Bài 2. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT (3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
- Nêu được khái niệm thực hiện pháp luật , các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí ; các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
2.Về kĩ năng
- Biết cách thực hiện pháp luật phù hợp với lứa tuổi.
3.Về thái độ
- Có thái độ tôn trọng pháp luật ,
- Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng pháp luật và phê phán những hành vi làm trái quy định pháp luật .
II. NỘI DUNG
1. Trọng tâm
- Thực hiện pháp luật:
- Khái niệm thực hiện pháp luật.
- Các giai đoạn, các hình thức thực hiện pháp luật mà chủ thể pháp luật tiến hành để đưa pháp luật vào đời sống.
- Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí:
- Các dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật; khái niệm vi phạm pháp luật.
- Khái niệm trách nhiệm pháp lí.
- Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí tương ứng.
2. Một số kiến thức cần lưu ý:
a) Khái niệm thực hiện pháp luật, các hình thức và các giai đoạn thực hiện pháp luật
- Thực hiện pháp luật là giai đoạn tiếp theo trong đời sống của một văn bản pháp luật sau khi được ban hành. Nếu như việc xây dựng và ban hành một quy phạm pháp luật hay cả một đạo luật là quá trình mô hình hóa các quy tắc xử sự có tính đại diện cho những hành vi phổ biến trong xã hội theo hướng phù hợp với ý chí của Nhà nước thì thực hiện pháp luật là quá trình có chiều hướng ngược lại, tức là các mô hình xử sự đã được quy phạm hoá bằng quyền lực Nhà nước để áp trở lại như khuôn mẫu, như thước đo các hành vi cụ thể của những cá nhân, tổ chức khi họ tham gia vào các quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật. Vì vậy, có thể coi xây dựng pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật còn thực hiện pháp luật là đưa pháp luật trở lại với đời sống.
- Các hình thức thực hiện pháp luật
- Hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức rất đa dạng, được thực hiện qua nhiều hình thức. Trong các tài liệu khoa học pháp lí hiện nay thường nói tới bốn hình thức thực hiện pháp luật, cụ thể là:
- Sử dụng pháp luật: các cá nhân, tổ chức chủ động sử dụng các quyền, tự do của mình, không phụ thuộc vào ý chí của người khác. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các quyền tự do, dân chủ của công dân, các quyền của tổ chức. Ví dụ: công dân chủ động sử dụng quyền tự do kinh doanh để tổ chức làm ăn theo quy định của pháp luật.
- Thi hành pháp luật: các cá nhân, tổ chức bằng hành động cụ thể chủ động thực hiện các nghĩa vụ ( những việc phải làm) theo quy định của pháp luật. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật quy định các nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức. Ví dụ: cá nhân, tổ chức kinh doanh chủ động thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ pháp luật: các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc vị pháp luật cấm. Đây là hình thức thực hiện các quy phạm pháp luật có tính chất cấm đoán. Ví dụ: cá nhân, tổ chức không kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng bị cấm theo quy định của pháp luật như không sản xuất, buôn bán ma tuý, chất gây nghiện thuộc danh mục cấm…
---xem online hoặc tải về máy---
Trên đây chỉ là một phần trong toàn bộ giáo án Thực hiện pháp luật. Để xem đầy đủ nội dung giáo án quý thầy cô và các em học sinh vui lòng truy cập tailieu.vn để tải về máy hoặc xem online.
Ngoài giáo án trên, quý thầy cô và các em học sinh có thể tham khảo thêm bài giảng này tại đây:
- Thực hiện pháp luật với nội dung kiến thức được chọn lọc, sơ lược một cách cô động nhất cho các em dễ hiểu dễ nắm bắt kiến thức bài học. Bên cạnh đó, cũng hỗ trợ thầy cô trong việc soạn giáo án bài giảng.
- Hướng dẫn giải bài tập trong SGK gồm hướng dẫn lý thuyết và hướng dẫn giải bài tập tình huống giúp các em nắm và hiểu bài nhanh hơn.
- Bên cạnh đó, các câu hỏi trắc nghiệm là bài tập vận dụng để các em học sinh có thể cũng cố kiến thức đã học.
→ Tham khảo bài giảng tiếp theo tại đây:
Bài 3: Công dân bình đẳng trước pháp luật