quá trình sử dụng CO2 diễn ra mạnh nhất, lọ nào diễn ra yếu nhất? Giải thích. Trong các lọ thí nghiệm trên, lọ 16 có quá trình sử dụng CO 2 diễn ra mạnh nhất vì có khối lượng rong lớn nhất, mật độ quang thu được cao nhất. Lọ 14 có quá trình sử dụng CO 2 diễn ra yếu nhất vì có khối lượng rong nhỏ nhất, mật độ quang thu được thấp nhất (không tính lọ đối chứng 13) Câu 3: Theo em, kết luận “Khi tăng khối lượng rong trong các lọ thì cường độ quang hợp sẽ tăng” có đúng không? Vì sao? Không đúng hoàn toàn, ở một khoảng nhất định khi khối lượng rong tăng thì cường độ quang hợp tăng. Tuy nhiên, nếu khối lượng quá cao, mật độ quá dày thì cản trở ánh sáng đến cây nên cường độ quang hợp giảm. – GV nhận xét và tổng kết hoạt động – GV giao nhiệm vụ cho HS: Thảo luận thống nhất chọn 1 trong 4 thí nghiệm, nghiên cứu kĩ các bước khi thực hiện thí nghiệm và chuẩn bị các nguyên vật liệu cho thí nghiệm của nhóm mình. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
39=>0