intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo án Sinh học lớp 10 bài 1

Chia sẻ: Bùi Tấn Lâm | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

120
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của Giáo án Sinh học lớp 10 bài 1 là Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn bao quát về thế giới sống, giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chúc nên thế giới sống, trình bày được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo án Sinh học lớp 10 bài 1

  1. Ngày soạn: 01/09/2016 GVBS : Bùi Tấn Lâm Ngày dạy: 05/09/2016, 12/09/2016 Lớp dạy: 10 PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG Tiết 1 +2 ­ Bài 1:  CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG I. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài này học sinh phải: 1. Kiến thức ­ Giải thích được nguyên tắc tổ chức thứ bậc của thế giới sống và có cái nhìn  bao quát về thế giới sống. ­ Giải thích được tại sao tế bào lại là đơn vị cơ bản tổ chúc nên thế giới sống. ­ Trình bày được các đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống. 2. Kĩ năng Rèn luyện kĩ năng, phân tích, so sánh, hệ thống hóa. 3. Thái độ Vận dụng kiến thức để giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống II. Phương pháp dạy học ­ Phương pháp thuyết trình – nêu vấn đề. ­ Phương pháp vấn đáp – tìm tòi. III. Tiến trình bài giảng  1. Ổn định lớp. 2. Bài mới Đặt vấn đề: Chúng ta biết rằng thế giới xung quanh ta rất muôn màu, muôn vẻ,  vô cùng phong phú, đa dạng. Để  có được bộ  mặt thế  giới sinh học như ngày hôm  nay, sinh giới đã trải qua thời gian tiến hóa vô cùng lâu dài và chúng được sắp xếp   theo một hệ thống trình tự theo cấp bậc từ thấp đến cao. Vậy các cấp bậc đó là gì?  Chúng ta cùng tìm hiểu qua những bài học đầu tiên của chương trình Sinh học 10. 
  2. Phần một: Giới thiệu chung về thế giới sống. Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới   sống.  Hoạt động của giáo viên – học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu các cấp tổ chức của thế   I. Các cấp tổ  chức của cơ  giới sống thể sống GV: Yêu cầu học sinh trả  lời câu hỏi lệnh SGK:  ­   Thế   giới   sống   được   chia  “Sinh vật khác vật vô sinh  ở  những điểm nào”.  thành   các   cấp   tổ   chức   từ  Gợi ý: So sánh con người và hòn đá. thấp   đến   cao,   trong   đó   tế  HS: Suy nghĩ trả lời. bào, cơ  thể, quần thể, quần  GV bổ  sung: Sự  sống được đặc trưng bởi 7 dấu  xã và hệ sinh thái là các cấp  hiệu sau: tổ chức cơ bản. ­ Có hình dạng đặc trưng. ­   Tế   bào  là   đơn  vị   cơ   bản  ­ Cấu trúc phù hợp với chức năng. cấu tạo nên mọi cơ thể sinh  ­ Chuyển hóa vật chất và năng lượng. vật. ­ Sinh trưởng và phát triển. ­ Sinh sản ­ Vận động và cảm ứng ­ Khả năng tự điều chỉnh thích nghi. Tập hợp đầy đủ  các dấu hiệu trên mới gọi là có  sự sống. GV:   Để   nghiên   cứu   sự   sống   các   nhà   sinh   học  thường nghiên cứu các đặc điểm của cơ thể sống  vì chỉ ở cấp cơ thể mới biểu hiện đầy đủ các đặc  tính   của   sự   sống.   Tuy   nhiên,   để   hiểu   được   sự  sống   ở   cấp   cơ   thể   các   nhà   sinh   học   còn   phải  nghiên cứu tất cả  các cấp tổ  chức dưới và trên  cấp cơ  thể  từ  nhỏ  đến lớn. Vậy em nào có thể  liệt kê tất cả các cấp tổ chức của thế giới sống từ  thấp đến cao? HS: Trả lời. GV bổ  sung: Trong đó tế  bào, cơ  thể, quần thể,   quần xã và hệ  sinh thái là những cấp tổ  chức cơ  bản. Tế bào là đơn vị cấu trúc cơ bản cấu tạo nên mọi  cơ thể sinh vật. GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh trong SGK. HS: Trả lời. Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của các   II.  Đặc   điểm   chung   của  cấp tổ chức sống các cấp tổ chức sống GV: Thế  giới sống  được chia thành các  cấp tổ  ­ Tổ  chức theo nguyên tắc  
  3. chức   từ   thấp   đến   cao   chính   là   sắp   xếp   theo   thứ bậc. nguyên tắc thứ  bậc. Em hiểu như  thế  nào là tổ  ­ Hệ  thống mở  và tự  điều   chức theo nguyên tắc thứ bậc? chỉnh. HS: Trả lời. ­   Thế   giới   sống   liên   tục   GV: Thế  nào là hệ  thống mở  và tự  điều chỉnh?  tiến hóa. Cho ví dụ.   HS: Suy nghĩ, trả lời. ­   Hệ   thống   mở:   liên   tục   trao   đổi   chất   và   năng   lượng với môi trường, tác động qua lại với môi  trường. ­ Hệ thống tự điều chỉnh: Tự điều chỉnh đảm bảo  duy trì và  điều hòa  sự  cân bằng  động trong hệ  thống, giúp tổ  chức sống có thể  tồn tại và phát  triển. GV: Yêu cầu HS đọc nội dung mục II.3 và trả lời  câu hỏi: Vì sao thế giới sống liên tục tiến hóa? HS: Suy nghĩ trả  lời: Để  thích nghi, giúp sinh vật  tồn tại và phát triển. GV: Chính vì thế, mặc  dù có chung nguồn gốc  nhưng các sinh vật luôn luôn tiến hóa tạo nên một  thế giới sống vô cùng đa dạng, phong phú. 4. Củng cố Câu 1: Thế giới sống được tổ chức như thế nào? Nêu các cấp tổ chức sống   cơ bản. ĐA: Thế giới sống được chia thành các cấp tổ chức từ thấp đến cao, trong đó tế  bào, cơ thể, quần thể, quần xã và hệ sinh thái là các cấp tổ chức cơ bản. Câu 2: Vì sao tế bào được gọi là đơn vị cơ bản của thế giới sống? ĐA: Vì tế bào các đầy đủ các dấu hiệu đặc trưng của sự sống. 5. Dặn dò ­ Học bài và chuẩn bị bài 2: “Các giới sinh vật”. 6. Rút kinh nghiệm ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………..
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0