Giáo án môn Ngữ Văn lớp 12
lượt xem 54
download
Giáo án Ngữ Văn lớp 12 giới thiệu tới các bạn những thiết kế bài giảng về các bài học trong môn Ngữ Văn lớp 12. Mời các bạn tham khảo giáo án để bổ sung thêm kiến thức về Ngữ Văn lớp 12. Ngoài ra, tài liệu còn là tư liệu hữu ích cho các thầy cô giáo trong việc thiết kế bài giảng của mình.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án môn Ngữ Văn lớp 12
- Tiết 1,2: KHÁI QUÁT VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ CMT8 1945 > HẾT TK XX Mục tiêu: + Kiến thức: 1 số nét tổng quát về các chặng đường phát triển, những thành tựu chủ yếu và những đặc điểm cơ bản của vhVN từ 1945> 1975 và đến hết tk XX + Kĩ năng: Rèn luyện năng lực tổng hợp, khái quát, hệ thống hoá các kiến thức đã học về vhVN từ 1945 đến hết XX Phương pháp: + HS tự soạn bài ở nhà theo câu hỏi hướng dẫn sgk + Đến lớp giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận bài học, học sinh tự ghi bài(những vấn đề tâm đắc) + Giáo viên phát tài liệu chốt lại những nội dung cơ bản của bài học Nội dung: I/ KHÁI QUÁT VHVN TỪ CMT8 NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1975: 1/ Vài nét về hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá: + Sự lãnh đạo của Đảng góp phần tạo nên một nền vh thống nhất trên đất nước ta + Văn học hình thành và phát triển trong hoàn cảnh 2 cuộc kháng chiến lâu dài và ác liệt chống Pháp và chống Mĩ + Nền kinh tế còn nghèo nàn và chậm phát triển, điều kiện giao lưu về văn hoá bị hạn chế, chủ yếu tiếp xúc và chịu ảnh hưởng của văn hoá các nước Xã hội chủ nghĩa( Liên Xô, Trung Quốc) 2/ Quá trình phát triển và những thành tựu chủ yếu: a/ Chặng đường từ 1945 đến 1954: + Một số tác phẩm trong những năm 1945 1946 đã phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành độc lập( Huế tháng 8, Vui bất tuyệt của Tố Hữu, Ngọn quốc kì, Hội nghị non sông của Xuân Diệu) + Từ cuối 1946, văn học tập trung phản ánh cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: = Truyện ngắn và kí: Một lần tới thủ đô, Trận phố Ràng của Trần Đăng, Đôi mắt của Nam Cao, Làng của Kim Lân, Thư nhà của Hồ Phương, Con trâu của Nguyễn Văn Bổng, Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài = Thơ: Đạt nhiều thành tựu xuất sắc, tiêu biểu là những tác phẩm: Cảnh khuya, Cảnh rừng Việt Bắc, Rằm tháng giêng của Hồ Chí Minh, Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Tây Tiến của Quang Dũng, Nhớ của Hồng Nguyên, Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Đồng chí của Chính Hữu, Việt Bắc của Tố Hữu… b/ Từ 1955 đến 1964: + Đây là chặng đường văn học trong những năm xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất nước + Văn xuôi có: Mùa lạc của Nguyễn Khải, Sống mãi với thủ đô của Nguyễn Huy Tưởng, Cao điểm cuối cùng của Hữu Mai, Trước giờ nổ súng của Lê Khâm, Vợ nhặt của Kim Lân, Vỡ bờ của Nguyễn Đình Thi, Cửa biển của Nguyên Hồng… + Thơ phát triển mạnh mẽ: Gió lộng của Tố Hữu, Ánh sáng và phù sa của Chế Lan Viên, Riêng chung của Xuân Diệu, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời của Huy Cận, Bài thơ Hắc Hải của Nguyễn Đình Thi, Mồ anh hoa nở của Thanh Hải, Quê hương của Giang Nam… 1
- + Kịch: Ngọn lửa của Nguyễn Vũ, Chị Nhàn và Nổi gió của Đào Hồng Cẩm… c/ Chặng đường từ 1965 đến 1975: + Tập trung viết về cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Chủ đề bao trùm là ca ngợi tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng + Văn xuôi có: Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Hòn đất của Anh Đức, Mẫn và tôi của Phan Tứ, Vùng trời của Hữu Mai, Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Bão biển của Chu Văn… + Thơ đạt nhiều thành tựu xuất sắc: Ra trận, Máu và hoa của Tố Hữu, Hoa ngày thường chim báo bão và Những bài thơ đánh giặc của Chế Lan Viên, Đầu súng trăng treo của Chính Hữu, Vầng trăng quầng lửa của Phạm Tiến Duật, Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, Gió lào cát trắng của Xuân Quỳnh… + Kịch : Quê hương Việt Nam và Thời tiết ngày mai của Xuân Trình, Đại đội trưởng của tôi của Đào Hồng Cẩm, Đôi mắt của Vũ Dũng Minh… 3/ Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ 1945 đến 1975: a/ Nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, gắn bó sâu sắc với vận mệnh chung của đất nước: + Phát triển trong hoàn cảnh 30 năm đất nước liên tục có chiến tranh, nền văn học chủ yếu vận động theo hướng cách mạng hoá, khuynh hướng tư tưởng chủ đạo của nền văn học mới là tư tưởng cách mạng, văn học trước hết là vũ khí phục vụ sự nghiệp cách mạng, với kiểu nhà văn mới “ nhà văn chiến sĩ”. + Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước. Văn học tập trung vào đề tài Tổ quốc trong chiến đấu và lao động xây dựng Chủ nghĩa xã hội, nhân vật trung tâm của văn học là người chiến sĩ, con người mới … b/ Nền văn học hướng về đại chúng: + Đại chúng vừa là đối tượng phản ánh và đối tượng phục vụ, vừa là nguồn cung cấp, bổ sung lực lượng sáng tác cho văn học. + Văn học Việt Nam 1945> 1975 quan tâm tới đời sống của nhân dân lao động, nói lên nỗi bất hạnh của người lao động nghèo khổ, vẻ đẹp tâm hồn và con đường tất yếu đến với cách mạng của họ… + Hướng về đại chúng, văn học có nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng, văn học tìm đến những hình thức nghệ thuật quen thuộc với nhân dân… c/ Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn: + Khuynh hướng sử thi: đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất toàn dân tộc. Nhân vật chính thường là những con người đại diện cho tinh hoa và khí phách, phẩm chất và ý chí của dân tộc, cho lí tưởng của cộng đồng hơn là lợi ích và khát vọng cá nhân. Con người được khám phá ở bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, ở lẽ sống lớn và tình cảm lớn. Lời văn sử thi thường mang giọng điệu ngợi ca, trang trọng và đẹp một cách tráng lệ, hào hùng + Cảm hứng lãng mạn: Khẳng định cái tôi tràn đầy tình cảm, cảm xúc và hướng tới lí tưởng, nói nhiều đến niềm vui, mơ ước và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc II/ VÀI NÉT KHÁI QUÁT V. HỌC V. NAM TỪ NĂM 1975 ĐẾN HẾT THẾ KỈ XX 1/ Hoàn cảnh lịch sử, xã hội và văn hoá: 2
- + Chiến thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra thời kì mới, thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước ta lại gặp những khó khăn thử thách mới + Từ năm 1986, với công cuộc đổi mới do Đảng đề xướng và lãnh đạo, kinh tế nước ta từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, văn hoá có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới, nền văn học cũng có nhiều đổi mới… 2/ Những chuyển biến và một số thành tựu ban đầu: + Từ sau 1975, thơ không tạo được sự lôi cuốn và hấp dẫn như ở giai đoạn trước. Hiện tượng trường ca nở rộ : Những người đi tới biển của Thanh Thảo, Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, Trường ca sư đoàn của Nguyễn Đức Mậu… Một số tập thơ tạo được sự chú ý như Tự hát của Xuân Quỳnh, Người đàn bà ngồi đan của Ý Nhi, Ánh trăng của Nguyễn Duy, Xúc xắc mùa thu của Hoàng Nhuận Cầm… Những cây bút thơ thuộc thế hệ sau năm 1975 xuất hiện nhiều, đang từng bước khẳng định mình như: Phùng Khắc Bắc, Y Phương, Trần Anh Thái… + Văn xuôi sau 1975 có nhiều khởi sắc hơn thơ ca. Một số cây bút bộc lộ ý thức muốn đổi mới cách viết về chiến tranh như Nguyễn Trọng Oánh, Thái Bá Lợi, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Minh Châu… + Từ năm 1986, văn học chính thức bước vào chặng đường đổi mới, văn học gắn bó hơn với những vấn đề của đời sống hàng ngày: truyện của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Bảo Ninh, bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tô Hoài… Kịch nói phát triển mạnh mẽ… III/ KẾT LUẬN: + Văn học Việt Nam từ 1945> 1975 đã kế thừa và phát huy mạnh mẽ những truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng. Do phát triển trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, văn học giai đoạn này cũng còn một số hạn chế…nhưng thành tựu là cơ bản và to lớn “ xứng đáng đứng vào hàng ngũ tiên phong của những nền văn học nghệ thuật chống đế quốc trong thời đại ngày nay” + Từ năm 1975, nhất là từ năm 1986, văn học Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới, văn học vận động theo hướng dân chủ hoá, phát huy cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà văn… Kiến thức cơ bản cần nắm: 1/ Nét chính về tình hình lịch sử, xã hội, văn hoá từ 1945> 1975? 2/ Các chặng đường phát triển của vh VN từ 1945> 1975 3/ Những đặc điểm cơ bản của vh VN từ 1945> 1975? 4/ Những thành tựu ban đầu của vh VN từ 1975 đến hết thế kỉ XX? Hướng dẫn học bài: + Nắm vững các kiến thức cơ bản trên. Soạn bài: Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí Đọc kĩ sgk, lập dàn ý đề: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn” Tiết 3: Làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ Mục tiêu: 3
- + Nắm được cách viết bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là kĩ năng tìm hiểu đề và lập dàn ý + Có ý thức và khả năng tiếp thu những quan niệm đúng đắn và phê phán những quan niệm sai lầm về tư tưởng, đạo lí Nội dung: 1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề bài: Anh ( chị) hãy trả lời câu hỏi sau của nhà thơ Tố Hữu: “ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” ( Một khúc ca) Gợi ý thảo luận: a/ Tìm hiểu đề: + Câu thơ của Tố Hữu viết dưới dạng câu hỏi, nêu vấn đề “ sống đẹp” trong đời sống của mỗi người. Đây là vấn đề cơ bản mà mỗi người muốn xứng đáng là “ con người” cần nhận thức đúng và rèn luyện tích cực + Để sống đẹp, mỗi người cần xác định: lí tưởng( mục đích sống) đúng đắn, cao đẹp; tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu; trí tuệ( kiến thức) mỗi ngày thêm mở rộng, sáng suốt; hành động tích cực, lương thiện > Như vậy, bài làm có thể hình thành 4 nội dung + Có thể sử dụng các thao tác lập luận như: giải thích( sống đẹp), phân tích( các khía cạnh biểu hiện của sống đẹp); chứng minh, bình luận( nêu những tấm gương người tốt, bàn cách thức rèn luyện để sống đẹp; phê phán lối sống ích kỉ, vô trách nhiệm, thiếu ý chí, thiếu nghị lực…) + Dẫn chứng chủ yếu dùng tư liệu thực tế, có thể lấy dẫn chứng thơ văn nhưng không cần nhiều b/ Lập dàn ý: Mở bài: Một nhà văn Liên xô đã từng nói: “ Cái quí nhất của con người là cuộc sống”. Con người sinh ra luôn băn khoăn đi tìm lẽ sống, sống như thế nào cho tốt đẹp, hữu ích? Trong bài thơ “ Một khúc ca”, nhà thơ Tố Hữu từng đặt ra câu hỏi cho tất cả chúng ta “ Ôi! Sống đẹp là thế nào, hỡi bạn?” Thân bài: Sống đẹp là sống có mục đích, lí tưởng, có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu, có trí tuệ ngày càng mở rộng, sáng suốt, có hành động tích cực, lương thiện… “ Sống đẹp” trước hết là sống có mục đích, lí tưởng đúng đắn, cao đẹp. Thật buồn chán biết bao khi khi chúng ta sống không mục đích, sống qua ngày đoạn tháng, sống ngày nào biết ngày ấy. Sống có mục đích giúp chúng ta hướng đến một tương lai tươi sáng. Sống vì điều gì, vì ai, cuộc sống của ta ngày mai sẽ tốt đẹp hơn hôm nay đó là điều tâm niệm thường xuyên của mỗi người. Lẽ sống tốt đẹp là sống có ích, có trách nhiệm với cuộc đời, biết đấu tranh chống áp bức bất công vì công bằng xã hội, như các chiến sĩ cách mạng dám hi sinh thân mình cho hạnh phúc của nhân dân, đất nước. Nhà văn N. Ô xtơ rôpxki đã viết: “ Cái quí nhất của con người là cuộc sống. Mỗi người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện, đớn hèn, để khi nhắm mắt xuôi tay ta phải tự hào vì tất cả đời ta, tất cả sức ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao quí nhất: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”. 4
- Để sống đẹp, con người cần có tâm hồn, tình cảm lành mạnh, nhân hậu. Không chỉ sống vì mình, cho mình mà cần biết sống vì mọi người, trước hết là những người thân yêu như bố mẹ, anh em, vợ con, bè bạn… Con người cần có trái tim yêu thương “ thương người như thể thương thân”, biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với đồng loại. Tiêu biểu là tấm gương những em thiếu nhi cõng bạn tàn tật tới trường, những doanh nhân thành đạt bỏ hàng tỉ đồng để làm việc thiện giúp người nghèo. Là anh Nguyễn Hữu Ân ngủ ở gầm giường bệnh viện, vừa chăm sóc hai bà mẹ ung thư, vừa học đại học. Và quanh ta còn biết bao người sống đẹp, với những nghĩa cử đời thường khi biết hi sinh cho người khác. Để sống đẹp, con người trong thời đại hôm nay còn cần có trí tuệ, có kiến thức mỗi ngày thêm mở rộng sáng suốt. Sống trong thời đại của nền kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu hoá, thời đại bùng nổ thông tin, con người phải có tri thức, phải học tập suốt đời: học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tự khẳng định mình. Con người mới không có tri thức, không có văn hoá sẽ nhanh chóng bị tụt hậu. Thật đáng phê phán những thanh thiếu niên trong cuộc sống hiện nay sa đà vào chuyện ăn chơi, bỏ bê học hành, lẽ sống của họ chỉ là xin tiền bố mẹ đi chơi game, chát chít, đàn đúm với bạn bè, la cà nhậu nhẹt… họ đang giết thời gian, giết chết tuổi trẻ vào những việc hưởng thụ ích kỉ mà chắc chắn khi quay đầu nhìn lại họ sẽ hối hận nuối tiếc… Nhưng bên cạnh đó biết bao bạn trẻ của chúng ta có ý thức quyết tâm học tập để thành tài, học vì ngày mai lập nghiệp, có những tiến sĩ ở độ tuổi 27,28; có nhiều bạn trẻ đỗ đầu ở các trường đại học danh tiếng ở nước ngoài, nhiều học sinh giành huy chương ở các kì thi học sinh giỏi quốc tế… Để sống đẹp, mỗi người chúng ta còn cần phải hành động tích cực, lương thiện. Con người không chỉ có tư tưởng đúng, tình cảm đẹp mà cần phải được thử thách bằng trải nghiệm thực tế qua việc làm, hành động tích cực để đạt hiệu quả thiết thực cho cuộc sống của cá nhân, gia đình và xã hội. Qua lao động, bằng những hành động tích cực chúng ta góp phần làm cho cuộc