intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Hóa học 12 bài 7: Luyện tập - cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (Chương trình cơ bản)

Chia sẻ: Đoàn Trung Dũng | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

387
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ sưu tập giáo án Hóa học 12 bài Luyện tập - cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat là gồm các tài liệu hữu ích cho giáo viên và học sinh, giúp học sinh hiểu được cấu tạo của các loại cacbohiđrat điển hình. Các tính chất hoá học đặc trưng của các loại cacbohiđrat và mốt quan hệ giữa các loại hợp chất đó. Rèn luyện cho HS phương pháp tư duy trừu tượng, từ cấu tạo phức tạp của các loại cacbohiđrat, đặc biệt là các nhóm chức suy ra tính chất hoá học thông qua giải các bài tập luyện tập.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Hóa học 12 bài 7: Luyện tập - cấu tạo và tính chất của cacbohiđrat (Chương trình cơ bản)

GIÁO ÁN HÓA HỌC 12

CHƯƠNG CACBOHIĐRAT

BÀI LUYỆN TẬP CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT CỦA CACBOHIĐRAT

1. Kiến thức

          * Củng cố kiến thức về đặc điểm cấu trúc phân tử của các hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu.

          * Củng cố kiến thức về mối liên quan giữa cấu trúc phân từ và tính chất hóa học của các hợp chất cacbohiđrat tiêu biểu.

          * Củng cố kiến thức về mối liên hệ giữa các hợp chất cacbohiđrat trên.

2. Kĩ năng

          * Lập bảng tổng kết chương.

          * Giải các bài toán về các hợp chất cacbohiđrat.

Chuẩn bị

          GV: bảng tổng kết

          HS:

          - Làm bảng tổng kết chương.

          - Chuẩn bị các bài tập trong SGK và SBT.

PPDH

          - Đàm thoại, gợi mở.

          - Hoạt động theo nhóm.

Thiết kế bài lên lớp

* GV gọi 3 HS lên bảng viết cấu trúc phân tử và cho biết đặc điểm cấu tạo của các monosaccarit, đisaccarit và polisaccarit. So sánh đặc điểm cấu tạo của glucozơ và fructozơ; tinh bột và xenlulozơ.

* GV sửa chữa, bổ sung, ghi vào bảng tổng kết và nhấn mạnh những điểm cần chú ý về cấu trúc phân tử của các cacbohiđrat.

HĐ 2

GV yêu cầu HS cho biết

- Những cacbohiđrat nào tác dụng được với dd AgNO3/NH3?

- Những cacbohiđrat nào tác dụng được với CH3OH/HCl khan?

- Những cacbohiđrat nào có tính chất của poliancol. Phản ứng đặc trưng?

- Những cacbohiđrat nào thủy phân trong môi trường axit?

- Những cacbohiđrat nào có phản ứng màu với I2?

GV củng cố, bổ sung, ghi vào bảng tổng kết và nhấn mạnh những điểm cần chú ý về mối liên quan giữa cấu trúc phân tử và tính chất hóa học của các cacbohiđrat.

II. Luyện tập

HS luyện tập trên phiếu học tập

1. Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì:

A. khi thủy phân mỗi phân tử đều sinh ra hai phân tử monosaccarit.         B. đều có vị ngọt.

C. đều thủy phân ra glucozơ.                                                                              D. đều có 12 nguyên tử C trong phân tử.

2. Gluxit không bị thủy phân trong môi trường axit là:

A. fructozơ                     B. mantozơ                    C. xenlulozơ                            D. saccarozơ

3. Tinh bột, glucozơ, saccarozơ có điểm chung là:

A. đều thuộc loại hợp chất gluxit.                                     B. đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dd xanh lam.

C. đều bị thủy phân bởi dd axit.                                        D. đều không có phản ứng tráng bạc.

4. Phát biểu không đúng là

A. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng gương.

B. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.

C. Dung dịch fructozơ hòa tan được Cu(OH)2.

D. Thủy phân (xúc tác H+, to) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một loại monosaccarit.

5. Dựa vào tính chất nào sau đây, có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n?

A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho tỉ lệ mol CO2 : H2O = 6 : 5.

B. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc.

C. Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước.

D. Thủy phân tinh bột và xenlulozơ đến cùng trong môi trường axit đều thu được glucozơ.

6. Nhóm gồm tất cả các chất đều tác dụng với nước (khi có mặt chất xúc tác trong điều kiện thích hợp) là:

A. C2H2, CH3NH4Cl, xenlulozơ, C6H5CH=CH2.             B. saccarozơ, CH3COOCH3, C6H6.

C. C2H4, CH4, C2H2.                                                         D. tinh bột, C2H4, C2H2, glixerin.

15. Cho 2 ống nghiệm lần lượt chứa dung dịch mantozơ và dung dịch focmalin tác dụng với Cu(OH)2 trong NaOH đun nóng. Hiện tượng qan sát được là

A. Ống nghiệm chứa mantozơ có kết tủa đỏ gạch, ống chứa focmalin không có hiện tượng gì.

B. Ống nghiệm chứa focmalin có kết tủa đỏ gạch, ống chứa mantozơ không có hiện tượng gì.

C. Cả 2 ống đều có kết tủa đỏ gạch.

D. Ống chứa focmalin có kết tủa đỏ gạch, ống chứa mantozơ có kết tủa vàng.

16. Có 4 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các chất lỏng: dung dịch glucozơ, benzen, ancol etylic và glixerol. Để phân biệt 4 lọ trên có thể dùng các hóa chất

A. nước, Cu(OH)2/OH-                                         B. dd AgNO3/NH3, Cu(OH)2/OH-              

C. Na kim loại, Cu(OH)2/OH-                               D. Na kim loại, nước brom

17. Để phân biệt 3 dung dịch: glucozơ, ancol etylic, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn, cỏ thể dùng thuốc thử

A. Cu(OH)2/OH-            B. Na                                    C. dung dịch AgNO3/NH3                 D. CH3OH/HCl

18. Để phân biệt: dung dịch glucozơ, glixerol, etanol, dung dịch axetanđehit chỉ cần dùng

A. Na kim loại              B. nước brom                      C. Cu(OH)2/OH-   D. dung dịch AgNO3/NH3

18B. Dùng thêm thuốc thử hoặc nhóm thuốc tử nào dưới đây có thể phân biệt được các dd glucozơ, saccarozơ, etanol, fructozơ?

A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.                                     B. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và nước brom.

C. Nước brom và dd HCl.                                                     D. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm và dd HCl.

20. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là

A. ancol etylic, anđehit axetic.                             B. glucozơ, ancol etylic.

C. glucozơ, anđehit axetic.                                   D. glucozơ, etyl axetat.

21. Trong công nghiệp, để tráng ruột phích, người ta thực hiện phản ứng hóa học nào sau đây?

A. Cho axetilen tác dụng với dd AgNO3/NH3                B. Cho anđehit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3

C. Cho axit fomic tác dụng với dd AgNO3/NH3              D.Cho dung dịch glucozơ tác dụng với dd AgNO3/NH3

22. Lên men glucozơ sau đó cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào nước vôi trong thấy tạo thành 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dich sau phản ứng giảm 3,4 gam so với ban đầu. Biết hiệu suất của quá trình lên men là 90%. Giá trị của b là

A. 14                    B. 15                            C. 16           D. 25

23. Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành ancol etylic. Trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%. Thể tích rượu 40o thu đượclà (D của ancol etylic là 0,8 g/ml)

A. 1,875 lít           B. 2,875 lít                     C. 3,875 lít           D. 4,875 lít

23B. Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Cần bao nhiêu m3 không khí (ở đktc) để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp tạo ra 50 gam tinh bột?

A. 336 m3             B. 224 m3             C. 150,3333 m3                       D. 138,2667 m3

24. Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozơ trong môi trường axit thu được dung dịch X. Để nguội dung dịch X rồi trung hòa bằng NaHCO3 được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3/NH3 (dư) vào dung dịch Y và đun nhẹ thì thu được

A. 16,0 gam Ag      B. 7,65 gam Ag    C. 13,5 gam Ag              D. 6,75 gam Ag

24B. Trong công nghiệp để tráng gương, tráng ruột phích người ta dùng saccarozơ. Muốn tráng một tấm gương cần 43,2 gam bạc. Khối lượng saccarozơ cần để tráng 100 tấm gương (hiệu suất  toàn bộ quá trình là 90%) là

A. 7600 gam         B. 3800 gam      C. 4000 gam                   D. 3420 gam

25. Đốt cháy hoàn toàn 0,171 gam một cacbohiđrat X thu được 0,264 gam CO2 và 0,099 gam H2O. X có phân tử khối là 342 và có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Tên của X là

A. glucozơ            B. fructozơ           C. mantozơ                    D. saccarozơ

26. Lên men 1 tấn khoai chứa 70% tinh bột để sản xuất etanol, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. Khối lượng ancol thu được là

A. 0,338 tấn        B. 0,833 tấn          C. 0,383 tấn                  D. 0.668 tấn

27. Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 90%) thì thể tích dung dịch axit nitric 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng là

A. 14,39 lit           B. 15 lit                  C. 1,439 lit                     D. 24,39 lit

28. Hòa tan 6,12 gam hỗn hợp glucozơ và saccarozơ vào nước thu được 100 ml dung dịch X. Cho X tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 3,24 gam Ag. Khối lượng saccarozơ trong hỗn hợp ban đầu là:

A. 2,7 gam           B. 3,42 gam         C. 3,24 gam                   D. 2,16 gam

 

Trên đây chỉ trích một phần nội dung trong Giáo án Hóa 8 Bài 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của cacbohidrat. Để xem toàn bộ nội dung giáo án, các quý Thầy Cô vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để tải về máy tính.

Để thiết kế bài giảng đầy đủ, chi tiết hơn Thầy cô có thể tham khảo các tài liệu sau:

>> Tailieu.vn cũng xin giới thiệu giáo án hay là bài 8: Thực hành Điều chế tính chất hóa học của este và Cacbohidrat để phục vụ cho việc soạn bài trong tiết học tiếp theo. 

Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu hữu ích giúp cho Thầy cô có thêm ý tưởng để hoàn thiện bài giảng của mình tốt nhất!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2