Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 8
download
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày; nêu được ở mức độ đơn giản về ăn uống cân bằng; nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (Sách Chân trời sáng tạo)
- CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 25: ĂN, UỐNG KHOA HỌC ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày - Nêu được ở mức độ đơn giản về ăn uống cân bằng - Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường 2. Năng lực chung: - Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: ăn uống cân bằng - Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc/sản phẩm chung của nhóm. - Rút ra được các kiến thức bổ ích, vận dụng vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động thực hành 3. Phẩm chất: - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Các hình trong bài 25 SGK, phiếu điều tra 2. Đối với học sinh Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những kiến thức các em đã học được ở bài trước về các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn b. Cách tiến hành - Gv tổ chức cho hs đọc câu hỏi trong sgk trang 94 - HS đọc - GV yêu cầu từng cặp HS kể tên các món ăn mà gia - HS kể tên thức ăn đình ăn trong vài ngày gần nhất và nhận xét về các bữa ăn đó đã dủ các thành phần dinh dưỡng và năng
- lượng chưa - GV mời một số hs trả lời - GV nhận xét, giải thích cho hs: Ăn uống hợp lí, cân - HS nghe đối giữa các loại thức ăn rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người - GV dẫn dắt HS vào bài học: “Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh” 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Nhận biết vì sao cần phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn a. Mục tiêu: Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau và hoa quả b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs quan sát hình đọc thông tin về các - HS đọc thông tin nhóm chất dinh dưỡng: chất đạm, chất bột đường, chất béo,vi – ta – min và chất khoáng trong sgk trang 94, 95 và trả lời câu hỏi: + Thức ăn nào có nguồn gốc từ động vật, thức ăn nào có nguồn gốc từ thực vật? + Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi gì? + Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thực vật có ích lợi gì? + Điều gì xảy ra nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi – ta – min và chất khoáng + Theo em, cần ăn phối hợp các loại thức ăn như thế nào để cơ thể khỏe mạnh? - GV mới 2- 3 cặp hs chia sẻ trước lớp - HS chia sẻ + Thức ăn có nguồn gốc từ động vật là: cá, cua, thịt, bơ; thức ăn có nguồn gốc từ thực vật là: các loại đậu, cà rốt, cam + Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ động vật có ích lợi: rất có lợi cho sức khỏe, cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể + Thức ăn chứa chất đạm, chất béo từ thực vật có ích lợi tốt cho tim mạch, dễ tiêu + nếu cơ thể thiếu chất bột đường, vi – ta – min và chất khoáng cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy giảm
- + Theo em, Cần ăn phối hợp các loại thức ăn một cách đa dạng, phong phú, đầy đủ để cơ thể khoẻ mạnh *Kết luận: Một loại thức ăn chỉ cung cấp một số chất - HS nghe dinh dưỡng nhất định ở những tỉ lệ khác nhau. Không có một loại thức ăn nào chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể Hoạt động 2: Trao đổi, thảo luận a. Mục tiêu: Kiểm tra sự hiểu biết của hs về việc phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn b. Cách tiến hành -GV yêu cầu hs thảo luận nhóm đôi và quan sát các - HS thảo luận hình 1,2,3 (sgk trang 95) - HS thảo luận các yêu cầu: + Hãy chỉ ra các chất dinh dưỡng và năng lượng có trong mỗi suất ăn + Em nên chọn suất ăn nào? Vì sao? - GV mời một số hs lên trả lời và liên hệ với bữa ăn - Em chọn suất ăn ở hình 3, hàng ngày, khuyến khích hs vận dụng các kiến thức đã vì đây là suất ăn chứa đầy học để phân tích rõ thành phần và vai trò của từng loại đủ các nhóm chất dinh thức ăn dưỡng nhất - GV khen ngợi hs có câu trả lời đúng - GV cùng hs nhận xét, rút ra kết luận - HS rút ra kết luận *Kết luận: Mỗi suất ăn cần có đủ các nhóm chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, chất bột đường; vi –ta – min và chất khoáng 3. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học b. Cách tiến hành GV yêu cầu hs điều tra và ghi chép về bữa ăn trong 3 - HS thực hiện ngày ở nhà hoặc ở trường để chuẩn bị cho tiết học tới IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 25: ĂN, UỐNG KHOA HỌC ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày - Nêu được ở mức độ đơn giản về ăn uống cân bằng - Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường 2. Năng lực chung: - Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: ăn uống cân bằng - Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc/sản phẩm chung của nhóm. - Rút ra được các kiến thức bổ ích, vận dụng vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động thực hành 3. Phẩm chất: - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Các hình trong bài 25 SGK, phiếu điều tra 2. Đối với học sinh Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của hs về phối hợp các loại thức ăn b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho hs dưới hình thức trò chơi “Đi chợ” - HS thực hiện + cách 1: GV có thể dùng tranh vẽ một số món ăn, đồ uống hoặc thực phẩm tươi sống và tổ chức cho hs lựa chọn thức ăn, đồ uống trong tranh + cách 2: GV dùng các thẻ từ/ thẻ hình ảnh tên các loại
- thức ăn hoặc các loại đồ chơi bằng nhựa như rau, quả, gà, vịt,… GV có thể cho hs chơi bán hàng + cách 3: gv cho hs thi kể hoặc vẽ, viết tên các thức ăn, đồ uống hàng ngày - GV nhận xét, khen ngợi động viên và dẫn dắt vào tiết 2 của bài học 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của nước đối với cơ thể a. Mục tiêu: HS nhận biết được vai trò của nước đối với cơ thể và có ý thức uống đủ nước hàng ngày b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm đôi và yêu cầu hs đọc thông tin về vai trò của nước đối với cơ thể trong sgk trang 96 - GV hướng dẫn hs thảo luận và trả lời các câu hỏi: - HS thảo luận và trả lời câu hỏi + Nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể? + Nước làm mát cơ thể, tham gia vào quá trình bài tiết các chất thải của cơ thể qua việc đổ mồ hôi, đi tiểu và đại tiện,...; Nước chiếm khoảng 2/3 khối lượng cơ thể, tham gia vào nhiều quá trình quan trọng như: hỗ trợ quá trình tiêu hoá; giúp vận chuyển chất dinh dưỡng và ô-xi đến các cơ quan trong cơ thể; phòng tránh một số bệnh như táo bón, sỏi thận,...; + Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta uống không đủ nước? +Nếu chúng ta không uống đủ nước thì cơ thể sẽ mệt mỏi, sức khỏe suy giảm và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu thiếu nước trong thời gian dài. - GV cùng hs nhận xét và đưa ra kết luận - HS rút ra kết luận - GV khen ngợi hs có câu trả lời đúng, lưu loát *Kết luận:Nước có vai trò quan trọng đối với cơ thể như điều chỉnh nhiệt độ cho cơ thể, giúp bài tiết chất thải vận chuyển chất dinh dưỡng và ô – xi đến các cơ quan trong cơ thể,…Chúng ta nên uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước đã mất đi qua các hoạt động của cơ thể
- Hoạt động 2: Tìm hiểu về chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh a. Mục tiêu: Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu hs quan sát - HS quan sát, thảo luận hình Tháp dinh dưỡng trong sgk trang 97 và trả lời câu hỏi: + Những thực phẩm nào nên ăn ít, ăn hạn chế? + Những thực phẩm nên ăn ít, ăn hạn chế là muối, đường, nước ngọt, kẹo + Những thực phẩm nào cần ăn vừa phải? + Những thực phẩm cần ăn vừa phải: sữa, dầu, bánh mì, thịt, cá, ... + Những thực phẩm nào cần ăn đủ? + Những thực phẩm nào cần ăn đủ: rau, củ, hoa qủa, cơm, bánh mì, khoai, - GV yêu cầu HS dựa vào tháp dinh dưỡng, quan sát - HS trả lời hình 1,2,3 trang 95 và trả lời câu hỏi như gợi ý: + Hình 1: chất bột đường, chất béo, chất khoáng Hình 2: chất béo, chất đạm, chất bột đường Hình 3: chất đạm, chất bột đường, chất béo, chất vitamin, chất khoáng. + Suất ăn nào cân bằng, lành mạnh? Vì sao? + Em nên chọn suất ăn hình 3 vì có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trong 1 bữa ăn + Em cần bổ sung những thức ăn nào cho từng suất ăn + Nếu chúng ta thường để đảm bảo cân bằng, lành mạnh xuyên ăn một hoặc hai loại thức ăn trong một thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu chất có thể dẫn đến suy dinh dưỡng hoặc một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng cơ thể - GV mời 1 số hs trả lời câu hỏi - GV cùng hs nhận xét và rút ra kết luận - HS rút ra kết luận *Kết luận: - Trung bình mỗi ngày một trẻ em từ 6 – 11 tuổi cần: Chất bột đường từ 150g- 250g; Rau từ 150g- 250g; Hoa quả tươi cần từ 150g- 250g; Chất đạm cần từ từ 150g- 250g; Chất béo cần dưới 15g; Nước cần từ 1 300ml đến 1 500ml.
