intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố

Chia sẻ: Trần Thanh Lâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.019
lượt xem
35
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

 
A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Củng cố và nâng cao hiểu biết về thành ngữ và điển cố.

- Thấy được giá trị nghệ thuật của việc sử dụng thành ngữ và điển cố

2.Về kĩ năng: Rèn luyện cách sử dụng thành ngữ và điển cố một cách có hiệu quả

3. Về thái độ: có ý thức rèn luyện, sử dụng tốt thành ngữ, điển cố

B. PHƯƠNG PHÁP:  Nêu vấn đề, phát vấn, trao đổi, thảo luận

C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ

1. GV: Đọc tài liệu (sgk, sgv, Từ điển điển cố văn học trong nhà trường, Nguyễn Ngọc San chủ biên; Từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt, Nxb GD, H. 1998), thiết kế giáo án

2. HS: Đọc, soạn bài

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

a. Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết thế nào là thành ngữ, điển cố và việc sử dụng các thành ngữ điển cố vào các tác phẩm văn chương cũng như trong đời sống có tác dụng như thế nào. Để thấy rõ hơn điều đó, chúng ta đi vào thực hành về thành ngữ, điển cố.

b. Triển khai bài:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ

NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: ôn tập khái niệm

 Gv yêu cầu hs nhắc lại các khái niệm: thành ngữ, điển cố.

GV lấy một số ví dụ minh hoạ...

Hoạt động 2: Luyện tập

GV chia lớp thành hai nhóm, một nhóm làm một phần

Nhóm 1 trình bày- cả lớp góp ý, sau đó gv chốt lại .

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu cả lớp đặt câu cho phần thành ngữ đã nêu.

 

 

 

 

 

 

Nhóm 2 trình bày, cả lớp bổ sung.

GV diễn giảng...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

GV yêu cầu cả lớp đặt câu cho các điển cố trong bài tập .

 

 

Hoạt động 3: Bài tập mở rộng

GV mở rộng kiến thức bằng cách cho học sinh phát hiện các thành ngữ và điển cố được sử dụng trong thơ văn và phân tích hiệu quả sử dụng của nó.

I. ÔN TẬP KHÁI NIỆM

1. Thành ngữ là những cụm từ quen dùng, được lặp đi lặp lại trong giao tiếp và được cố định hoá về ngữ âm, ngữ nghĩa. Nghĩa của thành ngữ thường khái quát, trừu tượng và có tính hình tượng cao.

2. Điển cố là những câu chuyện, những sự việc đã có trong các văn bản quá khứ hoặc xảy ra trong cuộc sống quá khứ. Điển cố không có tính cố định mà có thể là những từ, cụm từ. Điển cố có nghĩa hàm súc, khái quát cao.

II. LUYỆN TẬP

  1. Thành ngữ

   Bài tập 1

- Một duyên hai nợ: ý nói một mình phải gánh vác mọi công việc trong gia đình.

- Năm nắng mười mưa: nỗi vất vả, cực nhọc, phải chịu đựng trong hoàn cảnh khắc nghiệt.

→ Các thành ngữ ngắn gọn, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm; Các thành ngữ này phối hợp với nhau và phối hợp với cả các cụm từ có dáng dấp thành ngữ như lặn lội thân cò, eo sèo mặt nước đã khắc hoạ rõ nét hình ảnh người vợ tảo tần, đảm đang, tháo vát trong công việc gia đình

      Bài tập 2

- Đầu trâu mặt ngựa: lũ người đã biến dạng về nhân hình, tha hoá về nhân tính.

- Cá chậu chim lồng: cảnh sống bế tắc, tù túng, nhàm chán.

- Đội trời đạp đất: khí phách ngang tàng.

       Bài tập 6

Đặt câu với mỗi thành ngữ:

   - Nói với nó khác gì nước đổ đầu vịt

   - Nhà nghèo lại hay đua đòi, đúng là con nhà lính tính nhà quan.

   - Mọi người chả đi guốc trong bụng nó rồi đấy chứ!

...

2. Điển cố

       Bài tập 3

- Giường kia: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn một cái giường, khi bạn về thì treo giường lên.

- Đàn kia: gợi lại chuyện Chung Tử Kỳ nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ý nghĩ của bạn. Khi bạn chết, Bá Nha không gảy đàn nữa

→ Tình bạn thắm thiết, keo sơn.

      Bài tập 4

- Ba thu: Kinh Thi có câu “nhất nhật bất kiến như tam thu hề” àKhi KT tương tư TK thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách ba năm.

- Chín chữ: Kinh Thi dùng để nói đến công lao của cha mẹ (sinh, cúc, phủ, ..)àThuý Kiều muốn nói đến công lao cha  mẹ đối với mình nhưng chưa báo đáp được.

- Liễu Chương Đài: chuyện người xưa đi làm quan xa viết thư thăm vợ có câu “cây liễu Chương Đài xưa xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi” àTK hình dung KT trở lại thì nàng đã về tay người khác mất rồi

- Mắt xanh: Nguyễn Tịch đời Tấn quý ai thì tiếp bằng mắt xanh à sự quý trọng của TH đối với TK

    Bài tập 7

-  Hắn cố che đậy gót chân  A-sin của mình đấy thôi.

- Với sức trai Phù Đổng, thanh niên ngày nay không ngần ngại bất cứ việc gì.

    ...

3. Bài tập mở rộng

- Đố ai lượm đá quăng trời

Đan gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.

   - Sụt sùi tủi phận hờn duyên.

Oán cha trách mẹ tham tiền bán con.

  - Quản bao tháng đợi năm chờ.

Nghĩ người ăn gío nằm mưa xót thầm.

 -Trông cái mã ngoài thì rõ oai phong bệ vệ, thế mà không ngờ lão ấy lại là thằng cha ba que xỏ lá bậc thầy.

Trên đây là một phần giáo án Thực hành về thành ngữ, điển cố, Tài liệu.vn mời quý thầy cô đăng nhập và tải toàn bộ tài liệu cùng với nhiều tài liệu khác có liên quan về máy để tham khảo. Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm một số tài liệu khác như:

Quý thầy cô cũng có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếu cầu hiền để có chuẩn bị cho giáo án tiếp theo được tốt hơn. Chúc quý thầy cô có thêm tài liệu hay, hỗ trợ tốt cho quá trình soạn giáo án sắp của quý thầy cô.

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0