Giáo án Địa lý 5 bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)
lượt xem 41
download
Nhằm giúp bạn đọc có thêm các tài liệu chất lượng để tham khảo, chúng tôi đã biên soạn bộ sưu tập giáo án bài Công nghiệp (tiếp theo) môn Địa lý 5. Với các kiến thức được cung cấp trong bài, học sinh nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp. Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Địa lý 5 bài 13: Công nghiệp (tiếp theo)
- ĐỊA LÝ 5 BÀI 13: CÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU - Nêu được tình hình phân bố của một số ngành công nghiệp: + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển. + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển. + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp. - Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... Học sinh khá, giỏi: - Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh. - Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và người tiêu thụ. II. CHUẨN BỊ -Bản đồ kinh tế Việt Nam. - Lược đồ công nghiệp Việt Nam (2 bản không có các ký hiệu của các ngành công nghiệp). - Sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tam công nghiệp lớn nhất nước ta.
- ĐỊA LÝ 5 - Các miếng bìa cắt ký hiệu của các ngành công nghiệp; nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, khai thác dầu mỏ, khai thác khí tự nhiên, khai thác than, khai thác a-pa-tít. - Phiếu học tập của HS. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. ỔN ĐỊNH - Lớp trưởng tổ chức khởi động. 2. BÀI CŨ - Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu trả lời các câu - 3 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ. hỏi sau: + Kể tên một số ngành công nghiệp của nước ta và sản phẩm của các ngành đó. + Nêu đặc điểm của nghề thủ công của nước ta. + Địa phương em có những ngành công nghiệp, nghề thủ công nào? 3. BÀI MỚI a. Giới thiệu: Trong tiết học trước các em đã - Lắng nghe. cùng tìm hiểu về một số ngành công nghiệp, nghề thủ công, các sản phẩm của chúng. Trong bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về sự phân bố của ngành công nghiệp ở nước ta. HOẠT ĐỘNG 1 SỰ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP - GV yều cầu HS quan sát hình 3 trang 94 và - HS nêu: Lược đồ công nghiệp Việt Nam cho biết tên, tác dụng của lược đồ. cho ta biết về các ngành công nghiệp và
- ĐỊA LÝ 5 sự phân bố của ngành công nghiệp đó. - GV yêu cầu: xem hình 3 và tìm những nơi - HS làm việc cá nhân. có ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tít, công nghiệp nhiệt điện, thuỷ điện. - GV yêu cầu HS nêu ý kiến - 5 HS nối tiếp nhau nêu về từng ngành công nghiệp, các HS khác theo dõi và bổ sung ý kiến. + Công nghiệp khai thác than Quảng Ninh. + Công nghiệp khai thác dầu mỏ, Biển Đông (thềm lục địa). + Công nghiệp khai thác A-pa-tít, Cam Đường (Lào Cai). + Nhà máy thuỷ điận: vùng núi phía Bắc (Thác Bà, Hoà Bình); vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ (Y-a-ly, sông Hinh, Trị An) Khu công nghiệp nhiệt điện Phú Mỹ, Bà Rịa – Vũng Tàu. - Nhận xét câu trả lời của HS. - Tổ chức cuộc thi ghép ký hiệu vào lược đồ. + Treo 2 lược đồ công nghiệp Việt Nam không có ký hiệu các khu công nghiệp, nhà máy,….. + Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 5 em đứng xếp + HS lên bảng chuẩn bị chơi và nhận đồ thành 2 hàng dọc hai bên bảng. dùng. + Phát cho mỗi em một loại kí hiệu của + Đội 1 (đội 2 tương tự) ngành công nghiệp. HS 1 – Kí hiệu khai thác than.
- ĐỊA LÝ 5 HS 2 – Kí hiệu khai thác dầu mỏ. HS 3 – Kí hiệu khai thác a-pa-tít. HS 4 – Kí hiệu nhà máy thuỷ điện. HS 5 – Kí hiệu nhà máy nhiệt điện. + Yêu cầu các em trong đội tiếp nối nhau dán các ký hiệu vào lược đồ sao cho đúng vị trí. + Đội nào có nhiều kí hiệu dán đúng là đội thắng cuộc, nếu hai đội dán được số kí hiệu như nhau thì đội nào xong trước đội đó thắng cuộc. - GV tổ chức cho HS chơi, sau đó nhận xét cuộc thi, tuyên dương đội thắng cuộc. - Phỏng vấn một số em: Em làm thế nào mà - HS nêu suy nghĩ: dán đúng kí hiệu? + Em nhớ vị trí. + Em nhớ tên của các mỏ khoáng sản và bết chúng được in màu gì trên lược đồ. + Em biết tên các nhà máy được viết màu trên lược đồ nên tìm chỗ dán nhanh và dễ. - GV nêu: Khi xem lược đồ, bản đồ cần đọc chú giải kĩ. Điều đó sẽ giúp các em xem bản đồ, lược đồ được chính xác. HOẠT ĐỘNG 2 SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÀI NGUYÊN, DÂN SỐ ĐẾN SỰ PHÂN BỐ CỦA MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để hoàn - Tự làm bài. thành bài tập sau: Nối mỗi ý ở cột A với
- ĐỊA LÝ 5 một ý ở cột B sao cho phù hợp. Kết quả làm bài đúng. 1 – d. A B 2 – a. Ngành công Phân bố 3 – b. nghiệp 4 – c. 1. Nhiệt điện. a) Nơi có nhiều thác ghềnh. 2. Thuỷ điện. b) Nơi có mỏ khoáng sản. 3. Khai thác c) Nơi có nhiều khoáng sản. lao động, nguyên liệu, người mua hàng. 4. Cơ khí, dệt d) Gần nơi có may, thực phẩm. than, dầu khí. - Gọi HS trình bày kết quả trước lớp. - 1 HS nêu đáp án của mình, các HS khác nhận xét, sửa chữa. - Sửa chữa cho HS (nếu các em làm sai). - Yêu cầu HS dựa vào kết quả làm bài để - 2 HS lền lượt trình bày trước lớp, HS cả trình bày sự phân bố của các ngành công lớp theo dõi và nhận xét. nghiệp khai thác than, dầu khí, nhiệt điện, thuỷ điện, ngành cơ khí, dệt may, thực phẩm. - Sửa chữa phần trình bày cho HS (nếu cần). HOẠT ĐỘNG 3 CÁC TRUNG TÂM CÔNG NGHIỆP LỚN CỦA NƯỚC TA - GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm để thực hiện yêu cầu của phiếu học tập sau:
- ĐỊA LÝ 5 PHIẾU HỌC TẬP Bài: Công nghiệp (tiếp theo) Các em hãy cùng xem lược đồ công nghiệp Việt Nam, sơ đồ các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước và thảo luận để hoàn thành các bài tập. 1. Viết tên các trung tâm công nghiệp nước ta vào cột thích hợp trong bảng sau: Các trung tâm công nghiệp của nước ta Trung tâm rất lớn Trung tâm lớn Trung tâm vừa 2. Nêu các điều kiện để Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta. - Gọi HS 1 nhóm dán phiếu của nhóm mình - 1 nhóm HS báo cáo kết quả trước lớp, lên bảng và trình bày kết quả làm việc của các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến. nhóm. - Sửa chữa câu trả lời cho HS (nếu cần). - GV giảng thêm về trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh: + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm văn hoá, khoa h ọc, kĩ thu ật l ớn nh ất c ủa đ ất nước. Đó là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành công nghi ệp đòi h ỏi kĩ thu ật cao như: cơ khí, điện tử, công nghệ thông tin,………. + Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí giao thông rất thuận l ợi. Là đ ầu m ối giao thông đi các vùng Tây Nguyên, miền Trung, đồng bằng Nam Bộ. Có hệ th ống đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không phát triển, tạo điều kiện dễ dàng cho việc chuyên ch ở nguyên li ệu, nhiên liệu từ các vùng xung quanh đến và chở sản phẩm đi tiêu thụ ở các vùng khác. + Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập trung dân cư đông đúc nh ất n ước nên có ngu ồn lao
- ĐỊA LÝ 5 động dồi dào, lại là thị trường tiêu thụ lớn để kích thích sản xuất phát triển. + Thành phố Hồ Chí Minh ở gần vùng có nhiều lúa gạo, cây công nghiệp, cây ăn qu ả, nuôi nhiều lợn, gia cầm, đánh bắt và nuôi nhiều cá tôm; cung cấp lương th ực, th ực ph ẩm cho dân cư, cung cấp nguyên liệu cho các ngành chế biến lương thực thực phẩm. CỦNG CỐ – DẶN DÒ - GV tổng kết giờ học, tuyên dương các HS tích cực tham gia xây dựng bài. - Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Địa lý 5 bài 10: Nông nghiệp
9 p | 766 | 72
-
Giáo án Địa lý 5 bài 18: Châu Á (TT)
8 p | 535 | 59
-
Giáo án Địa lý 5 bài 25: Châu Mĩ
10 p | 736 | 57
-
Giáo án Địa lý 5 bài 20: Châu Âu
5 p | 808 | 57
-
Giáo án Địa lý 5 bài 19: Các nước láng giềng của Việt Nam
6 p | 672 | 48
-
Giáo án Địa lý 5 bài 4: Sông ngòi
7 p | 671 | 47
-
Giáo án Địa lý 5 bài 2: Địa hình và khoáng sản
8 p | 534 | 44
-
Giáo án Địa lý 5 bài 27: Châu Đại Dương và châu Nam Cực
5 p | 603 | 41
-
Giáo án Địa lý 5 bài 17: Châu Á
5 p | 617 | 38
-
Giáo án Địa lý 5 bài 23: Châu Phi
3 p | 602 | 37
-
Giáo án Địa lý 5 bài 5: Vùng biển nước ta
7 p | 739 | 36
-
Giáo án Địa lý 5 bài 1: Việt Nam đất nước chúng ta
7 p | 430 | 35
-
Giáo án Địa lý 5 bài 3: Khí hậu
9 p | 514 | 31
-
Giáo án Địa lý 5 bài 29: Ôn tập cuối năm
4 p | 464 | 22
-
Giáo án Địa lý 5 bài 16: Ôn tập
4 p | 208 | 20
-
Giáo án Địa lý 5 bài 7: Ôn tập
4 p | 263 | 20
-
Giáo án Địa lý 5 bài 22: Ôn tập
3 p | 436 | 14
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn