Giáo án Lịch sử lớp 10 - Chuyên đề: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX
lượt xem 15
download
Giáo án biên soạn với một số nội dung tìm hiểu về tư tưởng, tôn giáo thế kỉ X đến nửa đầu thế kỷ XIX; tìm hiểu về tình hình giáo dục thế kỉ X đến nửa đầu thế kỷ XIX; tìm hiểu về nền văn học Việt Nam thế kỉ X đến nửa đầu thế kỷ XIX; tìm hiểu về khoa học kĩ thuật...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Lịch sử lớp 10 - Chuyên đề: Văn hóa Việt Nam từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XIX
- Giáo án sử 10 CHUYÊN ĐỀ: VĂN HÓA VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức HS cần nắm: Tư tưởng và tôn giáo : Sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo. Vài nét về Đạo giáo, tín ngưỡng truyền thống, sự du nhập của Thiên Chúa giáo. Biết được sự phát triển của giáo dục nho học thời phong kiến ; sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm. Biết được đặc điểm nổi bật của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ; khái quát về sự hình thành và phát triển những loại hình sân khấu, đặc biệt là múa rối nước; hát quan họ, Nhã nhạc cung đình Huế, hát Ví dặm( Hà Tĩnh), cố đô Huế..những di sản văn hóa thế giới của đất nước Việt Nam trong thế kỉ XXIX. Kể được những công trình khoa học đặc sắc. So sánh được sự khác nhau về tư tưởng, tôn giáo, giáo dục, văn học, nghệ thuật... giữa các giai đoạn lịch sử. 2. Kĩ năng Phát triển kĩ năng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử. Phát triển kĩ năng phân tích, so sánh các sự kiện lịch sử. 3. Thái độ Bồi dưỡng lòng tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam. Giáo dục cho HS thái độ trân trọng và có ý thức gìn giữ, bảo tồn các di sản văn hóa của nhân loại, duy trì và phát triển bản sắc văn hóa của ông cha ta.
- 4. Định hướng các năng lực hình thành Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ. Năng lực chuyên biệt: Năng lực tái hiện các sự kiện lịch sử dân tộc, các thành tựu văn hóa trong thế kỉ XXV. Năng lực thực hành bộ môn: Khai thác, sử dụng tư liệu gốc, tranh ảnh lịch sử,… So sánh, phân tích sự thay đổi vai trò thống trị về tư tưởng của Phật giáo và Nho giáo, sự hưng, suy giáo dục nho học, sự phát triển của dòng văn học chữ Hán, Nôm, dân gian.. Vận dụng những kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề thực tiễn: Biết tìm hiểu thông tin lịch sử về các nhân vật lịch sử như Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du.. Biết vận dụng kiến thức liên môn các bộ môn Văn học, Địa lí..giải quyết vấn đề bài học, lĩnh hội kiến thức mới. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên Tranh ảnh lịch sử theo chuyên đề (ảnh Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cố Đô Huế,)… Phiếu học tập, phiếu giao nhiệm vụ. 2. Học sinh Nghiên cứu nội dung chuyên đề tìm hiểu về các thành tựu văn hóa dân tộc trong giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV. Bút dạ hoặc bút màu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG, GIỚI THIỆU BÀI HỌC. ( Hình thức tổ chức: phát vấn, thuyết giảng)
- Giáo viên sử dụng tranh ảnh minh họa, tổ chức trò chơi nhỏ: Nhận diện nội dung lịch sử qua tranh: ? Những hình ảnh đó gợi cho em liên tưởng đến nội dung gì của lịch sử Việt Nam? HS suy nghĩ và trả lời. GV chốt ý, và giới thiệu về nội dung của bài học: Hình ảnh 1 là Tượng Phật Tích chùa Quỳnh Lâm. Hình ảnh 2 là khoa thi thời phong kiến. Hình ảnh 3 là Tháp Báo Thiên ở Hà Nội Hình ảnh 4 là sân khấu Tuồng. => Những hình ảnh đó đang muốn nói về những nét văn hóa Việt nam. Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử, nhiều thành tựu văn hóa của đất nước trở thành di sản văn hóa vật thể hay phi vật thể của nhân loại như bia tiến sĩ, hát xoan, ví dặm, với những danh nhân văn hóa lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Nền tảng cho các thành tựu văn hóa nổi bật đó chính là giai đoạn lịch sử dân tộc từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX. HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU VỀ TƯ TƯỞNG, TÔN GIÁO THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX ( Hình thức tổ chức: phát vấn, cá nhân tự học và làm việc nhóm) GV cho HS xem một số bức tranh sau: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu SGK lịch sử 10, mục I bài 20, mục I – Bài 24, kết hợp với các tư liệu sau GV đặt câu hỏi: Em hãy nêu những nét chính về tư tưởng và tôn giáo của nước ta từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX? Em có nhận xét gì về sự tiếp nhận các tôn giáo bên ngoài vào Việt Nam? Điểm khác nhau về tư tưởng, tôn giáo thời Lí, Trần với triều Lê sơ là gì?Tại sao có sự khác nhau đó? Nhà Nguyễn có chính sách gì trước sự du nhập Thiên chúa giáo ? Vì sao? HS làm việc cá nhân với các hình ảnh và tư liệu đã cho, sau đó thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi. Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh. Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, GV nhận xét, chốt ý chính: Câu 1: * Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc.
- Phật giáo: + Trong TK XXIV, thời Lí Trần, Phật giáo giữ vị trí quan trọng “quốc giáo”, từ vua đến quan và dân đều sùng đạo Phật, các nhà sư được triều đình coi trọng. + Thế kỉ XV, Phật giáo suy giảm. + Từ thế kỉ XVI, Phật giáo có điều kiện phục hồi. Nhiều chùa, quán được xây dựng thêm, một số chùa đựợc trùng tu lại. Nho giáo: + Thế kỉ XXIV, dần dần trở thành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử. + TK XV, nâng lên địa vị độc tôn, trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước phong kiến thời Lê sơ. + Từ thế kỉ XVI, Nho giáo từng bước suy thoái, thi cử không còn nghiêm túc như trước. Tôn ti trật tự phong kiến cũng không còn như thời Lê sơ. + Nhà Nguyễn, chủ trương độc tôn Nho giáo. Đạo giáo tồn tại song song với Nho giáo và Phật giáo. Một số đạo quán được xây dựng. Đạo giáo từng bước hòa lẫn vào các tín ngưỡng dân gian khác. * Thiên chúa giáo: từ thế kỉ XVI, một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa phương Tây theo các thuyền buôn nước ngoài vào Đại Việt truyền đạo Thiên Chúa ở cả hai Đàng, thời nhà Nguyễn hạn chế hoạt động của Thiên Chúa giáo. Do nhu cầu của việc truyền đạo, chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh cũng ra đời ở thế kỉ XVII. Tuy nhiên, bấy giờ chữ Quốc ngữ chưa được phổ biến trong xã hội, phải đến đầu thế kỉ XX, chữ Quốc ngữ mới được sử dụng phổ biến. * Các tín ngưỡng truyền thống trong dân gian vẫn được duy trì và phát huy như tục thờ cúng tổ tiên, thờ những người anh hùng có công với nước, với làng. Câu 2: Người Việt tiếp thu nhiều tôn giáo từ bên ngoài, và việt hóa nhiều yếu tố nhằm làm phong phú đa dạng nền văn hóa dân tộc. Câu 3: Thời kì Lý Trần là thời kì “ Tam giáo đồng nguyên”, trong đó Phật giáo được coi là “ Quốc giáo”. Thời Lê sơ, độc tôn Nho giáo. Nguyên nhân là vì : + Trong giai đoạn đầu mới dành được độc lập dân tộc, với ý thức về tự chủ các vua thời kì này đã không chọn Nho giáo. + Tuy nhiên Phật giáo hay Đạo giáo là những tôn giáo, không phải là hệ tư tưởng trị quốc. Nho giáo lại là hệ tư tưởng trị quốc… Câu 4 : Cấm truyền bá. Lấy cớ truyền đạo, các giáo sĩ thăm dò tình hình nước ta để báo cho chính quyền Pháp có chính sách xâm lược việt nam. TIẾT 2: Bài củ : Em hãy trình bày về nững nét cơ bản nhất của đời sống tín ngưỡng tư tưởng Việt Nam thời kì trung đại? HOẠT ĐỘNG 3: TÌM HIỂU VỀ TÌNH HÌNH GIÁO DỤC THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX ( Hình thức tổ chức: phát vấn, cá nhân tự học và thảo luận cặp đôi)
- GV cho học sinh xem các hình ảnh sau: Khuê Văn Các Bia tiến sĩ Chu Văn An ? Những hình ảnh đó gợi cho các em nhớ tới công trình kiến trúc nào?Ở đâu? ( Liên môn với địa lí và văn học) HS suy nghĩ trả lời, GV chốt ý và dẫn vào mục mới: Các hình ảnh đó đang nói về Văn Miếu Quốc Tử Giám tại Hà Nội. Và khi nói về địa danh này người ta nghĩ ngay đến nền giáo dục Việt Nam dưới thời kì phong kiến. GV yêu cầu HS đọc SGK trang 102, mục 1 trang 122, đoạn trích từ “ Giáo dục nho học.... không nhiều so với các thế kỉ trước.” trang 129. GV cung cấp thêm tư liệu: ( liên môn Văn học) Tư liệu 1: Một trong những di tích nổi tiếng của Văn Miếu –Quốc Tử Giám là 82 tấm bia Tiến sĩ, ghi họ tên, quê quán của 1307 vị Tiến sĩ của 82 khoa thi từ 1442 1779 gồm 81 khoa triều Lê và 1 khoa triều Mạc. Bia Tiến sĩ khắc trên loại đá màu xanh, kích thước không đều nhau được trạm khắc hoa văn tinh xảo. Bia được đặt trên lưng rùa. Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Qui, Phượng. Rùa sống lâu, có sức khỏe nên việc đặt bia Tiến sĩ trên lưng rùa đá thể hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. Ngày 9/3/2010, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO đã chính thức ghi danh 82 bia đá các khoa thi Tiến sĩ triều Lê và Mạc là di sản tư liệu thứ 2 của Việt Nam trở thành Di sản tư liệu thế giới trong chương trình “Ký ức thế giới” , sau mộc bản triều Nguyễn, ..... (Trích trong: http://vietbao.vn/Xa hoi/VanMieuQuocTuGiamNhungdieucanbiet) Tư liệu 2: SGK Ngữ văn 10, tập 2 trang 31,32. “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp... ... Thế thì việc dựng tấm bia đã này lợi ích rất nhiều: kẻ ác lấy đó làm răn, người thiện theo đó mà gắng, dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để cũng cố mệnh mạch cho nhà nước. Thánh thần đặt ra đâu phải là vô dụng. Ai xem bia nên hiểu ý sâu này. (Theo danh sĩ Thân Nhân Trung, với kẻ sĩ thì cái danh là một việc lớn, và phải là danh thực, nên trong bài ký Đề tên Tiến sĩ Khoa Đinh Mùi (1487).) Tư liệu 3: (SGK môn Ngữ Văn 10 tập 1, trang 172.) Chu Văn An ngay từ hồi còn trẻ đã nổi tiếng là một người cương trực, sửa mình trong sạch, giữ tiết tháo, không cầu danh lợi, chỉ ở nhà đọc sách. Khi thi đỗ Thái học sinh, ông không ra làm quan, mà trở về mở trường dạy học ở quê nhà. Học trò nhiều nơi tìm đến theo học rất đông... GV đặt câu hỏi yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận và trả lời: ? Khát quát tình hình giáo dục Việt Nam từ thế kỉ X đến đầu thế kỉ XIX? ? Từ tư liệu 2 em hãy cho cô biết về vai trò của đối với sự phát triển của đất nước ? Nhận xét về nền giáo dục Việt Nam thời phong kiến?
- ? Vì sao Thầy Chu Văn An được xã hội trọng vọng, và tôn thờ trong Văn Miếu? HS làm việc cá nhân với các hình ảnh và tư liệu đã cho, sau đó thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi. Giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh. Các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm lớp, GV xét, chốt ý chính, cho HS ghi chép. Câu 1: Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV, giáo dụ c Đại Việt từng bướ c đượ c hoàn thiệ n và phát triể n, trở thành nguồn đào tạo quan l ại ch ủ yếu. + Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi qu ốc gia đầu tiên đượ c tổ ch ức ở kinh thành. + Sang thời Tr ần, giáo dục, thi c ử đượ c quy định chặt chẽ hơn. + Thời Lê sơ, nhà nước quy định : cứ 3 năm có một kì thi Hội để chọn tiến sĩ. Trong dân gian, số người đi học ngày càng đông và số người đỗ đạt cũng tăng thêm nhiều. Riêng thời Lê Thánh Tông (1460 1497) đã tổ chức được 12 khoa thi Hội, có 501 người đỗ tiến sĩ. Năm 1484, nhà nước quyết định dựng bia ghi tên tiến sĩ. Nhiều trí thức tài giỏi đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Sang thế kỉ XVI, giáo dục giáo dục Nho học tiếp tục phát triển, song chất lượng giáo dục không còn như trước: + Nhà Mạc tiếp tục phát triển giáo dục, tổ chức đều đặn các kì thi để chọn lựa nhân tài. Thời kì nhà Mạc đã tổ chức được 22 kì thi hội lấy được 485 Tiến sĩ. + Ở triều đại Tây Sơn, với chính sách chăm lo giáo dục của Quang Trung, chữ Nôm được dùng trong công việc hành chính, thi cử. + Dưới thời nhà Nguyễn, giáo dục Nho học được củng cố. Nhà nước vẫn tổ chức đều đặn các kì thi Hương và thi Hội để tuyển người ra làm quan. Câu 2: Vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nướ c là rất quan trọng...Nay Đảng và nhà nướ c coi giáo dục là “ quốc sách” hàng đầu. Giáo dục phát triển thể hiện truyền th ống hi ếu h ọc c ủa nhân dân ta. Mặc dù vậy, nội dung giáo dục vẫn là kinh sử. Các bộ môn khoa học tự nhiên ít được chú ý, điều này làm cho nền kinh tế nước ta không có bước phát triển vượt bậc như các nước phương tây. Câu 3: Vì tài năng và đức độ của thầy... HOẠT ĐỘNG 4: TÌM HIỂU VỀ NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỈ X ĐẾN THẾ KỈ XIX ( Hình thức tổ chức: phát phiếu học tập, cá nhân tự học, cặp đôi thảo luận ) GV cho học sinh đọc SGK lịch sử 10 mục 2 trang 103, mục 2 trang 122; kết hợp với nh ững t ư liệu d ưới đây và kết hợp với hình ảnh để trao đổi làm việc nhóm theo hình thức cặp đôi.( Liên môn với môn Ngữ văn) Tư liệu 1( Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX SGK Ngữ văn 10, tập 1 trang 104, 105.): Nhìn chung, văn học Việt Nam thời trung đại gồm hai thành phần chủ yếu là văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm... Văn học chữ Hán bao gồm những sáng tác bằng chữ Hán của người Việt. Thành phần văn học này xuất hiện sớm, tồn tại trong suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại, bao gồm cả thơ và văn xuôi. Về thể loại văn học chữ Hán chủ yếu tiếp thu các thể loại văn học từ Trung Quốc như chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ đường luật ... Dù là thơ hay văn xuôi, trữ tình hay tự sự, chính luận, ở loại hình nào văn học chữ Hán cũng có những thành tựu nghệ thuật to lớn. Văn học chữ Nôm bao gồm những sáng tác bằng chữ Nôm,ra đời muộn hơn văn học chữ Hán ( khoảng thế cuối thế kỉ XIII mới xuất hiện), tồn tại, phát triển đến hết thời kì trung đại. Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi. Trong Văn học chữ Nôm, chỉ Văn học chữ Nôm có một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc như phú, văn tế, thơ đường luật, còn phần lớn là thể loại văn học dân tộc như ngâm khúc viết theo thể song thất lục bát, truyện thơ viết theo thể lục bát, hát nói viết theo thể thơ khá tự do có kết hợp với âm nhạc, hoặc thể loại văn học Trung Quốc đã được dân tộc hóa phần nào như thơ đường luật thất ngôn xen lẫn lục ngôn. Văn học chữ Nôm có những thành tựu lớn ở tất cả các thể loại kể trên.
- Từ những tài liệu đã cho, kết hợp với những tác phẩm văn học các em đã học GV yêu cầu học sinh phân theo cặp đôi hoàn thành phiếu học tập sau: GIAI ĐOẠN TÁC PHẨM TÁC GIẢ THỂ LOẠI NỘI DUNG CƠ BẢN TIÊU BIỂU THẾ KỈ X THẾ KỈ XV THẾ KỈ XVI ĐẦU THẾ KỈ XIX HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. Các nhóm báo cáo, bổ sung cho nhau. GV chốt ý: GIAI ĐOẠN TÁC PHẨM TÁC GIẢ TIÊU IỂU THỂ LOẠI NỘI DUNG CƠ BẢN THẾ KỈ X THẾ KỈ XV Nam quốc sơn hà Lý Thường Kiệt. Bình ngô đại cáo Nguyễn Trải Phú sông Bạch Đằng Trường Hán Siêu. Hịch ướng sĩ – Trần Quố T ấ Thơ đường Cáo
- Phú Hịch Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi các chiên công oanh liệt của dân tộc trong công cuộc bảo về độc lập dân tộc. THẾ KỈ XVI ĐẦU THẾ KỈ XIX Chinh phụ ngâm Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm dịch. Truyền kì mạn lục Nguyễn Dữ. Truyện Kiều Nguyễn Du. Thơ Hồ Xuâ Hương. Lục bát, song thất lục bát. Văn xuôi. Lục bát. Lục bát... Lên án xã hội phong kiến, phán n tâm tư, ước vọng của quần chúng nhân dân GV đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm trả lời:( liên kết với bài 17,bài 21, bài 25 lịch sử 10; liên môn ngữ văn 10; liên môn GDCD 10, bài 14) ? Tại sao lại có sự khác nhau về nội dung của nền văn học trong 2 giai đoạn? ? Em có nhận xét gì về nền văn học viết của nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XIX? HS tổ chức thảo luận nhóm , rút ra kết luận và báo cáo kết quả. GV bổ sung chốt ý: * Có sự khác nhau về nội dung của nền văn học trong 2 giai đoạn là vì bối cảnh lịch sử có sự thay đổi: Từ thế kỉ X đến thế kỉ XV là giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Việt Nam, văn học thể hện ý thức dân tộc cao độ, đặc biệt là “ Hào khí Đông A”. Đồng thời thể hiện trách nhiệm cá nhân trong công cuộc xây dựng và bảo về đất nước. Từ thế kỉ XVI trở về sau, chế độ phong kiến bước vào giai đoạn suy yếu, tình trạng chia bè phái, cát cứ nổi lên, chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân cực khổ. Văn học đã phản ánh hiện thực khác quan ấy, và nêu lên khát vọng của nhân dân. * Nền văn học viết đạt được nhiều thành tựu nổi bật, phát triển phong phú và đa dạng. Văn học viết chịu nhiều tác động của văn học Trung Quốc như thể loại, chữ viết. Song văn học chư Hán thể hiện tinh thần Việt. Sự ra đời và phát triển của nền văn học chữ Nôm cho thấy được tinh thần Việt được thể hiện cao độ như thế ào. Tiết 3: Bài củ: ? Em hãy trình bày nhận xét của mình về nền văn học trung đại? ? Trình bày về tình hình giáo dục phong kiến Việt Nam? Tại sao giáo dục lúc bấy giờ không tạo điều kiện để phát triển kinh tế?
- HS trả lời. Gv chốt ý và giới thiệu tiết học. Hoạt động 5: Tìm hiểu về khoa học –kĩ thuật a. Yêu cầu: sự phát triển của văn học chữ Hán và chữ Nôm ; kể tên được những công trình khoa học đặc sắc : GV cung cấp phiếu học tập. Thành tựu Nghệ thuật Khoa họckĩ thuật Thế kỉ XXV Thế kỉ XVIXVIII Thế kỉ XIX HS đọc SGK các bài 20,24,25 hoàn thành phiếu học tập theo hình thức hoạt động cá nhân. b. Học sinh thực hiện nhiệm vụ báo cáo sản phẩm trước lớp, giáo viên tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức cho học sinh. GV chỉnh sửa từng mục văn học, nghệ thuật, KHKT. GV sử dụng kiến thức liên môn của môn Văn học lớp 10: Yêu cầu HS kể tên tác giả, tác phẩm, nội dung của văn học chữ Hán, chữ Nôm. Nêu hiểu biết của em về Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương.. GV cung cấp hình ảnh nghệ thuật như chùa một cột, tượng phật bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, các vị la hán chùa Tây Phương...HS nhận diện, nêu hiểu biết về tranh ảnh minh họa và sắp xếp cho phù hợp với từng giai đoạn. GV phát vấn: Vì sao trong thế kỉ XVIXIX, dòng nghệ thuật dân gian, văn học dân gian phát triển mạnh mẽ? Kể tên, nêu những hiểu biết của em về các công trình nghệ thuật của Việt Nam trong thế kỉ XXIX được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia, thế giới mà em biết?
- GV sử dụng Video về quần thể kiến trúc Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Hát quan họ, hát xoan... khái quát lại thành tựu rực rỡ dân tộc đạt được, và được công nhận là di sản thế giới, qua đó giáo dục HS lòng tự hào dân tộc, ý thức giữ gìn di sản văn hóa quê hương, đất nước. Thành tựu Nghệ thuật Khoa họckĩ thuật Thế kỉ XXV + Nghệ thuật kiến trúc phát + Từ thế kỉ X đến thế kỉ triển, các chùa, tháp được xây XV, nhiều công trình khoa dựng như chùa Một Cột, chùa học ra đời, như : "Đại Việt Dâu, chùa Phật Tích, tháp Báo sử kí" của Lê Văn Hưu (thời Thiên, tháp Phổ Minh, kinh đô Trần), "Lam Sơn thực lục", Thăng Long được xây dựng từ "Dư địa chí" của Nguyễn thời Lý. Thành nhà Hồ được xây Trãi, "Hồng Đức bản đồ" dựng ở cuối thế kỉ XIV là những thời Lê Thánh Tông. công trình nghệ thuật tiêu biểu + Về quân sự có "Binh thư và đặc sắc của Việt Nam. Ngoài yếu lược" và "Vạn Kiếp ra, các đền tháp Chăm cũng được tông bí truyền thư" của xây dựng. Hưng Đạo Vương Trần + Nghệ thuật điêu khắc cũng có Quốc Tuấn. Toán học có những nét đặc sắc như : rồng "Đại thành toán pháp" của mình trơn cuộn trong lá đề, bệ Lương Thế Vinh, "Lập chân cột hình hoa sen nở, các bức thành toán pháp" của Vũ phù điêu có các cô tiên, vũ nữ vừa Hữu. múa, vừa đánh đàn... + Đầu thế kỉ XV, Hồ + Nghệ thuật sân khấu như Nguyên Trừng đã cho chế tuồng, chèo ngày càng phát triển. tạo súng thần cơ và thuyền Múa rối nước là một loại hình chiến. Kinh đô Thăng Long nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ được xây dựng từ thời Lý, thời Lý. sang thời Trần và thời Lê sơ được xây dựng thêm. + Âm nhạc phát triển với các nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh. + Ca múa trong các ngày lễ hội dân gian khá phổ biến.
- Thế kỉ XVI Trong các thế kỉ XVI XVIII, Nhiều công trình khoa học XVIII nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc trên các lĩnh vực sử học như tiếp tục phát triển, thể hiện ở Ô Châu Cận lục, Đại Việt các chùa mới được xây dựng như thông sử, Thiên Nam ngữ chùa Thiên Mụ (Huế), tượng lục, địa lí có Thiên Nam tứ Phật ở các chùa... chí lộ đồ thư, y học có Lê Hữu Trác, triết học có sách Nghệ thuật dân gian được hình Lê Quí Đôn, Quân sự có Hổ thành trong các công trình điêu Trướng Khu Cơ của Đào khắc và kiến trúc. Duy Từ ... ra đời. Nghệ thuật sân khấu phát triển Kĩ thuật : kĩ thuật đúc súng ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài theo kiểu phương Tây, đóng với nhiều phường tuồng, chèo ở thuyền, xây thành luỹ được các làng, các làn điệu dân ca ở hình thành và phát triển, các địa phương. nghề làm đồng hồ ra đời... Thế kỉ XIX Về kiến trúc : Kinh đô Huế Về sử học : Các bộ sử do được xây dựng và hoàn thiện với Quốc sử quán biên soạn lần hệ thống cung điện, lăng tẩm thể lượt ra đời như "Đại Nam hiện trình độ phát triển cao của thực lục" ... Ngoài ra còn có nghệ thuật kiến trúc và điêu các bộ sử do các cá nhân khắc. biên soạn như "Lịch triều hiến chương loại chí" của Nhã nhạc cung đình Huế cũng Phan Huy Chú, "Lịch triều là một di sản văn hoá còn lại đến tạp kỉ" của Ngô Cao Lãng, ngày nay. Các loại hình ca múa "Gia Định thành thông chí" nhạc dân gian được tiếp tục phát của Trịnh Hoài Đức... triển trong nhân dân. 3. Củng cố bài học Giáo viên yêu cầu học sinh hệ thống lại những thành tựu văn hóa thế kỉ XXIX, lí giải vì sao có sự thay đổi đặc điểm qua các giai đoạn. 4. Giao bài tập về nhà
- Giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn một sự kiện hoặc một nhân vật, lĩnh vực trong các thành tựu văn hóa ở các thế kỉ XXIX trình bày thành một bài tiểu luận ngắn. Học sinh sưu tầm tư liệu cho chủ đề tiếp theo. HS trình bày các bài tập nhóm về nhà chuẩn bị bài thuyết trình: giới thiệu về văn hóa địa phương như đền Lê Khôi, Miếu Ao, Ví dặm, chùa sò...
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Lịch sử lớp 10 Bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng Tư sản Anh
18 p | 722 | 58
-
Giáo án Lịch sử lớp 10: Lịch sử địa phương Quảng Nam
10 p | 20 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 14
4 p | 66 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 4
5 p | 59 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 2
3 p | 75 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 1
4 p | 52 | 4
-
Giáo án Lịch sử lớp 6 bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
4 p | 12 | 4
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 2)
5 p | 28 | 3
-
Giáo án Lịch sử lớp 10 – Bài 31: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
5 p | 101 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 1)
7 p | 33 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (Tiết 2)
5 p | 23 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 1)
5 p | 25 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống (Tiết 2)
4 p | 47 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác (Tiết 1)
6 p | 22 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại (Tiết 2)
6 p | 42 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 5: Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ - trung đại
6 p | 29 | 3
-
Giáo án môn Lịch sử lớp 10 sách Chân trời sáng tạo - Bài 8: Văn minh Ấn Độ cổ - trung đại
6 p | 63 | 2
-
Giáo án Lịch sử lớp 10: Chủ đề 1 - Xã hội nguyên thủy
3 p | 9 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn