intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng

Chia sẻ: Thẩm Quân Ninh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng”. Đây là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 12. Mời các em cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng

  1. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I - LỚP 12 TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2021-2022 ( Đề thi gồm có 01 trang) Môn: Ngữ Văn Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề) - Họ và tên thí sinh: .................................................... – Số báo danh : ........................ I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích: Tuổi trẻ thường có thái độ thách thức với hiện trạng và máu phiêu lưu muốn làm thử tất cả những điều mà chưa ai làm được. Đó là cái đáng quý của tuổi trẻ, là căn nguyên của tính xốc vác, sôi nổi. Tuổi trẻ không biết sợ thất bại, những ai sợ thất bại và hài lòng với hiện trạng là những người đã mất đi sức trẻ dù họ chưa bao nhiêu tuổi đời. Những ai có tác phong trẻ trung, đầy tinh thần thách thức và mạo hiểm nhắm tới tương lai thì bất luận ở lứa tuổi nào cũng vẫn còn trẻ trung. Trái lại những ai cầu an không dám thử sức, hoài cổ, không còn tìm thấy thú vị gì trong đời thì không thể gọi là trẻ được, những người này ngay chỉ nhìn bề ngoài chúng ta đã có thể nhận thấy những bản chất tuổi trẻ của họ đã bị "lão tính lấn át” . (Kim woo choong – Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, NXB VHTT, 2010, tr.186) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Theo đoạn trích, đâu là căn nguyên của tính xốc vác, sôi nổi? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về ý kiến “Những ai có tác phong trẻ trung, đầy tinh thần thách thức và mạo hiểm nhắm tới tương lai thì bất luận ở lứa tuổi nào cũng vẫn còn trẻ trung”? Câu 4: Thông điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/chị? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải có tinh thần chủ động trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Ta đi ta nhớ những ngày Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi... Thương nhau, chia củ sắn lùi Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng. Nhớ người mẹ nắng cháy lưng Địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô. (Trích Việt Bắc – Tố Hữu, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.111) _______ Hết _______ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
  2. SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I. NĂM HỌC 2021-2022 Môn: Ngữ Văn, lớp 12 (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 03 trang) I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,75 Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm - HS không trả lời đúng phương thức nghị luận: không cho điểm 2 Căn nguyên của tính xốc vác, sôi nổi là: thái độ thách thức đối với hiện trạng và 0,75 máu phiêu lưu muốn làm thử tất cả những điều mà chưa ai làm được. Hướng dẫn chấm: - HS trả lời như đáp án: 0,75 điểm - HS trả lời sai hoặc không trả lời : không cho điểm 3 Ý kiến “Những ai có tác phong trẻ trung, đầy tinh thần thách thức và mạo hiểm 1,0 nhắm tới tương lai thì bất luận ở lứa tuổi nào cũng vẫn còn trẻ trung” được hiểu là: + Người có tác phong trẻ trung, dám mạo hiểm và luôn hướng tới tương lai là người trẻ trung. + Trẻ trung không phải do tuổi tác mà ở tác phong và tinh thần. Hướng dẫn chấm: - HS nêu được 2 ý: 1,0 điểm - HS nêu được 1 ý: 0,5 điểm 4 HS rút ra một thông điệp có ý nghĩa nhất đối với bản thân. Có thể theo một vài 0,5 gợi ý sau: + Là tuổi trẻ thì không nên chỉ hài lòng với hiện trạng. + Luôn giữ cho mình sức trẻ dù ở bất kì lứa tuổi nào. … Hướng dẫn chấm: - HS trình bày thuyết phục: 0,5đ - HS trình bày chưa thuyết phục: 0.25đ II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về sự cần thiết phải có 2,0 tinh thần chủ động trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải có tinh thần chủ động 0,25 trong cuộc sống c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng
  3. sau: Tinh thần chủ động là tự mình suy nghĩ và hành động không bị chi phối bởi người khác và hoàn cảnh. Sống chủ động con người sẽ tự tin, bản lĩnh, linh hoạt ứng xử trong mọi tình huống; tháo gỡ được khó khăn tìm thấy cơ hội trong thử thách, đứng dậy từ vấp ngã; phát huy được thế mạnh của bản thân, luôn là chính mình… Chủ động trái ngược với bị động, song cũng không phải là sự bảo thủ, cố chấp… Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75đ). - Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ). * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập 0,5 luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ 2 Cảm nhận về đoạn thơ trong “Việt Bắc” của Tố Hữu 5,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 0,25 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Nỗi nhớ sâu sắc của người ra đi với con 0,5 người Việt Bắc và cuộc sống sinh hoạt thời kháng chiến. Hướng dẫn chấm: - HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ - HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây: * Giới thiệu khái quát tác giả Tố Hữu, bài thơ Việt Bắc, đoạn trích và vấn đề 0,5 cần nghị luận. * Cảm nhận về đoạn thơ 2,5 - Về nội dung: + Bốn câu đầu: tái hiện hình ảnh chân thực về đời sống kháng chiến gian nan, cực khổ nhưng nghĩa tình sâu nặng, cảm động: chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng... + Hai câu tiếp: là hình ảnh người mẹ, kết tinh hình ảnh con người và cuộc sống kháng chiến: Con người Việt Bắc lam lũ, tần tảo, chịu thương chịu khó, nhưng tấm lòng hi sinh thầm lặng, chắt chiu tất cả cho cách mạng, vì cán bộ: Nắng cháy lưng – địu con lên rẫy bẻ từng bắp ngô
  4. - Về nghệ thuật: + Điệp từ nhớ -> Nhấn mạnh, xoáy sâu vào nỗi nhớ da diết; + Hình ảnh thơ giàu sức biểu cảm, sáng tạo, giàu sức gợi + Đại từ xưng hô “ta” – “mình”, thể thơ lục bát cùng ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu. Hướng dẫn chấm: - HS cảm nhận và phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ - HS cảm nhận và phân tích chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ - HS cảm nhận và phân tích chung chung: 0,25đ – 0,75đ. * Đánh giá: 0,5 + Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp của con người Việt Bắc: cần cù, chịu thương chịu khó; giàu ân tình, ân nghĩa với Cách mạng, hết lòng vì kháng chiến. + Đoạn thơ góp phần thể hiện cảm hứng chủ đạo của bài thơ cũng như làm rõ hơn phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Hướng dẫn chấm: - HS đánh giá được 2 ý: 0,5đ - HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. 0,25 Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các đoạn trích khác trong bài “Việt Bắc” hoặc các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiến đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ -------------- Hết------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0