Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 27: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng (Sách Chân trời sáng tạo)
lượt xem 3
download
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 27: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng (Sách Chân trời sáng tạo) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng; thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 27: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng (Sách Chân trời sáng tạo)
- CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 27: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG (Tiết 1) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng - Thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện 2. Năng lực chung: - Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng - Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc/sản phẩm chung của nhóm. - Rút ra được các kiến thức bổ ích, vận dụng vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động thực hành 3. Phẩm chất: - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Các hình trong bài 27 sgk; giấy A3 hoặc A0 2. Đối với học sinh SGK, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của hs về một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng để dẫn dắt vào bài học b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho hs quan sát hình 1,2 (sgk trang 103) - GV đặt câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra với mỗi bạn trong - HS nghe hình 1 và hình 2 - GV yêu cầu hs dự đoán các tình huống có thể xảy ra + Hình 1: Nếu bạn ăn rất ít với 2 bạn ở trong hình. GV mời hs trả lời cơm và thức ăn cơ thể bạn
- sẽ thiếu dưỡng chất dẫn đến gầy gò, suy dinh dưỡng. + Hình 2: Nếu bạn ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và chiên rán sẽ khiến cơ thể thừa chất và có nguy cơ bị bệnh béo phì. - GV nhận xét chung và giải thích cho hs: nếu ăn ít cơm và thức ăn sẽ mắc bệnh suy dinh dưỡng; ngược lại ăn quá nhiều đồ chiên, rá, uống nước ngọt có ga thì sẽ mắc bệnh béo phì. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu một số bệnh thừa cân béo phì a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số bệnh thừa cân béo phì b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs quan sát và đọc thông tin trong hình 3 - HS quan sát (sgk trang 103) và trả lời các câu hỏi: + Những dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh thừa cân, béo phì là gì? + Theo em, bệnh thừa cân béo phì có thể gây ra hậu quả gì? - GV mời 2-3 hs trình bày dấu hiệu, nguyên nhân và - Dấu hiệu: + Cân nặng hậu quả của bệnh béo phì vượt mức trung bình của độ - HS trả lời và nhận xét lẫn nhau, GV khen ngợi hs trả tuổi. lời tốt và bổ sung cho hs chưa tốt +Mỡ được tích tụ nhiều ở *Kết luận: Nếu chúng ta ăn quá nhiều nhưng lại ít vận các phần cơ thể như bụng, động thì mỡ trong cơ thể sẽ tích tụ ngày càng nhiều, đùi, eo. gây nên bệnh béo phì. Ngoài ra, bệnh béo phì còn do - Nguyên nhân: +Do ăn quá yếu tố di truyền trong gia đình; nếu cha hoặc mẹ hoặc nhiều chất béo, chất bột cả hai đều béo phì thì nguy cơ con cái bị thừa cân rất đường. cao,.. Người thừa cân béo phì có nguy cơ mắc bệnh về +Do ăn ít rau củ quả. tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, ung thư,… + Do vận động quá ít. - Hậu quả: + Dễ mắc các
- bệnh liên quan đến tim mạch. + Làm suy giảm hệ miễn dịch. + Dễ mắc bệnh tiểu đường và thường có nguy cơ tử vong cao hơn so với những bệnh nhân khác. + Vận động khó khăn và ảnh hưởng đến xương khớp. Hoạt động 2: Nhận biết một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng a. Mục tiêu: HS nhận biết được một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng b. Cách tiến hành - Gv có thể tổ chức trò chơi đóng vai “Bệnh nhân và bác sĩ”, yêu cầu hs quan sát hình 4,5,6 (sgk trang 104) và đặt ra yêu cầu: + Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng có - Hình 4: Bệnh suy dinh trong hình dưỡng thấp còi. Hình 5: Bệnh thiếu máu thiếu sắt. Hình 6: Bệnh bướu cổ. + Nêu những dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh thiếu - Bệnh suy dinh dưỡng dinh dưỡng thấp còi: dấu hiệu: Cân nặng và chiều cao thấp hơn mức trung bình của độ tuổi; Cơ thể chậm lớn, mệt mỏi; Dễ bị mắc bệnh cảm cúm, teo cơ, da khô, xanh xao, dễ rụng tóc... Nguyên nhân: Do ăn uống không đầy đủ số lượng và chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu chất đạm. - Bệnh thiếu máu thiếu sắt: dấu hiệu:Cơ thể mệt mỏi,
- xanh xao, chóng mặt, nhịp tim không đều,... Nguyên nhân:Do chế độ ăn thiếu sắt; Do cơ thể nhiễm giun, sán,... - Bệnh bướu cổ: dấu hiệu: Cổ nổi cục to; Hơi khó thở khi nằm; Mắt lồi; Hay hồi hộp, căng thẳng, trí nhớ giảm sút,... Nguyên nhân:Do chế độ ăn thiếu i- ốt. - GV mời 2-3 cặp hs chia sẻ trước lớp về 4 bệnh đã - Bệnh còi xương ở trẻ nhỏ; được học và kể thêm một số bệnh khác Bệnh loãng xương; Trầm cảm; Bệnh khô mắt, quáng gà - HS trả lời và nhận xét lẫn nhau, giáo viên khen ngợi hs trả lời tốt *Kết luận: Chế độ ăn uống không hợp lí: ăn quá nhiều chất bột đường, chất béo hoặc ăn thiếu chất đạm, thiếu vi – ta – min và chất khoáng dẫn đến cơ thể mắc các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như thừa cân, béo phì, suy dinh dưỡng thấp còi, thiếu máu do thiếu sắt, bướu cổ 3. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs về nhà vẽ,viết nguyên nhâ, dấu hiệu - HS thực hiện mắc bệnh liên quan đến dinh dưỡng IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 27: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG (Tiết 2) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng - Thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện 2. Năng lực chung: - Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng - Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc/sản phẩm chung của nhóm. - Rút ra được các kiến thức bổ ích, vận dụng vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động thực hành 3. Phẩm chất: - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Các hình trong bài 27 sgk; giấy A3 hoặc A0 2. Đối với học sinh SGK, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của hs về một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng để dẫn dắt tiết học mới b. Cách tiến hành - HS chơi trò chơi - GV tổ chức cho hs chơi trò chơi “Tôi là ai”. GV tổ chức cho hs trả lời theo từng cặp. 1 hs sẽ nói biểu hiện bệnh, hs còn lại trả lời tên bệnh - GV tổ chức cho hs thi với nhau, mời lần lượt hs nói dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh, hs khác trả lời tên bệnh - GV dẫn dắt HS vào bài học: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng tiết 2 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu các bệnh liên quan đến dinh dưỡng thông qua sách báo hoặc in – tơ - nét a. Mục tiêu: Kiểm tra hiểu biết của hs về STT Tên bệnh Dấu hiệu Nguyên tên, dấu hiệu và nguyên nhân gây ra bệnh nhân liên quan đến dinh dưỡng b. Cách tiến hành 1 Suy dinh Cơ thể Ăn uống - GV chia lớp thành các nhóm 6, yêu cầu dưỡng chậm lớn, không từng nhóm quan sát và đọc các thông tin thấp còi gầy gò. đầy đủ số trong bảng (sgk trang 105) và hoàn thành lượng và bảng vào giấy A3, khuyến khích hs sáng chất dinh tạo, có thể viết vẽ theo sơ đồ tư duy,… để dưỡng, phát triển năng lực của từng học sinh, đặc biệt không nhất thiết phải trình bày theo bảng là thiếu - GV mời 2-3 cặp hs trình bày trước lớp chất đạm. - HS trả lời và nhận xét lẫn nhau 2 Khô mắt, Mắt nhìn Do không - GV khen ngợi hs có câu trả lời lưu loát quáng gà kém, mắt cung cấp và có thêm những ý mới về dấu hiệu, khô dẫn đủ vi - ta nguyên nhân gây bệnh liên quan đến dinh đến - min A nhiễm cho cơ dưỡng và trình bày sáng tạo trùng thể *Kết luận: Cần theo dõi cơ thể, các dấu mắt. hiệu của bệnh của cơ thể để điều trị kịp
- thời, cần khám bác sĩ và có chế độ dinh 3 Thừa cân, Cơ thể to Do ăn dưỡng phù hợp béo phì lớn hơn quá mức nhiều, trung thừa chất bình của dinh độ tuổi, dưỡng, ít lượng mỡ vận động. dày tích tụ ở đùi, bắp tay, eo,.. + Hình 7: Nếu là em trong trường hợp này em sẽ khuyên bạn nên mua nước lọc thay vì mua nước ngọt bởi cơ thể bạn đang bị thừa cân, béo phì nên hạn chế ăn đồ ngọt. + Hình 8: Nếu là trong trường hợp này em sẽ khuyên bạn nên đi khám để tìm ra nguyên nhân. Đồng thời, em khuyên bạn nên ăn uống, bổ sung thêm nhiều vi - ta - min và tránh vận động mạnh - HS đọc - HS thực hiện Hoạt động 2: Xử lí tình huống a. Mục tiêu: HS biết xử lí một số tình
- huống liên quan đến bệnh dinh dưỡng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs thực hiện nhóm đôi yêu cầu hs đóng vai và xử lí tình huống như hình 7,8 (sgk trang 105) - GV mời 2 – 3 cặp hs lên chia sẻ trước lớp - HS nhận xét lẫn nhau - GV khen ngợi hs đóng vai tốt, trình bày sáng tạo - GV cho hs đọc mục Em đã học được và Em tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về nội dung đã học *Kết luận: Cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế ăn uống đồ ngọt; khi cơ thể có những biểu hiện bất thường nên đi khám bác sĩ để chữa trị kịp thời 3. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs về nhà vẽ tranh về các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như bệnh thừa cân, béo phì, bệnh suy dinh dưỡng thấp còi, bệnh thiếu máu thiếu sắt, bệnh bướu cổ và viết nội dung tuyên truyền bạn bè, người thân cần làm gì để tránh
- mắc các bệnh này IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
- CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE BÀI 27: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG (Tiết 3) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Năng lực đặc thù - Nêu được tên, dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng - Thực hiện được một số việc làm để phòng, tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận động mọi người trong gia đình cùng thực hiện 2. Năng lực chung: - Tự chăm sóc sức khoẻ bản thân: ăn đầy đủ chất dinh dưỡng - Biết chia sẻ thông tin, giúp đỡ bạn trong học tập; biết cách làm việc theo nhóm, hoàn thành nhiệm vụ của mình và giúp đỡ các thành viên khác cùng hoàn thành nhiệm vụ của nhóm, báo cáo được kết quả làm việc/sản phẩm chung của nhóm. - Rút ra được các kiến thức bổ ích, vận dụng vào thực tế cuộc sống thông qua các hoạt động thực hành 3. Phẩm chất: - Ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và xã hội II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên Các hình trong bài 27 sgk; giấy A3 hoặc A0 2. Đối với học sinh SGK, bút màu III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS 1. HĐ khởi động a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi những hiểu biết đã có của hs về một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng ở địa phương b. Cách tiến hành - GV mời một số hs nói về tình hình suy dinh dưỡng ở - HS trả lời địa phương và giải thích tại sao lại có tình trạng đó. GV đặt câu hỏi: Cần làm gì để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng - GV nhận xét khen các bạn có câu trả lời đúng và dẫn
- dắt vào tiết 3 của bài học 2. Hoạt động Hình thành kiến thức Hoạt động 1: Cần làm gì để phòng bệnh liên quan đến dinh dưỡng a. Mục tiêu: Hs nhận biết những việc, thói quen cần làm hoặc không nên làm để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs quan sát hình 9a, 9b, 9c, 10, 11 (sgk - HS quan sát trang 106), thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc làm của mỗi bạn trong hình? Những việc nào nên làm, không nên làm để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng? Vì sao? + Em hãy kể thêm một số việc nên làm và không nên làm để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng. + Theo em, cần làm gì để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng - GV mời 2-3 cặp hs chia sẻ trước lớp -Những việc nên làm để - GV có thể gợi mở để hs nêu thêm những việc không phòng tránh bệnh liên quan nên làm hoặc nên làm để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng:Tập thể dục đến dinh dưỡng bằng cách cho hs quan sát thêm hình thể thao thường xuyên: Đạp ảnh hoặc xem phim. GV khen ngợi nhóm hs có câu trả xe, nhảy dây, bơi lội,...;Ăn lời tốt, sáng tạo uống đầy đủ số lượng và chất dinh dưỡng; Kiểm tra sức khỏe và tẩy giun định kì. -Những việc không nên làm để phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng: Lười vận động; Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và đồ ngọt; Ăn quá nhiều đồ ăn. - Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng chúng ta cần có chế độ ăn hợp lí, tập thể dục thể thao thường xuyên và đi khám định kì
- để theo dõi và kiểm tra sức khỏe. - GV cùng hs nhận xét và rút ra kết luận *Kết luận: Để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng chúng ta cần: + Sử dụng đa dạng, các loại thức ăn, đồ uống + Thường xuyên vận động cơ thể và luyện tập thể dục thể thao + Theo dõi chiều cao và cân nặng, khám sức khỏe định kì Hoạt động 2: Em tập làm tuyên truyền viên a. Mục tiêu: HS ôn luyện lại toàn bộ các kiến thức quan trọng của bài học; có ý thức tuyên truyền phòng chống bệnh liên quan đến dinh dưỡng và định hướng nghề nghiệp cho hs b. Cách tiến hành - GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu các nhóm vẽ - HS vẽ tranh cổ động tranh cổ động tuyên truyền phòng chống bệnh liên quan đến dinh dưỡng trên giấy A3 hoặc A0 - GV mới 2-3 nhóm lên đóng vai là tuyên truyền viên - HS tuyên truyền cho các trước lớp vận động bạn bè cùng thực hiện bạn - GV mời hs các nhóm khác nhận xét - GV khen ngợi hs có khả năng tuyên truyền tốt, tự tin, sáng tạo,… *Kết luận: Cần thực hiện sinh hoạt và ăn uống điều độ, khoa học và tuyên truyền đến bạn bè, người thân để phòng tránh bệnh liên quan đến dinh dưỡng - GV gợi ý và dẫn dắt để hs nêu được các từ khóa - HS nêu trong bài: Bệnh liên quan đến dinh dưỡng – Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi – Bệnh bướu cổ - bệnh thừa cân béo phì – bệnh thiếu máu thiếu sắt 3. Hoạt động nối tiếp sau bài học a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức đã học b. Cách tiến hành - GV yêu cầu hs về nhà thực hiện những việc làm để - HS thực hiện phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng như: suy dinh dưỡng, thiếu vi – ta – min, béo phì, … và vận
- động bạn bè có ý thức thực hiện chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, khoa học - GV khuyến khích hs vẽ tranh tuyên truyền về phòng chống bệnh liên quan đến dinh dưỡng để trưng bày ở góc học tập của lớp IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY: ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 15: Thực vật cần gì để sống và phát triển? (Sách Chân trời sáng tạo)
14 p | 109 | 29
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 25: Ăn, uống khoa học để cơ thể khỏe mạnh (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 45 | 8
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 16: Nhu cầu sống của động vật (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 55 | 8
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 7: Ôn tập chủ đề Chất (Sách Chân trời sáng tạo)
5 p | 23 | 6
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 17: Chăm sóc cây trồng và vật nuôi (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 15 | 4
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 6: Ô nhiễm không khí và bảo vệ môi trường không khí (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p | 33 | 4
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 3: Ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 33 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 8: Nguồn sáng và sự truyền ánh sáng (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p | 14 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 9: Ánh sáng với đời sống (Sách Chân trời sáng tạo)
8 p | 19 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 2: Sự chuyển thể của chất (Sách Chân trời sáng tạo)
13 p | 13 | 3
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 14: Ôn tập chủ đề Năng lượng (Sách Chân trời sáng tạo)
4 p | 7 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 13: Sự truyền nhiệt và vật dẫn nhiệt (Sách Chân trời sáng tạo)
7 p | 34 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 12: Nhiệt độ và nhiệt kế (Sách Chân trời sáng tạo)
6 p | 12 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 11: Âm thanh trong đời sống (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 12 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 10: Âm thanh (Sách Chân trời sáng tạo)
9 p | 30 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 5: Gió, bão (Sách Chân trời sáng tạo)
10 p | 27 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 4: Thành phần và tính chất của không khí (Sách Chân trời sáng tạo)
16 p | 26 | 2
-
Giáo án Khoa học lớp 4 - Bài 1: Một số tính chất và vai trò của nước (Sách Chân trời sáng tạo)
12 p | 16 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn