Giáo án Hóa học 12 bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu của polime
lượt xem 86
download
Bộ sưu tập giáo án Hóa học 12 bài 16 bao gồm các bài Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu của polime là tài liệu tham khảo giúp học sinh biết củng cố những tính chất đặc trưng của protein và vật liệu polime. Tiến hành một số thí nghiệm, biết sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành thành công một số thí nghiệm về tính chất của polime và vật liệu polime thường gặp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Hóa học 12 bài 16: Thực hành Một số tính chất của protein và vật liệu của polime
- HÓA HỌC 12 CƠ BẢN BÀI 16 : THỰC HÀNH : MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Củng cố những tính chất đặc trưng của protein và vật liệu polime. - Tiến hành một số thí nghiệm. + Sự đông tụ của protein khi đun nóng. +Phản ứng màu của protein (phản ứng biure). + Tính chất của PE, PVC, sợi len, sợi xenluloz ơ khi đun nóng (tính ch ất c ủa một vài vật liẹu polime khi đun nóng). + Phản ứng của PE, PVC, sợi len, sợi xenluloz ơ với ki ềm (ph ản ứng c ủa v ật liệu polime với kiềm). 2. Kĩ năng: Sử dụng dụng cụ, hoá chất để tiến hành thành công một s ố thí nghiệm về tính chất của polime và vật liệu polime thường gặp. 3. Thái độ: Biết được tính chất của polime để bảo vệ các vật liệu polime trong cuộc sống. II. CHUẨN BỊ: 1. Dụng cụ: Ống nghiệm, ống nhỏ giọt, đèn cồn, kẹp gỗ, giá để ống nghiệm, kẹp sắt (hoặc panh sắt). 2. Hoá chất: Dung dịch protein (lòng trắng trứng) 10%, dung dịch NaOH 30%, CuSO4 2%, AgNO3 1%, HNO3 20%, mẫu nhỏ PVC, PE, sợi len, sợi xenlulozơ (hoặc sợi bông). Dụng cụ, hoá chất đủ cho HS thực hi ện thí nghi ệm theo nhóm hoặc cá nhân. III. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề + đàm thoại + hoạt động nhóm. IV. TIẾN TRÌNH BÀY DẠY:
- HÓA HỌC 12 CƠ BẢN 1. Ổn định lớp: Chào hỏi, kiểm diện. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1 : Công việc đầu buổi thực hành. GV: Nêu mục tiêu, yêu cầu, nhấn mạnh những lưu ý trong buổi thực hành, nhấn mạnh yêu cầu an toàn trong khi làm thí nghiệm với dd axit, dd xút. - Ôn tập một số kiến thức cơ bản về protein và polime. - Hướng dẫn một số thao tác như dùng kẹp sắt (hoặc panh sắt) kẹp các mẫu PE, PVC, sợi tơ gần ngọn lửa đèn cồn, quan sát hiện tượng. Sau đó mới đốt các vật liệu trên để quan sát. HS: Theo dõi, lắng nghe. Hoạt động 2 : Thí nghiệm 1: Thí nghiệm 1: Sự đông tụ của protein khi HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn đun nóng : của SGK. - Hiện tượng : lòng trắng trứng đông tụ lại GV: Quan sát, hướng dẫn HS thực hiện và có màu trắng. thí nghiệm, quan sát sự đông tụ của protein - Nhận xét : protein tan trong nước tạo thành khi đun nóng. dd keo và đông tụ lại khi đun nóng. Hoạt động 3 : Thí nghiệm 2: Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure : HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn - Hiện tượng : Xuất hiện màu tím đặc của SGK. trưng. GV: Hướng dẫn HS giải thích. - Nhận xét : Cu(OH)2 ( tạo ra từ CuSO4 và Cu(OH)2 tạo thành theo phản ứng: NaOH ) đã pứ với nhóm peptit (-CO-NH-) CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4 cho sản phẩm màu tím. Có phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit −CO−NH− tạo sản phẩm màu tím. Hoạt động 4 : Thí nghiệm 3: Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật HS: Tiến hành thí nghiệm với từng vật liệu polime khi đun nóng : liệu polime. - Hiện tượng : - Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn: PE, + mẫu PE : bị chảy ra thành chất lỏng → PVC, sợi xenlulozơ. cháy cho khí không mùi, khói đen.
- HÓA HỌC 12 CƠ BẢN - Đốt các vật liệu trên ngọn lửa. + mẫu PVC : bị chảy ra, trước khi cháy Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích. cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc. GV: Theo dõi, hướng dẫn HS quan sát để + XLL : cháy mạnh, khí thoát ra không có phân biệt hiện tượng khi hơ nóng các vật mùi. liệu gần ngọn lửa đèn cồn và khi đốt cháy - Giải thích : các vật liệu đó. Từ đó có nhận xét chính xác về các hiện tượng xảy ra. + mẫu PE : cháy cho khí không mùi vì chỉ tạo ra CO2 và H2O : (C2H4)n + 3nO2 t → 2nCO2 + 2nH2O 0 + mẫu PVC : cháy tạo khí có mùi như : 5n (C2H3Cl)n + O2 t → 2nCO2 + nH2O + 0 2 nHCl + XLL : là cacbohidrat nên cháy mạnh cho khí CO2 và H2O nên không có mùi : (C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 0 t 5nH2O Hoạt động 5: Thí nghiệm 4: Thí nghiệm 4: Phản ứng của một vài vật HS: Tiến hành thí nghiệm như hướng dẫn liệu polime với kiềm. của SGK. - Hiện tượng : GV: Hướng dẫn HS thực hiện các thí + ống 1' : không có hiện tượng. nghiệm. + ống 2' : xuất hiện kết tủa trắng. + ống 3' : xuất hiện màu tím đặc trưng. + ống 4' : không có hiện tượng. - Nhận xét : + ống 2' : có pứ : (C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n + nNaCl NaOHdư + HNO3 → NaNO3 + H2O NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3 + ống 3' : protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit, ... có pứ màu với Cu(OH)2 Công việc sau buổi thực hành : GV: Nhận xét, đánh giá về tiết thực hành.
- HÓA HỌC 12 CƠ BẢN HS: Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN. Viết tường trình theo mẫu sau. Viết bản tường trình thí nghiệm 3, 4 theo mẫu sau: Hiện tượng quan sát được từ thí nghiệm với vật liệu Thí nghiệm PE (1) PVC (2) Sợi len (3) Sợi xenlulozơ (4) Hơ nóng gần ngọn lửa đèn cồn Đốt vật liệu trên ngọn lửa đèn cồn Dung dịch 1’, 2’ tác dụng với dd AgNO3 Dung dịch 3’, 4’ tác dụng với dd CuSO4 Dặn dò : Tiết sau kiểm tra viết. V. RÚT KINH NGHIỆM: ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Hóa học 12 bài 8: Thực hành Điều chế tính chất hóa học của este và cacbonhiđrat
4 p | 1532 | 72
-
Giáo án Hóa học 12 bài 14: Vật liệu về polime
9 p | 869 | 55
-
Giáo án Hóa học 12 bài 9: Amin
10 p | 623 | 49
-
Giáo án Hóa học 12 bài 13: Đại cương về polime (Chương trình cơ bản)
8 p | 588 | 47
-
Giáo án Hóa học 12 bài 20: Sự ăn mòn kim loại
7 p | 479 | 44
-
Giáo án Hóa học 12 bài 11: Peptit và protein (Chương trình cơ bản)
9 p | 650 | 44
-
Giáo án Hóa học 12 bài 6: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ
12 p | 914 | 39
-
Giáo án Hóa học 12 bài 10: Amino axit (Chương trình cơ bản)
6 p | 453 | 38
-
Giáo án Hóa học 12 bài 5: Glucozơ (Chương trình cở bản)
7 p | 571 | 36
-
Giáo án Hóa học 12 bài 21: Điều chế kim loại (Chương trình cơ bản)
5 p | 497 | 30
-
Giáo án Hóa học 12 bài 7: Luyện tập - cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (Chương trình cơ bản)
7 p | 384 | 20
-
Giáo án Hóa học 12 bài 12: Luyện tập: Cấu tạo và tính chất của amin, amino axit và protein (Chương trình cơ bản)
6 p | 342 | 14
-
Giáo án Hóa học 12 bài 23: Luyện tập điều chế kim loại và sự ăn mòn kim loại
9 p | 268 | 14
-
Giáo án Hóa học 12 bài 22: Luyện tập Tính chất của kim loại (Chương trình cơ bản)
4 p | 285 | 14
-
Giáo án Hóa học 12 – Bài 18: Tính chất của kim loại
11 p | 144 | 5
-
Giáo án Hóa học 12 – Bài 11: Amin
7 p | 106 | 1
-
Giáo án Hóa học 12 - Bài 18: Sự ăn mòn kim loại
5 p | 72 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn