intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án nghề làm vườn lớp 12 - . HOA CÚC

Chia sẻ: Nguyễn Phương Hà Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật được chuyển vào Việt Nam từ lâu và được trồng ở khắp mọi nơi. Cúc là loại hoa không đẹp về màu sắc nhưng hình dáng rất xinh được sử dụng rất rộng rãi để cắm lọ nhỏ, hoa cúc có cành dài, cứng, lá xanh tươi, hoa lâu tàn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án nghề làm vườn lớp 12 - . HOA CÚC

  1. Giáo án nghề làm vườn lớp 12 - . HOA CÚC Hoa cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật được chuyển vào Việt Nam từ lâu và được trồng ở khắp mọi nơi. Cúc là loại hoa không đẹp về màu sắc nhưng hình dáng rất xinh được sử dụng rất rộng rãi để cắm lọ nhỏ, hoa cúc có cành dài, cứng, lá xanh tươi, hoa lâu tàn. Có thể trồng trong chậu, bầy ở trong phòng khách, dưới mái hiên, trên bao lơn, Ngoài ra cúc còn được trồng ở vườn hoa, công viên cùng với các loại hoa khác. 1. Đặc điểm thực vật Cây hoa Cúc thuộc loại thân thảo, có nhiều đốt giòn dễ gẫy, càng lớn càng cứng. Rễ chùm phát triển theo chiều ngang. Lá xẻ thuỳ có răng, mặt dưới lá có lông. Hoa lưỡng tính hay đơn tính thường mọc nhiều hoa trên một cành. Cành hoa có nhiều hình dáng khác
  2. nhau (nhọn, tròn, cuốn như tai chuột). Quả bế có 1 hạt. 2. Điều kiện sinh thái - Nhiệt độ – ẩm độ : cây hoa cúc ưa khí hậu mát, nhiệt độ trung bình không cao quá 32 – 350C và không thấp quá 100C. Thời kỳ trổ hoa nhiệt độ trên 200C. Ẩm độ thích hợp là 80%. - Ánh sáng: Hoa cúc thuộc cây ngắn ngày, cây con cần chiếu sáng 13 giờ/ngày. Thời gian chuẩn bị trổ hoa cần 10 – 11 giờ. - Đất: Đất thịt là thích hợp có độ pH: 6 – 7, đất cao dễ thoát nước. - Chất dinh dưỡng: cây hoa cúc cần đủ chất dinh dưỡng và bón hợp lý, hoa sẽ nở sớm có màu sắc đẹp. Đảm bảo tỉ lệ C/N hợp lí không nên bón nhiêù phân đạm sẽ làm hoa nở chậm. 3. Kỉ thuật trồng
  3. a. Giống hoa: Cây hoa cúc có nhiều giống khác nhau. Dựa vào hình dáng hoa có thể chia làm 2 loại: - Cúc đơn: hoa nhỏ có 1 – 3 hàng cánh bao gồm các loại : cúc vàng to, cúc đại đoá, cúc trắng, cúc đỏ, cúc tím…….. - Cúc kép: Hoa to nhiều tầng cành xếp từng vòng sít nhau. Có loại kép cành dài (cúc vàng to, đại đoá, trắng, đỏ tía) có loại cành ngắn (bạch mi, hoàng kim tháp…) b. Phương pháp gây giống: Có ba cành gây giống hoa cúc: gieo hạt, tách mầm và giâm ngọn. Trong đó dùng ngọn để giâm là thông dụng nhất: Sau khi cắt hết hoa, chọn cây tốt làm giống,đốn thân còn để chừa lại 10 – 15cm. Chăm sóc cho cành, nhánh phát sinh, chọn ngọn bánh tẻ. Mỗi gốc thường lấy được 20 – 50 ngọn. Ngọn giâm dài 6 - 8cm. Trước khi giâm có thể nhúng ngọn vào chất kích thích sinh trưởng trong vài giây rồi cắm vào nơi giâm. Chọn
  4. ngày mát trời, cắt vào buổi sáng và giâm vào buồi chiều, thời gian giâm 20 – 25 ngày (Cúc sớm) và 25 – 30 ngày (Cúc muộn). c. Thời vụ: - Trồng sớm: Giâm ngọn cuối tháng 4, 5. Trồng vào 6, 7 có hoa tháng 10, 11. - Trồng muộn: Giâm ngọn tháng 7, 8 trồng tháng 9, 10 có hoa tháng 1, 2 - Trồng đúng vụ: Giâm cuối tháng 6, 7, trồng tháng 8, 9 có hoa tháng 12, 1 d. Trồng cây con: Sau khi giâm ngọn đảm bảo được thời gian quy định thì đem trồng trên luống đã làm đất kĩ, bón phân đầy đủ. Với các giống phát triển mạnh khoảng cách trồng 50 – 60 cm (cúc vàng, đại đoá,) 25 x 30cm với cây phát triển trung bình (cúc mỡ gà, trắng, đỏ…) có thể trồng trong chậu với hỗn hợp đất phân hoai mục.
  5. đ. Chăm sóc: Tiến hành các công việc chăm sóc đầy đủ sẽ làm tăng chất lượng của hoa và điều khiển được thời gian ra hoa, công việc chăm sóc bao gồm: - Bấm ngọn: 2 lần. Lần thứ 1, sau khi trồng 20 – 25 ngày, lần thứ 2 sau khi trồng 40 – 45 ngày. Cây yếu chỉ bấm 1 lần. - Bón phân: Với các giống phát triển mạnh như cúc vàng, đại hoá… không nên bón thúc và bón phân đạm nhiều chỉ cần bón 1 lần khi cây sắp có nụ. Các giống khác bón thúc từ 1 – 3 lần. Lần 1 trước khi bấm ngọn 2 – 3 ngày, lần thứ 2 trước khi bấm ngọn 2 – 3 ngày, lần thứ 3 khi cây sắp ra nụ. - Vun xới, tưới nước, bứt mầm, tỉa nụ thường xuyên đảm bảo cho cây phát triển tốt, hoa to. - Phòng trừ sâu bệnh: Cây hoa cúc thường hay bị rệp, dế dũi, ốc sên, các bệnh nấm gỉ sắt, bệnh úa vàng phá hại. Vì vậy cần phát hiện kịp thời và tiến hành
  6. phun thuốc như: Bi - 58 và dung dịch boocđô … để diệt trừ. e. Cắt và bảo quản hoa: Đối với hoa cúc, phải đợi khi hoa nở gần hoàn toàn trên cây thì cắt. Nên cắt hoa vào buổi sáng sớm khi cành hoa có nhiều nhựa, nhiều nước. Những cành hoa vừa cắt cần cắm ngay vào nước và đưa vào nơi kín gió để bảo quản. - Thu hoạch: dùng dao sắc cắt cành khi nụ hoa đầu mới nở, mỗi cây hoa khi cắt phải chừa lại 4 lá để cây tiết tục quang hợp nuôi củ, nên cắt hoa vào sáng sớm, cắt xong phân loại ngay và cắm vào nước. Sau khi thu hoạch, tiếp tục chăm sóc cho củ lớn nhanh trong thời gian 50 – 60 ngày. Khi các lá chưa úa vàng thì cắt để lại thân cao 10 - 15cm. 8 – 10 ngày sau khi bới củ. Để riêng từng loại củ, rửa sạch, phơi dưới nắng nhẹ 3 - 5 ngày. Bảo quản củ là khâu quan trọng, vì vậy cần bảo quản ở nơi khô ráo, kiểm tra thường xuyên, phát hiện
  7. sâu bệnh kịp thời để xử lí. Khi củ đã nứt mầm đâm rễ có thể đem trồng được.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1