intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Mầm non: Sự kỳ diệu của lá cây - Thực vật

Chia sẻ: Hà Dung | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:42

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo án Mầm non "Sự kỳ diệu của lá cây - Thực vật" được biên soạn nhằm giúp trẻ biết tên một số loại lá cây( lá mít, cây ổi, lá vối, lá lốt,lá chuối,…); Trẻ biết được công dụng của 1 số loại lá cây như: lá mít để làm đồ chơi, lá ổi để làm thuốc, lá vối để đun nước uống,lá chuối để gói bánh và làm nhà,lá lốt để làm thức ăn,….

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Mầm non: Sự kỳ diệu của lá cây - Thực vật

  1. THIẾT KẾ MẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN TRONG 1 TUẦN Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn Dự án: Sự kỳ diệu của lá cây Chủ đề: thực vật IV.XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU 1. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC ( trẻ nói được, trẻ trả lời được, trẻ gọi tên được…..) - Trẻ biết tên một số loại lá cây( lá mít, cây ổi, lá vối, lá lốt,lá chuối,…) - Trẻ biết được công dụng của 1 số loại lá cây như: lá mít để làm đồ chơi, lá ổi để làm thuốc, lá vối để đun nước uống,lá chuối để gói bánh và làm nhà,lá lốt để làm thức ăn,…. - Trẻ biết đếm số lượng cây lá cây trong phạm vi 10, nhận biết nhóm có 10 đối tượng. 2. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. - Trẻ trả lời được một số câu hỏi của cô - Trẻ thuộc lời bài hát: Em yêu cây xanh - Trẻ đọc được bài thơ: Bé trồng cây - Trẻ tập thuyết trình tranh vẽ lá cây, sản phẩm của mình, tập nói lên nguyện vọng, mong muốn của mình. 3. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Bật xa 40-50 cm ; TC: Vận chuyển lá cây - Tập cho trẻ tính ngăn nắp, gọn gàng để giày dép đồ chơi đúng nơi quy định. - Rèn tính kỷ luật có tổ chức, phát triển các tố chất : Khéo léo,bền bỉ…. 4. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
  2. - Hát đúng giai điệu bài hát: Em yêu cây xanh - Tạo hình và trang trí lá cây, làm đồ dùng, đồ chơi từ lá cây 5. PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM - KNXH - Tự tin,mạnh dạn tham gia vào các hoạt động, mạnh dạn khi trả lời câu hỏi. - Cố gắng thực hiện và hoàn thành công việc đơn giản khi được giao - Bảo vệ chăm sóc và trồng cây xanh V. MẠNG NỘI DUNG II. MẠNG NỘI DUNG 2.Công dụ l 3. Làm đ o dùng, đồ chơi VI.MẠNG HOẠT ĐỘNG t ừ lá cây HĐ Thứ hai Thứ nă GDTC: Bật xa 40-50 Làm quen chữ Thơ: Bé trồng cây STEAM 5E: cm cái h,k K Chơi TC: vận chuyển về sự kì lá cây diệu c Ho ạt độ ng họ c H Quan sát 1 số loại Trồng cây xanh Làm tranh băng keo Vẽ Đ lá cây trong và tưới cây từ lá, hoa… bóng l N trường T
  3. HĐ Góc xây dựng: Góc nghệ thuật: Góc phân vai: Bán Góc thư vi G Vườn cây làm trang phục từ hàng,bán các sản sách, tranh của bé lá cây phẩm từ lá cây ản loại lá cây HĐ Hát: Em yêu cây Kể chuyện : lá Làm sách tranh: Bộ Hoạt động C xanh cây cổ tích sưu tập các lá cây S Thiết kế tranh
  4. CHỦ ĐỀ : THỰC VẬT Thứ 2 ngày…tháng…năm 2022 HOẠT ĐỘNG HỌC GDTC: Bật xa 40-50 cm Chơi TC : Vận chuyển lá cây I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức: - Trẻ biết tên vận động cơ bản: Bật xa 40 – 50 cm và thực hiện đúng kĩ thuật - Trẻ biết tên trò chơi vận động: Vận chuyển lá cây, cách chơi và luật chơi của trò chơi - Trẻ biết nhún bật bằng 2 chân để bật xa 40-50 cm và chạm đất nhẹ nhàng bằng đầu bàn chân - Thực hiện được bài tập phát triển chung theo nhịp bài hát 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng bật thuần thục, khả năng định hướng - Trẻ có kĩ năng phối hợp nhịp nhàng tay và chân để bật xa 40 – 50 cm - Khéo léo dùng tay để vận chuyển lá cây chính xác, không bị rơi - Rèn tính kỉ luật, tố chất như bền bỉ, khéo léo, kiên trì cho trẻ 3. Thái độ: - Trẻ hào hứng tham gia vào hoạt động, biết tập trung chú ý khi luyện tập - Trẻ có ý thức tổ chức kỉ luật, hợp tác với các bạn khi tham gia trò chơi II.Chuẩn bị. - Sân tập rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo an toàn - Xắc xô, vạch chuẩn, lá cây, rổ đựng - Trang phục gọn gàng
  5. III.Tổ chức tiến hành.
  6. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI QS : Một số loại lá cây trong trường (Lá cây phượng,lá cây hoa ban, lá cây sấu ) I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên, đặc điểm, lợi ích của một số loại lá cây như : ( Lá cây phượng,lá cây hoa ban, lá cây sấu ) - Trẻ trả lời được các câu hỏi của cô 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định. - Rèn kỹ năng trả lời câu hỏi đầy đủ rõ ràng 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt đông - Giáo dục trẻ biết yêu quý cây xanh II. Chuẩn bị -Trang phục gọn gàng III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động 1 :Quan sát 1 số loại lá cây ( Lá cây phượng,lá cây hoa ban, lá cây sấu )
  7. -Các con ơi chúng mình thấy trong sân trường mình có những loại lá cây nào ? -Trong sân trường chúng mình có rất nhiều loại lá cây, hôm nay chúng mình sẽ cùng đi quan sát lá cây phượng, lá cây hoa ban, lá cây sấu nhé -Cho trẻ đến từng loại cây và quan sát : + Chúng mình đang đứng trước cây gì đây? + Lá cây có màu gì ? + Các con có nhận xét gì về lá của cây này? + Lá cây có tác dụng gì ? ( Làm bóng mát ) + Để cây xanh tốt và có thật nhiều lá thì chúng mình cần phải làm gì ? - Giáo dục trẻ biết yêu quý,chăm sóc bảo vệ cây xanh. 2. Hoạt động 2. Chơi tự do với lá cây - Cô nói tên trò chơi - Cho trẻ nhắc lại luật chơi và cách chơi - Cách chơi: Cho trẻ nhặt lá về chơi tự do như : Xếp lá thành hình các con vật, xếp thành bông hoa… - Luật chơi : Khi chơi không đi ra khỏi khu vực chơi, chơi đoàn kết - Cô bao quát trẻ chơi. -Nhận xét sau khi chơi. -Kết thúc. HOẠT ĐỘNG CHIỀU Hát : Em yêu cây xanh I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên bài hát,hát theo giai đoạn bài hát - Biết tên trò chơi, luật chơi, cách chơi 2. Kỹ năng - Rèn trẻ hát đúng giai điệu bài hát - Phát triển ngôn ngữ, trả lời câu hỏi to, rõ ràng, cung cấp vốn từ cho trẻ - Rèn trẻ kỹ năng quan sát,nhận xét,ghi nhớ có chủ định 3. Thái độ - Trẻ tích cực tham gia các hoạt động - Giáo dục trẻ biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè II. Chuẩn bị -Trang phục gọn gàng III. Tổ chức hoạt động
  8. Hoạt động của cô
  9. 1.Hoạt động 1. Gây hứng thú - Cho trẻ đọc bài thơ : Cây (tác giả - Phạm Hổ) - Chúng mình vừa đọc bài thơ gì, của tác giả nào ? - Trong bài thơ nói về điều gì ? - Hôm nay cô có bài hát rất hay về cây nữa đấy, chúng mình sẽ cùng hát bài hát về cây nữa nhé! 2. Hoạt động 2. Cho trẻ hát bài : “Em yêu cây xanh” - Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả - Cô hát cho trẻ nghe 2 lần - Cho trẻ hát 4-5 lần (Cô chú ý sửa sai cho trẻ) 3. Hoạt động 3. Trò chơi “Gieo hạt” -Cách chơi: - Cho trẻ nắm tay nhau thành 1 vòng tròn. Sau đó làm theo hiệu lệnh của cô: “Gieo hạt, Nảy mầ hương Thơm ngát, Một cây, Hai cây,Một quả, Hai quả, Một nụ, Hai nụ, Gió thổi, Cây nghiêng, L Nhiều lá quá”, mỗi hiệu lệnh ứng với một động tác như sau: + Gieo hạt: Trẻ từ từ ngồi xuống, 2 tay vẫy sát mặt đất làm động tác gieo hạt. + Nảy mầm: Trẻ từ từ đứng thẳng lên. + Một cây: Trẻ giơ cao tay trái lên. + Hai cây: Trẻ giơ cao tay phải lên. + Một nụ: Trẻ hạ tay trái và úp bàn tay trái xuống. + Hai nụ: Trẻ hạ tiếp tay phải và úp bàn tay phải xuống. + Một hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay trái ra và xòe rộng các ngón tay. + Hai hoa: Cho trẻ ngửa bàn tay phải ra và xòe rộng các ngón tay. + Mùi hương thơm ngát: Cho trẻ đưa 2 tay úp nhẹ vào mũi và hít thật sâu làm động tác ngửi hoa. + Một quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay trái ra. + Hai quả: Hướng dẫn trẻ để tay ngang ngực, ngửa bàn tay phải ra. + Gió thổi: Trẻ giang thẳng 2 tay lên cao thành hình chữ V, nghiêng người sang trái. + Cây rung: Nghiêng người sang phải. + Lá rụng: Cho trẻ ngồi thụp xuống. + Nhiều lá: Cho trẻ lắc cổ tay rồi cùng la to : A..A..A.. -Luật chơi: Trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn. Lắng nghe hiệu lệnh của cô giáo và thực hiện các động t với hiệu lệnh đó. Trẻ thực hiện sai sẽ hát tặneg lớp 1 bài hát *Kết thúc. Thứ 3 HOẠT ĐỘNG HỌC Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
  10. Đề tài: Làm quen chữ h, k Chủ đề: Thế giới thực vật Đối tượng: Trẻ 5- 6 tuổi Thời gian: 30 phút I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ nhận biết và phát âm đúng, rõ chữ h,k - Nắm được cấu tạo của chữ h, k - Nhận biết và tìm được chữ cái h, k trong từ. 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ có chủ đích - Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ - Luyện kĩ năng phát âm chính xác chữ “h”, “k”. - Rèn trẻ nhận biết, so sánh và phân biệt chữ “h, k”. 3. Giáo dục - Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động và biết hợp tác trong trò chơi. II. Chuẩn bị 1) Đồ dùng của cô: - Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu. - Thẻ chữ cái h, k. - Bảng gài chữ rời. 2) Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ 1 rổ nhựa có thẻ chữ cái h, k. - 3 rổ nét chữ rời. - 3 rổ hạt gấc. - 2 ngôi nhà gắn chữ cái h, k. - 15 bông hoa hồng gắn chữ “h”, 15 bông hoa loa kèn gắn chữ cái “k”. - 1 mũ hoa đào, 1 mũ hoa mai, 1 mũ hoa cúc. III. Tổ chức thực hiện
  11. Hoạt động ngoài trời: Trồng cây xanh và tưới cây xanh I.Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Trẻ biết tên gọi và ích lợi của cây xanh - Trẻ biết cách trồng và chăm sóc cây xanh - Trẻ chú ý quan sát và biết trả lời câu hỏi của cô - Trẻ biết tên trò chơi, luật cách chơi, hứng thú chơi các trò chơi 2. Kĩ năng - Rèn kĩ năng ghi nhớ, quan sát, chú ý có chủ đích cho trẻ - Phát triển và rèn luyện ngôn ngữ cho trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động II. Chuẩn bị - Trang phục cô và trẻ gọn gàng - Dụng cụ để trồng và tưới cây
  12. - Trò chơi: Gieo hạt nảy mầm III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô
  13. 1.HĐ 1. Gây hứng thú - Cô tập trung trẻ lại gần cô - Cô và trẻ cùng chơi trò chơi: Gieo hạt nảy mầm + Chúng mình vừa chơi trò chơi gì? + Sau khi hạt nảy mầm sẽ phát triển như thế nào? + Chúng mình có yêu cây xanh không? + Vậy muốn có cây xanh chúng mình phải làm gì? - Hôm nay, cô và chúng mình sẽ trồng cây xanh và tưới cây nhé! 2. HĐ 2. Trồng cây xanh và tưới cây a. Trồng cây xanh - Chúng mình cùng quan sát xem trong sân trường có những loại cây nào? - Cây xanh được trồng ở đâu? - Bạn nào giỏi cho cô biết cây xanh được trồng để làm gì? - Các con nhìn xem cô có gì đây? ( cây bàng non) - Với những cây bàng non này chúng mình đoán xem hôm nay chúng ta sẽ làm gì với chúng? - Các con đã trồng cây bao giờ chưa? - Trước khi trồng cây, chúng ta phải làm gì? -> À đúng rồi, trước khi trồng cây chúng ta phải cuốc đất để đất được tơi xốp, đào hố… - Chúng mình đã sẵn sàng để trồng cây chưa? - Cô chia trẻ làm 4 nhóm, cho trẻ lấy dụng cụ về nhóm để bắt đầu trồng cây - GD trẻ không tranh giành, xô đẩy nhau, sử dụng dụng cụ an toàn... - Trong quá trình trẻ trồng cây, cô chú ý bao quát, động viên, khuyến khích, giúp đỡ trẻ b. Tưới cây - Chúng mình đã trồng cây xong chưa? - Để cây có thể phát triển và lớn lên được thì chúng mình phải làm gì? - Vậy bây giờ cô và chúng mình cùng tưới nước cho các cây bàng non vừa trồng nào? - Chúng ta sẽ tưới như thế nào? ( Vừa đủ lượng nước) - Cho trẻ lấy dụng cụ và nước để tưới cây - Củng cố: + Hôm nay, các con đã được làm gì? + Trước khi trồng cây phải làm gì? + Sau khi trồng cây phải làm gì? - Cô cho trẻ lần lượt đi cất dụng cụ và rửa tay 3. HĐ 3. Chơi tự do - Các con nhìn xem cô có gì đây? - Với những chiếc lá này chúng mình sẽ chơi được những trò chơi gì? - Cô cho trẻ chơi tự do với lá - Trong quá trình trẻ chơi, cô bao quát, động viên, khuyến khích trẻ chơi * Kết thúc - Cô cho trẻ đem lá bỏ vào thùng rác, rửa tay chân và vào lớp, chuyển hoạt động
  14. Hoạt động chiều Lĩnh vực: Phát Triển Ngôn Ngữ Chủ đề: Thế giới thực vật Tên bài dạy: Câu chuyện Lá Cây Cổ Tích Đối tượng: MGL Số lượng: 30-35 trẻ Thời gian: 30-35 phút - Trẻ nhớ tên truyện, tên các nhân vật trong truyện. I. Mục đích yêu cầu - Trẻ hiểu nội dung câu chuyện. 1. Kiến thức - Trẻ trả lời được hệ thống câu hỏi của cô. 2. Kĩ năng - Rèn khả năng chú ý, ghi nhớ, quan sát có chủ đích - Rèn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, diễn đạt to, rõ ràng - Phát triển khả năng nghe, hiểu và ghi nhớ câu chuyện của trẻ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú, tích cực trong các hoạt động của giờ học - Giáo dục trẻ yêu quý cây xanh, biết tự tạo cho mình môi trường xanh tươi, vui vẻ cho bản thân và mọi người xung quanh. II.Chuẩn bị - Giáo án, tranh minh họa - Nhạc bài hát: - Bàn ghế, trang phục cô và trẻ gọn gàng III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô Gây hứng thú gần cô chơi trò chơi: Gieo hạt nảy mầm vừa chơi trò chơi gì? hạt điều gì sẽ xảy ra?
  15. + Các con có yêu cây cối không? + Để cây phát triển xanh tốt chúng phải làm gì? -> GD trẻ - Hôm nay, cô có 1 câu chuyện rất hay về cây nhỏ và ông lão, chúng mình có tí mò muốn biết đó là chuyện gì không? Câu chuyện mang tên Lá cây cổ tích, để biết câu chuyện hay như thế nào chúng cùng ngồi đẹp, ngay ngắn nghe cô kể chuyện nhé 2. HĐ 2. Kể chuyện: Lá cây cổ tích 2.a. Cô kể chuyện diễn cảm - Lần 1: Cô kể diễn cảm kết hợp cử chỉ điệu bộ + Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì? + Ông lão và cây nhỏ đã nói gì với nhau? + Để xem ông lão và cây nhỏ đã nói gì với nhau, cây nhỏ phát triển như thế nào, chúng mình cùng cô kể câu chuyện Lá cây cổ tích 1 lần nữa nhé - Lần 2: cô kể chuyện kết hợp tranh - Lần 3: cô kể kết hợp slide 2.b. Đàm thoại, trích dẫn - Các con vừa nghe cô kể câu chuyện gì? - Trong câu chuyện có những nhân vật nào? - Ngày ngày ông lão đã chăm sóc cây nhỏ như thế nào? - Cây nhỏ đáp trả tình cảm của ông lão ra sao? - Cây nhỏ đòi ông lão biểu diễn tiết mục gì? - Ông lão đã làm gì để đáp ứng nguyện vọng của cây nhỏ? - Ngày nào, cũng nghe ông lão kể chuyện cây nhỏ phát triển như thế nào? - Ai là người nhặt được những chiếc lá của cây? - Lá của cây nhỏ như thế nào? - Từ đó cây có tên là gì? - Qua câu chuyện con học được điều gì? -> Qua câu chuyện chúng ta thấy rằng trao đi thì sẽ nhận lại, chúng ta phải biết tự tạo niềm vui cho mình và mọi người xung quanh nhé 3. HĐ 3. Trẻ kể chuyện - Chúng mình thấy câu chuyện này có hay không? - Các con có muốn kể lại câu chuyện này với cô không nào? - Cả lớp kể cùng cô 3 lần - Cô cho tổ, nhóm 3 lần - Cho cho cá nhân trẻ kể * Kết thúc: Cô và trẻ cùng ra ngoài chơi, chuyển hoạt động khác Thứ 4 HOẠT ĐỘNG HỌC Bài thơ: Bé trồng cây I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Trẻ thuộc bài thơ, nhớ tên bài thơ, tên tác giả.
  16. - Trẻ hiểu nội dung bài thơ: “Bạn nhỏ gieo hạt trồng cây và bạn đã chăm sóc cây mong cho cây lớn để cho bóng mát, cho quả, và làm cho không khí trong lành giúp ích cho sức khỏe của mọi người”. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện âm điệu êm dịu, nhịp điệu chậm rãi, thể hiện động tác minh họa phù hợp khi đọc thơ - Trẻ có kỹ năng phối hợp theo nhóm trong khi chơi trò chơi. 3. Thái độ - Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động trong giờ học. - Biết lợi ích của cây là bóng mát, cho quả, và làm cho không khí trong lành giúp ích cho sức khỏe của mọi người và trẻ biết chăm sóc cây bảo vệ cây trồng. II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Tranh minh họa bài thơ “Bé trồng cây”. Và trò chơi : “Ô cửa bí mật”. - Nhạc các bài hát: “Em yêu cây xanh”, “Gieo hạt” - Sắc xô, trống, 1 hộp quà, 1 lẵng hoa... 2. Đồ dùng cuả trẻ -Trang phục gọn gàng III. TIẾN HÀNH
  17. CHƠI,HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Trải nghiệm:Làm tranh băng keo từ lá,hoa….. I. Mục đích yêu cầu 1,Kiến thức -Trẻ nhận biết được các loại lá cây và hoa -Hiểu và thực hiện các bước làm tranh cùng cô 2. Kỹ năng -Trẻ có kĩ năng gắn lá và hoa vào bìa băng keo 3. Thái độ -Trẻ hứng thú tam gia cùng cô II. Chuẩn bị -Đồ dùng:Băng dính 2 mặt,kéo ,keo dán,băng keo…. III. Tiến hành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2