Họat động 1
tìm hiểu mục i và trả lời câu hỏi:
- vd 1vì sao lại coi là câu hỏi vu vơ?
- Vì sao trong vd 2 nó lại là 1 câu xác định ?
-Ngữ cảnh là gì?
H/s lấy thêm vd, phân tích.
Hoạt động 2: tìm hiểu mục ii và trả lời câu hỏi :
- Ngữ cảnh gồm có những nhân tố nào ?
- Các nhân tố có mqh ntn?
Tiết 2
Hoạt động 3 Tìm hiểu mục iii và trả lời các câu hỏi :
- Vai trò của ngữ cảnh với việc sản sinh văn bản?
-Vai trò của ngữ cảnh với quá trình lĩnh hội văn bản ?
HĐ4 :luyện tập
6 nhóm sẽ thảo luận 5 bài tập Sau thời gian 7 phút các nhóm cử đại diện trình bày .
GV nhận xét, kết luận.
|
I. Khái niệm ngữ cảnh
1. Ví dụ:
- Câu ở mục 1 là câu vu vơ vì ko thể xác định được :
+ Các nhân vật giao tiếp là ai?
+ Thời gian, ko gian câu đó xuất hiện.
+ Đối tượng được nói tới :"họ" là những người như thế nào? họ là ai?
+ Thời điểm của sự phủ định: "chưa ra" tính từ thời điểm nào?
- Câu ở mục 2 là câu xđ vì:
+ nhân vật xđ: đó là câu nói của chị Tý, chị nói với những người cùng cảnh như mình: Liên, bác Siêu, bác Xẩm
+Thời gian và không gian xđ: buổi tối, phố huyện nhỏ
+ Đối tượng được nói đến xđ: mấy người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy thừa đi gọi chân tổ tôm
+ Thời điểm của sự phủ định: tính từ buổi tối
2. Kết luận: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ, tạo lập lời nói đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói.
II. Các nhân tố của ngữ cảnh
1. nhân vật giao tiếp:
- Là người trực tiếp tham gia nói hay viết.
+ Song thoại là có 1 người nói, 1 người nghe
+ Hội thoại là có nhiều tham gia và luân phiên vai nói – nghe.
- Mỗi người nói, nghe có vai trò nhất định trong hoạt động giao tiếp. Họ luôn chi phối nội dung và hình thức giao tiếp.
2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
- Bối cảnh rộng : Bối cảnh văn hoá (xh, kt, ctrị, vh, địa lí, phong tục tập quán ) chi phối q/trình giao tiếp
- Bối cảnh hẹp : Bối cảnh tình huống, nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng sự việc xảy ra xung quanh… nhờ tính cụ thể mà câu nói có tình huống xác định, giúp thay đổi linh hoạt, nó chi phối hình thức nd và khẩu khí của câu nói.
-Hiện thực được nói tới
+ Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp: sự kiện, biến cố, hành động… diễn ra trong thực tế đ/s
+ Hiện thực bên trong( tâm trạng ): trạng thái hưng phấn, lạnh nhạt, nồng nhiệt, giận dữ, yêu thương…
->hiện thực này làm nên thông tin miêu tả và thông tin bộc lộ
3. Văn cảnh
Bao gồm các yếu tố ngôn ngữ có mặt trong văn bản. Văn cảnh có thể là đối thoại, độc thoại, nói hoặc viết.
Vd.
- Khi tỉnh rượu lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa.
- Trong văn bản “ Thu điếu” NK chỉ nói “ Tựa gối buông cần lâu chẳng được”
Thì mọi người đều biết đó là việc đi câu.Vì ta đặt nó vào trong văn cảnh.
III /Vai trò của ngữ cảnh
1. Đối với người nói và quá trình sản sinh văn bản:
– Là môi trường sản sinh ra các phát ngôn giao tiếp chi phối cả nội dung và hình thức của phát ngôn
2. Đối với người nghe và quá trình lĩnh hội văn bản.
- Người nghe có thể dễ dàng giải mã các phát ngôn để hiểu được các thông tin miêu tả và thông tin bộc lộ .
+ Căn cứ vào ngữ cảnh rộng và hẹp.
+ Gắn từ ngữ, câu với ngữ cảnh sử dụng, tình huống và diễn biến cụ thể.
+ Phải biết xử lí thông tin.
IV. Luyện tập
Làm lần lượt các bài tập SGK
V. Hướng dẫn học bài
- Nắm chắc nd và hoàn thiện bài tập trên lớp
- Tìm hiểu ngữ cảnh của tâm trạng Liên trong tp “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam.
|