I. Các kiến thức cần nhớ
Hoạt động 1:
GV: Nêu lại các phương pháp và nguyên tắc điều chế các kim loại?
GV: Nêu các dạng ăn mòn kim loại và các phương pháp bảo vệ kim loại
II. Bài tập
Hoạt động 2
GV: Gọi học sinh lên bảng chữa các bài tập ở SGK
Rút nhận xét và cho điểm.
Hoạt động 3: Giáo viên cho thêm bài tập
Câu 1. Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là
A. 3,92 gam B. 1,96 gam C. 3,52 gam D. 5,88 gam
Câu2. Cho 6,45 gam hỗn hợp hai kim loại A và B (đều có hoá trị II ) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau khi phản ứng xong thu được 1,12 lít khí ở đktc và 3,2 gam chất rắn. Lượng chất rắn này tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 0,5M. Hai kim loại A và B là :
A. Mg , Cu B. Cu , Zn
C. Ca , Cu D. Cu , Ba
Câu 2 Cho 2,23 gam hỗn hợp hai kim loại A, B tác dụng với dung dịch HCl dư, giải phóng 0,56 lít khí H2 (đktc). Phần chất rắn còn lại có khối lượng 1,08 gam cho tác dụng với dung dịch HNO3 đặc nóng thu được 0,224 lít khí duy nhất (đktc) . Hai kim loại A và B là :
A. Na, Cu B. Mg , Cu
C. Na , Ag D. Ca , Ag
Câu 3 Nung nóng 1,6 gam kim loại X trong không khí tới phản ứng hoàn toàn thu được 2 gam oxit.Cho 2,8 gam kim loại Y tác dụng với clo thu được 8,125 gam muối clorua. Hai kim loại X và Y là :
A. Cu , Mg B. Cu , Zn
C. Cu , Na D. Cu, Fe
Câu 4 Hoà tan hết 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg trong dung dịch HCl, thu được V lít khí H2 (ở O0C và 2 atm) đồng thời dung dịch sau phản ứng có khối lượng tăng thêm 7 gam.
- Giá trị của V là :
A. 2,24 lít B. 3,36 lít
C. 4,48 lít D. 6,72 lít
2. Khối lượng 2 kim loại Al và Mg lần lượt là :
A. 5,4 và 2,4 gam B. 6,6 và 1,2 gam
C. 5, 2 và 2,6 gam D. 6,2 và 1,6 gam
Câu 5 Hoà tan hết 10,4 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng 400 gam dung dịch HCl 7,3% thu được 6,72 lít H2(đktc).Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng là :
A. 2,23 % ; 3,2 % ; 4,46 %
B. 4,64 % ; 3,1 % ; 1,78 %
C. 3,12 % ; 5,13% ; 4,45 %
D. 3,1% ; 4,46 % ; 2,13 %
|
HS: Nêu lại các phương pháp
HS: Nêu lại các dạng ăn mòn và các phương pháp bảo vệ kim loiaj khỏi sự ăn mòn
HS làm bài tâp : 1,2,3,4,5 ở SGK
HS; Giả các bài tập sau dó lên chữa bài tập
|