sống được cải thiện mỗi ngày một tốt đẹp hơn, phấn đấu cho cuộc sống của ta giàu có cả về tinh thần và vật chất. Chúng ta không thể duy ý chí cho rằng mình chỉ cần giàu có về tinh thần, tình cảm, văn hoá mà có thể nghèo về vật chất. Cuộc sống chỉ tốt đẹp khi có sự hài hoà giữa tinh thần và của cải, con người cần hành động tích cực, lương thiện để đạt được sự hài hoà đó. Cần phải biết sống nghèo hèn là sống nhục để vươn lên hành động tích cực cho cuộc sống tốt đẹp, phồn vinh. Kết luận: Tóm lại, thanh niên học sinh chúng ta muốn trở thành người sống đẹp cần thường xuyên học tập và rèn luyện để từng bước hoàn thiện nhân cách. Chúng ta không chỉ sống đẹp cho bản thân mà sống đẹp cho mọi người, như nhà thơ Tố Hữu đã nói: “ Đã là con chim chiếc lá Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh Lẽ nào vay mà không có trả Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình” 2/ Cách làm bài nghị lụân về một tư tưởng, đạo lí: + Đề tài nghị luận về tư tưởng, đạo lí vô cùng phong phú: về lí tưởng, mục đích sống, về lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, tính 5
- hoà nhã, khiêm tốn, thói ích kỉ, vụ lợi…về tình mẫu tử, tình anh em, bè bạn, tình thầy trò…về cách ứng xử, hành động của con người… + Các thao tác lập luận cơ bản thường được sử dụng trong kiểu bài này là: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận… 3/ Ghi nhớ: Bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí thường có một số nội dung sau: + Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận + Phân tích những mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề + Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí. + Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc, có thể sử dụng một số phép tu từ và có yếu tố biểu cảm. 4/ Luyện tập: Giải bài tập 1,2 sgk trang 22 5/ Soạn bài: Tác gia Hồ Chí Minh theo 3 câu hỏi sgk trang 29 Tiết 4: TÁC GIẢ NGUYỄN ÁI QUỐC HỒ CHÍ MINH Mục tiêu: + Hiểu được những nét khái quát về sự nghiệp văn học, quan điểm sáng tác và những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh + Rèn luyên năng lực tổng hợp, hệ thống hoá các kiến thức đã học về tác giả Hồ Chí Minh Nội dung: I/ VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ: + Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, quê ở làng Kim Liên, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An + Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế và có một thời gian ngắn dạy học ở trường Dục Thanh, Phan Thiết + Năm 1911, Người ra nước ngoài tìm đường cứu nước. Người tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930. Tháng 2/1941, Người về nước trực tiếp lãnh đạo pt cm trong nước, tiến tới giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945. Ngày 2/9/1945, Người đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình. Năm 1946, Hồ Chí Minh được bầu làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà và đã giữ chức vụ này cho tới khi từ trần(năm 1969) Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại, Người còn để lại một sự nghiệp văn học to lớn II/ SỰ NGHIỆP VĂN HỌC: 1/ Quan điểm sáng tác: + Coi văn học là một vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như người chiến sĩ ngoài mặt trận + Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học, đề cao việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và sự sáng tạo của người nghệ sĩ 6
- + Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu hỏi: Viết cho ai?( đối tượng) Viết để làm gì? ( mục đích) Viết cái gì?( nội dung) Viết thế nào?( hình thức) 1/ Di sản văn học: a/ Văn chính luận: + Tác phẩm tiêu biểu: Bản án chế độ thực dân Pháp( 1925), Tuyên ngôn độc lập( 1945), Lời kêu gọi toàn quốc k/c( 1946), Không có gì quí hơn độc lập tự do( 1966) + Mục đích: đấu tranh chính trị, tiến công trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử + Nội dung tư tưởng: Lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo, tấm lòng yêu, ghét sâu sắc, mãnh liệt, nồng nàn b/ Truyện và kí: + Tác phẩm: Lời than vãn của bà Trưng Trắc( 1922) Con người biết mùi hun khói( 1922) Vi hành( 1923) Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu( 1925) + Nội dung: Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân phong kiến đối với nhân dân các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng + Nghệ thuật: Bút pháp hiện đại, nghệ thuật trần thuật linh hoạt, tình huống truyện độc đáo, hình tượng sinh động, sắc sảo c/ Thơ ca: + Tác phẩm: Ngục trung nhật kí ( 1942> 1943), thơ viết trong kháng chiến chống Pháp và Mĩ: Pác Bó hùng vĩ, Lên núi, Nguyên tiêu, Thu dạ, Báo tiệp, Cảnh khuya, Các bài thơ mừng xuân… + Nhật kí trong tù là bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh: con người có nghị lực phi thường, tâm hồn luôn khao khát tự do, hướng về Tổ Quốc, nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ động lòng trắc ẩn trước nỗi đau khổ của con người, nhìn thấy những nghịch lí của chế độ xã hội Tưởng Giới Thạch thối nát để tạo ra những tiếng cười đầy trí tuệ… + Nổi bật trong thơ Người là hình ảnh nhân vật trữ tình mang nặng “ nỗi nước nhà” mà phong thái vẫn ung dung, tâm hồn luôn hoà hợp với thiên nhiên, lạc quan tin tưởng vào tương lai tất thắng của cách mạng… 3/ Phong cách nghệ thuật: + Văn chính luận thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ,lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy thuyết phục, giàu tính luận chiến và đa dạng về bút pháp, thấm đượm tình cảm, giàu hình ảnh. Giọng văn chính luận đa dạng: khi thấu tình đạt lí, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn… + Truyện và kí hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng vừa sắc bén, thâm thuý của phương Đông, vừa hài hước hóm hỉnh của phương Tây. + Thơ ca: Chia làm 2 loại: Những bài thơ nhằm mục đích tuyên truyền cách mạng thường được viết bằng hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, mang màu sắc dân gian hiện đại. Những bài thơ nghệ thuật hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, bằng 7
- chữ Hán, kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển với bút pháp hiện đại của thơ cổ phương Đông III/ KẾT LUẬN: Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá, là một bộ phận gắn bó hữu cơ với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của người. Những tác phẩm văn học xuất sắc của Người đã thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm và tâm hồn cao cả của Người. Ghi nhớ: sgk trang 29 Kiến thức cơ bản cần nắm: 1/ Nét chính về tiểu sử Hồ Chí Minh? 2/ Quan điểm sáng tác văn học của HCM? 3/ Di sản văn học của HCM? 4/ Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật HCM? Học bài: + Nắm vững các kiến thức cơ bản trên, học thuộc một số bài thơ của HCM + Làm bài tập 1,2 phần luyện tập trang 29 Soạn bài: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Tiết 5,9: GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT Mục tiêu: + Nhận thức được sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện ở một số phương diện cơ bản và là một yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng Việt + Có ý thức, thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt khi sử dụng, luôn nâng cao hiểu biết về tiếng Việt và rèn luyện các kĩ năng sử dụng tiếng Việt Nội dung: I/ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT: Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số phương diện sau: 1/ Tiếng Việt có hệ thống chuẩn mực, quy tắc chung về phát âm, chữ viết, về dùng từ, đặt câu, về cấu tạo lời nói, bài văn… Sự trong sáng của tiếng Việt bộc lộ sự tuân thủ hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung đó. Mặt khác, chuẩn mực không phủ nhận những chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với quy tắc chung 2/ Sự trong sáng không dung nạp tạp chất, không cho phép pha tạp, lai căng những yếu tố không cần thiết của ngôn ngữ khác nhưng tiếng Việt có thể vay mượn các yếu tố cần thiết từ tiếng nước ngoài để làm phong phú vốn từ của mình. Tuy nhiên không nên lạm dụng tiếng nước ngoài làm tổn hại sự trong sáng của tiếng Việt. 3/ Sự trong sáng của tiếng Việt còn được biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Tránh nói năng thô tục, thiếu văn hoá, bất lịch sự làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có của nó II/ TRÁCH NHIỆM GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT: 1/ Có tình cảm yêu mến và ý thức quý trọng tiếng Việt 2/ Có những hiểu biết cần thiết về tiếng Việt, hiểu biết về chuẩn mực và quy tắc của tiếng Việt ở các phương diện phát âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, tạo lập văn bản, tiến hành giao tiếp… 8
- 3/ Việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt đòi hỏi trách nhiệm cao của mỗi người trong quá trình sử dụng tiếng Việt để giao tiếp( nói hoặc viết), cần tuân thủ đúng các chuẩn mực, quy tắc nhưng cũng biết vận dụng sáng tạo để ngôn ngữ của dân tộc hay hơn, đẹp hơn. Ghi nhớ: sgk trang 33,44 Kiến thức cơ bản cần nắm: 1/ Sự trong sáng của tiếng Việt biểu hiện qua những phương diện nào? 2/ Trách nhiệm của mỗi người trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Học bài: + Nắm vững những kiến thức cơ bản trên. + Làm các bài tập phần luyện tập trang 33,34,44,45 Soạn bài: Ôn tập về văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí để làm bài viết số 1 ở lớp Tiết 6: VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1: NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Mục tiêu: + Viết được bài nghị luận bàn về một tư tưởng, đạo lí, trước hết là của tuổi trẻ học đường ngày nay + Nâng cao ý thức rèn luyện tư tưởng, đạo đức để không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình. Tiết 7,8: Đọc văn: TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP Mục tiêu: + Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản Tuyên ngôn độc lập + Hiểu vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản Tuyên ngôn độc lập Nội dung: I/ Hoàn cảnh ra đời: Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, phátxít Nhật, kẻ đang chiếm đóng nước ta lúc ấy đầu hàng đồng minh. Nhân dân ta vùng dậy giành chính quyền trên toàn quốc. Ngày 26/8/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội người đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới. II/ Giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập: 1/ Giá trị lịch sử: Là lời tuyên bố xoá bỏ chế độ thực dân phong kiến, là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do trên đất nước ta 2/ Giá trị tư tưởng: Là tác phẩm kết tinh lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng độc lập, tự do của dân tộc ta. 3/ Giá trị nghệ thuật: Là bài văn chính luận mẫu mực, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, giàu sức thuyết phục, ngôn ngữ gợi cảm, hùng hồn III/ Đọc văn: 9
- 1/ Từ đầu > chối cãi được: Nêu nguyên lí chung của Tuyên ngôn độc lập ( cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn) + Nguyên lí chung: Tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc> cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản Tuyên ngôn + Việc tác giả trích dẫn bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền năm 1791 của cách mạng Pháp nhằm vừa đề cao những giá trị hiển nhiên của tư tưởng nhân đạo và của văn minh nhân loại, vừa thể hiện chiến thuật “ dùng gậy ông đập lưng ông” + Từ quyền bình đẳng, tự do của con người mà tác giả suy rộng ra về quyền bình đẳng, tự do của các dân tộc trên thế giới, đây là cách vận dụng khéo léo và đầy sáng tạo nhưng vẫn bảo đảm tính chặt chẽ trong lập luận. Đúng như một nhà nghiên cứu nước ngoài đã thừa nhận “ Cống hiến nổi tiếng của cụ Hồ Chí Minh là ở chỗ Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc. Như vậy, tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết lấy vận mệnh của mình” 2/ Cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn: Tội ác của thực dân Pháp và cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân ta: a/ Tố cáo tội ác của Pháp và Nhật: + Tội ác của Pháp qua 80 năm xâm lược là “ trái với nhân đạo và chính nghĩa”. = Cách nêu tội ác súc tích, đầy đủ, bao gồm các mặt về: chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, làm nổi bật những tội ác điển hình, những chính sách thâm độc nhất của Pháp. = Giọng văn đanh thép, căm thù, những câu văn ngắn gọn, đồng dạng về cấu trúc, điệp từ “ chúng” láy lại 14 lần ở đầu mỗi câu làm cho giọng kể tội thêm đanh thép = Từ ngữ, hình ảnh giản dị nhưng giàu sức gợi cảm khi nói về tình cảnh nhân dân, đất nước trong hoạ xâm lăng + Bản Tuyên ngôn còn nêu rõ tội ác của Pháp trong 5 năm bán nước ta 2 lần cho Nhật, dẫn đến hậu quả khủng khiếp: hơn 2 triệu đồng bào ta bị chết đói. + Cách lập luận chặt chẽ để đập lại luận điệu sai trái của Pháp: Pháp có công khai hoá Việt Nam, Pháp bảo hộ Việt Nam, Pháp sẽ trở lại Việt Nam, bản Tuyên ngôn chỉ rõ: Pháp xâm lược Việt Nam, gây bao tội ác, Pháp bán nước ta 2 lần cho Nhật, ta giành chính quyền từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp. b/ Cuộc đấu tranh giành chính quyền của ta: + Nhân dân ta đứng về phe đồng minh chống phát xít, tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, lật đổ ách thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa + Khí thế vùng lên quật khởi của dân ta như triều dâng, thác đổ. Những câu văn ngắn gọn biểu dương sức mạnh kì vĩ của ta, tô đậm thất bại thảm hại của giặc “ Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”. Những câu văn sang sảng niềm tự hào ca ngợi sức mạnh chính nghĩa của ta, mang âm hưởng của những cuộc chiến đấu và chiến thắng vang dội, thần tốc “ Một dân tộc đã gan góc…Một dân tộc đã gan góc… Dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” 3/ Lời tuyên bố độc lập: 10
- + Một lần nữa, bản Tuyên ngôn khẳng định quyền độc lập dân tộc của Việt Nam trên 2 cơ sở: pháp lí và thực tế. + Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do ấy bằng bất cứ giá nào Ghi nhớ: sgk trang 42 Kiến thức cơ bản: + TNĐL là văn kiện lịch sử tuyên bố trước quốc dân đồng bào và thế giới về việc chấm dứt chế độ thực dân, pk ở nước ta, đánh dấu kỉ nguyên độc lập, tự do của nước VN mới + Tp là 1 áng văn chính luận mẫu mực: lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn, vừa tố cáo mạnh mẽ tội ác của thực dân Pháp, vừa bộc lộ tình cảm yêu nước, thương dân và khát vọng độc lập, tự do cháy bỏng của tác giả và toàn dân tộc. Học bài Nắm vững kiến thức cơ bản, bố cục và cách lập luận của bài văn Soạn bài: Nguyễn Đình Chiểu… theo câu hỏi hướng dẫn sgk Tiết 10,11: NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU, NGÔI SAO SÁNG TRONG VĂN NGHỆ CỦA DÂN TỘC Ph ạm Văn Đồng Mục tiêu: + Nắm được những ý kiến sâu sắc, có lí có tình của tác giả Phạm Văn Đồng về thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Từ đó, hiểu đúng đắn, sâu sắc hơn những giá trị lớn lao của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với mọi thời đại + Nghệ thuật của bài nghị luận văn học: lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, ngôn từ trong sáng, giàu hình ảnh, và điều quan trọng là nhiệt huyết của một con người gắn bó với Tổ quốc, nhân dân, biết kết hợp hài hoà giữa sự trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống với những vấn đề trọng đại đang đặt ra cho thời đại mình. Nội dung: I/ TIỂU DẪN: + Phạm Văn Đồng ( 1906 – 2000) là một nhà cách mạng lớn của nước ta trong thế kỉ XX, quê ở Quảng Ngãi. Ông từng đảm nhiệm các cương vị: Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Thủ tướng, là Uỷ viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam. + Ông còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hoá văn nghệ lớn, ông luôn giành mối quan tâm đặc biệt đến công tác văn hoá văn nghệ ở nước ta. Ông có nhiều bài nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ về tiếng Việt và các danh nhân văn hoá Việt Nam như Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh… + Bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng… của ông được viết nhân kỉ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, trích trong Tạp chí Văn học năm 1963. II/ VĂN BẢN: Văn bản là một bài văn nghị luận văn học gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết luận 1/ Phần mở bài: 11
- + Gây ấn tượng nhờ hình ảnh so sánh “ ngôi sao” Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ dân tộc, nhưng mà là vì sao có ánh sáng khác thường, càng nhìn càng thấy sáng. + Đánh giá cao thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu 2/ Thân bài: gồm 3 luận điểm: a/ Cuộc đời và quan niệm sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu: + Tác giả không viết lại tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu mà chỉ nhấn mạnh đến khí tiết của “ một người chí sĩ yêu nước” trọn đời phấn đấu hi sinh vì nghĩa lớn. + Trước tiên tác giả chưa nói đến các tác phẩm cụ thể mà đề cao quan niệm của Nguyễn Đình Chiểu về sáng tác văn chương, văn thơ phải là vũ khí chiến đấu chống giặc ngoại xâm trong hoàn cảnh đất nước lâm nguy. + Tác giả nêu một câu thơ tiêu biểu của Nguyễn Đình Chiểu để chứng minh cho khí tiết bất khuất của ông và 3 câu thơ để chứng minh đầy đủ cho quan niệm sáng tác văn chương tiến bộ của Nguyễn Đình Chiểu: thơ để chở đạo, thể hiện rõ thái độ khen chê, thơ để đâm gian( diệt giặc) và phê phán bọn người lợi dụng văn chương làm việc phi nghĩa. > Lí lẽ ngắn gọn, xác đáng, giàu sức thuyết phục b/ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu: + Tác giả đã đặt các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là “ ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” vì trước hết, thơ văn của ông đã “ làm sống lại phong trào kháng Pháp bền bỉ và oanh liệt của nhân dân Nam Bộ từ 1860 trở về sau ”. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu “ một thời khổ nhục nhưng vĩ đại”, là lời ngợi ca những nghĩa sĩ dũng cảm, cũng là lời than khóc cho những anh hùng thất thế đã bỏ mình trong cuộc chiến đấu vì nước vì dân. + Tác giả cho thấy: Tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu lớn lao bởi sức cổ vũ mạnh mẽ cho cuộc chiến đấu chống thực dân, làm cho lòng người rung động trước những hình tượng “ sinh động và não nùng” của những con người “ suốt đời tận trung với nước”, “ trọn nghĩa với dân”, giữ vẹn khí phách hiên ngang cho dù chiến bại + Phạm Văn Đồng đánh giá cao giá trị của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, khúc ca của những người anh hùng thất thế nhưng vẫn hiên ngang, tác giả còn nhắc đến những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp trong thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu như bài Xúc cảnh… + Tác giả đánh giá cao tấm lòng của Nguyễn Đình Chiểu với dân với nước, văn thơ Nguyễn Đình Chiểu chính là bầu nhiệt huyết của nhà thơ trào ra thành chữ nghĩa “ Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu”. Vì thế mà tác giả nói đến Nguyễn Đình Chiểu với một trạng thái tình cảm xúc động mạnh mẽ khác thường. Sự kết hợp giữa trí tuệ sáng suốt và con tim dạt dào tình cảm đã khiến tác giả viết được những câu văn làm rung động lòng người khi bàn về tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu nói chung và bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng. + Phạm Văn Đồng đã không viết về Nguyễn Đình Chiểu với nỗi tiếc thương của một người hoài cổ. Tác giả nhìn người xưa từ hôm nay( những năm 60 của thế kỉ XX), vì cuộc sống hôm nay. Vì thế mà con người đang sống hết mình giữa trung tâm của cuộc chiến đấu hào hùng chống đế quốc xâm lược có điều kiện để thông cảm hơn với 12
- một con người cũng đang sống hết mình trong công cuộc chống thực dân oanh liệt mà đau thương thưở trước, từ đó, thấu hiểu hơn những giá trị đã khiến cho Nguyễn Đình Chiểu trở thành ngôi sao càng nhìn càng thấy sáng c/ Viết về Lục Vân Tiên: + Tác giả cho thấy truyện Lục Vân Tiên là “ một bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, đạo đức, ca ngợi những người trung nghĩa”, về mặt nghệ thuật, đây là một truyện kể có “ lối văn nôm na, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”> tác phẩm Lục Vân Tiên có mối liên hệ mật thiết với đời sống của nhân dân, được nhân dân chấp nhận và yêu mến. 3/ Phần kết luận: + Đánh giá vai trò quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu trong lịch sử và trong nền văn học dân tộc “ là một người chí sĩ yêu nước, một nhà thơ lớn… một tấm gương sáng nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá và tư tưởng” + Bày tỏ tấm lòng thành kính để tưởng nhớ người con quang vinh của dân tộc. Ghi nhớ sgk trang 54. Kiến thức cơ bản: + Ca ngợi NĐC, 1 người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân, cho nước, 1 ngôi sao sáng trong nền văn nghệ của dân tộc VN. + Mối liên hệ khăng khít giữa thơ văn của NĐC với hoàn cảnh của Tổ Quốc lúc bấy giờ và với thời đại hiện nay + Bài viết có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ, vừa xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn từ đặc sắc Soạn bài: Đọc thêm 2 bài: Mấy ý nghĩ về thơ – Đôxtôiépxki Đọc thêm: MẤY Ý NGHĨ VỀ THƠ Nguy ễn Đình Thi 1/ Vài nét về tác giả: + Nguyễn Đình Thi ( 1924 – 2003) sinh tại Luông Phabăng ( Lào), quê ở Hà Nội. Năm 1931, ông theo gia đình về nước, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1941. Từ năm 1958> 1989, ông là Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam. + Là một nhà văn hoá, một nghệ sĩ đa tài: viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học… Năm 1996 được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật + Tác phẩm: Tiểu thuyết: Xung kích( 1951), Vào lửa( 1966), Mặt trận trên cao( 1967); Thơ: Người chiến sĩ( 1956), Bài thơ Hắc Hải( 1958), Dòng sông trong xanh( 1974) + Bài “ Mấy ý nghĩ về thơ” viết vào tháng 9 năm 1949, trong Hội nghị tranh luận văn nghệ tổ chức ở Việt Bắc. 2/ Thể loại: Nghị luận văn học, làm nổi bật đặc trưng bản chất của thơ ca 3/Nội dung: 13
- + Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người. Khởi đầu một bài thơ, người viết phải có “ rung động thơ”, sau đó mới “ làm thơ”. Rung động thơ có được khi tâm hồn ra khỏi trạng thái bình thường; do sự va chạm với thế giới bên ngoài, với thiên nhiên mà tâm hồn con người thức tỉnh, bật lên những tình ý mới mẻ + Hình ảnh thơ không cốt ghi lại vẻ bề ngoài mà “ đã bao hàm một nhận thức, một thái độ tình cảm hoặc suy nghĩ”. Thơ gắn liền với sự suy nghĩ, thơ phải có tư tưởng, nhưng tư tưởng trong thơ cũng là tư tưởng cảm xúc, “ thơ muốn lay động những chiều sâu của tâm hồn, đem cảm xúc mà đi thẳng vào sự suy nghĩ”. Cảm xúc, tình cảm là yếu tố quan trọng bậc nhất mà thơ hướng tới “ Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn” + Ngôn ngữ thơ có những nét đặc biệt so với ngôn ngữ những thể loại văn học khác. Nếu ngôn ngữ trong tác phẩm truyện kí là ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt nhờ yếu tố nhịp điệu “ một thứ nhịp điệu bên trong, thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý, nói chung là của tâm hồn”. Xuất phát từ sự đề cao nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của tâm hồn, Nguyễn Đình Thi quan niệm “ không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không có vần”, mà chỉ có “ thơ thực và thơ giả, thơ hay và thơ không hay, thơ và không thơ”. Thời đại mới, tư tưởng tình cảm mới, nội dung mới đòi hỏi một hình thức mới, điều quan trọng là “ dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả đúng tâm hồn con người mới ngày nay” + Nét tài hoa của Nguyễn Đình Thi trong nghệ thuật lập luận: Lí lẽ gắn với dẫn chứng. Cách sử dụng từ ngữ cụ thể, sinh động, gây ấn tượng mạnh “ Mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung” Đọc thêm: ĐÔ – XTÔI – ÉP – XKI.( Trích) X. Xvai – gơ 1/ Vài nét về tác giả: + Xtêphan Xvaigơ( 1881 1942), nhà văn Áo gốc Do Thái. Ông từng làm thơ, viết kịch, truyện. Đặc biệt, những tiểu luận và chân dung văn học của ông nổi tiếng ở châu Âu và thế giới. + Tác phẩm tiêu biểu: “ Ba bậc thầy: Đôxtôiépxki – Bandắc – Đíchken”. Đoạn trích trên lấy từ tác phẩm này của Xvaigơ. 2/ Thể loại: Chân dung văn học 3/ Nội dung: a/ Chân dung văn học Đô – xtôi –ép –xki: + Con người yêu nước Nga, đặc biệt gắn bó tâm hồn với nước Nga “ trái tim ông chỉ đập vì nước Nga” + 2 thời điểm trong cuộc đời ông: = Thời điểm phải sống lưu vong ở nước ngoài trong cảnh bần cùng nghèo khổ " đến ngân hàng mòn mỏi chờ đợi tờ séc… người khách chuyên cần của hiệu cầm đồ, cầm cố tất cả, cả đến cái quần đùi cuối cùng…" = Thời điểm được trở về Tổ Quốc, ông có được “ hạnh phúc tuyệt đỉnh”, ông trở thành “ sứ giả của xứ sở mình”, vinh quang tột đỉnh đến với ông. 14
- + Số phận vùi dập thiên tài nhưng thiên tài tự cứu vãn bằng lao động và cũng tự đốt cháy trong lao động, ông để lại những tác phẩm lớn cho văn học thế kỉ XIX: Tội ác và trừng phạt, Thằng ngốc, Lũ người quỷ ám, Con bạc… + Vai trò của nhà văn trong bối cảnh thời sự chính trị và văn chương đương thời: “ Các sách của ông đã biện hộ cho sự nghiệp của ông… Nước Nga chỉ còn đổ dồn mắt vào ông. Nhật kí của một nhà văn biến ông thành sứ giả của xứ sở mình. Nghệ thuật hoàn hảo nhất của ông, sức lực cuối cùng của ông, ông hiến dâng cho di chúc của mình, cho dân tộc mình: Anh em nhà Kara madốp. > ông trở thành thiên tài của dân tộc và thời đại ông. + Làn sóng yêu thương cuồng nhiệt dâng lên sau cái chết của ông. Đôxtôiép –xki qua đời giữa dông bão cách mạng, ông hoàn thành sứ mạng của một người hoà giải chốc lát, đã kiềm chế một lần cuối sự cuồng nhiệt của các mâu thuẫn thời đại ông, cái chết của ông làm cho “ các đảng phái đoàn kết lại trong một lời nguyền yêu thương và cảm phục” b/ Nghệ thuật viết chân dung văn học của tác giả: + Lối cấu trúc những hình ảnh trái ngược: giữa số phận và tính cách, giữa vinh quang và khổ hạnh, như “ một vòng hào quang chói lọi bao quanh cái đầu của người bị hành khổ này”, “ lao động là sự giải thoát và là nỗi thống khổ của ông”… + Các hình ảnh so sánh, ẩn dụ thể hiện tầm vóc của thiên tài: “ ông tiếp tục sống giữa giống người chấy rận trước khi vươn lên ánh sáng rực rỡ của niềm vinh quang đời đời”, “ Đức Chúa Trời ném cho ông một tia chớp… trong một cỗ xe rực lửa”, “ như một lời chào cao cả gửi người quá cố, Cách mạng, trái mìn khủng khiếp nổ ra phía sau đoàn đưa tang ông. Ba tuần sau, Nga hoàng bị ám sát…” Tiết 13: Làm văn: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG. Muc tiêu: + Phân biệt sự khác nhau giữa nghị luận về một tư tưởng, đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Nắm được cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. + Có ý thức và thái độ đúng đắn trước các hiện tượng đời sống Nội dung: + Kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống khác với kiểu bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí ở chỗ: Lấy một hiện tượng xảy ra trong đời sống để bàn bạc. Từ hiện tượng này, người nghị luận phải phân tích, tìm ra ý nghĩa xã hội về tư tưởng, đạo đức mà bàn bạc, đánh giá. + Đề tài nghị luận gần gũi với đời sống và trình độ nhận thức của học sinh như: hiện tượng ô nhiễm môi trường, tiêu cực trong thi cử, phong trào tiếp sức mùa thi, câu chuyện về lòng tốt… 1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề bài: Hãy bày tỏ ý kiến của mình về hiện tượng được nêu trong bài viết sau: CHIA CHIẾC BÁNH CỦA MÌNH CHO AI? a/ Tìm hiểu đề: 15
- + Đề bài yêu cầu bày tỏ ý kiến đối với việc làm của anh Nguyễn Hữu Ân, vì tình thương “ dành hết chiếc bánh thời gian của mình” chăm sóc 2 bà mẹ bị bệnh hiểm nghèo. + Bài viết có các ý chính: = Nguyễn Hữu Ân đã nêu một tấm gương về lòng hiếu thảo, vị tha, đức hi sinh của thanh niên = Thế hệ trẻ ngày nay có nhiều tấm gương như Nguyễn Hữu Ân = Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một số người có lối sống ích kỉ, vô tâm, đáng phê phán = Tuổi trẻ cần dành thời gian tu dưỡng, lập nghiệp, sống vị tha để cuộc đời ngày một đẹp hơn + Dẫn chứng minh hoạ cho lí lẽ: Có thể khai thác trong văn bản Chuyện cổ tích mang tên Nguyễn Hữu Ân và bổ sung dẫn chứng về những thanh niên làm việc tốt trong xã hội để biểu dương hoặc phê phán những thanh niên sống vô tâm, ích kỉ… + Cần vận dụng các thao tác lập luận chủ yếu: phân tích, chứng minh, bác bỏ, bình luận… b/ Lập dàn ý:( dựa vào kết quả tìm hiểu đề ở trên, chia nhóm thảo luận trình bày dàn ý) 2/ Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống: Có các nội dung: + Nêu rõ hiện tượng đời sống ? + Phân tích các mặt đúng – sai, lợi hại, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó. + Diễn đạt cần chuẩn xác, mạch lạc; có thể sử dụng một số phép tu từ và yếu tố biểu cảm, nhất là phần nêu cảm nghĩ riêng ( ví dụ: Mỗi chúng ta có thể làm như Nguyễn Hữu Ân được không? Hoàn toàn có thể! Khi chúng ta biết hi sinh, biết sống vì mọi người từ trong những việc làm nhỏ bé hàng ngày với bố mẹ, người thân, với bạn bè và mọi người. Tôi và các bạn mỗi khi có tư tưởng ích kỉ, ngại khó trỗi dậy trong suy nghĩ hãy nghĩ đến những việc làm của Nguyễn Hữu Ân để phấn đấu tự hoàn thiện mình, đồng ý nhé bạn thân yêu.) 3/ Luyện tập: a/ Điều mà tác giả Nguyễn Aí Quốc bàn: hiện tượng nhiều thanh niên, sinh viên Việt Nam du học nước ngoài dành quá nhiều hời gian cho việc chơi bời, giải trí mà chưa chăm chỉ hoc tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước. Hiện tượng ấy xảy ra vào những năm đầu thế kỉ XX, trong xã hội ta ngày nay hiện tượng ấy vẫn còn. Từ hiện tượng trên, có thể bàn thêm một vài ý: + Nêu và phê phán hiện tượng: Thanh niên, sinh viên Việt Nam du học lãng phí thời gian vào những việc vô bổ. + Chỉ ra nguyên nhân: Họ chưa xác định lí tưởng sống đúng đắn, họ ngại khó, ngại khổ, lười biếng hoặc chỉ sống vì tiền bạc, vì những lợi ích nhỏ hẹp; cũng một phần do cách tổ chức, giáo dục chưa tốt của những người có trách nhiệm( cha mẹ không giáo dục con cái ý thức tự lực lập thân lập nghiệp, cung phụng tiền của cho con ăn chơi lãng phí ở nước ngoài…) 16
- + Bàn luận: Nêu một vài tấm gương thanh niên, sinh viên chăm học, đạt học vị cao trở về tham gia giảng dạy ở các trường đại học hoặc làm việc tại các ngành kinh tế, khoa học, kĩ thuật tiên tiến của nước nhà( thời chống Pháp có những tấm gương sáng như nhà nông học Lương Đình Của, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch từ bỏ cuộc sống giàu sang ở nước Pháp để trở về phục vụ đất nước, thời chống Mĩ có anh Nguyễn Thái Bình , sinh viên du học ở nước Mĩ đã hi sinh vì hành động yêu nước, thời đại ngày nay có nhiều bạn sinh viên sẵn sàng từ bỏ cuộc sống an nhàn, giàu có ở nước ngoài để trở về phục vụ Tổ Quốc…) b/ Tác giả dùng thao tác lập luận phân tích, so sánh, bác bỏ ( tự tìm dẫn chứng qua đoạn trích) c/ Nghệ thuật diễn đạt: Dùng từ, nêu dẫn chứng xác đáng, cụ thể; kết hợp nhuần nhuyễn các kiểu câu trần thuật, câu hỏi, câu cảm thán… d/ Rút ra bài học cho bản thân: Xác định lí tưởng, cách sống, mục đích, thái độ học tập đúng đắn. Hướng dẫn học bài: Nắm vững lí thuyết, chuẩn bị cho bài viết số 2. Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ khoa học Chuẩn bị 1 văn bản viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học, giải thích vì sao văn bản đó được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học? Tiết 13,14: Tiếng Việt: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC Mục tiêu: + Hiểu rõ hai khái niệm: ngôn ngữ khoa học( phạm vi sử dụng, các loại văn bản) và p/c ngôn ngữ khoa học( các đặc trưng để nhận diện và phân biệt trong sử dụng ngôn ngữ). + Rèn luyện kĩ năng diễn đạt trong các bài làm văn nghị luận( một dạng văn bản khoa học) và kĩ năng nhận diện, phân tích đặc điểm của văn bản khoa học. Nội dung: I/ VĂN BẢN KHOA HỌC VÀ NGÔN NGỮ KHOA HỌC: 1/ Văn bản khoa học: Văn bản khoa học gồm 3 loại chính: + Các văn bản khoa học chuyên sâu như: luận án, luận văn, tiểu luận, báo cáo khoa học… Dùng để giao tiếp giữa những người làm công việc nghiên cứu khoa học + Các văn bản khoa học giáo khoa như: giáo trình, sách giáo khoa, thiết kế bài dạy… ngoài yêu cầu về khoa học còn có yêu cầu về sư phạm Dùng để giảng dạy cho học sinh các cấp + Các văn bản khoa học phổ cập như các bài báo và sách phổ biến khoa học kĩ thuật nhằm phổ biến rộng rãi kiến thứckhoa học cho đông đảo người đọc, không phân biệt trình độ chuyên môn > cách viết dễ hiểu, hấp dẫn. 2/ Ngôn ngữ khoa học: + Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong giao tiếp thuộc lĩnh vực khoa học, tiêu biểu là trong các văn bản khoa học. + Ở dạng viết, ngoài việc sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ khoa học còn thường dùng các kí hiệu, công thức hay sơ đồ, bảng biểu… 17
- + Ở dạng nói, ngôn ngữ khoa học có yêu cầu mức độ cao về phát âm chuẩn, về diễn đạt mạch lạc, chặt chẽ, người nói thường dựa trên một đề cương viết trước. II/ ĐẶC TRƯNG CỦA PHONG CÁCH NGÔN NGỮ KHOA HỌC: 1/ Tính khái quát, trừu tượng: Thể hiện ở nội dung khoa học, các thuật ngữ khoa học, ở kết cấu văn bản( qua các phần, chương, mục, đoạn) 2/ Tính lí trí, lô gíc: a/ Từ ngữ trong văn bản khoa học phần lớn là từ ngữ thông thường, chỉ dùng với một nghĩa, văn bản khoa học không dùng từ đa nghĩa, không dùng từ theo nghĩa bóng và ít dùng các phép tu từ b/ Câu văn trong văn bản khoa học là một đơn vị thông tin, mỗi câu tương đương với một phán đoán lôgic. Câu văn yêu cầu chính xác, chặt chẽ, lôgíc, không dùng câu đặc biệt, không dùng các phép tu từ cú pháp. c/ Các câu, các đoạn trong văn bản phải được liên kết chặt chẽ và mạch lạc, thể hiện một lập luận lôgíc, từ khâu đặt vấn đề, giải quyết vấn đề đến khâu kết luận 3/ Tính khách quan, phi cá thể: Từ ngữ, câu văn trong văn bản khoa học có màu sắc trung hoà, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc khác với PCNN sinh hoạt và PCNN nghệ thuật mang dấu ấn cá thể của người sử dụng. Ghi nhớ: sgk trang 76 Tiết 16: Đọc văn: THÔNG ĐIỆP NHÂN NGÀY THẾ GIỚI PHÒNG CHỐNG AIDS, 1122003 CÔPHI ANNAN Mục tiêu: + Thấy được tầm quan trọng và sự bức thiết của công cuộc phòng chống HIV/AIDS đối với toàn nhân loại và mỗi cá nhân; từ đó, nhận thức rõ trách nhiệm của các quốc gia và từng cá nhân trong việc sát cánh, chung tay đẩy lùi hiểm hoạ. + Cảm nhận được sức thuyết phục to lớn của bài văn với cách diễn đạt vừa trang trọng cô đúc, vừa giàu hình ảnh và gợi cảm. Nội dung: I/ Giới thiệu tác giả: + Côphi Annan sinh năm 1938, tại Gana, một nước cộng hoà thuộc châu Phi. Ông là người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc hai nhiệm kì (từ năm 1997 đến năm 2007) + Năm 2001, Côphi Annan đã ra Lời kêu gọi hành động gồm 5 điều về đấu tranh chống đại dịch HIV/AIDS và kêu gọi thành lập Quỹ sức khoẻ và AIDS toàn cầu > năm 2001, tổ chức Liên hiệp quốc và cá nhân Tổng thư kí Côphi Annan được trao giải thưởng Nôben Hoà bình + Văn bản này là thông điệp của Côphi Annan gửi nhân dân thế giới nhân ngày thế giới phòng chống AIDS, 1122003 II/ Đọc văn: 18
- + Thể loại: Văn kiện này là một văn bản nhật dụng, có thể xem đây là bài văn nghị luận về một hiện tượng đời sống của người đứng đầu một tổ chức uy tín nhất của thế giới. + Bài văn nghị luận này gồm 3 phần: 1/Mở bài: Đưa ra vấn đề: Các quốc gia trên thế giới đã nhất trí thông qua Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS, nhưng “ hành động của chúng ta vẫn quá ít so với yêu cầu thực tế” 1/ Thân bài: a/ Tổng kết tình hình thực tế: Ưu điểm: + Ngân sách dành cho phòng chống HIV tăng đáng kể + Các nước đã xây dựng chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS + Nhiều nhóm từ thiện và cộng đồng luôn đi đầu trong cuộc chiến chống HIV Nhược điểm: + Dịch HIV vẫn hoành hành, gây tỉ lệ tử vong cao và có ít dấu hiệu suy giảm + Tuổi thọ người dân bị giảm sút, HIV đang lây lan với tốc độ báo động ở phụ nữ + Bệnh dich đang lan rộng nhanh nhất ở những khu vực trước đây hầu như vẫn còn an toàn, đặc biệt là Đông Âu và toàn bộ châu Á… + Không hoàn thành một số mục tiêu đề ra cho năm nay(2003) theo Tuyên bố về Cam kết phòng chống HIV/AIDS và không đạt bất cứ mục tiêu nào vào năm 2005. >Phần này viết không dài, nhưng đảm bảo yêu cầu toàn diện và bao quát, cả mặt đã làm được và mặt chưa tốt, tại những khu vực khác nhau trên thế giới, trong những giới tính, lứa tuổi khác nhau > Tác giả thể hiện tầm nhìn rộng lớn, xứng đáng với cương vị của một người đang gánh vác trọng trách Tổng thư kí Liên hợp quốc >Tác giả đưa vào những số liệu, tình hình cụ thể; cách đưa số liệu gây ấn tượng mạnh, ví dụ: thay vì nêu tổng số người bị nhiễm HIV trong một năm, ông tìm cách nói có khả năng gây ấn tượng ngay lập tức đối với mọi người “ Trong năm qua, mỗi phút đồng hồ của 1 ngày trôi đi, có khoảng 10 người bị nhiễm HIV” >Giọng văn thể hiện cảm xúc hối tiếc chân thành trước tình hình thực tế : nhắc đi nhắc lại điệp khúc “ lẽ ra chúng ta phải” tới 3 lần. b/ Các giải pháp hành động: + Tác giả dùng những lời lẽ thể hiện niềm lo lắng và sự quan tâm đến hiểm hoạ HIV/AIDS đối với toàn thế giới “ chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn” “ chúng ta không thể tuyên bố” “ chúng ta phải đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu…” + Trong lời kêu gọi mọi người phải nỗ lực phòng chống HIV/AIDS, tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến thái độ kì thị và phân biệt đối xử đối với những người không may bị mắc bệnh > cách dùng từ ngữ cô đúc và gợi cảm “ Hãy đừng để một ai có ảo tưởng rằng chúng ta có thể bảo vệ được chính mình bằng cách dựng lên các bức rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “họ”… Trong thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết”. + Những câu cuối thể hiện tình cảm nồng nhiệt kêu gọi mọi người có thái độ cụ thể trước đại dịch của nhân loại “ Tôi kêu gọi các bạn hãy cùng tôi lên tiếng thật to và dõng dạc về HIV/AIDS. Hãy cùng tôi đánh đổ các thành luỹ của sự im lặng, kì thị và 19
- phân biệt đối xử… Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV bắt đầu từ chính các bạn…” Ghi nhớ: sgk trang 83. Kiến thức cơ bản cần nắm: + Phòng chống HIV/AIDS là mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại. Tác giả thiết tha kêu gọi các quốc gia và toàn thể nhân dân thế giới hãy coi đó là công việc của chính mình, tránh thái độ kì thị, phân biệt đối xử. + Bài văn có sức thuyết phục mạnh mẽ vì thể hiện được cảm xúc chân thành của tác giả. Soạn bài: Nghị luận về 1 bài thơ, đoạn thơ. Tiết 17,18: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ. Mục tiêu: + Giúp học sinh có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh… để làm bài nghị luận văn học. + Biết cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. Nội dung: 1/ Tìm hiểu đề và lập dàn ý: Đề 1: Phân tích bài thơ “ Cảnh khuya" của Hồ Chí Minh. a/ Tìm hiểu đề: + Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào? + Phân tích hết giá trị tư tưởng và nghệ thuật của bài thơ. > Giá trị tư tưởng: Lòng yêu nước, yêu thiên nhiên > Giá trị nghệ thuật: Hình ảnh so sánh( câu 1), đối lập( câu 3), thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt vừa cổ điển vừa hiện đại. b/ Lập dàn ý: Mở bài: + Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đang trực tiếp lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt của nhân dân ta. + Giá trị của bài thơ: Lòng yêu thiên nhiên, đất nước được thể hiện qua bài thơ ngắn gọn, vừa cổ điển vừa hiện đại Thân bài: + Cảnh đêm trăng ở núi rừng Việt Bắc đẹp sống động: = Tiếng suối trong trẻo, rì rầm từ xa vọng lại như tiếng hát> Hình ảnh so sánh của một tâm hồn nghệ sĩ rất gần với ý thơ Nguyễn Trãi “ Côn Sơn có suối rì rầm – Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” = Ánh trăng lồng lộng chiếu rọi khắp khu rừng khiến cho cảnh vật thêm lung linh huyền ảo “ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”> cảnh được vẽ bằng âm thanh, hình ảnh. + Hình ảnh nhân vật trữ tình: = Hình ảnh con người đối lập với cảnh thiên nhiên đẹp như tranh vẽ “ Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ” > Là người chiến sĩ đang ưu tư day dứt “ Chưa ngủ vì 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2017-2018 có đáp án
40 p | 381 | 51
-
Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Ngữ Văn lớp 12 năm 2017-2018 có đáp án
19 p | 333 | 11
-
Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 THPT - Sở Giáo dục và Đào tạo Kiên Giang
5 p | 190 | 6
-
Giáo án môn Ngữ văn lớp 12 chủ đề: Tích hợp Kí Việt Nam hiện đại
36 p | 17 | 6
-
Giáo án môn Ngữ Văn lớp 12 (Trọn bộ cả năm)
101 p | 22 | 5
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Núi Thành
4 p | 20 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Kẻ Sặt, Hải Dương
7 p | 31 | 3
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Lương Thế Vinh
6 p | 39 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
5 p | 6 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình (Đề chính thức)
10 p | 39 | 2
-
Bài giảng môn Ngữ văn lớp 12 bài: Tuyên ngôn độc lập - Hồ Chí Minh
7 p | 16 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Giang
3 p | 41 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Sở GD&ĐT Quảng Nam
6 p | 17 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ
18 p | 13 | 2
-
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
4 p | 17 | 2
-
Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Nguyễn Khuyến
5 p | 25 | 2
-
Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng, Hải Dương
8 p | 30 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn