intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Kỹ thuật 5 bài 2: Thêu dấu nhân

Chia sẻ: Trần Tuấn Chinh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

413
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Kỹ thuật 5 bài 2: Thêu dấu nhân để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Kỹ thuật 5 bài 2: Thêu dấu nhân được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Kỹ thuật 5 bài 2: Thêu dấu nhân

  1. Kĩ thuật THÊU DẤU NHÂN I.Mục tiêu : - HS biết cách thêu dấu nhân. - Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy định. - Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm của mình làm được. II. Đồ dùng dạy học : - Mẫu thêu dấu nhân. Một số sản phẩm thêu dấu nhân. - Một mảnh vải trắng hoặc màu có kích thước 35cm x 35cm. - Kim khâu, chỉ, phấn, khung thêu… III. Hoạt động dạy học : A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút). GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. Khung thêu, kim, chỉ… B. Dạy bài mới : ( 37 phút) 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. Dạy bài mới : Hoạt động 1. Quan sát nhận xét. - GV giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân và kết hợp cho HS quan sát hình 1 trong SGK để trả lời câu hỏi. + Hỏi : Em hãy quan sát hình 1 và nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu ? Mặt phải đường thêu là những mũi dấu nhân nối nhau liên tiếp. Mặt trái là hai đường thẳng song song.
  2. + Hỏi : Em hãy so sánh đặc điểm của mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V có gì giống và khác nhau ? Mặt trái của hai mẫu thêu đèu tạo nên hai đường thẳng song song. Còn mặt phải của hai mẫu thêu tạo nên các mũi thêu dấu nhân và mũi thêu chữ V. - GV giới thiệu một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân. + Hỏi : Thêu dấu nhân được ứng dụng để làm gì ? Dùng để thêu trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn… - GV tóm tắt nội dung chính và cho HS đọc mục 1 trong phần ghi nhớ trong SGK. Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. - HS đọc nội dung mục 2 SGK và nêu các bước thêu dấu nhân. + Bắt đầu thêu. + Thêu mũi thứ nhất. + Thêu mũi thứ hai + Thêu các mũi tiếp theo. + Kết thúc đường thêu. - Cho HS so sánh cách vạch dấu đường thêu dấu nhân với dường thêu chữ V có gì giống và khác nhau. + Giống : vạch hai đường dấu song song cách nhau 1cm. + Khác : Thêu chữ V vạch dấu từ trái sang phải, các điểm vạch dấu nằm so le nhau trên 2 đường vạch dấu. Còn thêu dấu nhân vạch dấu từ phải sang trái, các đường vạch dấu nằm thẳng hàng với nhau. - Cho HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu. GV nhận xét , sửa sai. - HS căng vải lên khung thêu và hướng dẫn HS thêu theo đường vạch dấu. - HS đọc trong SGK mục 2 kết hợp quan sát hình 4a,b,c,d để nêu cách thêu. - GV lưu ý HS một số điểm sau : - Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên 2 đường kẻ cách đều.
  3. + Khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ hai gấp đôi khoảng cách xuống kim và lên kim ở đường dấu thứ nhất. + Sau khi lên kim cần rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm. - Cho HS thực hiện các thao tác GV quan sát và uốn nắn những thao tác chưa đúng. - HS quan sát hình 5 và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Cho HS thực hiện GV quan sát, uốn nắn. - GV hướng dẫn nhanh các thao tác thêu dấu nhân. - Cho HS đọc mục 2 trong phần ghi nhớ. - HS đọc lại phần ghi nhớ SGK. - GV kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và tổ chức cho các em thực hành trên giấy. 3. Củng cố dặn dò : Dặn HS về nhà chuẩn bị cho giờ thực hành lần sau. -------------------------------------------------
  4. Kĩ thuật THÊU DẤU NHÂN (Tiếp) I.Mục tiêu : - HS được thực hành thêu dấu nhân, thêu đúng kĩ thuật, đúng quy trình. - Rèn cho HS có đôi tay khéo léo. - Giáo dục HS yêu thích và tự hào với sản phẩm của mình làm được. II. Đồ dùng dạy học : Sản phẩm của giờ trước, khung thêu, kim, chỉ,… III. Hoạt động dạy học : A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút) - GV kiểm tra sản phẩm giờ trước của HS. Nhận xét. B. Dạy bài mới : ( 37 phút) 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. Dạy bài mới : Hoạt động 3. HS thực hành. - Gọi HS nhắc lại cách thêu dấu nhân. Thêu dấu nhân theo chiều từ phải sang trái. Các mũi thêu được thực hiện luân phiên theo hai đường vạch dấu. - HS thực hiện các thao tác thêu 2 mũi dấu nhân, - GV nhận xét các đường thêu và hệ thống lại cách thêu dấu nhân. - GV lưu ý thêm cho HS : Trong thực tế kích thước của mũi thêu dấu nhân chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 kích thước của mũi thêu các em đang học. Do vậy, sau khi học thêu dấu nhân ở lớp, nếu thêu trang trí trên váy, áo…các em nên thêu các mũi thêu có kích thước nhỏ để đường thêu đẹp. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, cho HS nêu các yêu cầu của sản phẩm.
  5. - GV cho HS thực hành thêu dấu nhân theo nhóm. - GV quan sát và hướng dẫn thêm cho các em, cần chú ý tới các em làm còn lúng túng. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét bài làm của HS, tuyên dương những em làm tốt. - Chuẩn bị cho giờ sau trưng bày sản phẩm. -------------------------------------------------------
  6. Kĩ thuật THÊU DẤU NHÂN ( Tiếp) I.Mục tiêu : - HS được trưng bày sản phẩm của mình cùng với các bạn. - Sản phẩm trưng bày đúng mẫu, đúng kĩ thuật, đẹp. - Giáo dục HS ý thức lao động tự phục vụ bản thân. II. Đồ dùng dạy học : Khung thêu, kim, chỉ, vải, kéo… A.Kiểm tra bài cũ : ( 3 phút) GV kiểm tra sản phẩm của giờ trước. B. Dạy bài mới : ( 37 phút) 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. Dạy bài mới : Hoạt động 4. Đánh giá sản phẩm. * GV cho HS xem lại sản phẩm của mình để chuẩn bị trưng bày cùng các bạn. - Những HS nào chưa hoàn thành thì cho các em hoàn thành nốt sản phẩm, HS nào đã hoàn thành thì xem lại để trưng bày sản phẩm. * HS trưng bày sản phẩm theo từng nhóm. - Gọi một HS nêu các yêu cầu đánh giá sản phẩm. + Thêu được các mũi dấu nhân theo hai đường vạch dấu. + Các mũi thêu dấu nhân bằng nhau. + Đường thêu, mặt vải không bị dúm. - Các nhóm cử người lên thuyết minh sản phẩm của nhóm mình.
  7. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và đánh giá sản phẩm của các bạn. - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo hai mức : + Hoàn thành và chưa hoàn thành. + Đối với những HS hoàn thành sớm, đường thêu đúng kĩ thuật, đẹp được đánh giá ở mức hoàn thành tốt. - Tuyên dương những HS làm tốt. 3. Củng cố dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - Dặn dò HS chuẩn bị để giờ sau học bài : Cắt, khâu, thêu túi xách tay đơn giản. ---------------------------------------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2