Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
lượt xem 36
download
Mời quý thầy cô và các bạn tham khảo Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) để nâng cao kĩ năng và kiến thức soạn giáo án theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình dạy học. Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca) được soạn với hình thức 3 cột phù hợp quy định bộ GD và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án Ngữ văn 11 tuần 4: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca)
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
( Sa hành đoản ca)
- Cao Bá Quát –
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu được tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đối với cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể.
- Rèn luyện và củng cố cách đọc hiểu, phân tích một văn bản văn học trung đại.
2. Kĩ năng:
Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ:
Trân trọng nhân cách cao đẹp của Cao Bá Quát.
B. Chuẩn bị bài học:
1. Giáo viên:
1.1 Dự kiến bp tổ chức hs hoạt động cảm thụ tác phẩm:
- Tổ chức hs đọc diễn cảm tác phẩm.
- Định hướng hs phân tích cắt và khái quát bằng đàm thoại, gợi mở, nêu vấn đề, thảo luận.
1.2. Phương tiện:
Sgk, giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
2. Học sinh:
- Hs chủ tìm hiểu về tác giả, thể loại, đọc kĩ về tác phẩm để cảm nhận được tâm hồn tự do phóng khoáng cùng thái độ tự tin của tác giả.
C. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Ngôn ngữ chung và ngôn ngữ riêng có mối quan hệ như thế nào?
3.Giới thiệu bài mới.
Cao Bá Quát là một trong nhưng người nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng vì học giỏi, vì thơ hay vì chữ đẹp.Ông càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường, lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông :
“ Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”
“ Nhất sinh đê thủ bái mai hoa “
Tuy nhiên Cao Bá Quát cũng đã rơi nước mắt trên đường đi tìm công danh cũng như tâm trạng chán ghét của một người tri thức trên đường đi tìm danh lợi. Để hiểu hơn về vấn đề này ta tìm hiểu bài mới.
Hoạt động của GV và HS |
Yêu cầu cần đạt. |
* Hoạt động 1. HS đọc tiểu dẫn và tóm tắt ý chính. GVchuẩn xác kiến thức. - Sinh thời Cao Bá Quát có hai câu thơ tỏ chí khí của mình, được xem là đầy khí phách: Thập tải luân giao cầu cổ kiếm Nhất sinh đê thủ bái hoa mai. (Mười năm giao thiệp tìm gươm báu Một đời chỉ biết cúi đầu lạy hoa mai) Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? VHTĐ có: Côn sơn ca (Nguyễn Trãi) Long thành cầm giả ca (Nguyễn Du) có cùng thể loại. * Hoạt động 2. Hướng dẫn HS tìm văn bản thông qua trao đổi, thảo luận nhóm.
- Gọi HS đọc văn bản, GV nhận xét và hướng dẫn đọc lại. Bãi cát và con người đi trên bãi cát được miêu tả như thế nào? Theo em đây là cảnh thực hay cảnh biểu tượng? Hình ảnh người đi trên bãi cát được miêu tả như thế nào? Chi tiết nào thể hiện được điều đó?
Gv hướng dẫn hs tìm hiểu tâm trạng và suy nghĩ cảu lữ khách đi trên bãi cát: Hãy giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết của 6 câu thơ: “Không học được tiên ông phép ngủ… Người say vô số tỉnh bao người” Gv cho hs thảo luận trình bày theo nhóm. Định hướng: Tâm trạnh người lữ khách trên bãi cát như thế nào? Tâm trạng đó dược bộc lộ như thế nào? Em hiểu cụm từ “đường danh lợi” là như thế nào trong XHPK?
Phân tích ý nghĩa biểu tượng của khúc đường cùng? Tâm trạng nhà thơ?
Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả có dụng ý gì?
Câu cuối mang ý nghĩa gì?
Nhận xét giá trị nghệ thuật trong bài thơ?
Qua phân tích bài thơ em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ?
* Hoạt động 3. HS đọc ghi nhớ SGK. * Hoạt động 4. Củng cố luyện tập. GV nhận xét và cho điểm. |
I.Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. - Cao Bá Quát ( 1809 - 1855 ) Quê: làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). - Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời. - Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời. 2. Bài thơ. - Hoàn cảnh sáng tác: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị) (hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác bài thơ này). - Thể thơ: thể ca hành( thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam ).
II. Đọc hiểu văn bản. 1. Hình ảnh "bãi cát và con người đi trên bãi cát: - “Bãi cát dài lại bãi cát dài” : mênh mông dường như bất tận, nóng bỏng. → Hình ảnh tả thực: đẹp nhưng dữ dội, khắc nghiệt đã gợi ý cho nhà thơ sáng tác bài thơ này. → Hình ảnh biểu tượng: con đường đầy khó khăn mà con người phải vượt qua để đi đến danh lợi. - Hình ảnh người đi trên bãi cát: + Đi một bước như luì một bước: nỗi vất vả khó nhọc + Không gian đường xa, bị bao vây bởi núi sông, biển + Thời gian: mặt trời lặn vẫn còn đi. + Nước mắt rơi → khó nhọc, gian truân. => Sự tất tả, bươn chải dấn thân để mưu cầu công danh, sự nghiệp. 2. Tâm trạng và suy nghĩ của lữ khách khi đi trên bãi cát: “Không học được….giận khôn vơi” Nhịp điệu đều, chậm, buồn: tác giả tự giận mình không có khả năng như người xưa, mà phải tự hành hạ mình, chán nản mệt mỏi vì công danh - lợi danh. - “Xưa nay phường….bao người” - Câu hỏi tu từ, hình ảnh gợi tả(hơi men) → Sự cám dỗ của danh lợi đối với con người. Vì công danh, lợi danh mà con người bôn tẩu ngược xuôi.Danh lợi cũng là thứ rượu thơm làm say lòng người. => ự chán ghét, khinh bỉ của Cao Bá Quát đối với phường danh lợi. Câu hỏi nhà thơ như trách móc, như giận dữ, như lay tỉnh người khác nhưng cũng tự hỏi bản thân. Ông đã nhận ra tính chất vô nghĩa của lối học khoa cử, côn đường công danh đương thời vô nghĩa, tầm thường. - “Bãi cát dài…ơi…” Câu hỏi tu từ cuãng là câu cảm thán thể hiện tâm trạng băn khoăn, dây dứt giữa việc đi tiếp hay dừng lại? - Khúc đường cùng : ý nghĩa biểu tượng → nỗi tuyệt vọng của tác giả. Ông bất lực vì không thể đi tiếp mà cũng không biết phải làm gì. Ấp ủ khát vọng cao cả nhưng ông không tìm được con đường để thực hiện khát vọng đó. Hay đó là niềm khao khát thay đổi cuộc sống - Hình ảnh thiên nhiên: phía bắc, phía nam đều đẹp nhưng đều khó khăn, hiểm trở. - “Anh đứng làm chi trên bãi cát?..” câu hỏi mệnh lệnh cho bản thân → phải thoát ra khỏi bãi cát danh lợi đầy nhọc nhằn chông gai mà vô nghĩa. Nhịp điệu thơ lúc nhanh, lúc chậm. lúc dàn trả, lúc dứt khoát→ thể hiện tâm trạng suy tư của con đường danh lợi mà nhà thơ đang đi. => Hình tượng kẻ sĩ cô độc, lẻ loi đầy trăn trở nhưng kì vĩ, vừa quả quyết vừa tuyệt vọng trên con đường đi tìm chân lí đầy chông gai. 3. Nghệ thuật: - Thơ cổ thể, hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa. - Phương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích. 4. Ý nghĩa văn bản: Bài thơ là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một người cô đơn tuyệt vọng trên đường đời thể hiện qua hình ảnh bãi cát dài, con đường cùng và hình ảnh người đi trên bãi cát. III. Tổng kết Ghi nhớ. - SGK. |
Trên đây là một phần của giáo án bài học Bài ca ngắn đi trên bãi cát trong chương trình Ngữ văn lớp 11. Quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải toàn bộ giáo án trên về máy cũng như tải thêm một số giáo án cần thiết khác. Ngoài ra, để làm phong phú hơn tài liệu, để quý thầy cô tham khảo, Tài liệu.vn mời quý thầy cô tham khảo thêm:
Ngoài ra, quý thầy cô có thể tham khảo thêm bài giảng Luyện tập thao tác lập luận phân tích để chuẩn bị cho việc xây dựng giáo án bài tiếp theo.
Chúc quý thầy cô có thêm những tài liệu hay và xây dựng thêm những giáo án hay và sáng tạo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Chữ người tử tù
10 p | 1100 | 92
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3: Thương vợ
6 p | 1515 | 54
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận
7 p | 955 | 46
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Tự tình (bài II)
6 p | 2323 | 44
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7: Chiếu cầu hiền (Cầu hiền chiếu)
7 p | 1016 | 42
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 7: Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng
6 p | 527 | 38
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 10: Ngữ cảnh
9 p | 598 | 35
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 6: Thực hành về thành ngữ, điển cố
6 p | 1018 | 35
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu)
5 p | 923 | 35
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
5 p | 413 | 32
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3: Đọc thêm: Khóc Dương Khuê
5 p | 816 | 30
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 11: Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận phân tích và so sánh
4 p | 736 | 28
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân
5 p | 758 | 26
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 1: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự)
9 p | 1231 | 23
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp)
5 p | 455 | 23
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 2: Thao tác lập luận phân tích
5 p | 614 | 22
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 13: Phong cách ngôn ngữ báo chí (tiếp theo)
5 p | 351 | 17
-
Giáo án Ngữ văn 11 tuần 12: Phong cách ngôn ngữ báo chí
5 p | 193 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn