- Hoạt động 1 (cá nhân): Học sinh trình bày sự hiểu biết về bản đồ, quả địa cầu.
- Giáo viên: Để triển khai bề mặt cong của trái đất lên mặt phẳng phải có các phép chiếu hình bản đồ.
- Giáo viên: Dùng quả địa cầu, mảnh bìa mô tả để học sinh hình dung phép chiếu phương vị (đứng, nghiêng, ngang)
- Hoạt động 2 (cá nhân):
+ Với phép chiếu phương vị đứng thì mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở đâu ? Hệ thống kinh, vĩ tuyến có đặc điểm gì ?
+ Khu vực nào sẽ chính xác ?
- Chia lớp làm hai nhóm.
- Hoạt động 3: Nhóm 1 nghiên cứu phép chiếu hình nón theo các nội dung như ở phép chiếu phương vị
+ Mặt chiếu.
+ Đặc điểm hệ thống kinh, vĩ tuyến.
+ Khu vực tiếp xúc.
+ Dùng vẽ bản đồ khu vực nào.
- Hoạt động 4: Nhóm 2 nghiên cứu phép chiếu hình trụ.
Lưu ý: Mỗi phép chiếu này, giáo viên mô tả qua bằng quả địa cầu và mảnh bìa để học sinh hình dung.
- Hoạt động 5 (cá nhân): Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Bản đồ châu á.
Bản đồ thế giới
|
1- Khái niệm
- Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu thị mặt cong của trái đất lên một mặt phẳng để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
- Do bề mặt trái đất cong, khi thể hiện ra mặt phẳng các khu vực không chính xác như nhau dẫn đến có các phép chiếu hình bản đồ khác nhau.
2- Các phép chiếu hình bản đồ cơ bản:
- Phép chiếu phương vị.
- Phép chiếu hình nón.
- Phép chiếu hình trụ.
a/ Phép chiếu phương vị:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của mặt cầu lên mặt phẳng.
- Tùy theo vị trí tiếp xúc của mặt phẳng với quả địa cầu có các phép chiếu phương vị khác nhau.
- Phép chiếu phương vị đứng.
+ Mặt phẳng tiếp xúc quả địa cầu ở cực.
+ Kinh tuyến là đường thẳng đồng quy ở cực.
+ Vĩ tuyến là các đường tròn đồng tâm ở cực.
+ Khu vực mặt phẳng tiếp xúc là chính xác (cực)
b/ Phép chiếu hình nón:
- Là cách thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là mặt nón, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
- Phép chiếu hình nón đứng, nghiêng, ngang.
- Phép chiếu hình nón đứng.
+ Hình nón tiếp xúc với quả địa cầu tại một vòng vĩ tuyến.
+ Kinh tuyến là những đoạn thẳng đồng quy ở đỉnh hình nón, vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm ở đỉnh hình nón.
+ Vẽ bản đồ ở các khu vực vĩ độ trung bình.
c/ Phép chiếu hình trụ:
- Là phương pháp thể hiện mạng lưới kinh, vĩ tuyến của địa cầu lên mặt chiếu là hình trụ, sau đó triển khai ra mặt phẳng.
- Phép chiếu hình trụ đứng, nghiêng, ngang.
- Phép chiếu hình trụ đứng.
+ Hình trụ tiếp xúc quả địa cầu theo vòng xích đạo.
+ Kinh, vĩ tuyến là các đường thẳng song song.
+ Vùng xích đạo tương đối chính xác.
|