intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 3+4)

Chia sẻ: Tưởng Tiểu Mễ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 3+4) được biên soạn nhằm giúp học sinh kết hợp được các lò xo để có thể chế tạo được cân mang theo khi đi chợ; phát triển năng lực nhận thức khoa học, giải quyết vấn đề và sử dụng công cụ và phương tiện thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện; trung thực và có trách nhiệm trong quá trình thực hiện để tạo ra sản phẩm. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 1: Cân chính xác (Tiết 3+4)

  1. Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM, lớp 6 CÂN CHÍNH XÁC (4 tiết) (Tiết 3 + 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học này HS: - Nêu được đặc điểm của một số loại cân. - Khảo sát được đặc tính đàn hồi của lò xo và chế tạo được cân lò xo có độ chính xác cao. - Tạo ra được mẫu cân sử dụng trong gia đình. - Kết hợp được đòn bẩy, ròng rọc động với cân để xác định khối lượng của các vật vượt giới hạn đo của cân. - Kết hợp được các lò xo để có thể chế tạo được cân mang theo khi đi chợ. - Phát triển năng lực nhận thức khoa học, giải quyết vấn đề và sử dụng công cụ và phương tiện thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện. - Trung thực và có trách nhiệm trong quá trình thực hiện để tạo ra sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của giáo viên (dùng cho một nhóm HS) - Phiếu học tập của HS - Cảm biến đo độ lớn của lực - Vật liệu làm giá đỡ - Dao cắt - Chất kết dính - Lò xo - Kìm uốn dây 2. Chuẩn bị của HS (dành cho một nhóm) - Sách hoạt động giáo dục STEM lớp 6 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
  2. 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV CỦA HS Hoạt động 7: Tạo mẫu lò xo cho cân Bước 1: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để lựa chọn lò xo chế tạo cân - HS thảo luận nhóm có giới hạn đo đến 100g, độ chia nhỏ nhất 20g, theo các đặc điểm và thực hiện sau: + Để cân được 20g tương ứng với lực có độ lớn 0,196N thì lò xo phải nén hoặc giãn đoạn bằng bao nhiêu xentimét? + Nếu kéo giãn quá dài thì lò xo còn trở về chiều dài ban đầu không? + Để cân được 100g tương ứng với lực có độ lớn 0,98N thì lò xo phải nén hoặc giãn đoạn bằng bao nhiêu xentimét? + Chiều dài lò xo ước tính cần có là:.... Bước 2: Cắt hoặc chọn lò xo và thử nghiệm lò xo Làm tương tự theo các bước từ Bước 1 đến hết Bước 9 trong Hoạt động 5. - HS theo dõi - GV chiếu lại từ Bước 1 đến Bước 9 trong hoạt động 5 để HS theo dõi và thực hiện. Bước 3: Xác định chiều dài ban đầu của lò xo bằng cách dùng một thước kẻ đặt song song với lò xo, gióng mép trên của lò xo ngang bằng vạch số 0 của thước, gióng mép dưới (vòng dưới) của lò xo ngang sang thước kẻ, đọc và ghi chiều dài ban đầu của lò xo. Bước 4: Kéo từ từ dây cho đến khi số chỉ của lực kế trên máy tính hiển thị 0,98 N. Bước 5: Thả từ từ sợi dây chỉ và quan sát xem lò xo có trở về vị trí ban đầu hay không. Cắt hoặc chọn các lò xo khác có chiều dài khác nhau và tiến hành tương tự từ Bước 1 đến Bước 5 rồi hoàn thiện các nội dung trong Bảng 3. Bước 6: Cả nhóm thống nhất lựa chọn một lò xo có chiều dài ban 2
  3. đầu thoả mãn yêu cầu của cân. - GV tổng kết hoạt động, khen các HS có câu trả lời đúng và - HS lắng nghe chuyển sang hoạt động sau. Hoạt động 8: Tạo cân - Bước 1: Tạo cân - HS thảo luận nhóm Thống nhất các yêu cầu của cân dùng trong gia đình. - HS làm phiếu 3 - HS thảo luận nhóm hoàn thiện phiếu 4 - GV phát phiếu học tập cho học sinh: phiếu 3, phiếu 4. - HS thực hiện. - GV hướng dẫn HS hoàn thiện phiếu 3. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm phiếu 4. - GV hướng dẫn học sinh chế tạo cân theo phương án đã chọn hoặc theo gợi ý sau: + Tạo các khớp nối giá đỡ và cấu kiện. + Sau khi chọn được lò xo thì dùng chất kết dính gắn, lắp các chi tiết để thành một cái cân hoàn chỉnh. Bước 2: Chuẩn hoá cân - GV hướng dẫn HS thực hiện thí nghiệm Bố trí treo cân lên giá
  4. (Làm tương tự từ Bước 1 đến Bước 8 ở Hoạt động 5). Khi lò xo ở vị trí tự nhiên (chưa bị biến dạng), kích chuột vào biểu tượng đầu vào cảm biến đang hiển thị giá trị của lực F, chọn “Thiết lập” và chọn “Không”. Đồng thời, một bạn học sinh khác đánh dấu vị trí hiện tại của vạch chỉ thị ứng với 0 (g) trên cân. Kéo dây chỉ để lò xo giãn từ từ cho tới khi giá trị của lực hiển thị trên màn hình máy tính ở trong khoảng 0,20 ± 0,02N thì giữ nguyên tay ở vị trí đó, đánh dấu vị trí hiện tại của vạch chỉ thị trên cân bằng bút mực (vạch này tương ứng với 20g). Tiếp tục kéo dây chỉ để xác định các vạch chia tương ứng với các giá trị F trong Bảng 4. Vạch chia cuối cùng ứng với giá trị hiển thị của lực trên màn hình máy tính là 0,98N và khối lượng là 100g. Sau khi đánh dấu xong, ta ghi số gam tương ứng với mỗi vạch trên cân. Như vậy ta đã xác định xong thang đo cho cân. Bước 3: Thử nghiệm cân Dùng quả nặng chuẩn 50g treo vào cân để thử độ chính xác của cân, nếu cân chỉ đúng vị trí giữa vạch 40g và 60g thì cân được tạo là chính xác, nếu chỉ lệch nhiều so với vị trí đó thì cần hiệu chỉnh lại cân, làm như Bước 2. Bước 4: Hoàn thiện và làm cho cân chắc chắn - HS lắng nghe - GV nhận xét, đánh giá và tổng kết hoạt động TIẾT 4 Hoạt động 9: Giải pháp khoa học và sáng tạo 4
  5. - GV kể câu chuyện về Trạng Lường Lương Thế Vinh và đặt ra - HS theo dõi nhiệm vụ cho HS. Nhiệm vụ 1: Làm thế nào mà khi đó không có cần cẩu, không có cân lớn nhưng Lương Thế Vinh vẫn cân được con voi khiến sứ thần nhà Minh phải thán phục? - HS thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm - HS trả lời - GV mời đại diện nhóm trả lời - GV giải thích cách cân của Trạng Lường: - HS theo dõi Ông sai lính dắt voi xuống thuyền. Do voi nặng nên thuyền lún sâu xuống nước. Lương Thế Vinh cho lính đánh dấu mép nước bên thuyền rồi dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh xếp đá xuống thuyền cho tới khi thuyền chìm tới đúng dấu cũ thì dừng lại. Sau đó, ông cân chỗ đá đó, đồng thời cho mời sứ thần nhà Thanh ra xem “CÂN VOI". Nhiệm vụ 2: Hãy thiết kế và thực hiện các phương án sử dụng - HS thực hiện cân vừa chế tạo để cân một vật rắn không thấm nước có khối nhiệm vụ lượng khoảng 150g đến 200g? - GV gợi ý cho HS: dùng nguyên lí ròng rọc, đòn bẩy - HS lắng nghe - GV nhận xét, tổng kết hoạt động Hoạt động 10: Trình bày và báo cáo kết quả - GV yêu cầu các nhóm thống nhất hình thức và nội dung báo cáo - HS thảo luận nhóm trên giấy A4, trên máy tính hoặc biểu diễn trực tiếp lựa chọn phương án - GV mời đại diện nhóm lên trình bày: trình bày Trình bày phương án thiết kế và kết quả thực hiện khảo sát độ - HS trình bày biến dạng của lò xo theo lực tác dụng. phương án của - GV mời HS nhận xét, góp ý, bổ sung cho nhóm bạn. nhóm. - GV mời đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm, trình bày - HS nhận xét, góp ý các kết quả mới thu được và các khó khăn gặp phải, GV mời đại diện nhóm trình bày kế hoạch thực hiện sau nhiệm vụ 1 và nhiệm vụ 2 như thế nào? - GV mời HS nhận xét, góp ý cho nhóm bạn Hoạt động 11: Mở rộng Kết hợp các lò xo để chế tạo cân có giới hạn đo 1kg có thể mang theo khi đi chợ.
  6. - GV yêu cầu khi chế tạo cân cần lưu ý: - HS theo dõi  Có độ chia nhỏ nhất đến 50g.  Dễ sử dụng và dễ bảo quản.  Có thể sử dụng được trong điều kiện trời mưa.  Có thể cân được các loại như hoa quả, thịt, rau,… - GV mời các nhóm thảo luận - Các nhóm thảo - GV mời đại diện nhóm lên trình bày phương án của nhóm. luận - GV mời các nhóm khác góp ý, bổ sung cho nhóm bạn. - Các nhóm góp ý - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. - HS theo dõi Hoạt động 12: KẾT LUẬN - GV nhận xét, đánh giá tổng kết về tiết học. GV giao nhiệm vụ cho HS: - HS tiếp tục nghiên cứu và chế tạo cân có giới hạn đo 1 kg để có thể mang đi chợ. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
34=>1