intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 12 bài 6: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ

Chia sẻ: Đoàn Trung Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

918
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua bộ sưu tập giáo án Hóa học 12 bài Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ giáo viên giúp học sinh hiểu được công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị , độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ (thủy phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp. Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, độ tan) của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 12 bài 6: Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

CHƯƠNG CACBOHIĐRAT

BÀI SACCAROZƠ, TINH BỘT VÀ GLUCOZƠ

1. Kiến thức

          HS biết:

* Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ (thủy phân trong môi trường axit), qui trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong CN.

* Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, độ tan) của tinh bột, xenlulozơ.

* Tính chất hóa học của tinh bột, xenlulo: tính chất chung

          HS hiểu:

* Tính chất hóa học của saccaozơ (phản ứng của ancol đa chức, thủy hân trong môi trường axit).

* Tính chất hóa học của mantozơ (tính chất của poliol, tính khưt tương tự glocozơ, thủy phân trong môi trường axit tạo glucozơ)

* Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ (Tính chất chung: phản ứng thủy phân. Tính chất riêng: phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với nước Svayde và axit HNO3).

          2. Kĩ năng 

* Quan sát mẫu vật, mô hình phân tử, làm thí nghiệm, rút nhận xét,

* Viết các pthh minh họa cho tính chất của chất.

* Phân biệt các dd: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng pphh.

* Giải được các bài tập: Tính khối lượng glucozơ thu được từ các phản ứng thủy phân và bài tập khác có nội dung liên quan.

          3. Tình cảm, thái độ

 Vai trò quan trọng của saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ trong đời sống và sản xuất từ đó tạo hứng thú cho HS muốn nghiên cứu, tìm tòi về hợp chất cacbohiđrat.

·Chuẩn bị

          GV:

          - Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, đũa thủy tinh, đèn cồn, thìa, ống nhỏ giọt, ống nghiệm nhỏ.

          - Hóa chất: saccarozơ, tinh bột, bông nõn các dd: AgNO3, NH3, CuSO4, NaOH, HNO3, H2SO4, dd I2, khí CO2.

          - Mô hình, hình vẽ, tranh ảnh liên quan đến bài học.

Thiết kế bài lên lớp

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

HĐ vào bài

Saccarozơ là một đissaccarit rất quen thuộc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn cấu trúc phân tử, tính chất vật lí, hóa học cũng như ứng dụng và cách sản xuất trong CN.

HĐ 1

GV: Cho HS quan sát đường kính trắng và tìm hiểu SGK để rýt ra nhận xét về tính chất vật lí của Sc?

HS: Sc là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185oC.

GV gọi 1 HS đọc phần trạng thái tự nhiên của Sc ở trang  SGK.

HĐ 2

GV

- Hướng dẫn HS tìm hiểu SGK

- Để xác định CTCT của Sc người ta đã phải tiến hành các TN nào? Phân tích các kết quả TN, rút kết luận về cấu tạo phân tử của  Sc.

HS:

-DD Sc hòa tan Cu(OH)2 thành dd màu xanh lam → phân tử Sc có những nhóm OH liền kề nhau.

- DD Sc không có phản ứng tráng bạc → phân tử Sc không có nhóm CHO.

- Đun nóng dd Sc có mặt axit vô cơ làm xt được dd Gl và Fr.

GV ghi nhận ý kiến của HS và bổ sung: Phân tử Sc có gốc a-glucozơ và gốc b-fructozơ qua cầu nối oxi C1-O-C2 (thuộc loại lk glicozit)

GV hướng dẫn HS cách viết CTCT của Sc từ phân tử a-glucozơ và b-fructozơ, lưu ý cách đánh số tt nguyên tử C trong vòng.

KL

- Phân tử Sc gồm một gốc a-glucozơ và một gốc b-fructozơ liên kết qua cầu nối oxi C1-O-C2

- Phân tử Sc chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng (nhóm hemiaxetal đã bị khóa)

 HĐ 3

GV: Từ cấu tạo của phân tử Sc hãy nhận xét tính chất hóa học của Sc.

HS:

- Có tính chất của một poliancol.

- Không có tính chất của anđehit.

- Có phản ứng thủy phân.

GV:

- Làm TN biểu diễn pư của dd Sc và Cu(OH)2.

- HS nêu hiện tượng, giải thích và viết pthh dưới dạng phân tử.

HS

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

HĐ 4

GV: nêu vấn đề: Thực tế, các xí nghiệp tráng gương đã dùng nguyên liệu Sc là chất khử trong phản ứng tráng bạc. Hãy giải thích và biểu diễn các quá trình hóa học xảy ra dưới dạng sơ đồ. Viết pthh của phản ứng thủy phân Sc

HS

GV:

- Ghi nhận ý kiến của HS

- giải thích việc chọn Sc làm nguyên liệu cho phản ứng tráng gương

- lưu ý

+ DD sau thủy phân phải được trung hòa bằng NaHCO3.

+ Trong môi trường kiềm Fr chuyển thành Gl

HĐ 5

HS nghiên cứu SGK và cho biết ứng dụng của Sc.

HS theo dõi sơ đồ và nêu các giai đoạn chính của quá trình sản xuất Sc từ mía.

GV đánh giá trả lời của HS và bổ sung: Quá trình sản xuất đường saccarozơ gồm nhiều giai đoạn. Các yêu cầu kĩ thuật đặt ra: loại bỏ tạp chất, khử màu, tận dụng sản phẩm, đạt hiệu suất cao.

HĐ 6

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK

- Cấu tạo hóa học của mantozơ.

- So sánh cấu tạo của phân tử saccarozơ và mantozơ?

- Dự đoán tính chất hóa học của mantozơ.

- Giải thích tính khử của mantozơ.

GV ghi nhận ý kiến của HS, bổ sung, kết luận.

*Phân tử gồm hai gốc a-glucozơ liên kết qua cầu nối oxi µ-C1-O-C2 (lk µ-1,4-glicozit).

*Mantozơ có các tính chất

- Tính chất của poliol.

- Tính khử tương tự glucozơ.

- Bị thủy phân khi có xt H+ hoặc enzim tạo 2 phân tử glicozơ.

 

 

A. Saccarozơ

I. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên

Sc là chất kết tinh, không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước, nóng chảy ở 185oC.

Là thành phần chủ yếu của đường mía, đường củ cải, đường thốt nốt.

 

 

 

 

 

 

II. Cấu trúc phân tử

CTPT C12H22O11.

- Phân tử Sc gồm một gốc a-glucozơ và một gốc b-fructozơ liên kết qua cầu nối oxi C1-O-C2

 

- Phân tử Sc chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng (nhóm hemiaxetal đã bị khóa)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Tính chất hóa học

Saccarozơ:

- Có tính chất của một poliancol.

- Không có tính chất của anđehit.

- Có phản ứng thủy phân.

1. Phản ứng với Cu(OH)2

dd Sc + Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam

2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O

 

2. Phản ứng thủy phân

* Sc bị thủy phân trong dd axit khi đun nóng tạo Gl và Fr

C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

IV. Ứng dụng và sản xuất đường saccarozơ

1. Ứng dụng SGK

2. Sản xuất đường saccarozơ

Gồm 5 giai đoạn chính

Các yêu cầu kĩ thuật đặt ra: loại bỏ tạp chất, khử màu, tận dụng sản phẩm, đạt hiệu suất cao.

V. Đồng phân của saccarozơ: Mantozơ

* Là đồng phân quan trọng nhất

* Ở dạng tinh thể phân tử gồm hai gốc a-glucozơ liên kết qua cầu nối oxi -C1-O-C2 (lk -1,4-glicozit)

Trong dd có thể mở vòng tạo nhóm CHO

* Mantozơ có các tính chất

- Tính chất của poliancol.

- Tính khử tương tự glucozơ.

- Bị thủy phân khi có xt H+ hoặc enzim tạo 2 phân tử glicozơ.

* Điều chế mantozơ: thủy phân tinh bột nhờ enzim amilaza

2(C6H10O5)n + nH2O → nC12H22O11 

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 12 Bài 6: Saccarozơ, tinh bột và Xenlulozơ. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 7: Luyện tập cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2