GIÁO ÁN HÓA HỌC 9
CHƯƠNG CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ
BÀI LUYỆN TẬP TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Hs ôn tập lại các tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, axit.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng làm các bài tập hóa học.
3. Thái độ: Hs tích cực trong học tập, có tinh thần tập thể trong sinh hoạt nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phiếu học tập.
2. Học sinh: Ôn tập lại các tính chất của oxit axit, oxit bazơ, axit.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số, vệ sinh lớp học.
2. Bài cũ: Không kiểm tra.
3. Bài mới:
TG
|
Hoạt động của HS
|
Hoạt động của GV
|
Nội dung
|
15’
|
Hoạt động 1: I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
|
|
- Thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả:
1. Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
2. SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O
3. SO2 + 2Na2O → Na2SO3
4. K2O + H2O → 2KOH
5. SO3 + H2O → H2SO4
- Nghe giảng.
-Hs thảo luận nhóm hoàn thàn phiếu học tập số 2.
- Báo cáo kết quả và lên bảng viết PTHH
1. Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2
2. CaO + 2HCl → 2CaCl2 + H2O
3. HNO3 + NaOH → NaNO3 + H2O
- H2SO4 có những tính chất riêng: tác dụng với nhiều kim loại không giải phóng khí hiđro, có tính háo nước.
- Nghe giảng và ghi nhớ.
|
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 1
-Gv mời đại diện nhóm báo cáo kết quả và lên bảng viết các PTHH, các Hs khác làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập số 2.
-Gv mời đại diện nhóm báo cáo kết quả và lên bảng viết các PTHH, các Hs khác làm vào vở.
- Yêu cầu Hs nhắc lại điều lưu ý đối với axit H2SO4 đặc.
- Nhận xét, bố sung.
|
1.Tính chất hóa học của oxit:
2. Tính chất hóa học của axit:
|
28’
|
Hoạt động 2: II. BÀI TẬP:
|
|
-Hs làm bài tập.
Bài tập 1
a. Các chất tác dụng với nước:
SO2 + H2O → H2SO3
CO2 + H2O → H2CO3
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
b. Các chất tác dụng với HCl:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c. Các chất tác dụng với natri hiđroxit:
SO2 + NaOH → Na2SO3 + H2O
CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
- Nghe giảng.
Bài tập 2:
Số mol của HCl: nHCl = 3.0,05 = 0,15 mol
a) PTHH:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
b) Theo PTHH:
=> HCl dư.
Theo PTHH:
số mol H2 = số mol Mg = 0,05 mol
=>
c)
số mol HCl dư = 0,15 – 0,01 = 0,05 mol
=>
|
- Yêu cầu Hs làm bài tập:
Bài tập 1: Cho các chất sau: SO2; CuO; Na2O; CaO; CO2. Hãy cho biết những chất nào tác dụng được với:
a) Nước?
b) Axit clohiđric?
c) Natri hiđroxit?
Viết các PTHH.
- Gọi 3 Hs lên bảng làm từng câu, các Hs khác làm vào vở.
- Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 2: Hòa tan 1,2gam Mg bằng 50 ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính thể tích khí thoát ra (ở đktc)
c) Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch sau phản ứng (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
-Gv mời 1 Hs lên bảng làm, các Hs khác làm vào vở.
|
- Hoàn thành bài tập vào vở.
- Hoàn thành bài tập vào vở.
|
2’
|
Hoạt động 3: CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
|
|
- Ghi nhớ.
|
-Gv dặn Hs về nhà ôn tập lại những nội dung chính, làm bài tập 2,3,4,5 SGK/21
|
|
Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 9 Bài 5: Luyện tập tính chất hóa học của oxit và axit. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.
Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:
>> tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 6: Thực hành tính chất hóa học của oxit và axit để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo.
Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!