intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 3+4)

Chia sẻ: Tưởng Tiểu Mễ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 3+4) được biên soạn nhằm giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện; bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực thông qua các hoạt động nhóm để tạo ra sản phẩm. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM lớp 6 - Chủ đề 4: Chất tạo màu tự nhiên (Tiết 3+4)

  1. Kế hoạch bài dạy Hoạt động giáo dục STEM, lớp 6 CHẤT TẠO MÀU TỰ NHIÊN (4 tiết) (Tiết 3 + 4) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT: Sau bài học này học sinh: - Tạo được các màu phụ gia từ một số loại thực vật. - Làm được bánh trôi ngũ sắc. - Khảo sát và giải thích được thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình luộc bánh trôi. - Phát triển năng lực nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường xung quanh thông qua các hoạt động quan sát, tìm tòi, thực hiện. - Bồi dưỡng phẩm chất nhân ái, trung thực thông qua các hoạt động nhóm để tạo ra sản phẩm. II. ĐỒ DÙNG HỌC TẬP 1. Chuẩn bị của giáo viên - Phiếu học tập cho học sinh - 01 đèn cồn - 01 cốc thuỷ tinh dung tích 500ml - 01 bộ chuyển đổ Eurolab - 01 cảm biến đo nhiệt - 01 máy tính có cài phần mềm Coach 7 2. Chuẩn bị của học sinh (dành cho một nhóm) - 500 g bột nếp - 01 bát to - 1 đôi đũa thuỷ tinh - 1 cốc 500 ml đựng nước
  2. - 1 đĩa đựng bánh - Bột nghệ khô: 1 g - Bột gấc khô: 1 g - Bắp cải tím: 1 kg. - Hoa đậu biếc: 1 g hoa khô. - Lá nếp: 500 g lá tươi. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. Ổn định tổ chức: 1 phút 2. Các hoạt động dạy học chủ yếu HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS Hoạt động 4: Thực hiện quy trình chế biến – GV yêu cầu các nhóm tiến hành làm – Các nhóm tiến hành làm bánh trôi. bánh trôi theo phương án đã đề ra. (GV - Cho khoảng 500 g bột nếp vào – HS thực hiện. bát to. - Đổ từ từ nước sạch vào, vừa đổ vừa dùng đũa thuỷ tinh khuấy. - Nhào đến khi bột mịn, dẻo, không dính tay là được. - Lưu ý nên để bột hơi khô để khi hoà với màu là vừa đủ ẩm. Bước 2: Tạo màu từ các nguyên liệu tự – HS thực hiện. nhiên - Thực hiện các bước tạo màu tự nhiên từ thực vật như một số cách tạo màu đã học ở tiết trước. - Chia nhỏ lượng bột đã chuẩn bị thành 5 phần. - Trộn màu vào bột để tạo màu sắc – HS thực hiện. bánh theo ý thích. - Điều chỉnh bột bằng cách thêm nước hoặc bột nếu sau khi trộn bột bị quá khô hoặc quá ướt. Bước 3: Nặn bánh: - Chia bột thành nhiều viên nhỏ, 2
  3. nặn thành hình tròn. - Mỗi viên bột cho một viên – HS thực hiện luộc bánh và theo dõi đường vào giữa và vê tròn. nhiệt độ trong quá trình luộc. - Chỉ nên vê một vòng để tránh bánh bị nhão khi luộc. Bước 4: Luộc bánh và theo dõi nhiệt độ bằng cảm biến nhiệt độ. – HS thực hiện theo yêu cầu. - GV hướng dẫn HS kết nối cảm biến đo nhiệt độ với bộ chuyển – HS thực hiện đo nhiệt độ nước theo đổi EuroLab, sau đó kết nối bộ từng bước. chuyển đổi với máy tính và bật phần mềm Coach 7 (như Hình 5, trang 65 sách HĐGD STEM 6). - GV yêu cầu HS mở file hoạt động “Làm bánh trôi ngũ sắc.cma7” trên máy tính, trên màn hình xuất hiện đồ thị theo dõi nhiệt độ phụ thuộc vào thời gian. - Đặt đầu đo của cảm biến đo nhiệt độ vào trong cốc nước, quan sát thấy giá trị nhiệt độ mà đầu đo của cảm biến đo được. - Khi nhiệt độ hiển thị 90oC thì bắt đầu phép đo nhiệt độ. - Thả các viên bánh trôi đã nặn vào cốc và ghi lại giá trị nhiệt độ. - Theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ và thời gian từ lúc thả bánh đến khi bánh chín trên đồ thị. - Vớt bánh đã chín rồi ghi lại nhiệt độ và thời gian tại thời điểm đó. Bước 5: Trình bày bánh ra đĩa và rắc vừng lên trên. – GV quan sát, hỗ trợ nếu các nhóm gặp khó khăn trong quá trình làm bánh. – Các nhóm hoàn thành sản phẩm của mình. – GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
  4. Hoạt động 5: Thực hiện tìm tòi khám phá – GV yêu cầu HS dựa vào quan sát – HS hoàn thành phiếu học tập số 2. trong quá trình làm bánh và những kiến thức đã biết, thảo luận và hoàn thành phiếu học tập số 2, trang 67, sách – HS trình bày phiếu học tập số 2. HĐGD STEM lớp 6. – GV mời HS lên trình bày kết quả phiếu số 2 bằng cách trả lời các câu hỏi: – HS trả lời. – Màu sắc của bánh trôi: Câu 1: Em đã sử dụng màu sắc từ những nguyên liệu gì? Nêu cách chế biến từng loại nhiên liệu đó và cách tạo ra từng màu sắc. – HS trả lời. (Gợi ý: màu xanh của lá dứa, màu vàng bột nghệ, màu đỏ từ gấc,... cách chế biến để tạo ra từng màu sắc xem trong tiết học trước) – HS trả lời. Câu 2: Em hãy kể tên những nguyên liệu tự nhiên có khả năng tạo màu mà em biết và màu sắc tương ứng mà chúng tạo nên. (Gợi ý: Bột khoai lang tím tạo ra màu tím, bột lá gai tạo ra màu đen, bột nghệ tạo ra màu vàng,...) Câu 3: Theo em, trong thực tế, màu sắc của các loại bánh kẹo, nước ngọt, … có nguồn gốc từ đâu? Chúng có ảnh – HS trả lời. hưởng đến sức khoẻ của người sử dụng như thế nào (Gợi ý: – Màu sắc của các loại bánh kẹo, nước ngọt được tạo nên từ chất tạo màu công nghiệp. Chất tạo màu trong công nghiệp có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ người dùng: ốm đau, bệnh tật, dị – HS trả lời. dạng,.. – GV mời HS tiếp theo lên trình bày thành phần của bánh trôi. Câu 4: Khi chạm vào bánh trôi đã được nấu chín, em nhận thấy chúng có 4
  5. tính chất gì khác với bột nếp lúc còn sống. – HS trả lời. (Gợi ý: Khi chạm vào bánh đã nấu chín em thấy chúng mềm dẻo so với bột nếp lúc còn sống, bột từ màu trắng chuyển sang màu trắng trong.) Câu 5: Tại sao lúc đầu bánh chìm, sau – HS phác thảo dạng đồ thị biểu diễn đó bánh lại nổi? sự thay đổi nhiệt độ của nước luộc (Gợi ý: Lúc đầu, khi viên tròn, thể tích bằng cách ghi lại nhiệt độ khi theo dõi của bánh nhỏ, khối lượng riêng của bằng cảm biến nhiệt độ. bánh trôi lớn hơn nước nên bánh chìm. Dưới tác động của nhiệt độ, lớp vỏ bánh nóng lên, nở ra, thể tích của bánh – HS căn cứ vào dạng đồ thị đã phác tăng lên, khối lượng riêng cả bánh lúc thảo được để trả lời câu hỏi 8. này nhỏ hơn khối lượng riêng của nước. Vì vậy bánh bắt đầu nổi lên.) Câu 6: Nếu thả bánh vào từ lúc nước lạnh thì sao? (Gợi ý: Bột sẽ tan vào nước.) Nhận xét: Sự thay đổi nhiệt độ của nước luộc GV mời một HS khác lên trình bày kết quả phần 3 của phiếu học tập. Câu 7: Phác thảo loại dạng đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước luộc theo thời gian. Từ trước khi thả bánh – HS theo dõi. vào cho đến khi bánh chín. - Yêu cầu đánh dấu rõ trên đồ thị thời điểm thả bánh vào luộc và thời điểm bánh chín. Câu 8: Từ đồ thị hãy cho biết: - Nhiệt độ của nước thay đổi như thế nào khi chưa thả bánh? - Nhận xét về sự thay đổi của nước khi nước đã sôi. - Nhiệt độ của nước thay đổi như thế nào khi thả bánh vào cốc? - Sau khi thả bánh vào cốc, mất khoảng bao lâu để nước sôi lại?
  6. - Sau khi nước sôi trở lại, mất khoảng bao lâu nữa thì bánh chín? - Như vậy, để làm chín bánh cần luộc bánh bằng nước sôi trong thời gian tối thiểu là bao nhiêu? - Kết quả về thời gian của nhóm em giống hay khác với kết quả nhóm khác? - Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau này. GV nhận xét, đánh giá kết quả tìm tòi khám phá của HS: đạt được những gì, mức độ, thiếu sót, khắc phục? GV giao nhiệm vụ về nhà Các nhóm tiếp tục hoàn thiện phiếu học tập số 2. Vận dụng kiến thức đã học nghiên cứu, tìm hiểu cách tạo màu từ những loại thực phẩm khác để sử dụng trong nấu ăn. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2