- - Để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh lớn lên và hoạt động bình thường, chúng ta cần ăn uống hợp lí dựa vào thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn. - Để xây dựng một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh cần đảm bảo cân đối thành phần các nhóm chất dinh dưỡng; đủ chất, đủ lượng; ăn đủ chất bột đường và hoa quả, rau xanh; ăn vừa phải chất đạm;ăn có mức độ chất béo; ăn ít đồ ngọt và hạn chế ăn mặn 3. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học b. Cách tiến hành GV yêu cầu hs điều tra và ghi chép về bữa ăn trong 3 - HS thực hiện ngày ở nhà hoặc ở trường để chuẩn bị cho tiết học tới IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 25: ĂN, UỐNG KHOA HỌC ĐỂ CƠ THỂ KHỎE MẠNH (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn nhiều rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày - Nêu được ở mức độ đơn giản về ăn uống cân bằng - Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường 2. Năng lực chung: - Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: ăn uống cân bằng - Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc/sản phẩm chung của nhóm. - Rút ra được các kiến thức bổ ích, vận dụng vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động thực hành 3. Phẩm chất: - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Các hình trong bài 25 SGK, phiếu điều tra 2. Đối với học sinh Sách giáo khoa III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của hs về tháp dinh dưỡng b. Cách tiến hành GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu mỗi nhóm đưa - HS thực hiện ra ý tưởng xây dựng mô hình tháp dinh dưỡng theo sự sáng tạo riêng của nhóm mình - Chia sẻ ý tưởng về mô hình tháp dinh dưỡng của - HS chia sẻ nhóm
- 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Làm mô hình tháp dinh dưỡng a. Mục tiêu: hs vận dụng những kiến thức đã học về ăn uống cân bằng và tích hợp giáo dục STEM b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs làm việc theo nhóm 6, mỗi nhóm - HS làm việc nhóm hoàn thành một mô hình tháp dinh dưỡng theo gợi ý sgk trang 98 - GV quan sát quá trình các nhóm thực hiện và hỗ trợ khi cần thiết - GV mời một số nhóm đại diện giới thiệu sản phẩm - HS giới thiệu sản phẩm - HS quan sát và nhận xét lẫn nhau. GV khen ngợi nhóm có sản phẩm tốt, sáng tạo - GV và hs cùng nhận xét, rút ra kết luận - HS rút ra kết luận * Kết luận: Mô hình tháp dinh dưỡng thể hiện đúng, đủ bốn nhóm chất dinh dưỡng Hoạt động 2: Em tập làm nhà khoa học a. Mục tiêu: Hs bước đầu tập nghiên cứu khoa học qua việc điều tra khảo sát về bữa ăn ở nhà hoặc ở trường b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs đọc phiếu điều tra về bữa ăn trong ba - HS đọc ngày ở nhà hoặc ở trường (sgk trang 98) - GV yêu cầu hs thảo luận nhóm 4 và hoàn thành - HS thảo luận phiếu điều tra trong khổ giấy A4 hoặc A3 - GV có thể tổ chức cho hs đóng vai nhà khoa học/ nhà dinh dưỡng để nhận xét về các bữa ăn đã cân bằng, lành mạnh chưa và đề xuất cho từng bữa ăn đó - GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày sản phẩm của - HS trình bày nhóm mình trước lớp - gv mời hs các nhóm khác nhận xét - HS nhận xét - GV đặt câu hỏi cho hs: Em cần thay đổi điều gì về - HS trả lời thói quen ăn uống để các bữa ăn cân bằng, lành mạnh và có lợi cho sức khỏe - GV khen ngợi nhóm có phiếu điều tra chính xác, chi tiết và giải pháp sáng tạo *Kết luận: Cần phối hợp các loại thức ăn đảm bảo đủ chất, đủ lượng mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh - gv gợi ý và dẫn dắt để hs nêu được các từ khóa trong - HS nêu từ khóa bài: Ăn uống cân bằng – lành mạnh; tháp dinh dưỡng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển? (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 156 | 30
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 16: Nhu cầu sống của động vật (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 88 | 10
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất (Sách Chân trời sáng tạo)
5 p | 27 | 6
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 6: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p | 38 | 4
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 26 | 4
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 2: Sự chuyển thể của chất (Sách Chân trời sáng tạo)
13 p | 15 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 38 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p | 17 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 14: Ôn tập chủ đề Năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p | 15 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 1: Một số tính chất và vai trò của nước (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p | 21 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 58 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 12: Nhiệt độ và nhiệt kế (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p | 22 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 11: Âm thanh trong đời sống (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 21 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 10: Âm thanh (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 36 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 5: Gió, bão (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 37 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 28 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 20: Nấm ăn và nấm men trong đời sống (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 47 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn